Di Chúc Không Có Hiệu Lực Toàn Bộ Hoặc Một Phần Trong Trường Hợp ...
Có thể bạn quan tâm
Hiện nay, nhiều người vẫn chưa phân biệt được di chúc vô hiệu và di chúc không có hiệu lực. Di chúc không có hiệu lực toàn bộ hoặc một phần trong trường hợp nào?Câu hỏi: Tôi đã lập di chúc nhưng rất lo lắng liệu di chúc của tôi có hiệu lực hay không. Tôi muốn hỏi, di chúc không có hiệu lực toàn bộ hoặc một phần trong trường hợp nào?Chào bạn. Về câu hỏi của bạn, chúng tôi xin được giải đáp như sau:
Hiệu lực pháp luật của di chúc là vấn để đặc biệt quan trọng trong quan hệ thừa kế, nhất là thừa kế theo di chúc. Việc xác định di chúc có hiệu lực hay không, có hiệu lực một phần hay toàn bộ có ảnh hưởng cơ bản đến việc phân định di sản thừa kế. Di chúc có hiệu lực pháp luật sẽ được thực hiện trên thực tế theo đúng nội dung của di chúc, phù hợp với các quy định của pháp luật.
Bạn cần phân biệt trường hợp di chúc không có hiệu lực và di chúc vô hiệu. Theo đó, di chúc vô hiệu là di chúc không thỏa mãn các điều kiện hợp pháp nêu tại Điều 630 Bộ luật Dân sự. Còn theo Điều 643 Bộ luật Dân sự 2015, di chúc không có hiệu lực được chia thành 02 trường hợp: Không có hiệu lực toàn bộ hoặc di chúc không có hiệu lực một phần.
Di chúc không có hiệu lực toàn bộ hoặc một phần trong trường hợp nào?
Căn cứ Điều 643 Bộ luật Dân sự 2015, di chúc không có hiệu lực toàn bộ hoặc một phần trong trường hợp sau đây:
- Người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc: Ví dụ: ông A để lại di chúc, yêu cầu chia toàn bộ tài sản của mình cho một người con riêng nhưng khi ông A và người con riêng này chở nhau trên đường thì bị tai nạn và cùng tử vong. Trường hợp này dược xác định là người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc.- Cơ quan, tổ chức được chỉ định là người thừa kế không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế: Ví dụ: Ông A tặng toàn bộ tài sản của mình cho hội trẻ em mồ côi tại địa phương sau khi ông chết, nhưng tại thời điểm ông A chết thì hội này đã bị giải thể.
Nếu thuộc 02 trường hợp trên, di chúc được xác định không có hiệu lực toàn bộ.
Trường hợp có nhiều người thừa kế theo di chúc mà có người chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc, một trong nhiều cơ quan, tổ chức được chỉ định hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế thì chỉ phần di chúc có liên quan đến cá nhân, cơ quan, tổ chức này không có hiệu lực. Trường hợp này được xác định là di chúc không có hiệu lực một phần.
Ví dụ: Ông A để lại di chúc chia tài sản của mình cho B và C. Tuy nhiên, B đã mất trước khi ông A mất vài ngày. Trường hợp này, di chúc không có hiệu lực một phần (phần di chúc chia cho B).
Di chúc không có hiệu lực, di sản chia thế nào?
Theo Điều 650 Bộ luật Dân sự 2015, thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây:- Không có di chúc;
- Di chúc không hợp pháp;- Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;
- Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.Như vậy, nếu di chúc không có hiệu lực toàn bộ thì di sản được chia theo pháp luật. Tuy nhiên, nếu di chúc không có hiệu lực một phần thì phần có hiệu lực vẫn được chia theo di chúc, phần không có hiệu lực được chia theo pháp luật.
Đối với phần di sản chia theo pháp luật, quyền thừa kế trước tiên thuộc về hàng thừa kế thứ nhất của người để lại di sản gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết.
Những người ở cùng hàng thừa kế được chia phần di sản bằng nhau. Nếu không còn ai ở hàng thừa kế thứ nhất do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản thì di sản được chia cho những người thuộc hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại...Tiếp tục như vậy đến hàng thừa kế thứ ba gồm cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
Trên đây là giải đáp di chúc không có hiệu lực toàn bộ hoặc một phần trong trường hợp nào? Nếu có thắc mắc, hãy liên hệ trực tiếp đến tổng đài 19006192 để được tư vấn kịp thời.
>> Di chúc hợp pháp vẫn có thể không có hiệu lực đúng không?
Từ khóa » Di Chúc Không Có Hiệu Lực Pháp Luật
-
Di Chúc Không được Công Chứng Có Hiệu Lực Không? Nội Dung Của ...
-
Trường Hợp Nào Di Chúc Hợp Pháp Không Có Hiệu Lực? - LuatVietnam
-
Di Chúc Vô Hiệu Và Không Có Hiệu Lực Khác Nhau Thế Nào?
-
Hiệu Lực Của Di Chúc Theo Bộ Luật Dân Sự, Thời điểm Có Hiệu Lực Của ...
-
Điều Kiện để Di Chúc Có Hiệu Lực Pháp Luật - Tư Vấn Luật
-
Hiệu Lực Của Di Chúc được Quy định Thế Nào? - Báo Lao Động
-
Di Chúc Hợp Pháp Không Có Công Chứng, Chứng Thực - Tạp Chí Tòa án
-
Di Chúc Không Có Hiệu Lực Trong Trường Hợp Nào? - Báo Khánh Hòa
-
Di Chúc Có Hiệu Lực Khi Nào? - Chuyên Tư Vấn Luật
-
Di Chúc Hợp Pháp Có Phải Là Di Chúc Có Hiệu Lực Không? - Luật LawKey
-
Di Chúc Không Có Người Làm Chứng Có Hiệu Lực Pháp Luật Không
-
Di Chúc Có Hiệu Lực Bao Lâu? Cách Xác định Hiệu Lực Di Chúc
-
Điều Kiện để Di Chúc Có Hiệu Lực? Không để Lại Di Chúc Thì Chia Tài ...
-
Quy định Về Hiệu Lực Của Di Chúc - Văn Phòng Tư Vấn Luật Thừa Kế