ĐHPT Cấp Chứng Chỉ Hành Nghề Luật Sư, Thừa Phát Lại Và Đấu Giá ...
Có thể bạn quan tâm
I. LUẬT SƯ
Luật sư là gì?
- Luật sư là người được cấp phép hành nghề luật và có nghĩa vụ áp dụng pháp luật vào việc bảo vệ quyền lợi của khách hàng. Luật sư thường có các nghĩa vụ gắn liền với lĩnh vực hoạt động của họ như: tư vấn và đưa ra lời khuyên pháp luật; nghiên cứu và thu thập bằng chứng, chứng cứ để soạn thảo tài liệu phục vụ cho vụ việc, tranh chấp; tư vấn soạn thảo hợp đồng; tư vấn trong các giao dịch mua bán; thực hiện bào chữa và và đại diện tham gia tranh tụng trước tòa cho khách hàng. Theo đặc thù công việc, luật sư được phân ra thành luật sư tư vấn và luật sư tranh tụng. Khi là luật sư tư vấn, thường luật sư sẽ thực hiện tư vấn các vấn đề pháp lý cho khách hàng. Khi là luật sư tranh tụng, luật sư sẽ là người đại diện cho khách hàng, tham gia vào phiên tòa để bào chữa, tranh luận, bảo vệ quyền và lợi ích cho thân chủ.
Quy định của luật pháp Việt Nam để trở thành luật sư?
- Phải có bằng cử nhân luật: Có thể học ở trường Đại học Luật hoặc bất cứ trường đại học nào có khoa luật, thời gian học khoảng 4 năm.
- Học một khóa luật sư ở Học viện tư pháp thường thì kéo dài 1 năm và sau đó phải vượt qua kỳ thi thì mới có được bằng tốt nghiệp lớp luật.
- Thực tập tại một Công ty Luật hay một tổ chức luật sư: Tiến hành thực tập và làm việc, được sự giám sát của một luật sư khác, thường kéo dài thời gian 1 năm.
- Sau khi hoàn thành thời gian tập sự, sau đó tiến hành kiểm tra hết tập sự Luật sư, nếu đậu thì sẽ được cấp chứng chỉ hành nghề Luật sư. Còn nếu trượt thì sẽ được gia hạn tập sự và tham gia kỳ kiểm tra lại. Nếu tiến hành thi lại mà cũng không đủ điểm thì phải quay trở lại tập sự hành nghề Luật sư từ đầu với thời gian như cũ.
- Được cấp chứng chỉ và gia nhập đoàn Luật sư, cấp thẻ hành nghề Luật sư,làm hồ sơ theo quy định để xin cấp chứng chỉ hành nghề Luật sư do Bộ tư pháp cấp, cấp thẻ hành nghề Luật sư do Liên đoàn Luật sư Việt Nam cấp.
- Hành nghề luật sư: sau khi có bằng luật sư và được cấp thẻ hành nghề Luật sư thì có thể đăng ký với sở tư pháp địa phương nơi hành nghề.
II. THỪA PHÁT LẠI
Thừa phát lại là gì?
Nghị định 08/2020/NĐ-CP quy định Thừa phát lại là người có đủ tiêu chuẩn được bổ nhiệm để thực hiện tống đạt, lập vi bằng, xác minh điều kiện thi hành án dân sự, tổ chức thi hành án dân sự. Trong đó:
- Tống đạt là việc thông báo, giao nhận giấy tờ, hồ sơ, tài liệu do Thừa phát lại thực hiện theo quy định của Nghị định 08/2020/NĐ-CP và pháp luật có liên quan;
- Vi bằng là văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi có thật do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến, lập theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định của Nghị định 08/2020/NĐ-CP.
Điều kiện để trở thành Thừa phát lại?
Để được bổ nhiệm làm Thừa phát lại, cá nhân phải có đủ các điều kiện, tiêu chuẩn sau đây:
- Là công dân Việt Nam không quá 65 tuổi, thường trú tại Việt Nam, chấp hành tốt Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt.
- Có bằng tốt nghiệp đại học hoặc sau đại học chuyên ngành luật.
- Có thời gian công tác pháp luật từ 03 năm trở lên tại các cơ quan, tổ chức sau khi đã có bằng tốt nghiệp đại học hoặc sau đại học chuyên ngành luật.
- Tốt nghiệp khóa đào tạo, được công nhận tương đương đào tạo hoặc hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề Thừa phát lại quy định tại Điều 7 của Nghị định 08/2020/NĐ-CP.
- Đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề Thừa phát lại.
III. ĐẤU GIÁ VIÊN
Đấu giá viên là gì?
- Đấu giá viên là một chức danh nghề nghiệp được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá. Một đấu giá viên để được bổ nhiệm cần phải đáp ứng các tiêu chuẩn và điều kiện được quy định tại Nghị định 62/2017/NĐ-CP và Luật Đấu giá tài sản 2016.
Điều kiện để làm Đấu giá viên?
Theo quy định tại Điều 10 Luật Đấu giá tài sản 2016 thì để trở thành Đấu giá viên, phải đáp ứng được những điều kiện sau:
- Là công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt;
- Có bằng tốt nghiệp đại học hoặc trên đại học thuộc một trong các chuyên ngành luật, kinh tế, kế toán, tài chính, ngân hàng;
- Tốt nghiệp khóa đào tạo nghề đấu giá, trừ trường hợp được miễn đào tạo nghề đấu giá quy định;
- Đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề đấu giá.
Nguồn: Internet
Năm 2021, trường Đại học Phan Thiết triển khai đào tạo và cấp chứng chỉ hành nghề Luật sư, Thừa phát lại và Đấu giá viên. * Thông tin liên hệ
|
Related Posts
TRƯỜNG ĐH PHAN THIẾT PHỐI HỢP CÙNG ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM TỔ CHỨC KỲ THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC NĂM 2023 TẠI TỈNH BÌNH THUẬN
Posted on 20/03/2023Chương trình học bổng dành cho Tân sinh viên 2020
Posted on 29/04/2020TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHAN THIẾT PHỐI HỢP CÙNG ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM TỔ CHỨC KỲ THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC NĂM 2022 TẠI TỈNH BÌNH THUẬN
Posted on 21/03/2022Từ khóa » Thẻ Ngành Luật Sư
-
Làm Sao để Có Thể Trở Thành Luật Sư? Việc đào Tạo Nghề Luật Sư ...
-
Luật Sư Là Gì? Điều Kiện, Tiêu Chuẩn, Quy Trình để Trở Thành Luật Sư?
-
Cách Thức Tham Gia Học để Lấy Chứng Chỉ Hành Nghề Luật Sư
-
CẤP CHỨNG CHỈ VÀ HỒ SƠ CẤP THẺ LUẬT SƯ
-
Căn Cứ Pháp Lý để Thu Hồi Thẻ Luật Sư
-
Con đường Trở Thành Luật Sư Tại Việt Nam - AZLAW
-
Có Ra Tòa Tranh Luận được Không Khi Chưa Có Thẻ Luật Sư? Cử Nhân ...
-
CƠ SỞ DỮ LIỆU LUẬT SƯ TP HÀ NỘI
-
Điều Kiện Trở Thành Luật Sư Ở Việt Nam Hiện Nay Là Gì? - Trithucluat
-
Đăng Ký Hành Nghề Luật Sư Với Tư Cách Cá Nhân
-
Thủ Tục Và Hồ Sơ Gia Nhập Đoàn Luật Sư
-
Điều Kiện Cấp Chứng Chỉ Hành Nghề Luật Sư
-
Thủ Tục Cấp Thẻ Luật Sư | Luật Sư Bảo Hộ Quyền Lợi, Tư Vấn Pháp Luật