Di Dưỡng Tinh Thần được Dùng ở đây Có Nghĩa Là Gì

CÂU hỏi đọc HIỂU văn bản lớp 9 học kì 1

Nội dung chính Show
  • CÂU hỏi đọc HIỂU văn bản lớp 9 học kì 1
  • Bộ câu hỏi đọc hiểu Ngữ văn lớp 9
  • Chủ đề: Văn bản nhật dụng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (265.06 KB, 56 trang )

CÂU HỎI ĐỌC HIỂU NGỮ VĂN 9HỌC KÌ IĐỨC TÍNH GIẢN DỊ CỦA BÁC HỒPHẦN I: (6,0 điểm)Cho câu văn sau:“Nếp sống giản dị và thanh đạm của Bác Hồ, cũng như các vị danh nho xưa , hoàntoàn không phải là một cách tự thần thánh hóa, tự làm cho khác đời, hơn đời, mà đây làlối sống thanh cao, một cách di dưỡng tinh thần, một quan niệm thẩm mĩ về cuộc sống,có khả năng đem lại hạnh phúc thanh cao cho tâm hồn và thể xác.”( SGKNgữ văn 9, tập một)1. Câu văn trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai ? “di dưỡng tinh thần” đượcdùng ở đây có nghĩa là gì? (1,0 điểm )2. Văn bản chứa câu văn trên đề cập đến chủ đề gì? (1,0 điểm)3. Lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phƣơng Đông của Bác Hồ đƣợc biểuhiện như thế nào? (1,0 điểm)4.Có bạn cho rằng, học tập theo lối sống cao đẹp của Bác, mỗi chúng ta cần nên ép mìnhvào cuộc sống khắc khổ.Em có đồng ý với suy nghĩ đó không? Vì sao? (1,0 điểm)5. Viết một văn bản ngắn ( khoảng một trang giấy thi ) trình bày suy nghĩ của emvề một trong các bài học mà em rút ra đƣợc từ câu văn trên? ( 2điểm )ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤMPhần I :Nội dungĐiểm(6,0 điểm)1. Nêu đúng tên văn bản, tác giảGiải thích đƣợc khái niệm2. Chủ đề của văn bản: Hội nhập và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc

3.- Sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống văn hóa dân tộc với tinhhoa văn hóa thế giới nơi con ngƣời của Bác0,50,51,00.5- Lối sống của Bác, của một vị "vua", nhưng lại rất bình dị và rất1đỗi đời thường, như phong cách sống đạo đứa, giống với phongcách sống của những bậc hiền tiết ngày xưa: vua Nghiêu, vuaThuấn,...4. HS trình bày suy nghĩ đúng đắn hợp lý5. . Tiêu chí về nội dung các phần bài viết ( 1,5 điểm)1. Mở bài- HS biết cách dẫn dắt, giới thiệu vấn đề nghĩ luận hay/ tạo ấntượng/ có sự sáng tạo.2. Thân bài2.1. Giai thích ngắn , nêu biểu hiện2.2. Nhận định đánh giá vấn đề- nêu dẫn chứng2.3. Phê phán3. Kết bài- Mức tối đa: Khái quát đƣợc những nội dung đã trình bày ởphần thân bàihoặc nêu những liên tƣởng, cảm nhận củabản thân về vấn đề nghị luận; cách kết bài hay/ tạo ấntượng/ có sự sáng tạo Các tiêu chí khác (0,5 điểm)1. Hình thứcHS viết được một bài văn với đủ 3 phần ( MB, TB, KB ); các ý trongthân bài được sắp xếp hợp lý; chữ viết rõ ràng; không mắc lỗi chínhtả2. Sáng tạo: HS đạt được 3-4 yêu cầu sau :- 1) Có được quan điểm riêng hợp lý mang tính cá nhân về mộtnội dung cụ thể nào đó trong bài viết, 2) Thể hiện sự tìm tòitrong diễn đạt: chú ý tạo nhịp điều cho câu, dùng đa dạng cáckiểu câu phù hợp với mục đích trình bày, 3) Sử dụng từ ngữcó chọn lọc, sử dụng hiệu quả các yếu tố miêu tả, biểu cảm;4) Sử dụng có hiệu quả các biện pháp tu từ.3. Lập luận- Mức tối đa: HS biết cách lập luận chặt chẽ: phát triển ý tưởngđầy đủ theo một trật tự logic giữa các phần: mở bài, thân bài,kết bài; thực hiện khá tốt việc liên kết câu, liên kết đoạn trongbài viết; sử dụng hợp lí các thao tác lập luận đã học.Lưu ý : Học sinh có thể có những lí giải lập luận riêng; nếu hợp lí,thuyết phục , kĩ năng lập luận tốt vẫn cho điểm tối đa0,51,02.0ĐẤU TRANH CHO MỘT THẾ GIỚI HÒA BÌNHCâu 1: Tìm đúng cụm từ thay thế cho hai chữ “việc đó” trong đoạn văn sau:“Chúng ta đến đây để cố gắng chống lại việc đó đem tiếng nói của chúngta tham gia vào bảng đồng ca của những người đòi hỏi một thế giới không có vũkhí và một cuộc sống hòa bình, công bằng. Nhưng dù cho tai họa có xảy ra thì sựcó mặt của chúng ta ở đây cũng không phải là vô ích”…Câu 2: Đọc đoạn văn sau“Không những đi ngược lại lí trí con người mà con đi ngược lại cả lí trí tựnhiên nữa […] Từ khi nhen nhóm sự sống trên Trái Đất, đã phải trải qua 380 triệunăm con bướm mới bay được, rồi 180 triệu năm nữa bông hồng mới nở, chỉ để làmđẹp mà thôi. Cũng đã trải qua bốn kỉ địa chất, con người mới hát được hay hơnchim và mới chết vì yêu. Trong thời đại hoàng kim này của khoa học, trí tuệ conngười chẳng thể tự hào vì đã phát minh ra một biện pháp, chỉ cần bấm nút một cáilà đưa cả quá trình vĩ đại và tốn kém hàng bao nhiêu triệu năm trở lại điểm xuấtphát của nó”(Đấu tranh cho một thế giới hòa bình, G.G. Mác- két. SGK Ngữ Văn lớp 9, tập 1)a. Thông điệp mà nhà văn muốn nhắn nhủ ở đoạn văn trên là gì?b. Đoạn văn trên câu văn nào vừa mang ý nghĩa là câu chuyển đoạn(chuyểnluận điểm), vừa mang ý nghĩa là câu chủ đề của đoạn văn, của luận điểm.TUYÊN BỐ THẾ GIỚI VỀ SỐNG CÒN, QUYỀN ĐƯỢCBẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ EMĐọc đoạn trích sau:Cần tạo cho trẻ em cơ hội tìm biết đuợc nguồn gốc lai lịch của mình và nhận thức đượcgiá trị của bản thân trong một môi trường mà các em cảm thấy là nơi nương tựa an toàn, quađình hoặc những người khác trông nom các em tạo ra. Phải chuẩn bị để các em có thể sốngmột cuộc sống có trách nhiệm trong một xã hội tự do. Cần khuyến khích trẻ em ngay từ lúccòn nhỏ tham gia vào sinh hoạt văn hóa xã hội…(Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em)1. Hãy cho biết nội dung của đoạn trích trên? ( 1điểm )2. Tìm ít nhất 4 từ mượn của tiếng Hán được sử dụng trong đoạn trích trên?(0,5điểm)3. Có ý kiến cho rằng gia đình và những người thân chính là yếu tố quan trọng cho sự pháttriển của trẻ em. Em có đồng ý với ý kiến đó hay không? Vì sao? ( 1.5 điểm )4. Tại sao việc bảo vệ trẻ em lại là việc quan trọng? ( 1 điểm )5. “ Phải chuẩn bị để các em có thể sống một cuộc sống có trách nhiệm…” Viết một vănbản ngắn ( khoảng 1 trang giấy thi ) bàn luận về sống có trách nhiệm. ( 2 điểm )HƯỚNG DẪN CHẤM1. Nội dung: Cần tạo cho trẻ em cuộc sống tốt, sống có trách nhiệm.2. Từ mượn tiếng Hán: nguồn gốc, trách nhiệm, khuyến khích, văn hóa.-Nêu đủ, đúng 4 từ : 0.5đ-Nêu đủ, đúng 2 từ : 0.25đ-Sai, thiếu 1 từ: trừ 0.25đ3. Gv tùy vào lựa chọn và cách lý giải, lập luận của hs ( có thể đồng ý hoặc khôngđồng ý ) để cho điểm.4. Việc trẻ bảo vệ trẻ em là quan trọng vì:-Trẻ em dễ bị tổn thương và còn phụ thuộc.- Chưa đủ năng lực để tự bảo vệ mình.…( Hs có thể đưa ra cách giải thích khác ngoài gợi ý, sao cho phù hợp là đạt yêu cầu )5.a/ Yêu cầu về kỹ năng:-Đúng phương pháp kiểu bài NLXH.-Bố cục và hệ thống ý sáng rõ.-Biết vận dụng và phối hợp nhiều thao tác nghị luận ( giải thích, chứng minh, bìnhluận…)-Văn trôi chảy, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục. Không mắc lỗi diễn đạt; khôngsai lỗi chính tả, dùng từ,ngữ pháp; trình bày rõ ràng.-Dựng đoạn có sự liên kết tốt.-HS viết dài hơn yêu cầu của đề bài: không trừ điểm-Bài làm viết 1 đoạn văn: -0.5đb/ Yêu cầu về kiến thức: HS có thể trình bày những ý sau:-Giới thiệu được vấn đề cần nghị luận.-Giải thích được vấn đề cần nghị luận-Khẳng định đây là cách sống tốt, đúng đắn:+ ý nghĩa, tầm quan trọng của sống có trách nhiệm+trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội( dẫn chứng thực tế để thấy những biểu hiện đó luôn là điều cần thiết trong cuộc sống)-Phê phán những người thiếu trách nhiệm…-> hậu quả.-Nêu phương hướng hành động của bản thân.CHUYỆN CŨ TRONG PHỦ CHÚA TRỊNHPhần I ( 6 điểm)Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:“ … Buổi ấy, có bao nhiêu những loài trân cầm dị thú, cổ mộc quái thạch, chậu hoa câycảnh ở chốn dân gian, Chúa đều sức thu lấy, không thiếu một thứ gì.Có khi lấy cả cây đato, cành lá rườm rà, từ bên bắc chở qua sông đem về. Nó giống như một cây cổ thụ mọctrên đầu non hốc đá, rễ dài đến vài trượng, phải một cơ binh mới khiêng nổi, lại bốnngười đi kèm, đều cầm gươm, đánh thanh la đốc thúc quân lính khiêng đi cho đều tay.Trong phủ, tùy chỗ, điểm xuyết bày vẽ ra hình núi non bộ trông như bến bể đầu non.(…).Bọn hoạn quan cung giám lại thường nhờ gió bẻ măng , ra ngoài dọa dẫm. Họ dòxem nhà nào có chậu hoa cây cảnh, chim tốt khướu hay, thì biên ngay hai chữ “phụngthủ” vào. Đêm đến, các cậu trèo qua tường thành lẻn ra, sai tay chân đem lính đến lấyphăng đi, rồi buộc cho tội đem giấu vật cung phụng để dọa lấy tiền…”1. Đoạn trích trên thuộc văn bản nào? Tác giả là ai? (0.5điểm )2. Trình bày nội dung chính của đoạn trích trên? (0.5điểm )3. Xác định phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn trích trên? (0.5 điểm)4. Tìm trong đoạn trích trên những câu văn nói về sự nhũng nhiễu dân của bọn quan lạihầu cận và nêu nhận xét của em về ý nghĩa của việc xây dựng những chi tiết ấy? (1,5điểm )5. Hãy viết một văn bản ngắn ( khoảng 1 trang giấy thi ) trình bày suy nghĩ của em về lốisống xa hoa, lãng phí của một bộ phận không nhỏ các bạn trẻ hiện nay.( 3,0 điểm )ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂMCâuCâu 1:Đáp ánHS nêu đúng tên tác giả: 0,25đ đúng tên tác phẩm:được 0,25đĐiểm0.5Câu 2Nội dung : Phản ánh đời sống xa hoa, sự áp bức, bóclột của vua chúa và sự nhũng nhiễu của bọn quan lạithời Lê.-Hs có nhiều cách diễn đạt khác nhau, đảm bảotốt yêu cầu đều đạt điểm tối đa.Câu 3- Phương thức biểu đạt chính là tự sựCâu 4- Bọn hoạn quan cung giám lại thường nhờ gió bẻmăng , ra ngoài dọa dẫm. Họ dò xem nhà nào có chậuhoa cây cảnh, chim tốt khướu hay, thì biên ngay haichữ “phụng thủ” vào. Đêm đến, các cậu trèo quatường thành lẻn ra, sai tay chân đem lính đến lấyphăng đi, rồi buộc cho tội đem giấu vật cung phụng đểdọa lấy tiền…Học sinh nhận xét ý nghĩa: Tác giả muốn phơi bày mặttrái của bọn quan lại, phê phán thái độ ức hiếp, nhũngnhiễu dân của chúng.Câu 5 :0.5Nghị luận xã hộia. Yêu cầu về kĩ năng :- Nắm vững phương pháp làm bài nghị luận xã hội- Bố cục và hệ thống ý rõ ràng0.50.51,0- Biết vận dụng nhiều thao tác nghị luận.- Văn trôi chảy, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyếtphục, không mắc lỗi diễn đạt, không sai chính tả, dùngtừ, ngữ pháp, trình bày bài rõ ràng.b. Yêu cầu về nội dung : Trên cơ sở HS bám sát vàovăn bản ở trên để nghị luận về hiện tượng lãng phí.- Mở bài : Giới thiệu về hiện tượng lãng phí- Thân bài :+ Giải thích về hiện tượng lãng phí trong XH và củamột bộ phận không nhỏ học sinh hiện nay.+ Nêu hiện trạng của hiện tượng ( tìm những biểu hiệnvề hiện tượng lãng phí)+ Chỉ ra những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng trên+ Phân tích những tác hại của hiện tượng+ Tìm ra hướng khắc phục-Kết bài : Khái quát lại hiện tượng, nêu nhận thức củabản thân.3,0HOÀNG LÊ NHẤT THỐNG CHÍPhần I ( 6 điểm)Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:“… Vua Quang Trung cưỡi voi ra doanh yên ủi quân lính, truyền cho tất cả đều ngồi mànghe lệnh, rồi dụ họ rằng :- Quân Thanh sang xâm lấn nước ta, hiện ở Thăng Long, các ngươi đã biết chưa? Trongkhoảng vũ trụ, đất nào sao ấy, đều đã phân biệt rõ ràng, phương Nam, phương Bắc chianhau mà cai trị.(….). Đời Hán có Trưng Nữ Vương, đời Tống có Đinh Tiên Hoàng, LêĐại Hành, đời Nguyên có Trần Hưng Đạo, đời Minh có Lê Thái Tổ, các ngài không nỡngồi nhìn chúng làm điều tàn bạo, nên đã thuận lòng người, dấy nghĩa quân, đều chỉđánh một trận là thắng và đuổi được chúng về phương Bắc (…). Các ngươi đều là nhữngkẻ có lương tri, lương năng, hãy nên cùng ta đồng tâm hiệp lực, để dựng nên công lớn.”1. Đoạn trích trên trích từ văn bản nào? Tác gia là ai? Em hãy cho biết nội dungchính của đoạn trích trên? ( 1,0 điểm )2. Xác định phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn trích trên? (0,5 điểm )3. Xác định lời dẫn trong đoạn trích trên và cho biết đó là lời dẫn trực tiếp haygián tiếp? ( 1 điểm )4. Câu “Trong khoảng vũ trụ, đất nào sao ấy, đều đã phân biệt rõ ràng, phươngNam, phương Bắc chia nhau mà cai trị” nhằm khẳng định điều gì ? (0.5 điểm)6. Từ đoạn trích trên, em hãy viết một văn bản ngắn ( khoảng một trang giấy thi)trình bày suy nghĩ của bản thân về lòng yêu nước của con người Việt Nam. ( 3,0 điểm )ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂMCâuCâu 1Đáp ánĐiểmHS nêu đúng tên tác giả, tác phẩm, mỗi ý được 0,25đ0.5Qua việc vua Quang Trung truyền lệnh cho bề tôi vàdân chúng đã thể hiện:0,25- Khẳng định chủ quyền của dân tộc và niềm tự hào vềlịch sử dân tộc VN.0,25- Thể hiện lòng yêu nƣớc…Câu 2- Phương thức biểu đạt chính là tự sự có kết hợp vớinghị luận0,5Câu 3- Trích đúng lời dẫn0,5Lời dẫn trực tiếp0,5Câu 4- Khẳng định lòng yêu nước và chủ quyền độc lập củadân tộc ta.0.5Câu 5- Mức điểm tối đa (1,0 điểm): HS nêu rõ được quanđiểm của mình đồng ý hay không đồng ý và có cách lígiải thuyết phục, hợp lí, diễn đạt rõ ràng.- Mức chưa tối đa (0,5 điểm): Học sinh nêu được quanđiểm riêng của mình nhưng lí giải, còn sơ sài, chưađược thuyết phục.- Mức chưa tối đa (0,25 điểm): HS nêu được quan1,0điểm nhưng không lí giải.Không đạt: (0 điểm) Học sinh không trả lời câuhỏi hoặc viết lung tung không có nội dung, hoàntoàn không đúng trọng tâm yêu cầu đề.Câu 6Nghị luận xã hội (2,0 điểm)a. Yêu cầu về kĩ năng :- Nắm vững phương pháp làm bài nghị luận xã hội- Bố cục và hệ thống ý rõ ràng- Biết vận dụng nhiều thao tác nghị luận.- Văn trôi chảy, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyếtphục, không mắc lỗi diễn đạt, không sai chính tả, dùngtừ, ngữ pháp, trình bày bài rõ ràng.b. Yêu cầu về nội dung : Trên cơ sở HS bám sát vàovăn bản ở trên để nghị luận về lòng yêu nước.- Mở bài : Giới thiệu về lòng yêu nước- Thân bài :+ Nêu ý nghĩa đoạn trích, giải thích về lòng yêu nước+ Tìm những biểu hiện của lòng yêu nước+ Bàn luận – mở rộng về lòng yêu nước+ Liên hệ bản thân…-Kết bài : Khẳng định lại vấn đề nghị luận, có thể gửithông điệp đến mọi người.CHỊ EM THÚY KIỂUI. Phần 1: 6 điểmĐọc phần văn bản sau:Kiều càng sắc sảo mặn màSo bề tài sắc lại là phần hơnLàn thu thủy, nét xuân sơnHoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh3,0Một hai nghiêng nước, nghiêng thànhSắc đành đòi một, tài đành họa haiThông minh vốn sẵn tính trờiPha nghề thi họa đủ mùi ca ngâmCung thương làu bặc ngũ âmNghề riêng ăn đứt hồ cầm một chươngKhúc nhà tay lựa nên chươngMột thiên Bạc mệnh lại càng não nhân1/ Hãy tìm 4 từ Hán Việt có trong đoạn văn bản ( 1đ )2/Khi miêu tả sắc đẹp của Thúy Kiều Nguyễn Du đã sử dụng bút pháp gì? (1đ)3/Miêu tả sắc đẹp và tài năng cũng như dự cảm về số phận của nàng Kiều, tác giảđã bộc lộ tình cảm như thế nào với nhân vật của mình? (1đ)4/Từ phần văn bản trên, em có thể rút ra một vấn đề để suy nghĩ. Hãy viết một vănbản nghị luận ngắn ( khoảng một trang giấy thi) bàn về vấn đề này. (3đ)ĐÁP ÁN:1/ Bốn từ Hán Việt là: thu thủy, sơn, bạc mệnh, não nhân ( 1 từ được 0,25đ)2/ Khi miêu tả sắc đẹp của Thúy Kiều Nguyễn Du đã sử dụng bút pháp: ước lệ ( 1đ)3/ Miêu tả sắc đẹp và tài năng cũng như dự cảm về số phận của nàng Kiều, tác giảđã bộc lộ tình cảm: yêu thương, trân trọng và cảm thông với nhân vật của mình.4/ Có thể rút ra một trong các vấn đề sau:- Mối quan hệ giữa tài và sắc- Tình yêu thương giữa con người- Sự cảm thông, chia sẻĐó là những đề nghị luận về tư tưởng. Phải trình bày theo 3 phần:-Mở bài: Giới thiệu vấn đề-Thân bài:+ Giải thích+ Bàn luận làm sang tỏ vấn đề ( có dẫn chứng minh họa)+ Phê phán, liên hệ, mở rộng-Kết bài: Suy nghĩ ( bài học…)KIỀU Ở LẦU NGƯNG BÍCHĐọc đoạn thơ sau và hoàn thành các câu hỏi bên dưới.Xót người tựa cửa hôm maiQuạt nồng ấp lạnh những ai đógiờ ?Sân Lai cánh mấy nắngmưa, Có khi gốc tử đã vừa ngườiôm.(Trích Truyện Kiều – Nguyễn Du)• Giải thích nghĩa thành ngữ “quạt nồng ấp lạnh” trong đoạn thơ trên?• Để khắc họa tâm trạng của Thúy Kiều, trong đoạn thơ trên nhà thơ đã sửdụng cách miêu tả nào?• Cho biết nội dung ý nghĩa chính của đoạn thơ trên?• Hãy cho biết vì sao nhà thơ Nguyễn Du diễn tả nỗi nhớ Kim Trọng trước khinghĩ đến cha mẹ mình?• Viết một văn bản ngắn trình bày suy nghĩ về lòng hiếu thảo.ĐÁP ÁNCâu 1:• Giải thích đúng nghĩa thành ngữ (dựa vào chú thích sgk Ngữ văn9) Câu 2:• Miêu tả trực tiếp nội tâm nhân vật.Câu 3:• Nỗi nhớ thương, lo lắng khi cha mẹ ngày thêm già yếu mà không biết lấy ai đểchăm sóc. Tấm lòng hiếu thảo của nàng.Câu 4: Phù hợp với quy luật tâm lí ngòi bút tinh tế của nhà thơ.•Kiều luôn nghĩ mình là kẻ tội lỗi, phụ bạc tình yêu trong sáng của Kim Trọng.• Với cha mẹ thì dù sao Kiều cũng đã bán mình chuộc cha, hành động ấy phầnnào đã thể hiện được lòng hiếu của nàng.Câu 5:•Xác định đúng vấn đề.• Đúng kiểu bài nghị luận xã hội.• Lập luận chặt chẽ, dẫn chứng tiêu biểu, chọn lọc.• Bố cục rõ ràng, lời văn trong sáng.• Diễn đạt mạch lạc, không mắc lỗi chính tả .LỤC VÂN TIÊNCỨU KIỀUNGUYỆT NGAĐọc đoạn thơsau:Vân Tiên nghe nói liền cười:“Làm ơn há dễ trông người trảơn Nay đà rõ đặng nguồn cơnNào ai tính thiệt so hơn làm gìNhớ câu kiến nghĩa bất viLàm người thế ấy cũng phi anhhùng.”1/ Đoạn thơ trên trích trong tác phẩm nào?Của ai?2/ Lời của Vân Tiên được trích dẫn theo cách nào? Vì sao em biết?3/ Trong đoạn thơ, Vân Tiên đã bộc lộ những phẩm chất tốt đẹp gì?4/ Em hiểu nội dung 2 câu thơ sau như thế nào?“Nhớ câu kiến nghĩa bất viLàm người thế ấy cũng phi anh hùng.”5/ Có ý kiến cho rằng ngày nay hành động nghĩa hiệp như Vân Tiên có khi lại mangphiền toái vào thân.Hãy viết một văn bản ngắn (Khoảng 1 trang giấy thi) trình bày ýkiến của em về vấn đề trên.ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂMCÂUĐÁP ÁNĐIỂMCâu 1:Lục Vân Tiên – Nguyễn Đình Chiểu1đCâu 2:Trực tiếp.0.5đCó dấu hai chấm, gạch đầu dòngCâu 3:1đVô tư, hào hiệp, trọng nghĩa khinh tài, trọngdanh dự.Câu 4:Câu 5:Thấy việc nghĩa không làm thì không xứng đáng làngười anh hùng.Trình bày được ý kiến, quan điểm của mình về vấnđề đặt ra. Đồng ý hay không?. Tại sao?.Biết đưa ra nhận thức đúng. Lập luận chặt chẽ.Có bố cục ba phần, hành văn trôi chảy.LỤC VÂN TIÊN GẶP NẠNĐọc đoạn trích và trả lời câu hỏi:“Vân Tiên mình lụy giữa dòng,Giao long dìu đỡ vào trong bãi nàyVừa may trời đã sáng ngày,Ông chày xem thấy vớt ngay lênbờ.Hối con vầy lửa một giờ ,Ông hơ bụng dạ, mụ hơ mặtmày. Vân tiên vừa ấm chân tay,Ngẩn ngơ hồn phách như say mới rồi.1đ2đNgỡ thân mình phải nước trôi,Hay đâu còn hãy đặng ngồi dương gian.”(Lục Vân Tiên gặp nạn- Nguyễn Đình Chiểu)Câu 1: Cho biết hoàn cảnh của LVT trong đoạn trích này?Câu 2: Xác nội dung của đoạn trích trên?Câu 3:Lão ngư đã sẵn sàng ra tay cứu giúp, cưu mang, chia sẻ khi LVT gặp nạn, tìmnhững chi tiết dẫn chứng cho hành động cao đẹp đó trong đoạn trích?Câu 4: Hành động cứu người hoạn nạn của lão ngư đã để lại ấn tượng đẹp trong lòng mọingười . Từ hành động cao đẹp đó, em hãy viết bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của em vềhành động biết cứu giúp người hoạn nạn của tuổi trẻ ngày nay.ĐÁP ÁNCâu 1: LVT trên đường về chịu tang mẹ, bệnh mù hai mắt, bị Trịnh Hâm hãm hại.Câu 2: LVT gặp nạn và được lão ngư cứu giúp.Câu 3: Các chi tiết dẫn chứng cho hành động cao đẹp của lão ngư:+ vớt LVT lên bờ.+ hối ông vầy lửa+ ông hơ bụng dạ+ mụ hơ mặt mày.Câu 4:MB:- giới thiệu vấn đềTB:- giải thích vấn đề: thế nào là cứu giúp người?- Bình luận , lấy dẫn chứng thực tế từ cuộc sống.- Phương hướng của bản thân.KB: - tóm lược lại vấn đề- Nêu suy nghĩ của bản thân.ĐỒNG CHÍĐọc đoạn thơ và trả lời các câu hỏi sau:Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnhSốt run người vừng trán ướt mồ hôiÁo anh rách vaiQuần tôi có vài mảnh váMiệng cười buốt giáChân không giàyThương nhau tay nắm lấy bàn tay.(“Đồng chí” – Chính Hữu)1- Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ. Kể tên một tác phẩm viết về đề tài người lính đã học trongChương trình Ngữ văn 9 (kèm tên tác giả)(1 điểm)2 -Em cảm nhận gì từ câu thơ “Thương nhau tay nắm lấy bàn tay.”? (1 điểm)3-Tìm nghĩa gốc, nghĩa chuyển và phương thức chuyển nghĩa của các từ in đậm trong đoạn thơtrên. (1 điểm)4- Đọc những câu thơ “Áo anh rách vai / Quần tôi có vài mảnh vá /Chân không giày”, có bạnnghĩ rằng điều đó nói quá sự thật. Em có đồng ý với cách hiểu như vậy không?Vì sao? (1 điểm)5-Dựa vào nội dung của đoạn thơ trên, em hãy viết một văn bản ngắn trình bày suynghĩ của em về một trong những phẩm chất của ngƣời lính thời chống Pháp cótrong đoạn thơ trên.( 2 điểm)Đáp án:1 - Hoàn cảnh sáng tác: ( 0,5 điểm)Bài thơ Đồng chí được sáng tác vào đầu năm 1948, sau khi tác giả cùng đồng độitham gia chiến đấu trong chiến dịch Việt Bắc ( thu đông 1947).- Kể tên 1 tác phẩm viết về ngƣời lính: “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” – PhạmTiến Duật( 0,5 điểm)2- Câu thơ vừa thể hiện sự gắn bó sâu nặng giữa những người đồng chí vừa gián tiếpthể hiện sức mạnh của những tình cảm ấy.( 1 điểm)3- Nghĩa gốc: Miệng, Chân ( 0,25 điểm)- Nghĩa chuyển: vai ( 0,25 điểm), phương thức chuyển nghĩa ( 0,25 điểm): hoán dụ( 0,25 điểm)4- Em không đồng ý với ý kiến trên vì (học sinh có thể có những cách lý giải khácnhau) những câu thơ ấy muốn nhấn mạnh sự chia sẻ, đồng cam cộng khổ của nhữngngười lính trong cuộc chiến đấu đầy khó khăn, gian khổ những năm đầu kháng chiếnchống Pháp. (1 điểm)5- a- Yêu cầu về kỹ năng: ( 0,5 điểm)- Đúng phương pháp kiểu bài nghị luận xã hội.- Bố cục và hệ thống ý sáng rõ.- Biết vận dụng và phối hợp nhiều thao tác nghị luận ( giải thích, chứng minh, bìnhluận…)- Văn trôi chảy, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục. Không mắc lỗi diễn đạt ;không sai lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp; trình bày rõ ràng.-- Dựng đoạn có sự liên kết tốt.- Bài làm viết một đoạn văn: trừ 0,25 đb- Yêu cầu về kiến thức: ( 1, 5 điểm)- Giới thiệu được vấn đề cần nghị luận: Học sinh có thể chọn tinh thần lạc quan hoặctình đồng đội.-Giải thích theo đúng yêu cầu đã chọn- Nêu biểu hiện và dẫn chứng để làm sáng rõ vấn đề.Thiếu dẫn chứng : trừ 0,25 đ- Phê phán lối sống không đúng đắn.- Nêu phương hướng hành động của bản thân.BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNHĐọc đoạn thơ và trả lời các câu hỏi sau:Những chiếc xe từ trong bom rơiĐã về đây họp thành tiểu độiGặp bè bạn suốt dọc đƣờng đi tớiBắt tay qua cửa kính vỡ rồi.Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trờiChung bát đũa nghĩa là gia đình đấyVõng mắc chông chênh đƣờng xe chạyLại đi lại đi trời xanh thêm.Duật)Không có kính, rồi xe không cóđèn, Không có mui xe thùng xe cóxước, Xe vẫn chạy vì miền Namphía trước Chỉ cần trong xe có mộttrái tim. (Trích “Bài thơ về tiểu độixe không kính” của Phạm Tiến1- Theo em vì sao tác giả lại nhắc lại hình ảnh của những chiếc xe không kính ở cuốibài thơ? (1 điểm)2- Chỉ ra các biện pháp nghệ thuật đặc sắc ở khổ thơ cuối. (1 điểm)3- Em hiểu như thế nào về câu thơ “Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi.”? (1 điểm)4- Hình ảnh “trái tim” có ý nghĩa như thế nào? Qua đó ca ngợi phẩm chất gì củanhững người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn thời chống Mỹ?5- Dựa vào nội dung của đoạn thơ trên, em hãy viết một văn bản ngắn trình bày suynghĩ của em về một tình cảm đẹp của người lính lái xe ấy. ( 2 điểm)*-Đáp án:1- Tác giả nhắc lại hình ảnh những chiếc xe không kính, không đèn, không mui, thùngxe xây xước nhằm khẳng định sự gian khổ, ác liệt nơi chiến trường ngày càng tăng.2- Các biện pháp nghệ thuật: điệp ngữ “ không có”, hoán dụ “ trái tim”, liệt kê “không kính, không đèn, không mui”. (1 điểm)3- Cái “bắt tay” thật đặc biệt “Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi”. Xe không kính lại trởthành điều kiện thuận lợi để các anh thể hiện tình cảm. Cái bắt tay như một niềm vui,niềm thông báo về sự bình an trở về sau „bom giật bom rơi” đồng thời thể hiện niềm tin,truyềncho nhau sức mạnh, bù đắp tinh thần cho những thiếu thốn về vật chất mà họ phải chịuđựng.4- Trái tim của những người chiến sĩ lái xe một lòng hướng về miền Nam ruột thịt.(0,5 điểm)- Phẩm chất: yêu nước, ý chí quyết tâm chiến đấu vì miền Nam, vì Tổ quốc. ( 0,5 điểm)5- a-Yêu cầu về kỹ năng: (0,5 điểm)- Đúng phương pháp kiểu bài nghị luận xã hội.- Bố cục và hệ thống ý sáng rõ.- Biết vận dụng và phối hợp nhiều thao tác nghị luận ( giải thích, chứng minh,bình luận…)- Văn trôi chảy, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục. Không mắc lỗi diễn đạt ;không sai lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp; trình bày rõ ràng.- Dựng đoạn có sự liên kết tốt.- Bài làm viết một đoạn văn: trừ 0,25 đb- Yêu cầu về kiến thức: ( 1, 5 điểm)- Giới thiệu được vấn đề cần nghị luận: Học sinh có thể chọn tình đồng độihoặc lòng yêu nước.-Giải thích theo đúng yêu cầu đã chọn.- Nêu biểu hiện và dẫn chứng để làm sáng rõ vấn đề.- Thiếu dẫn chứng : trừ 0,25 đ- Phê phán lối sống không đúng đắn.- Nêu phương hướng hành động của bản thân.BẾP LỬAPhầnICho đoạn thơ sau:Một bếp lửa chờn vờn sƣơng sớmMột bếp lửa ấp iu nồng đƣợmCháu thương bà biết mấy nắng mưa.……………………………………Lận đận đời bà biết mấy nắng mưaMấy chục năm rồi, đến tận bây giờBà vẫn giữ thói quen dậy sớmNhóm bếp lửa ấp iu nồng đƣợmNhóm niềm yêu thƣơng, khoai sắn ngọt bùiNhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vuiNhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏCâu 1: (2 điểm)Ôi kì lạ và thiêng liêng – bếp lửa!(Bếp lửa – Bằng Việt)Xác định và gọi tên 3 biện pháp tu từ được sử dụng ở đoạn thơ trên.Nêu tác dụng của việcsử dụng biện pháp nghệ thuật đó?Trả lờiXác định và gọi tên 3 biện pháp tu từ được sử dụng ở đoạn thơ trên.Nêu tác dụng củaviệc sử dụng biện pháp nghệ thuật đó?- Biện pháp tu từ:+ Từ láy gợi tả: chờn vờn, ấp iu, lận đận…+ Điệp ngữ: một bếp lửa (hoặc nhóm, biết mấy nắng mưa)+ Liệt kê: niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi, nồi xôi gạo, những tâm tình…(HS chỉ cần nêu tên 2 biện pháp tu từ)- Tác dụng:+ Tạo hình ảnh thơ sinh động, hấp dẫn, gợi cảm…+ Nhấn mạnh sức mạnh diệu kì của tình bà dành cho cháu ( HS có thể trìnhbày theo suy nghĩ, cảm nhận của mình…)Câu 2: (2 điểm)Từ “bếp lửa” nào được dùng theo nghĩa gốc? Từ “bếp lửa” nào được dùng theonghĩa chuyển? Nếu là nghĩa chuyển thì nghĩa chuyển đó được hình thành theophương thức chuyển nghĩa nào?Trả lời:- Từ “bếp lửa” trong “bếp lửa chờn vờn” dùng theo nghĩa gốc- Từ “bếp lửa” trong “bếp lửa ấp iu nồng đượm” dùng theo nghĩa chuyển.- Nghĩa chuyển được hình thành theo phương thức ẩn dụ.Câu 3: (2 điểm)Xác định 2 từ tượng hình được sử dụng trong đoạn thơ trên?Tìm 2 từ cùng thuộc 1trường từ vựng?Gọi tên trường từ vựng đó.- Từ tượng hình: ấp iu, chờn vờn- Trường từ vựng chỉ hiện tượng tự nhiên: mưa, nắng, sươngCâu 4: (2 điểm)Hãy giải thích hình ảnh bếp lửa và ngọn lửa ,trong những câu thơsau:“Rồi sớm, rồi chiều lại bếp lửa bànhen Một ngọn lửa, lòng bà luôn ủsẵnMột ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng.”Trả lời:Bếp lửa : vật hữu hình cụ thể của những gia đình, gần gũi, thân quen với những ngườidân VN, đặc biệt là hai bà cháu.Ngọn lửa : Ngọn lửa trong lòng bà- ngọn lửa của sức sống, lòng yêu thương, niềm tin.Bởi vậy , từ “bếp lửa” đã thành “ngọn lửa”với ý nghĩa trừu tượng và khái quát .Câu 5: (2 điểm)Nêu ý nghĩa hình ảnh người bà trong những câu thơ trên?Ý nghĩa hình ảnh bà không chỉ là người nhóm lửa, giữ lửa mà còn là người truyền lửangọn lửa của sự sống, niềm tin cho các thế hệ nối tiếp.Câu 6: (2 điểm) Em hiểu như thế nào về điều kì lạ và thiêng liêng trong câu thơ-“ Ôi, kì lạ và thiêng liêng - bếp lửa !”Trả lời:Điều kì lạ và thiêng liêng của hình ảnh thơ - bếp lửa :a. Bếp lửa của bà kì lạ vì không thể dập tắt được, nó cháy lên trong mọi cảnh ngộ.(0,5đ)b. Bếp lửa của bà thiêng liêng vì nơi ấy ấp ủ và sáng lên mãi tình bà cháu trong cuộcđời mỗi con người- đó là tình cảm gia đình, quê hương, tổ quốc. .(0,5đ)Câu 7: (2 điểm)Chỉ ra đâu là nghĩa gốc, đâu là nghĩa chuyển và phương thức chuyểnnghĩa của từ “nhóm” trong khổ thơ sau :“Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượmNhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùiNhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vuiNhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ”(Bếp lửa, Bằng Việt, Ngữ Văn 9, tập 1)Trả lời: - Từ “nhóm” trong các dòng thơ (1),(3) : chỉ hành động cho lửa bén vào làm chấtđốt (củi, rơm…) cháy lên để nấu nướng hoặc sưởi ấm.0,5- Từ “nhóm” trong các dòng thơ (2),(4) : chỉ sự khơi gợi, vun đắp những tâm tư,tình cảm.0,5- Từ “nhóm” ở (1),(3) : Nghĩa gốc - Từ “nhóm” ở (2),(4) : Nghĩa chuyểnCâu 8: (2 điểm)Phân tích nghĩa của điệp từ “nhóm” trong khổ thơ sau:“Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượmNhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi Nhómnồi xôi gạo mới sẻ chung vuiNhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ”(Bếp lửa – Bằng Việt)Trả lời: Điệp từ “nhóm” mang hai ý ngha:-Nghĩa đen: Làm cho lửa bén vào củi, làm cho củi cháy.-Nghĩa chuyển: Khơi lên, gợi lên những tình cảm tươi đẹp trong tâm hồn conngười. Qua từ “nhóm”, bà không chỉ là người nhóm lên một bếp lửa để nuôi cháúlớn lên mà bà còn khơi lên, gợi lên những tình cảm trong cháu, giúp cháu hiểuthêm về quê hương, đất nước mình, hiểu thêm về những phụ nữ Việt Nam, nhữngngười bà, người mẹ muôn đời tần tảo, bồi dưỡng cho cháu niềm tin, nghị lực, tìnhyêu quê hương, lòng kính trọng, biết ơn đối với bà. Từ “nhóm”được lặp đi lặp lạinhằm khắc sâu tình cảm thiêng liêng ấy.Câu 9 : (2điểm )Hãy chép lại 2 câu thơ có từ bếp lửa trong bài thơ “Bếp lửa” của Bằng ViệtTheo em việc sử dụng từ “ngọn lửa” trong bài thơ có ý nghĩa gì ?Trả lời:Ngọn lửa trong lòng bà- ngọn lửa của sức sống, lòng yêu thương, niềm tin. Bởi vậy , từ“bếp lửa” đã thành “ngọn lửa”với ý nghĩa trừu tượng và khái quát .…………………………………………………………………………..KHÚC HÁT RU NHỮNG EM BÉ LỚN TRÊN LƯNG MẸPhần I:Đọc kỹ đoạn trích và trả lời các câu hỏi sau:"...Em ngủ ngoan đừng làm mẹ mỏiMặt trời của bắp thì nằm trên đồiMặt trời của mẹ em nằm trênlưng..."Câu 1: (1.0 điểm)Đoạn thơ trên nằm trong văn bản nào? Do ai sáng tác?Trả lời: Đoạn thơ trên trích trong văn bản “Khúc hát ru những em bé lớn lên trên lưngmẹ” của Nguyễn Khoa ĐiềmCâu 2: (1.0 điểm)Nêu biện pháp tu từ nổi bật trong đoạn thơ trên? Cho biết tác dụng của phép tu từ đó?Trả lời: Biện pháp tu từ nổi bật trong đoạn thơ trên: Ẩn dụTừ “Mặt trời” trong câu thơ thứ hai chỉ em bé nằm trên lưng mẹTác dụng: làm cho câu thơ thêm sinh động, gợi cảm. Thể hiện sự gắn bó của đứa con vớingười mẹ,đó là nguồn sống, nguồn nuôi dưỡng, niềm tin của mẹ vào ngày mai.Câu 3: Theo em ý nghĩa của văn bản trên là gì?Trả lời: Ý nghĩa văn bản: Ca ngợi tình cảm thiết tha cao đẹp của bà mẹ Tà-ôi dành chocon, cho quê hương cho đất nước trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.Câu 4:Em hiểu thế nào về những ước mong, ý chí của nhân dân ta trong cuộckháng chiến chống Mỹ được thể hiện trong văn bản đó.Trả lời: HS bộc lộ suy nghĩ đúng đắn, hợp lý với yêu cầu đề bàiCâu 5:Tình yêu thương con và yêu quê hương đất nước của người mẹ Tà - Ôi đượcNguyễn Khoa Điềm thể hiện như thế nào trong bài thơ “Khúc hát ru những em bé lớntrên lưng mẹ”? (Khoanh tròn)Trả lời: Giản dị, mộc mạc, chân thành, đầy ấn tượng và xúc động.Câu 6: Cùng đề tài trên , nhà thơ Chế Lan Viên viết:"...Lên rừng xuống bểCò sẽ tìm con,Cò mãi yêucon.Con dù lớn vẫn là con của mẹ,Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con..."(Con cò- Chế Lan Viên- Ngữ văn 9)Hãy viết một văn bản nghị luận trình bày suy nghĩ của mình về tình mẹ.... Hết ...Câu 6ĐÁP ÁNViết một văn bản nghị luận ngắn (khoảng 1 trang giấythi) trình bày suy nghĩ của em về tình mẹa. Yêu cầu về kỹ năngĐIỂM2,0 đ- Đúng phương pháp kiểu bài nghị luận xã hội.- Bố cục và hệ thống ý sáng rõ.- Biết vận dụng và phối hợp nhiều thao tác nghị luận (giảithích, chứng minh, bình luận…)- Diễn đạt ý mạch lạc, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng cụ thểthuyết phục. không mắc lỗi diễn đạt; không sai lỗi chính tả,dùng từ, ngữ pháp; trình bày rõ rang.- Dựng đoạn có sự liên kết tốt.- Bài làm viết một đoạn văn:b. Yêu cầu về kiến thứcDẫn dắt, giới thiệu vấn đề nghị luậnGiải thích ngắnNêu biểu hiện ( dẫn chứng)Tại sao? Giá trịPhê phán những biểu hiện lệch lạc, sai tráiBài học nhận thức, liên hệ bản thânÁNH TRĂNGPhần I: (6 điểm)Cho đoạn thơ sau:Trăng cứ tròn vànhvạnh kể chi người vôtìnhánh trăng im phăngphắc đủ cho ta giậtmìnhCâu 1: (1 điểm)Khổ thơ trên đã có sự vận dụng khéo léo các biện pháp nghệ thuật để hình ảnh ánh trăngtrở nên sống động và mang ý nghĩa sâu sắc.Hãy chỉ ra và gọi tên các biện pháp nghệthuật ấy.Câu 2: (1 điểm)Tại sao trăng chẳng trách cứ, chỉ im lặng mà “ta” lại phải giật mình ?Câu 3: (1 điểm)Nêu ý nghĩa ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh ánh trăng.Câu 4: (1 điểm)Hãy chép chính xác một câu thơ khác đã học có hình ảnh ánh trăng và ghi rõ tên tác giả,tác phẩm.Câu 5: (2 điểm)Bài thơ Ánh trăng (Nguyễn Duy) có ý nghĩa gợi nhắc, củng cố ở người đọc thái độ sống“uống nước nhớ nguồn”, ân nghĩa thủy chung cùng quá khứ. Viết văn bản nghị luận ngắntrình bày suy nghĩ của em về lòng biết ơn.Phần I :Nội dungCâu 1: (1 điểm)Khổ thơ trên đã có sự vận dụng khéo léo các biện pháp nghệthuật để hình ảnh ánh trăng trở nên sống động và mang ý nghĩa sâusắc:- Ẩn dụ: Trăng – quá khứ nghĩa tình, người bạn nghĩa tình- Nhân hóa: ánh trăng im phăng phắcCâu 2: (1 điểm)Tại sao trăng chẳng trách cứ, chỉ im lặng mà “ta” lại phải giật mình?- Chính sự nghiêm khắc, lạnh lùng nhưng cũng thật ân tình, độlượng bao dung đã khiến con người biết “giật mình”, biết ănnăn, tự trách, tự thấy phải thay đổi trong cách sống, biết sốngĐiểm(6,0 điểm)0,50,51,0

Bộ câu hỏi đọc hiểu Ngữ văn lớp 9

  • Chủ đề: Văn bản nhật dụng
  • Chủ đề: Truyện Hiện đại
  • Chủ đề thơ hiện đại
  • Chủ đề: Truyện thơ Trung đại
  • Chủ đề: Văn bản nghị luận
  • Chủ đề: Văn học nước ngoài

Chủ đề: Văn bản nhật dụng

PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH – LÊ ANH TRÀ

PHIẾU SỐ 1:

Phần I (4,0 điểm)

Trong bài Phong cách Hồ Chí Minh, sau khi nhắc lại việc Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp xúc với văn hóa nhiều nước, nhiều vùng trên thế giới, tác giả Lê Anh Trà viết:

… “Nhưng điều kỳ lạ lạ tất cả những ảnh hưởng quốc tế đó đã nhào nặn với cái gốc văn hóa dân tộc không gì lay chuyển được ở Người, để trở thành một nhân cách rất Việt Nam, một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông, nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại”…

(Trích Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015)

1. Ở phần trích trên, tác giả đã cho thấy vẻ đẹp của phong cách Hồ Chí Minh được kết hợp hài hòa bởi những yếu tố nào? Em hiểu được điều gì về tình cảm của tác giả dành cho Người?

2. Xác định hai danh từ được sử dụng như tính từ trong phần trích dẫn và cho biết hiệu quả nghệ thuật của cách dùng từ ấy.

3. Em hãy trình bày suy nghĩ (khoảng 2/3 trang giấy thi) về trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong thời kỳ hội nhập và phát triển.

GỢI Ý:

1

Ở phần trích trên, tác giả đã cho thấy vẻ đẹp của phong cách Hồ Chí Minh được kết hợp hài hòa bởi những yếu tố nào? Em hiểu được điều gì về tình cảm của tác giả dành cho Người?

Vẻ đẹp phong cách Hồ Chí Minh được kết hợp hài hòa giữa những ảnh hưởng văn hóa Quốc tế và gốc văn hóa dân tộc.

- Qua đó tác giả Lê Anh Trà thể hiện tình cảm kính trọng, ca ngợi Bác Hồ, tự hào về Người như một đại diện của một con người ưu tú Việt Nam.

2

Xác định hai danh từ được sử dụng như tính từ trong phần trích dẫn và cho biết hiệu quả nghệ thuật của cách dùng từ ấy.

Hai danh từ được sử dụng như tính từ: Việt Nam, Phương Đông. Cách dùng từ ấy có hiệu quả nghệ thuật cao

Tác giả nhấn mạnh bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam, bản sắc Phương Đông trong con người Bác.

3

Em hãy trình bày suy nghĩ (khoảng 2/3 trang giấy thi) về trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong thời kỳ hội nhập và phát triển.

Trách nhiệm thế hệ trẻ đối với việc giữ gìn văn hóa dân tộc trong thời kỳ hội nhập:

- Giải thích: thời kỳ hội nhập: các nền kinh tế thế giới mở cửa, hội nhập dẫn đến sự giao lưu, ảnh hưởng văn hóa giữa các nước.

- Trách nhiệm thế hệ trẻ:

+ Gìn giữ và phát huy những bản sắc văn hóa tốt đẹp của dân tộc;

+ Nêu cao tinh thần tự tôn dân tộc, niềm tự hào về những truyền thống văn hóa tốt đẹp: truyền thống yêu nước; Uống nước nhớ nguồn; văn hóa lễ hội truyền thống; phong tục tập quán; di sản, di tích lịch sử,…

+ Tiếp tục những ảnh hưởng tích cực từ văn hóa nước ngoài đồng thời gạn lọc những ảnh hưởng tiêu cực từ văn hóa ngoại lai.

- Đánh giá: đây là PHIẾU SỐ quan trọng đòi hỏi ý thức và nhận thức của thế hệ trẻ cùng đồng lòng, chung tay góp sức.

PHIẾU SỐ 2:

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 4:

“Trong cuộc đời đầy truân chuyên của mình, chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp xúc với văn hóa nhiều nước, nhiều vùng trên thế giới, cả phương Đông và phương Tây. Trên những con tàu vượt trùng dương, Người đã ghé lại nhiều hải cảng, đã thăm các nước châu Phi, châu Á, châu Mĩ. Người đã từng sống dài ngày ở Pháp, ở Anh. Người nói và viết thạo nhiều thứ tiếng ngoại quốc: Pháp, Anh, Hoa, Nga… và Người đã làm nhiều nghề. Có thể nói ít có vị lãnh tụ nào lại am hiểu nhiều về các dân tộc và nhân dân thế giới, văn hóa thế giới sâu sắc như Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đến đâu Người cũng học hỏi, tìm hiểu văn hóa, nghệ thuật đến một mức khá uyên thâm. Người cũng chịu ảnh hưởng của tất cả các nền văn hóa, đã tiếp thu mọi cái đẹp và cái hay đồng thời với việc phê phán những tiêu cực của chủ nghĩa tư bản. Nhưng điều kì lạ là tất cả những ảnh hưởng quốc tế đó đã nhào nặn với cái gốc văn hóa dân tộc không gì lay chuyển được ở Người, để trở thành một nhân cách rất Việt Nam, một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông, nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại.”

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là gì?

Câu 2: Qua đoạn trích tác giả đã cho thấy vẻ đẹp của phong cách Hồ Chí Minh được kết hợp hài hòa bởi các yếu tố nào?

Câu 3: Kể tên các tác phẩm do Hồ Chí Minh viết được đưa vào chương trình SGK Ngữ văn THCS?

Kể tên các tác phẩm – Tác giả viết về Bác mà em đã học trong chương trình Ngữ văn THCS.

Câu 4: Từ đoạn trích, em rút ra được bài học gì cho bản thân về cách học tập, tiếp thu văn hóa nhân loại?

GỢI Ý

1

Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là gì?

Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn: nghị luận

2

Qua đoạn trích tác giả đã cho thấy vẻ đẹp của phong cách Hồ Chí Minh được kết hợp hài hòa bởi các yếu tố nào?

Vẻ đẹp phong cách Hồ Chí Minh được kết hợp hài hòa giữa những ảnh hưởng văn hóa quốc tế với cái gốc văn hóa dân tộc; giữa sự bình dị rất Việt Nam, rất phương Đông với cái hiện đại và mới mẻ.

3

Kể tên các tác phẩm do Hồ Chí Minh viết được đưa vào chương trình SGK Ngữ văn THCS?

Kể tên các tác phẩm – Tác giả viết về Bác mà em đã học trong chương trình Ngữ văn THCS.

- Tác phẩm do Hồ Chí Minh viết:

+ Cảnh khuya – Rằm tháng giêng

+ Ngắm trăng – Tức cảnh Pác Bó – Đi đường

+ Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu (bút danh Nguyễn Ái Quốc)

+ Tinh thần yêu nước của nhân dân ta

+ Thuế máu

- Tác phẩm – tác giả viết về Hồ Chí Minh

+ Đức tính giản dị của Bác Hồ - Phạm Văn Đồng

+ Đêm nay Bác không ngủ - Minh Huệ

+ Phong cách Hồ Chí Minh – Lê Anh Trà

+ Viếng lăng Bác - Viễn Phương

4

Từ đoạn trích, em rút ra được bài học gì cho bản thân về cách học tập, tiếp thu văn hóa nhân loại?

HS có thể trình bày ý kiến theo nhiều cách, nhưng cần thể hiện được các ý:

+ Phải chăm chỉ rèn luyện, học tập, nắm vững kiến thức, học đi đôi với thực hành, vận dụng lí thuyết vào giải quyết PHIẾU SỐ cuộc sống. Học hỏi, tìm hiểu, tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa văn hóa nhân loại đồng thời phê phán những ảnh hưởng tiêu cực từ văn hóa ngoại lai.

+ Không ngừng học tập và làm theo tấm gương phong cách, tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh: sống giản dị, giữ gìn và phát huy những bản sắc văn hóa tốt đẹp của dân tộc. Tránh xa lối sống sính ngoại, chây lười ỉ lại, buông thả, chạy theo mốt mà quên đi những giá trị văn hóa tốt đẹp mang bản sắc dân tộc.

PHIẾU SỐ 3:

Cho câu văn sau:

“Nếp sống giản dị và thanh đạm của Bác Hồ, cũng như các vị danh nho xưa, hoàn toàn không phải là một cách tự thần thánh hóa, tự làm cho khác đời, hơn đời, mà đây là lối sống thanh cao, một cách di dưỡng tinh thần, một quan niệm thẩm mĩ về cuộc sống, có khả năng đem lại hạnh phúc thanh cao cho tâm hồn và thể xác.”

(SGK Ngữ văn 9, tập một)

1. Câu văn trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai ? “di dưỡng tinh thần” được dùng ở đây có nghĩa là gì?

2. Văn bản chứa câu văn trên đề cập đến chủ đề gì?

3. Lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông của Bác Hồ được biểu hiện như thế nào?

4. Có bạn cho rằng, học tập theo lối sống cao đẹp của Bác, mỗi chúng ta cần nên ép mình vào cuộc sống khắc khổ. Em có đồng ý với suy nghĩ đó không? Vì sao?

5. Viết một văn bản ngắn (khoảng một trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em về một trong các bài học mà em rút ra được từ câu văn trên?

GỢI Ý:

1

Câu văn trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai ? “di dưỡng tinh thần” được dùng ở đây có nghĩa là gì?

- Văn bản: Phong cách Hồ Chí Minh

- Tác giả: Lê Anh Trà

- “Di dưỡng tinh thần”: bồi bổ cho sảng khoái về tinh thần, giữ cho tinh thần vui khoẻ

2Văn bản chứa câu văn trên đề cập đến chủ đề gì?
Hội nhập và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc

3

Lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông của Bác Hồ được biểu hiện như thế nào?

- Sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống văn hóa dân tộc với tinh hoa văn hóa thế giới nơi con người của Bác

- Lối sống của Bác, của một vị "vua", nhưng lại rất bình dị và rất

đỗi đời thường, như phong cách sống đạo đứa, giống với phong cách sống của những bậc hiền tiết ngày xưa: vua Nghiêu, vua Thuấn,...

4

Có bạn cho rằng, học tập theo lối sống cao đẹp của Bác, mỗi chúng ta cần nên ép mình vào cuộc sống khắc khổ. Em có đồng ý với suy nghĩ đó không? Vì sao?

Em vừa đồng tình, vừa không đồng tình với suy nghĩ đó

- Đồng tình vì chúng ta nên học tập theo lối sống giản dị, thanh cao của Bác. Đây là 1 lối sống đẹp

- Không đồng tình với việc "mỗi chúng ta cần nên ép mình vào cuộc sống khắc khổ". Bởi cách sống của Bác là giản dị nhưng khác xa hoàn toàn với lối sống khổ sở, khắc khổ

5

Viết một văn bản ngắn (khoảng một trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em về một trong các bài học mà em rút ra được từ câu văn trên?

Câu văn tuy ngắn nhưng để ại nhiều bài học trong lòng người đọc. Một trong số đó lối sống giản dị và hiểu cho đúng về lối sống ấy.

Trong xã hội hiện đại với các xu thế không ngừng thay đổi thì đức tính giản dị là điều cần thiết mà mỗi con người nên có. Đó là đức tính hướng về những thứ tự nhiên, không chú trọng vật chất bên ngoài, không cầu kì hay xa hoa, kiểu cách, sống chân phương phù hợp với hoàn cảnh của bản thân. Đức tính giản dị mang lại những ý nghĩa to lớn đối với cuộc sống con người. Trước hết, con người sẽ dễ hòa nhập với cộng đồng, dễ được mọi người quan tâm, gần gũi, sẻ chia và giúp đỡ khi cần thiết. Chắc hẳn những người không cầu kì, kiểu cách sẽ mang lại thiện cảm đối với người đối diện nhiều hơn. Đồng thời nó còn tạo cho con người một tâm hồn thư thái, bình yên trong tâm hồn giữa xã hội ngày một xô bồ này. Con người sẽ không phải chạy theo đồng tiền, theo vật chất xa hoa, không sống quá thực dụng mà luôn trân trọng những thứ mình có. Giản dị không chỉ biểu hiện trong cuộc sống hàng ngày mà còn trong suy nghĩ, trong tiềm thức, trong phong cách sống của mỗi người. Bản thân chúng ta có thể học tập đức tính này ở Bác Hồ - một người nổi tiếng với lẽ sống giản dị trong cả sinh hoạt lẫn tác phong công việc.

Tuy nhiên, giản dị cũng không đồng nghĩa với sự gò bó, lạc hậu, càng không đồng nghĩa với tiết kiệm 1 cách thái quá, hà tiện.

Vậy nên mối người cần nhận thức sao cho đúng về lối sống thanh cao, giản dị của Bác và học tập điều đó.

PHIẾU SỐ 4:

Đọc kĩ đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

“Nếp sống giản dị và thanh đạm của Bác Hồ, cũng như các vị danh nho xưa, hoàn toàn không phải là một cách tự thần thánh hóa, tự làm cho khác đời, hơn đời, mà đây là lối sống thanh cao, một cách di dưỡng tinh thần, một quan niệm thẩm mĩ về cuộc sống, có khả năng đem lại hạnh phúc thanh cao cho tâm hồn và thể xác”.

Câu 1: Đoạn trích trên trích trong văn bản nào? Ai là tác giả?

Câu 2: Giải nghĩa cụm từ “phong cách” trong văn bản chứa đoạn trích trên?

Câu 3: Vì sao có thể nói lối sống của Bác là sự kết hợp giữa giản dị và thanh cao?

Câu 4: Trong chương trình Ngữ văn THCS mà em đã học cũng có một tác phẩm nói về phẩm chất tốt đẹp của Bác Hồ. Đó là văn bản nào?

GỢI Ý:

1

Đoạn trích trên trích trong văn bản nào? Ai là tác giả?

- Trích trong văn bản: “Phong cách Hồ Chí Minh”

- Tác giả: Lê Anh Trà

2

Giải nghĩa cụm từ “phong cách” trong văn bản chứa đoạn trích trên?

- Giải nghĩa “phong cách”: lối sống, cách sinh hoạt, làm việc, ứng xử… tạo nên cái riêng của một người hay một tầng lớp người nào đó.

3

Vì sao có thể nói lối sống của Bác là sự kết hợp giữa giản dị và thanh cao?

- Lối sống của Bác là sự kết hợp giữa giản dị và thanh cao, bởi vì đó không phải là:

+ Cách tự thần thánh hóa

+ Tự làm cho khác đời, hơn đời.

- Mà đó là:

+ Cách di dưỡng tinh thần.

+ Một quan niệm thẩm mĩ về cuộc sống.

+ Có khả năng đem lại hạnh phúc thanh cao cho tầm hồn và thể xác.

4

Trong chương trình Ngữ văn THCS mà em đã học cũng có một tác phẩm nói về phẩm chất tốt đẹp của Bác Hồ. Đó là văn bản nào?

- Tác giả: Phạm Văn Đồng

- Tác phẩm: “Đức tính giản dị của Bác Hồ”.

PHIẾU SỐ 5:

Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu từ 1 đến 4

(1) Lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam và có lẽ là cả thế giới, có một vị Chủ tịch nước lấy chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ bên cạnh chiếc ao làm “cung điện” của mình.(2) Quả như một câu chuyện thần thoại, như câu chuyện về một vị tiên, một con người siêu phàm nào đó trong truyện cổ tích. (3) Chiếc nhà sàn đó cũng chỉ vẻn vẹn có vài phòng tiếp khách, họp Bộ Chính trị, làm việc và ngủ, với những đồ đạc rất mộc mạc, đơn sơ. (4) Và chủ nhân chiếc nhà sàn này cùng trang phục hết sức giản dị, với bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ như của các chiến sĩ Trường Sơn đã được một tác giả phương Tây ca ngợi như một vật thần kì. (5) Hàng ngày, việc ăn uống của Người cũng rất đạm bạc, với những món ăn dân tộc không chút cầu kì như cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa.

(Trích Phong cách Hồ Chí Minh, Lê Anh Trà, Ngữ văn 9)

Câu 1: Xác định nội dung đoạn văn. Đoạn văn trên gợi em nhớ đến văn bản nào đã học ở lớp 7?

Câu 2: Trong đoạn văn, tác giả đã dẫn lại lời một người khác. Xác định lời dẫn và cho biết cách dẫn mà tác giả sử dụng.

Câu 3: Tác giả đã kết hợp yếu tố biểu cảm qua những câu văn nào trong đoạn? Qua đó, em hiểu nhà văn bộc lộ tình cảm gì đối với Bác?

Câu 4: Xác định và nêu tác dụng của các biện pháp tu từ được sử dụng trong câu (4) (5).

GỢI Ý:

1

Xác định nội dung đoạn văn. Đoạn văn trên gợi em nhớ đến văn bản nào đã học ở lớp 7?

- Nội dung: đức tính giản dị của Bác trong sinh hoạt

- Bài “Đức tính giản dị của Bác Hồ” – Phạm Văn Đồng.

2

Trong đoạn văn, tác giả đã dẫn lại lời một người khác. Xác định lời dẫn và cho biết cách dẫn mà tác giả sử dụng.

- Lời dẫn: Và chủ nhân chiếc nhà sàn này cùng trang phục hết sức giản dị, với bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ như của các chiến sĩ Trường Sơn đã được một tác giả phương Tây ca ngợi như một vật thần kì

- Cách dẫn: gián tiếp

3

Tác giả đã kết hợp yếu tố biểu cảm qua những câu văn nào trong đoạn? Qua đó, em hiểu nhà văn bộc lộ tình cảm gì đối với Bác?

- Câu văn kết hợp yếu tố biểu cảm:

- Tình cảm của tác giả: trân trọng, ngợi ca

4

Xác định và nêu tác dụng của các biện pháp tu từ được sử dụng trong câu (4) (5).

- Biện pháp: so sánh (4) và liệt kê (5)

- Tác dụng:

+ Diễn đạt giàu hình ảnh, dễ hiểu

+ Khẳng định vẻ đẹp giản dị trong lối sống của Bác.

..............

Từ khóa » Giải Nghĩa Cụm Từ Di Dưỡng Tinh Thần