Đi Lễ đền, Chùa đầu Năm Khấn Thế Nào Cho đúng? | Xin Lộc Bình An ...

Khấn hiểu nôm na là cách giao tiếp, cách chúng ta kết nối với thế giới tâm linh. Khi khấn đúng và khấn đủ, thì vạn sự sẽ dễ được linh ứng, vạn điều sẽ dễ được minh chứng. Vậy đi lễ đền, chùa đầu năm nên cầu cúng, khấn vái như thế nào? Bài viết hôm nay, Tamlinh.org sẽ hướng dẫn các bạn chi tiết & đầy đủ nhất.

  • Cúng Rằm tháng Chạp: Nghi lễ & văn khấn đúng nhất
  • 5 thứ càng nhiều càng GÂY HOẠ cho bản thân
  • Truyện ma: Cô Hường (Tập 1)
  • Truyện ma: Nghiệp báo hài nhi (Phần 1)
  • XEM BÓI: Có nên tin không?
  • Người bị yêu ma bắt hồn vía là gì? Cách hoá giải?
  • Nghiệp là gì? Có mấy loại Nghiệp?
  • Hiểu đúng về LỘC THÁNH

Van khan di le den chua xin loc dau nam, bai cung

Khấn hiểu nôm na là cách giao tiếp, cách chúng ta kết nối với thế giới tâm linh. Trần sao thì âm vậy, trên trần này nếu ta giao tiếp hay, ta có thể nhờ vả được người nọ người kia, mọi chuyện sẽ xuôi chèo mát mái hơn. Nếu ta giao tiếp kém, không ai muốn giúp đỡ ta cả.

Tương tự thế trong việc khấn, khi khấn đúng và khấn đủ, thì vạn sự sẽ dễ được linh ứng, vạn điều sẽ dễ được minh chứng.

Bài khấn khi đi lễ đền, chùa đầu năm cần có đủ 5 điều sau đây

Đầu tiên cần khấn:

Con Nam Mô A Di Đà Phật ( 3 lần + 3 vái )

+ Tên con là:

+ Cư trú tại:

Sau đó cần theo đủ dàn ý

  • 1. Tạ - Cảm tạ Phật Thánh các bậc bề trên đã phù hộ độ trì trong suốt thời gian qua
  • 2. Sám hối - Người trần mắt thịt, không tránh được những lúc tham sân si, lỗi lầm trong cuộc sống, nay chúng con xin sám hối để được bề trên tha thứ
  • 3. Xin - Kêu cầu kể lể về những vấn đề trong cuộc sống để xin được giúp đỡ chở che
  • 4. Hứa - Nguyện làm việc thiện, tránh làm việc ác, nguyện sửa đổi bản thân không phạm phải những sai phạm ở phần 2
  • 5. Lễ - Đây là lúc dâng lễ / công đức tuỳ tâm / hay đơn giản chỉ cần chắp tay lại vái 3 vái và khấn

Con Nam Mô A Di Đà Phật ( 3 lần )

Sắm lễ như thế nào khi đi đền, chùa?

Đến dâng hương tại các chùa, người đi lễ lưu ý chỉ sắm các lễ chay như hương, hoa tươi, quả chín, oản phẩm, xôi chè… không được sắm sửa lễ mặn chư cỗ tam sinh như trâu, dê, lợn, thịt mồi, gà, giò, chả… Việc sắm sửa lễ mặn chỉ có thể được chấp nhận nếu như trong khu vực chùa có thờ tự các vị Thánh, Mẫu và chỉ dâng ở đó mà thôi. Tuyệt đối không được dâng đặt lễ mặn ở khu vực Phật điện, tức là nơi chính điện thờ tự chính của ngôi chùa. Trên hương án của chính điện chỉ được dâng đặt lễ chay, tịnh. Lễ mặn nhưng thường chỉ đơn giản: gà, giò, chả, rượu, trầu cau… thường được đặt tại ban thờ hay điện thờ nếu xây riêng của Đức Ông, Đức Ông chính là vị thần cai quản toàn bộ công việc của một ngôi chùa.

Ở cửa đền, điện, phủ, các bạn có thể dâng lễ mặn bình thường.

Tuy nhiên, dù bạn đi lễ Phật hay lễ Thánh thì trọng cũng ở lòng thành. Đến đền chùa thì tâm thái hướng thiện là quan trọng nhất, còn lễ lạc thì có hay không cũng không quan trọng. Người xưa vẫn nói “ăn hương ăn hoa”, hàm ý rằng, lễ chùa, thắp nhang, khấn vái chỉ là những hành động mang tính biểu tượng. Thắp một nén nhang với tất cả lòng thành thì gọi đó là “tâm nhang/tâm hương”.

Hoa hay quả thì đều là những lễ vật bình dị, ai cũng có thể sắm được. Thắp nhang xong, thì hạ lễ, thụ lộc. Người ta hưởng cái lộc ấy chẳng phải vì nó cao sang gì mà vì những lễ mọn ấy được coi như là những vật phẩm thiêng. Vậy thì, tâm vẫn là yếu tố quan trọng nhất!

Không nên sắm sửa vàng mã, tiền âm phủ để dâng cúng Phật tại chùa. Tiền giấy âm phủ hay hàng mã kiêng đặt ở ban thờ Phật, Bồ Tát. Tiền thật cũng không nên đặt lên hương án của chính điện, mà nên bỏ vào hòm công đức.

Một số lưu ý khác khi đi lễ đền, chùa

Khi đi đến ban nào mà các bạn không biết tên, không biết tích, không biết thờ ai. Cứ khấn con kính lậy các bậc bề trên, con kính lậy các Vị các Ngài là được.

Khi khấn cập rập hay sợ sai thì các bạn chỉ cần khấn lời cuối: "Chúng con người trần mắt thịt, vô minh vô tri, nếu có điều chi thiếu hiểu biết sai sót ở chốn nào, xin các Vị các Ngài minh xét tha thứ bỏ quá đại xá cho. Con xin chân tâm bái tạ.

100% sẽ được tha thứ

Muốn có tình yêu, hãy khấn xin tình cảm. Nhưng sau đó phải mở lòng ra, bớt nhìn đời hằn học đi, giao du năng động. Chứ nằm nhà tự kỷ thì đời nào mới có người yêu?

Muốn xin giàu sang, các bạn khấn xin tiền tài. Nhưng các bạn phải là người có làm, có công có việc, có nỗ lực có cố gắng có chăm chỉ thì mới xin được thêm may mắn mà thành công thành tựu. Chứ chỉ nằm nhà, hay ăn lười làm thì trời nào cho lộc đến?

Muốn xin sức khoẻ, các bạn khấn xin thân khang tuệ minh, diên sinh trường thọ. Lúc này bạn phải sinh hoạt lành mạnh, tập thể dục thể thao đúng mức, ăn uống có chừng mực. Chứ ngày rượu bia đêm hút chích, thì đâu ra mà sức khoẻ lâu bền

Người sống là cái gốc. Khấn cầu lễ bái là cái ngọn.

Sống đủ đức đủ thiện, đủ cống hiến đủ nỗ lực. Thì khấn cầu sẽ đem lại những điều may mắn

Sống lỗi đạo sống thiếu đức sống ác sống vụ lợi. Thì khấn cầu sẽ chỉ mang bệnh vào thân.

Gốc táo sẽ mọc ra quả táo

Còn gốc cỏ thì sẽ luôn mọc ra ngọn cỏ, trên đời nào có chuyện cỏ mọc ra hoa thơm trái ngọt, cho cuộc đời no say?

Chúng ta đi lễ là để tìm sự bình an cho tâm hồn, truy lấy sự tĩnh lặng sau bao ngày mưa bão, để có một chốn dừng chân khỏi mệt mỏi muộn phiền. Rồi lại quay lại chiến đấu quay lại cố gắng.

Nếu khấn mà xin hết được, mà không phải nỗ lực thì thiên hạ đã chả ai phải khổ.

Câu chuyện của đời bạn, cuối cùng bạn vẫn phải là người tự mình viết lên, tự mình kết thúc. Vậy nên hãy kiên cường.

Thiên An

Từ khóa » đi Lễ đền Khấn Như Thế Nào