ĐHĐCĐ Gemadept (GMD): Đang Tiếp Xúc Với Nhiều Bên Cho Kế ...

GMD:

Giá hiện tại Thay đổi Xem hồ sơ doanh nghiệp TIN MỚI

Gemadept (GMD) đã tổ chức ĐHĐCĐ năm 2022 với  kế hoạch doanh thu 3.800 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 1.000 tỷ đồng, tăng lần lượt 19% và 24% so với thực hiện năm 2021.

Quý 1/2022 là quý tăng trưởng tốt nhất từ trước đến nay, tăng chỉ tiêu lãi cả năm lên 1.200 tỷ đồng

Quý đầu năm, Công ty ghi nhận doanh thu 880 tỷ đồng, tăng 28% và lợi nhuận trước thuế 350 tỷ đồng, tăng 82%.

Ông Đỗ Văn Nhân, Chủ tịch HĐQT, đánh giá đây là quý có hoạt động kinh doanh chính đạt kết quả tốt nhất từ trước đến nay. Do vậy, ban Tổng giám đốc đăng ký với HĐQT nâng kế hoạch lợi nhuận trước thuế lên 1.200 tỷ đồng.

"Sau khi xem xét thì nhận thấy trong điều kiện chính trị và kinh tế thế giới còn nhiều biến động, hoạt động còn nhiều bất ổn, con số kế hoạch 1.000 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế là con số phù hợp. Tuy nhiên, nếu điều kiện kinh doanh tốt hơn, chiến tranh Nga – Ukraine sớm chấm dứt, đại dịch ổn định hơn thì con số 1.200 tỷ đồng cũng không phải không khả thi", phía GMD nhấn mạnh.

Theo đó, HĐQT xác định, con số 1.000 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế là mức kế hoạch trình ĐHĐCĐ và con số 1.200 tỷ đồng là mức phấn đấu của ban điều hành. Như vậy, ban điều hành Gemadept đăng ký phấn đấu ở mức doanh thu 3.850 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 1.200 tỷ đồng, tương ứng với mức tăng trưởng lần lượt 20% và 49% so với thực hiện năm 2021.

"Nếu đạt được con số 1.200 tỷ đồng thì Gemadept sẽ có 2 năm liên tiếp đạt tăng trưởng lợi nhuận 50%. Đây được coi như là mức kế hoạch trong kịch bản tích cực của thị trường", ông Nhân nói.

ĐHĐCĐ Gemadept (GMD): Đang tiếp xúc với nhiều bên cho kế hoạch thoái 24% vốn tại Cảng nước sâu Gemalink - Ảnh 1.

Chia cổ tức 2021 bằng tiền với tỷ lệ 12%

Năm 2021, GMD ghi nhận sản lượng thông qua hệ thống cảng đạt mức tăng 53% so với 2020, phần lớn nhờ cảng nước sâu Gemalink chính thức đi vào vận hành từ đầu năm.

Tương ứng, doanh thu 2021 đạt 3.206 tỷ đồng, tăng 23% so với 2020 và vượt 19% so với kế hoạch năm; lợi nhuận trước thuế đạt 806 tỷ đồng, tăng 57% và vượt 28%.

Với kết quả đó, HĐQT trình chia cổ tức năm 2021 tỷ lệ 12% bằng tiền mặt.

Chào bán hơn 100 triệu cổ phiếu giá 20.000 đồng/cp

Ngoài ra, nhằm mục đích bổ sung vốn đối ứng cho các dự án và đầu tư mua sắm trang thiết bị khai thác, HĐQT lên kế hoạch phát hành quyền mua cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu năm 2022.

Cụ thể, số lượng cổ phiếu dự kiến chào bán tối đa 100,4 triệu đơn vị, tương ứng tỷ lệ 3:1 số lượng cổ phiếu đang lưu hành.

Với giá phát hành 20.000 đồng/cp, tổng số tiền dự kiến thu được khoảng 2.009 tỷ đồng. Công ty sẽ sử dụng toàn bộ số tiền để phục vụ việc tăng vốn góp vào Cảng Nam Đình Vũ để thực hiện đầu tư mở rộng giai đoạn 2 và góp vốn vào các dự án cảng thủy nội địa, tăng vốn góp vào Cảng Cái Mép Gemadept - Terminal Link để thực hiện đầu tư mở rộng giai đoạn 2, đầu tư mua sắm tài sản cố định.

Gemalink đã đạt mốc 1 triệu TEU, mục tiêu tăng lên 3 triệu TEU đến năm 2025

Đại diện GMD cũng chia sẻ thêm, ngày 29/3 siêu cảng nước sâu Gemalink đã ghi dấu mốc son 1 triệu TEU thông qua Cảng chỉ sau một năm vận hành, trở thành cảng đầu tiên trong lịch sử ngành khai thác cảng Việt Nam thiết lập kỷ lục mới này.

Trong nửa đầu năm, cảng sẽ hoàn thành lắp đặt bổ sung thêm 2 dàn cẩu STS và 6 e-RTG thế hệ mới cùng các trang thiết bị hiện đại khác để nâng cao năng lực và hiệu quả khai thác.

Song song đó, GMD cũng đang gấp rút hoàn thành các công tác chuẩn bị để sớm khởi công giai đoạn 2 của siêu cảng để có thể đưa vào khai thác từ năm 2025, nâng tổng công suất của Gemalink lên gần 3 triệu TEU thông qua.

Cảng Nam Đình Vũ giai đoạn 2 đã đạt 25% khối lượng thi công

Tại cửa ngõ miền Bắc, ngày 28/12/2021, Công ty cũng đã khởi công giai đoạn 2 của cụm cảng Nam Đình Vũ và tính đến hết quý 1/2022, dự án đã đạt 25% tổng khối lượng thi công theo đúng tiến độ đặt ra.

Theo tính toán, khi giai đoạn 2 của Gemalink và Nam Đình Vũ hoàn thành, năng lực khai thác cảng của GMD sẽ được nhân lên gấp đôi đạt 6 triệu TEU.

Bên cạnh 2 đại dự án Gemalink và Nam Đình Vũ, Công ty đã mở rộng cầu cảng, đầu tư thêm trang thiết bị làm hàng hiện đại cho các cảng hiện hữu, nâng cấp hệ thống kho bãi, đầu tư hệ thống vận tải thủy, bộ… nhằm gia tăng công suất khai thác, đẩy nhanh tốc độ chuyển đổi số, triển khai ứng dụng Cảng thông minh (SmartPort)… để phát huy năng suất, hiệu quả kinh doanh.

Thảo luận tại Đại hội

1. GMD đầu tư cảng hàng hóa sân bay Long Thành qua hình thức nào?

Công ty chủ trương phát triển cảng hàng hóa không chỉ ở sân bay Long Thành mà còn nhiều sân bay khác, đây là một mảnh ghép để hoàn thiện hệ sinh thái.

Tại SCSC, GMD định hướng tiếp tục mở rộng, còn phương án đầu tư cảng hàng hóa như thế nào ban lãnh đạo sẽ lựa chọn phương thức tối ưu nhất.

2. Kế hoạch thoái vốn mảng cao su?

Doanh nghiệp đã đưa ra kế hoạch thoái vốn dự án cao su tại Campuchia nhiều năm qua. Hiện tại là thời điểm tốt để thoái vốn do cơ sở hạ tầng quanh dự án, cây trồng đã lớn và giá cao su tăng cao.

Trong năm 2021, ban điều hành đã đưa ra chỉ tiêu cho các phòng ban để thoái vốn. Khi nào thoái được, doanh nghiệp sẽ công bố thông tin.

3. Tình hình dư cung ở khu vực Hải Phòng ảnh hưởng đến dự án Nam Đình Vũ giai đoạn 2?

Theo số liệu 2021, sản lượng thông quan các cảng tại Hải Phòng khoảng 5,5 triệu TEU, tương đương 85% công suất sử dụng chung, nhiều cảng đã vượt công suất.

Trong tương lai, xu hướng chuyển dịch hàng hóa từ các vùng, cảng nhỏ hơn về cảng lớn ngày càng gia tăng. Do vậy, việc xây dựng cảng Nam Đình Vũ giai đoạn 2 là đúng thời điểm và kịp thời.

4. Công ty có tăng giá dịch vụ cảng biển không?

Theo quy định thì có mức giá sàn dịch vụ cảng biển chung. Song, do tính cạnh tranh ở khu vực Hải Phòng, các cảng đưa ra một số tiện tích cùng các chính sách ưu đãi khác cho hãng tàu.

Năm 2021-2022, thị trường vận chuyển cực tốt nên GMD có tranh thủ tăng giá dịch vụ, góp phần vào lợi nhuận khối cảng.

5. Đánh giá như thế nào về tình trạng sa bồi khu vực Hải Phòng?

Đây là tình hình chung và nằm trong kế hoạch nạo vét hàng năm.

6. Tắc nghẽn ở nhiều cầu cảng ảnh hưởng đến các cảng của GMD?

Công ty thực tế chịu áp lực trước tình hình này. Nếu trước kia, các hãng tàu vận chuyển theo lịch thì cảng sắp xếp được, hệ số sử dụng được tối ưu… thì hiện nay, lịch tàu không ổn định khiến việc sắp xếp gặp khó, không tận dụng hết hệ số sử dụng.

Tuy nhiên, với những cảng có hệ số sử dụng còn thấp thì lại thu hút thêm được khách hàng, GMD sẽ tập trung điều này để tạo nên giá trị tăng thêm.

7. Thị phần Gemalink ra sao? Tiến trình thoái vốn?

Ở khu vực Cái Mép, Thị Vải, thị phần Gemalink chiếm 15%. Dự báo năm 2022, sau khi full công suất 1,5 triệu TEU thị phần tăng lên 20%. Thời gian tới, khi hoàn thành cả 2 giai đoạn nâng công suất lên 3 triệu TEU thì thị phần tăng lên 30-35%.

Vấn đề chuyển nhượng vốn Gemalink, ban điều hành đang tiếp xúc nhiều nhà đầu tư, đối tác liên quan để chuyển nhượng 24% vốn Gemalink. Ban lãnh đạo trao đổi cởi mở với nhà đầu tư và ưu tiên nhiều hơn với đối tác có hãng tàu. Chi tiết cụ thể sẽ được thông báo khi có kết quả.

8. Sản lượng Gemalink chiếm tỷ trọng bao nhiêu trong hệ thống?

Trong quý 1/2022, sản lượng Gemalink chiếm khoảng 40% tổng hệ thống và gấp 3 lần so với cùng kỳ năm trước. Doanh nghiệp đang gấp rút hoàn thiện giai đoạn 2 để tăng công suất lên 3 triệu TEU.

Gemadept (GMD): Lập kỷ lục 1 triệu TEU thông qua cảng nước sâu Gemalink sau 1 năm hoạt động, cổ phiếu đạt đỉnh lịch sử https://cafef.vn/dhdcd-gemadept-gmd-dang-tiep-xuc-voi-nhieu-ben-cho-ke-hoach-thoai-24-von-tai-cang-nuoc-sau-gemalink-20220425125616903.chn

Từ khóa » Kế Hoạch Thoái Vốn Gmd