Đi đám Ma Về Nên Tránh Làm Những điều Này để Tránh Chuyện Không ...

Ông bà xưa thường dạy trong đám ma có nhiều âm khí, tà khí, điềm gở. Vậy đi đám ma về nên làm gì để xua tan âm khí? Cùng Tamsugiadinh tìm hiểu nhé.

Đi đám ma về nên làm gì?

di-dam-ma-ve-nen-lam-gi-1

1. Đốt vía khi đi đám tang về

Điều trước tiên đi đám ma về nên làm gì thì đó là đốt vía. Tùy theo địa phương mà nghi lễ đốt vía có sự khác biệt. Có những nơi chỉ đốt một mảnh giấy rồi hơ nhẹ qua người là được. Nhưng có nơi lại đặc biệt hơn, có người còn đốt vỏ bưởi kèm quả bồ kết, vừa có hơi nóng từ lửa, vừa phảng phất hương thơm từ tinh dầu bưởi và bồ kết.

Có nơi thì người ta đốt lửa lên và nhảy qua đống lửa. Số lần nhảy tùy thuộc vào người đó là nam hay là nữ, nam 7 lần, nữ 9 lần. Vừa bước vừa khấn “vía dữ thì đi, vía lành thì ở” để không bị tà khí đeo bám. Đốt vía khi đi đám tang về đã tồn tại rất lâu đời trong tôn giáo, tín ngưỡng của người Việt Nam.

2. Tắm rửa kỹ càng

di-dam-ma-ve-nen-lam-gi-2

Người xưa cho rằng quần áo sau đến đám tang về sẽ bị tử khi đeo bám, gây tổn hại đến sức khỏe và vận xui đeo bám. Đi đám ma về nên làm gì thì xin thưa rằng nên tắm sạch sẽ. Nếu bạn kỹ tính hơn có thể nấu nước với xả, vỏ bưởi kèm gừng nghệ để tẩy uế.

3. Hạn chế tiếp xúc

Điều cuối cùng đi đám ma về nên làm gì đó là hạn chế tiếp xúc với người thân. Vì lúc này người dự đám tang về nặng mùi ám khí. Tuyệt đối không được lại gần hay tiếp với người già, trẻ em nhỏ, người bệnh hoặc phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai.

Đi đám ma về quên đốt vía?

Xin chào chuyên gia và các bạn đọc hôm nay cháu sẽ tâm sự về việc đi đám ma về quên đốt vía có sao không, đi đám ma về nên làm gì? Cháu tên là Lê Nguyễn Anh My. Cháu năm nay 18 tuổi. Vừa qua sau khi thi tốt nghiệp xong, bố mẹ có cho cháu về quê chơi hai tuần. Về quê cháu ở nhà ông bà nội. Ngôi nhà này hiện có 4 đời đang cùng nhau sinh sống. Đó là ông bà nội cháu, vợ chồng anh cả của bố cháu, vợ chồng con trai bác ấy và đứa con nhỏ của anh chị.

Xem thêm: Trường sinh học dưỡng sinh Nguyễn Xuân Điều, và cuộc trò chuyên thú vị

di-dam-ma-ve-nen-lam-gi-3

Đợt cháu về nghỉ, bé mới được 6 tháng tuổi nên cháu có giúp anh chị nhà bác trông bé những lúc cả nhà bận việc. Mọi chuyện đều diễn ra rất vui vẻ cho đến một hôm cháu theo bà đi đám tang. Hôm đó, một người quen của bà nội trong làng mất nên bà phải đi đưa tang. Cháu có theo đi cùng bà. Sau khi đưa tang xong, bà vào lại nhà người đã mất còn cháu đi về trước. Lúc về cháu thấy anh nhà bác đang bế con trước cửa nên sà luôn vào bế bé. Khi cháu đang bế bé thì chị dâu đi làm về. Cháu có kể chuyện cháu đi đám với bà. Chị ấy liền hỏi cháu đã hơ lửa qua người trước khi bế bé chưa thì cháu nói chưa. Nghe thế, chị ấy giật phắt bé khỏi tay cháu, không cho cháu bế nữa và mặt chị ấy tỏ ra rất tức giận. Chị dâu tức giận vì cháu bế bé mà không hơ người qua lửa

di-dam-ma-ve-nen-lam-gi-4 Cháu không hiểu tại sao chị ấy lại hành động như thế nên có hỏi bà nội. Nhưng bà cũng chỉ nói với cháu rằng, nhà có trẻ nhỏ thì khi đi đám ma về nên làm gì thì phải hơ người qua lửa hoặc nhảy qua đống rấm. Tối hôm đó không hiểu sao bé khóc rất nhiều, phải đến rạng sáng bé mới ngủ yên. Chị dâu nói tất cả là lỗi của cháu. Cháu đã phải kết thúc kỳ nghỉ sớm hơn dự định vì thấy mọi người có vẻ không vui, nhất là chị dâu tỏ rõ sự khó chịu ra mặt sau chuyện đó. Thưa chuyên gia và mọi người, cháu không hiểu tại sao bé khóc lại là lỗi của cháu? Và vì sao đi đám ma về lại phải hơ người qua lửa? Đi đám ma về nên làm gì? Chuyên gia tư vấn Hoàng Dương Bình: Cháu Anh My yêu quý Thật là tiếc khi kỳ nghỉ đã bị rút ngắn vì một “lỗi” rất ầu ơ. Đây không phải là vấn đề của riêng cháu mà là câu chuyện của nhiều bạn trẻ lớn lên ở đô thị ngày nay, khi khá thông hiểu và có kỹ năng sống trong bối cảnh hiện đại nhưng lại lúng túng với các kiến thức dân gian sơ đẳng. Thực tế, trải nghiệm đó cũng rất tốt, vấn đề là hiểu và nghĩ cách làm sao để cả gia đình hòa thuận trở lại. Việc này cứ mở lòng ra thì thật là dễ phải không cháu.

di-dam-ma-ve-nen-lam-gi-5

Hồi chú còn bé, đám ma quê chú phải cần khá nhiều người giúp và ai cũng mang theo dụng cụ từ nhà đi như dao, cuốc, xẻng. Mỗi lần bố đi giúp đám ma về, trước khi vào nhà bao giờ cũng đốt báo hoặc củi hơ kỹ quần áo giầy dép, hơ cả dao nữa sau đó mới vào nhà. Ai ai cũng làm vậy và chú hỏi thì đươc trả lời là đốt “khí lạnh” vì khí ấy có hại cho sức khỏe. Đây là cách “tẩy khí” cho các vật dụng bên ngoài cơ thể. Ngày xưa, chú không biết vùng quê đồng bằng Bắc Bộ thế nào chứ nhiều vùng nông thôn miền núi đám ma kéo dài lâu lắm, thường từ 3 đến 5 ngày, có trường hợp 10 ngày mới chôn cất do con cháu ở xa chưa về hoặc do chưa có ngày tốt để chôn cất. Bên cạnh đó các thủ tục “làm ma” cũng phức tạp và nhiều người phục vụ nên người tham dự đám ma tiếp xúc rất nhiều và lâu với tử khí. Vi trùng vi khuẩn cũng sẽ rất nhiều, đặc biệt là người mất vì bệnh thì rất có thể xâm nhập vào bên trong cơ thể qua các lỗ chân lông, đường hô hấp chẳng hạn. Mọi người nói việc đó có hại cho sức khỏe lắm nên những người đến giúp thường xuyên phải nấu canh gừng, uống rượu hâm nóng để tăng sức đề kháng. Góc vườn nhà có tang, người ta cũng đốt đống lửa hoặc đặt nồi nước lá bưởi để mọi người hơ qua trước khi đi ra đi vào. Chú nghĩ lại thấy rất khoa học. Đọc sách chú cũng thấy người ta rất cẩn thận, thường người già yếu, phụ nữ có thai, những người bị phong thấp kinh niên, huyết áp cao chẳng hạn cũng không nên đến. Trẻ em sơ sinh thì sơ tán khá xa vì sợ “hồn vía” cháu bé vốn mỏng manh dễ ảnh hưởng.

Xem thêm: Lễ cúng 49 ngày là gì? Tại sao người thân phải làm lễ 49 ngày

di-dam-ma-ve-nen-lam-gi-6 Về phần năng lượng, các cụ ở quê có kinh nghiệm nên rất cẩn thận, ví dụ người nào mà hay bị hiện tượng gọi là “vong nhập” thì vạn bất đắc dĩ mới đến đám ma, vì rất dễ bị các sinh linh nào đó xưng người này người kia đã khuất thâm nhập điều khiển, chuyện này bây giờ chú thấy vẫn xảy ra rất nhiều. Kinh nghiệm dân gian mà, cái gì mà truyền đời thì hẳn là có lý do nên ta đừng phủ nhận sạch trơn. Ví dụ đám ma người chết trẻ, chết bất đắc kỳ tử, chết trong oán hận thì ông bà ta nghiệm thấy “rung chấn” rất nặng và họ khó siêu thoát, vẫn sống đâu đó gần với chúng ta, có thể quấy quả người trần.

Để đối phó thì người ta cũng đốt lửa, uống canh gừng, người miền núi hay uống rượu nóng nữa và như thế mọi người tin rằng các sinh linh rất khó xâm nhập vào cơ thể mình, hoặc theo mình về nhà ảnh hưởng không tốt đến gia đình, đặc biệt là các em bé vốn hồn vía chưa cứng cáp. Tất nhiên không phải ai cũng dễ bị nhiễm lạnh hay bị sinh linh điều khiển (vong nhập) hay bị các tác động gây hại, điều này liên quan đến yếu tố nội sinh, ví dụ sức khỏe tốt, khí lực mạnh hoặc tâm trí cân bằng. Đọc đến đây thì cháu đã hiểu, ở quê, mọi người đã mặc định với nhau là đi đám ma về thì phải hơ qua lửa, không biết tác dụng gì không nhưng yên tâm yên trí cái đã, mà đã bình tâm thì vui vẻ. Ngược lại khi hoảng hốt sợ hãi vì sơ xuất thì cáu giận và mâu thuẫn xảy ra.

Xem thêm: Cặp đôi Kỷ Tỵ và Nhâm Thân có hợp nhau không? Hay sẽ gặp rào cản “tứ hành xung”?

Tại sao phải hơ người qua lửa khi đi đám ma

di-dam-ma-ve-nen-lam-gi-7

Do chưa hiểu kiến thức này nên cháu đã sơ xuất vì quý trẻ con nên đi đám tang về ôm ngay em bé vào lòng, bản năng người mẹ bảo vệ con ghê lắm và hành động đó chạm vào nỗi sợ hãi sâm thẳm của chị ấy. Sau này làm mẹ cháu sẽ hiểu. Chắc chị sợ quá nên phản ứng gay gắt và dồn hết sự tức giận lên cháu theo bản năng. Em bé khóc có nhiều nguyên nhân, có thể nguyên nhân do chị dâu (mẹ cháu bé) ấy hoang mang quá góp phần tác động đến con làm con hoang mang, rồi còn lý do sốt hay cảm nữa… Em bé thì không thanh minh cho cháu được nên cháu bị quy trách nhiệm thật không thấu đáo lắm. Lỗi của cháu nho nhỏ thôi, đó là chưa hiểu biết các kỹ năng tự bảo vệ mình trước và sau khi tham gia đám tang. Còn lỗi làm cho cháu bé khóc, chú nghĩ không của riêng ai, ví dụ như mọi người nên hướng dẫn cháu chẳng hạn. Tóm lại không nên đổ thừa và ai cũng nên tự kiểm điểm chính mình.

di-dam-ma-ve-nen-lam-gi-8 Không tự ái với chị dâu cháu nhé, sau này làm mẹ cháu sẽ hiểu thực ra ẩn sau cơn giận ấy là chị ấy chưa hiểu được chính mình và chưa hiểu cháu mà thôi. Khi cháu về nhà cháu rồi, chị ấy cũng sẽ bình tĩnh, sẽ khó nghĩ và ân hận đấy. Thời gian sẽ làm chị dâu hiểu ra hành xử như thế là không hài hòa và cả nhà sẽ lại vui vẻ. Như thế cuộc sống sẽ thêm ý nghĩa.

Tóm lại

Bài viết trên đã chia sẻ chủ đề đi đám ma về nên làm gì để xua đuổi vận đen .Nếu bạn muốn biết thêm nhiều giải đáp về tâm linh hãy để lại bình luận bên dưới hoặc xem thêm tại đây 

Theo MASK

2.2/5 - (11 bình chọn)

Từ khóa » đốt Vía đám Ma