Đi đẻ Cần Chuẩn Bị Bao Nhiêu Tiền? - Eva
Có thể bạn quan tâm
Rút kinh nghiệm từ bản thân, mình nghĩ việc chuẩn bị kinh phí để sẵn sàng đón ‘thiên thần nhỏ’ là rất cần thiết và nên làm. Ngay từ những tháng đầu thai kỳ, vợ chồng bạn đã phải tính đến chuyện này. Ngày nay, tâm lý các ông bố bà mẹ đều muốn con yêu được chào đời ở nơi có điều kiện y tế hiện đại và an toàn. Vì vậy mà tiền dành cho việc đi đẻ cần nhiều hơn vì càng ở những bệnh viện uy tín, hiện đại thì kinh phí sẽ càng cao đấy.
Với kinh nghiệm đã từng một lần đi đẻ, mình xin chia sẻ chút ý kiến về việc chuẩn bị kinh phí cho ca sinh nở. Hy vọng những kinh nghiệm này sẽ giúp ích cho các mẹ trong hành trình đón con yêu chào đời.
Kinh phí mua đồ cho bé
Trước khi sinh nở tầm 2-3 tháng là thời gian mà bố mẹ thường lên kế hoạch mua đồ cho con cái. Việc có thêm một thành viên nữa trong gia đình không chỉ đơn giản là sắm thêm quần áo mà vợ chồng bạn còn phải chuẩn bị kinh phí để trang trí, sửa lại nhà cửa cho gọn gàng và sắm đồ dùng cần thiết cho bé như nôi, cũi, xe đẩy, đồ dùng tắm rửa… Vì vậy mà việc sắm sửa cho em bé cũng tốn kha khá phần kinh phí đấy.
Cần chuẩn bị kinh phí trước khi sinh nở. (ảnh minh họa)
Mình còn nhớ hồi sinh cu Heo, hai vợ chồng đi mua đến tận 4-5 lần mới đủ đồ cho bé. Đấy là danh sách những thứ cần mua đã liệt kê từ hồi mang thai. Thế mới biết có thêm một đứa con tốn kém tới mức nào.
Kinh phí dự trù cho việc sắm sửa quần áo và đồ dùng thiết yếu cho bé khoảng tầm 3-5 triệu đồng. Cộng thêm nếu bạn muốn mua nôi, cũi luôn cho con thì rơi vào khoảng 3-7 triệu đồng (trên thị trường mặt hàng này khá đa đạng). Cùng với việc sắm sửa cho bé, bố mẹ cũng đừng quên sắm thêm quần áo đi đẻ và sau sinh cho mẹ nữa nhé. Sau sinh, mẹ nên chọn đồ rộng rãi (những bộ cài cúc), thấm mồ hôi và có màu sắc sặc sỡ vì nhiều nghiên cứu đã chứng minh mầu sắc bắt mắt rất tốt cho tế bào thị giác của trẻ sơ sinh (cái này mình mới được biết).
Để tiết kiệm quần áo cho thai nhi và tránh tốn kém, theo kinh nghiệm của mình thì nên xin lại quần áo của những người thân mới sinh em bé một vài năm trước để dùng lại. Những đồ này rất mềm nên mặc cho con mới sinh sẽ thoải mái hơn mà lại đỡ tốn kém. Quần áo trẻ sơ sinh thay đổi liên tục, vì vậy các mẹ không nên thích thú mà mà mua quá nhiều, gây tốn kém.
Tính tổng kinh phí cho việc sắm sửa đồ đạc cho con yêu khoảng 10 triệu (bao gồm cả việc sắm giường, cũi cho bé).
Viện phí đi đẻ
Trước thời gian dự kiến sinh nở tầm 2 tháng, các cặp đôi nên thống nhất sẽ sinh ở viện nào để dự trù kinh phí. Kinh phí cho mỗi ca sinh nở cũng khác nhau vì có mẹ sinh thường, có mẹ sinh mổ. Nếu sinh thường, các mẹ nên chuẩn bị từ 3-5 triệu đồng, sinh mổ từ 5-10 triệu đồng (chi phí này bao gồm tiền sinh nở và các khoản phụ phí khác như chuẩn đoán hình ảnh, xét nghiệm, thuốc…). Mức lệ phí khác nhau còn phụ thuộc vào việc bạn nằm phòng thường hay phòng dịch vụ và bạn sinh ở bệnh viện nào. Như mình trong suốt thai kỳ sức khỏe tốt và dự định sẽ sinh thường thế nhưng đến đúng ngày dự sinh, bị vỡ ối mà không có cơn đau nên đã phải mổ lấy thai. Và chi phí cho một ca mổ để cao gấp nhiều lần so với sinh thường. Thông thường thì các mẹ vẫn nên chuẩn bị số tiền khoảng 10 triệu đồng.
Một ca sinh thường tốn khoảng 3-5 triệu đồng. (ảnh minh họa)
Theo những tham khảo của mình thì chi phí ở các bệnh viện rơi vào khoảng:
- Các bệnh viện tuyến tỉnh, huyện: sinh thường: 1-2 triệu đồng; sinh mổ: 3-4 triệu đồng
- Bệnh viện Từ Dũ: khoảng 3 triệu. Sinh mổ sẽ cao hơn một chút.
- Bệnh viện Phụ sản Quốc tế Sài Gòn: 30-40 triệu đồng
- Bệnh viện Việt Pháp: 30-50 triệu đồng
- Bệnh viện Việt Nhật: 4-6 triệu đồng
- Bệnh viện Phụ sản Hà Nội: Sinh thường: 1-3 triệu; sinh mổ: 4-5 triệu.
- Bệnh viện Phụ sản Trung ương: Sinh thường: 1-3 triệu; sinh mổ: 4-5 triệu.
- Bệnh viện Đại học Y: 5 triệu đồng
Trên đây là những chi phí cho một ca sinh nở tuy nhiên bạn không nên quá lo lắng nếu kinh phí nhà mình quá eo hẹp vì theo kinh nghiệm của các mẹ thì mức chi phí không vượt quá số tiền kể trên vì đó chỉ là lệ phí đóng ban đầu. Sau khi thanh toán không hết, bệnh viện sẽ trả lại. Thông thường, nếu bạn có sức khỏe bình thường và thai kỳ khỏe mạnh thì chỉ nên sinh thường và nằm phòng thường. Mức chi phí cho một ca sinh thường chỉ khoảng 2-3 triệu đồng thôi các mẹ nhé.
Trong trường hợp bạn có sổ bảo hiểm thì tiền viện phí sẽ được giảm đi nữa (đưa sổ bảo hiểm khi nộp tiền tạm ứng). Nhưng tùy từng bệnh viện có áp dụng thẻ BHYT hay không.
Chi phí nằm viện
Thông thường, nếu bạn đẻ thường sẽ nằm lại bệnh viện khoảng 2-3 ngày, còn nếu đẻ mổ thời gian sẽ dài hơn 5-7 ngày. Chi phí nằm viện phụ thuộc vào việc bạn chọn phòng thường hay phòng dịch vụ. Chi phí nằm phòng thường khoảng 100-200 nghìn đồng/giường. Nếu bạn chọn phòng dịch vụ 2-3 người khoảng 300-500 nghìn đồng/giường. Nếu có điều kiện hơn, các mẹ có thể chọn phòng vip với giá 700-1triệu đồng/giường.
Ngoài ra, bạn cũng sẽ chi một khoản kinh phí khá khá cho việc mua sữa cho mẹ và bé, mua cơm, cháo, nước sôi… Trong những ngày này, các ông bố nên chuẩn bị một số tiền lẻ để dễ dàng mua bán những thứ nhỏ nhặt khi cần. Để tiết kiệm chi phí, vợ chồng bạn nên nhờ người thân tham gia giúp đỡ và tốt hơn hết là nấu cơm ở nhà mang đến để đỡ tốn chi phí và hợp khẩu vị.
Từ khóa » đẻ Thường Hết Bao Nhiêu Tiền
-
Sinh Thường Có Bảo Hiểm Hết Bao Nhiêu Tiền?
-
Đẻ Thường Hết Bao Nhiêu Tiền? | Bệnh Viện ĐKQT Bắc Hà
-
Tham Khảo Chi Phí Sinh Con Tại 7 Bệnh Viện Uy Tín Tại Hà Nội
-
Chi Phí Sinh Con Tại Bệnh Viện Hết Bao Nhiêu?
-
Sinh Con, Mẹ Phải Tốn Bao Nhiêu Tiền - Công Ty TNHH Cộng Đồng Bầu
-
Cần Chuẩn Bị Bao Nhiêu Tiền để Sinh Con? | TCI Hospital
-
Dịch Vụ Thai Sản Và Sinh Con Trọn Gói - Bệnh Viện Thu Cúc
-
BẢNG GIÁ SINH KHU THƯỜNG VÀ KHU DỊCH VỤ
-
Giải đáp Thắc Mắc: Sinh Thường Không Có Bảo Hiểm Hết Bao Nhiêu ...
-
Tổng Hợp Chi Phí Sinh Con Tại Các Bệnh Viện Phụ Sản ở TP. HCM
-
Chi [phí Khi Sinh Con: Sinh Mổ Và Sinh Thường Bao Nhiêu
-
Sinh Thường Không Có Bảo Hiểm Hết Bao Nhiêu Tiền - Vinh Ất
-
Chi Phí Sinh Mổ Có Bảo Hiểm Y Tế Bảo Hiểm 2022 Mới Nhất?
-
Chi Phí Sinh ở Bệnh Viện Quốc Tế Sài Gòn Bao Nhiêu Tiền? - Concung