Đi Khám Phụ Khoa Có đau Không, Quy Trình Như Thế Nào? - Medlatec
Có thể bạn quan tâm
1. Tại sao cần khám phụ khoa?
Bệnh phụ khoa là khái niệm đã không còn xa lạ với các chị em phụ nữ. Đây là vấn đề mà bất cứ ai cũng có thể mắc phải, đặc biệt là phụ nữ ở độ tuổi sinh sản nguy cơ sẽ càng cao.
Hiện nay tỷ lệ phụ nữ mắc các căn bệnh phụ khoa ngày càng có xu hướng gia tăng. Ở Việt Nam có đến 90% phụ nữ đã từng ít nhất 1 lần mắc các bệnh lý liên quan. Đây là tỷ lệ rất cao và đáng báo động.
Tỷ lệ nữ giới mắc bệnh phụ khoa đang ngày càng tăng cao
Chính vì vậy, các chuyên gia khuyên chị em nên đi khám phụ khoa định kỳ để có thể chủ động nắm bắt được tình trạng sức khỏe bản thân cũng như bệnh lý của mình. Thực tế chúng ta không thể lường trước được bệnh tật sẽ đến vào thời điểm nào, do vậy phòng bệnh vẫn là cách hiệu quả nhất. Chị em có thể chủ động đi kiểm tra định kỳ 3 tháng/lần hoặc 6 tháng/lần.
Khám phụ khoa giúp bác sĩ tầm soát được các căn bệnh ở cơ quan sinh dục nữ. Thông thường các bệnh lý sẽ phát triển âm thầm, không triệu chứng rõ ràng, đến khi trở nặng mới có dấu hiệu rõ rệt và có thể gây ra biến chứng nguy hiểm. Khi đi khám, bác sĩ sẽ kiểm tra tổng quát và chi tiết từng bộ phận ở cơ quan sinh dục nữ như,… Kèm theo đó là siêu âm để đánh giá tử cung và buồng trứng, từ đó có chẩn đoán chính xác nhất tình trạng của người bệnh.
Nếu sau khi thăm khám phát hiện ra bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên, tư vấn và có cách điều trị phù hợp, cho hiệu quả cao. Do vậy đi khám phụ khoa là cần thiết, chị em nên chủ động sắp xếp thời gian, công việc của mình để đi thăm khám.
Việc kiểm tra định kỳ giúp tầm soát được các căn bệnh ở cơ quan sinh dục nữ
2. Đi khám phụ khoa có đau không?
Bên cạnh tâm lý e ngại hay chi phí, còn rất nhiều lý do khiến nữ giới chần chừ việc đi khám phụ khoa. Trong đó, đi khám phụ khoa có đau không là nỗi sợ của không ít chị em.
Theo các bác sĩ, thực tế khám phụ khoa không phức tạp và đau đớn như nhiều chị em vẫn nghĩ. Nếu có cảm giác đau thì đó chỉ là do tâm lý sợ hãi, khiến cho âm đạo bị co rút và bác sĩ đưa mỏ vịt vào thăm khám sẽ thấy hơi đau một chút. Vì vậy hãy giữ cho mình tâm lý thoải mái, tránh lo sợ.
Bên cạnh đó, địa chỉ khám và hệ thống máy móc cũng ảnh hưởng lớn đến việc khám phụ khoa có đau hay không. Vì vậy bạn hãy lựa chọn cho mình địa chỉ khám uy tín, chất lượng để thực hiện, tránh đau đớn.
Đi khám phụ khoa có đau không còn phụ thuộc vào tay nghề bác sĩ
3. Quy trình khám phụ khoa diễn ra như thế nào?
Sau khi giải đáp được thắc mắc đi khám phụ khoa có đau không thì chị em cũng nên nắm được quy trình thực hiện để tránh bỡ ngỡ, đặc biệt với những ai đi lần đầu tiên.
Bước 1: Khám bên ngoài
Khám bên ngoài hay còn gọi là khám lâm sàng, là thủ tục đầu tiên bạn sẽ thực hiện. Bước này bác sĩ sẽ thăm khám bên ngoài âm hộ để từ đó xác định xem có bất thường xảy ra ở âm hộ, âm vật, tầng sinh môn hoặc có mắc bệnh truyền nhiễm hay không.
Khi kiểm tra bên ngoài bác sĩ sẽ dùng tay và mắt thường để kiểm tra. Không sử dụng đến dụng cụ vì thế không gây đau đớn và nguy cơ tổn thương không có khả năng xảy ra.
Bước 2: Khám bằng dụng cụ chuyên dụng
Dụng cụ chuyên dụng khi khám phụ khoa đó là phễu mỏ vịt. Đây là thiết bị được làm bằng kim loại hoặc nhựa đã được bôi trơn trước khi cho vào âm đạo.
Bác sĩ sẽ sử dụng mỏ vịt để bộc lộ rõ âm đạo, cổ tử cung để có thể quan sát được rõ âm đạo, cổ tử cung của bạn. Sau đó sẽ tiến hành lấy dịch khí hư kiểm tra viêm nhiễm, lấy tế bào ở cổ tử cung để làm xét nghiệm sàng lọc ung thư sớm ở cổ tử cung. Bằng cách này bác sĩ sẽ phát hiện sớm được các tế bào ung thư cổ tử cung để từ đó đưa ra phác đồ điều trị kịp thời.
Khi khám ở bước này chị em sẽ có cảm giác hơi khó chịu nhưng không gây đau đớn. Trong quá trình khám để nếu cảm thấy có gì bất thường hãy hãy thông báo với bác sĩ để được thay đổi kích thước cũng như vị trí của mỏ vịt, giúp bạn thoải mái hơn. Lưu ý không cố chịu đựng khi thấy đau đớn, tránh trường hợp tổn thương âm đạo.
Bước 3: Khám bằng tay
Đôi tay là bộ phận linh hoạt và mềm mại nhất. Vì vậy khi khám phụ khoa bằng tay sẽ hạn chế được những tổn thương gây ra.
Cụ thể ở bước này bác sĩ sẽ đưa tay vào trong âm đạo, sau đó dùng tay ấn nhẹ vào vùng bụng dưới để phát hiện vị trí, kích thước và hình dạng cổ tử cung. Đồng thời phát hiện các bất thường về phần phụ như: u xơ tử cung, u nang buồng trứng,... Ngoài ra khi bác sĩ ấn mà có cảm giác đau thì đồng nghĩa đó là biểu hiện mắc các bệnh phụ khoa hoặc nhiễm trùng.
Bạn có thể yên tâm ở bước này bác sĩ sẽ không gây đau đớn do đeo găng tay được bôi trơn khi thăm khám.
Bước 4: Khám trực tràng
Đây là bước cuối cùng trong quy trình thăm khám phụ khoa. Ở bước này giúp bác sĩ chắc chắn hơn về việc người đó có thực sự khỏe mạnh hoặc mắc các khối u nào hình thành sau cổ tử cung không. Đồng thời bác sĩ cũng có thể cho bệnh nhân làm các xét nghiệm tế bào cổ tử cung hoặc xét nghiệm dịch tiết âm đạo.
Nói chung khám phụ khoa là cách tốt nhất để chị em phụ nữ có thể kiểm soát bệnh lý ở cơ quan sinh dục. Quá trình này diễn ra vô cùng nhanh chóng và đơn giản, không gây đau đớn, vì vậy chị em có thể yên tâm thực hiện.
Tuy nhiên bạn cần lựa chọn địa chỉ uy tín chất lượng để đảm bảo an toàn. Một trong những địa chỉ được nhiều người tin cậy đó là Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC.
Với đội ngũ y bác sĩ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm, hệ thống máy móc trang bị hiện đại, tiên tiến, đảm bảo sẽ cho kết quả nhanh chóng, chính xác, giúp bạn tiết kiệm thời gian chi phí.
Đến với MEDLATEC khách hàng sẽ được bác sĩ chuyên môn, kinh nghiệm thăm khám
Trên đây là những thông tin chúng tôi cung cấp nhằm giải đáp thắc mắc đi khám phụ khoa có đau không của độc giả. Nếu còn bất kỳ băn khoăn, lo lắng nào, hãy liên hệ với MEDLATEC theo số máy 1900.56.56.56 để được tư vấn miễn phí.
Từ khóa » đi Khám Phụ Khoa Bị Bác Sĩ Giở Trò
-
Thiếu Nữ 18 Tuổi Bị Bác Sĩ Giở Trò đồi Bại Trong Lúc Khám Phụ Khoa?
-
Đi Khám Phụ Khoa, Nữ Bệnh Nhân Bị Bác Sĩ Giở Trò đồi Bại?
-
Nữ Bệnh Nhân Tố Bác Sĩ “giở Trò” Khi Khám Phụ Khoa - PLO
-
Đi Khám Phụ Khoa Bị Bác Sĩ Giờ Trò đồi Bại: Công An Vào Cuộc - VietQ
-
'Tôi ám ảnh Khi Bước Chân Vào Phòng Khám Phụ Khoa' - Xã Hội - Zing
-
Bác Sĩ Giở Trò đồi Bại, Hiếp Dâm Bệnh Nhân đang Hôn Mê, Khám Phụ ...
-
Bi Hài Những Trường Hợp Bác Sĩ Nam Dở Chiêu Trò Trong Phòng Khám ...
-
Những Nguyên Nhân Khiến Phụ Nữ Sợ Hãi Khi Khám Phụ Khoa
-
Bác Sĩ Bị Tố 'giở Trò đồi Bại' Hé Lộ Thông Tin 'nhạy Cảm' - Người Đưa Tin
-
Bi Hài Khám Bệnh Cho Người Khác Giới - Tiền Phong
-
Trước Khi đi Khám Phụ Khoa Bạn Gái Nên Biết điều Này
-
Những Lưu ý Khi đi Khám Phụ Khoa Lần đầu Tiên - Vinmec
-
Bác Sĩ Khám Phụ Khoa Bị Tố Sàm Sỡ Nữ Bệnh Nhân - SOHA
-
Đóng Giả Bác Sĩ Phụ Khoa, Gã đàn ông Giở Trò Biến Thái Với Một Loạt ...