Đi Bỏ Thai 28 Tuần Tuổi ở Phòng Khám Tư, Mẹ Vĩnh Phúc Suýt Mất Mạng
Có thể bạn quan tâm
Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) vừa cáo báo cáo gửi Bộ Y tế về việc tiếp nhận trường hợp nguy kịch do phá thai 7 tháng tại phòng khám tư.
Báo cáo ghi rõ, khoảng 0h45 ngày 9/12, khoa Cấp cứu, bệnh viện Bạch Mai tiếp nhận bệnh nhân N.T.L., 24 tuổi, trú tại Vĩnh Phúc trong tình trạng ý thức vật vã, kích thích, da niêm mạch nhợt nhiều, đầu chi lạnh, mạch nhanh, nhỏ, khó bắt, nhịp tim đều, mạch 130 lần/phút, huyết áp khó đo, chảy máu âm đạo nhiều, khối vùng hạ vị ranh giới rõ, ấn chắc.
Khai thác bệnh sử được biết, chị L. vừa mang thai lần 4, thai được 28 tuần thì gia đình có nguyện vọng đình chỉ thai. Chị L. được đưa đến phòng khám số 85, đường Giải Phóng, Đống Đa, Hà Nội làm thủ thuật. Tuy nhiên, do sản phụ có biểu hiện chảy máu âm đạo nhiều, không kiểm soát nên được chuyển tiếp lên khoa Cấp cứu, bệnh viện Bạch Mai.
Chị L. đình chỉ thai 28 tuần tại một phòng khám tư và xảy ra sự cố. (Ảnh minh họa)
Bệnh nhân được chẩn đoán sốc mất máu sau đình chỉ thai 28 tuần. Để cấp cứu, các bác sĩ nhanh chóng hội chẩn liên viện, chỉ định phẫu thuật cắt bỏ tử cung hoàn toàn để bảo toàn tính mạng cho người bệnh. Sau phẫu thuật, bệnh nhân được tiếp tục hồi sức và điều trị tiếp tại khoa Phụ sản.
Trước đó vào ngày 3/12, bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Quảng Ninh cũng thông tin một trường hợp cấp cứu do bị băng huyết sau khi phá thai bằng thuốc tại nhà.
Bệnh nhân tên N.T.H, ngày 8/11 do thấy chậm kinh 10 ngày nên chị đi khám tại bệnh viện tư gần nhà thì được bác sĩ chẩn đoán mang thai năm tuần tuổi. Nhưng vì đã có hai con, chị quyết định làm thủ thuật bỏ thai. Đến ngày 10/11, sau khi uống thuốc do bác sĩ phòng khám kê khoảng một giờ, thấy ra nhiều máu cục lẫn máu tươi khi đi vệ sinh, nghĩ do tác dụng của thuốc nên chị ở nhà theo dõi.
Buổi chiều, thấy tình trạng chảy máu không giảm, kèm theo chóng mặt, người mệt mỏi nên chị liên hệ với bác sĩ phòng khám và được hướng dẫn uống nước mía và thuốc panadol.
Đình chỉ thai là phẫu thuật quan trọng, cần được thực hiện bởi bác sĩ có chuyên môn tại các cơ sở có đầy đủ trang thiết bị y tế. (Ảnh minh họa)
Đến đêm cùng ngày bụng chị đau âm ỉ, máu ra nhiều hơn, mệt mỏi tăng nên chị đã đến BV Việt Nam-Thụy Điển Uông Bí cấp cứu. Sau khi thăm khám, các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị băng huyết sau phá thai bằng thuốc, chỉ định nạo buồng tử cung cầm máu, truyền bổ sung 3 đơn vị máu. Đến nay sức khỏe chị H. đã ổn định trở lại.
Hôm qua (ngày 18/12), Bộ Y tế yêu cầu Sở Y tế Hà Nội kiểm tra hoạt động hành nghề tại phòng khám này. Bộ Y tế cũng yêu cầu Sở Y tế Hà Nội kiểm tra, chấn chỉnh các cơ sở chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em trên địa bàn, bao gồm cả cơ sở y tế công lập và cơ sở y tế tư nhân.
Pháp luật chỉ cho phép phá thai dưới 22 tuần tuổi, cơ sở tiến hành đình chỉ thai kỳ phải đáp ứng những điều kiện kỹ thuật, trang thiết bị...
Mang thai 42 tuần mẹ chồng không cho đẻ mổ, đến lúc em bé chào đời ai cũng xót xa Mặc dù đã quá ngày dự sinh 2 tuần nhưng chị Mai vẫn cố gắng chờ đợi đến khi có cơn đau đẻ. Bấm xem >>Từ khóa » Bỏ Thai 28 Tuần
-
Một Phụ Nữ Trẻ Nguy Kịch Sau Phá Thai 28 Tuần Tại Phòng Khám Tư
-
Thai 28 Tuần Có Thể Bỏ được Không?
-
Đình Chỉ Thai 28 Tuần Có được Không?
-
Phá Thai 28 Tuần - Bệnh Viện Từ Dũ
-
Phòng Khám Tư Bị Nghi Phá Thai 28 Tuần Tuổi - VnExpress Sức Khỏe
-
Phá Thai 28 Tuần Tại Phòng Khám: Cô Gái Cấp Cứu Sốc Mất Máu Nguy ...
-
Phá Thai 28 Tuần Cho Sản Phụ, Bộ Y Tế Yêu Cầu Kiểm Tra
-
Phá Thai An Toàn Với Thai Dưới Từ 13-22 Tuần - Vinmec
-
Bỏ Thai Không Thể Dựa Vào Siêu âm - Báo Tuổi Trẻ
-
Từ Vụ Cô Gái 24 Tuổi Phá Thai 7 Tháng Tuổi Bị Nguy Kịch Tính Mạng đến ...
-
Có Cách Nào Bỏ Thai Khi Bé đã được 29 Tuần? - Suckhoe123
-
Những Biện Pháp Phá Thai đang được áp Dụng Và 1 Số Lưu ý đặc Biệt
-
Một Vài Phương Pháp Bỏ Thai đang được ứng Dụng Và Lưu ý
-
Nạo Phá Thai - Cẩm Nang MSD - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia