Đi Nghĩa Vụ Quân Sự Có được Dùng điện Thoại Không? - Luật Sư 247

Thực hiện nghĩa vụ quân sự là đóng góp một phần sức lực cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước, là một trong những nghĩa vụ, trách nhiệm của mỗi thanh niên Việt Nam. Hãy tham khảo bài viết sau đây của Luật sư 247 để biết thêm “Đi nghĩa vụ quân sự có được dùng điện thoại không?“.

Đi nghĩa vụ quân sự có được dùng điện thoại?

Theo Điều 9 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 quy định về quyền và nghĩa vụ của hạ sĩ quan, binh sĩ, cụ thể theo đó:

“1. Hạ sĩ quan, binh sĩ được Nhà nước bảo đảm chế độ, chính sách ưu đãi phù hợp với tính chất hoạt động của Quân đội nhân dân.

2. Hạ sĩ quan, binh sĩ có nghĩa vụ:

a) Tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, Nhân dân, với Đảng và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

b) Sẵn sàng chiến đấu, hy sinh bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; bảo vệ Nhân dân, Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa; hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao và thực hiện nghĩa vụ quốc tế;

c) Bảo vệ tài sản và lợi ích của Nhà nước, cơ quan, tổ chức; bảo vệ tính mạng, tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp của Nhân dân; tham gia bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội theo quy định của pháp luật;

d) Chấp hành nghiêm đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, Điều lệnh, Điều lệ của Quân đội nhân dân;

đ) Học tập chính trị, quân sự, văn hóa, khoa học, kỹ thuật, nghiệp vụ; rèn luyện tính tổ chức, ý thức kỷ luật và thể lực; nâng cao bản lĩnh chính trị, bản lĩnh chiến đấu.”

Như vậy, khi tham gia nghĩa vụ quân sự, hạ sĩ quan, binh sĩ được hưởng chính sách ưu đãi, phù hợp với tính chất hoạt động của Quân đội nhân dân, đồng thời có một số nghĩa vụ nhất định phải thực hiện. Trong quyền của hạ sĩ quan, binh sĩ được quy định tại điều này không thấy quy định được sử dụng điện thoại trong thời gian thực hiện nghĩa vụ quân sự.

Đi nghĩa vụ quân sự có được sử dụng điện thoại không?

Các hành vi bị nghiêm cấm trong thời gian thực hiện nghĩa vụ quân sự được quy định cụ thể tại Điều 10 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015, bao gồm:

“1. Trốn tránh thực hiện nghĩa vụ quân sự.

2. Chống đối, cản trở việc thực hiện nghĩa vụ quân sự.

3. Gian dối trong khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự.

4. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái quy định về nghĩa vụ quân sự.

5. Sử dụng hạ sĩ quan, binh sĩ trái quy định của pháp luật.

6. Xâm phạm thân thể, sức khỏe; xúc phạm danh dự, nhân phẩm của hạ sĩ quan, binh sĩ.”

Như vậy, căn cứ vào những quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 thì có thể thấy không có quy định nào cấm công dân trong thời gian thực hiện nghĩa vụ quân sự sử dụng điện thoại.

Tuy nhiên, các quân nhân phải tuân thủ quy định chung của mỗi đơn vị mà mình phục vụ. Hiện nay, để đảm bảo bí mật quốc gia, kỷ luật quân đội thì phần lớn đơn vị đã hạn chế sử dụng điện thoại trong những giờ chấp hành quân lệnh. Các binh sĩ có thể liên lạc với gia đình, bạn bè qua điện thoại của đơn vị hoặc gia đình của binh sĩ có thể đến thăm trực tiếp tại đơn vị.

Công dân khi đi nghĩa vụ quân sự được mang theo điện thoại. Tuy nhiên chỉ được dùng trong những thời gian theo quy định của từng đơn vị để không làm ảnh hưởng đến nhiệm vụ được giao.

Tiêu chuẩn nhập ngũ của công dân

Có 4 tiêu chuẩn mà công dân cần đáp ứng khi nhập ngũ:

Độ tuổi:

  • Công dân từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi;
  • Công dân nam có trình độ cao đẳng, đại học được tạm hõa nhập ngũ trong thời gian một khóa đào tạo của một trình độ đào tạo thì tuyển chọn và gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi.

Tiêu chuẩn chính trị:

  • Thực hiện theo Thông tư liên tịch số 50/2016/TTLT-BQP-BCA ngày 15 tháng 4 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng – Bộ trưởng Bộ Công an quy định tiêu chuẩn chính trị tuyển chọn công dân vào phục vụ trong Quân đội nhân dân Việt Nam.
  • Đối với các cơ quan, đơn vị và vị trí trọng yếu cơ mật trong Quân đội; lực lượng Tiêu binh, Nghi lễ; lực lượng Vệ binh và Kiểm soát quân sự chuyên nghiệp thực hiện tuyển chọn theo quy định của Bộ Quốc phòng.

Tiêu chuẩn sức khỏe:

  • Tuyển chọn những công dân có sức khỏe loại 1, 2, 3 theo quy định tại Thông tư liên tịch số 16/2016/TTLT-BYT-BQP ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế – Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định việc khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự.
  • Đối với các cơ quan, đơn vị, vị trí quy định tại Điểm b, Khoản 2 Điều này, thực hiện tuyển chọn bảo đảm tiêu chuẩn riêng theo quy định của Bộ Quốc phòng.
  • Không gọi nhập ngũ vào Quân đội những công dân có sức khỏe loại 3 tật khúc xạ về mắt (cận thị 1,5 diop trở lên, viễn thị các mức độ); nghiện ma túy, nhiễm HlV, AIDS.

Tiêu chuẩn văn hóa:

  • Tuyển chọn và gọi nhập ngũ những công dân có trình độ văn hóa lớp 8 trở lên, lấy từ cao xuống thấp. Những địa phương có khó khăn không đảm bảo đủ chỉ tiêu giao quân thì báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định được tuyển chọn số công dân có trình độ văn hóa lớp 7.
  • Các xã thuộc vùng sâu, vùng xa, vùng điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật; đồng bào dân tộc thiểu số dưới 10.000 người thì được tuyển không quá 25% công dân có trình độ văn hóa cấp tiểu học, còn lại là trung học cơ sở trở lên.

Có thể bạn quan tâm

  • Nghĩa vụ quân sự là gì? Những trường hợp nào được miễn, hoãn nghĩa vụ quân sự?
  • Quy định về xử lý vi phạm nghĩa vụ quân sự
  • Con gái có được tham gia nghĩa vụ quân sự không?

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Đi nghĩa vụ quân sự có được dùng điện thoại không?”. Nếu quý khách có nhu cầu tư vấn về lĩnh vực hình sự, kinh doanh thương mại, thành lập công ty, xác nhận tình trạng độc thân, dịch vụ hợp thức hóa lãnh sự …; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833.102.102.FaceBook: www.facebook.com/luatsuxTiktok: https://www.tiktok.com/@luatsuxYoutube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Con gái có được tham gia thực hiện nghĩa vụ quân sự?

Theo khoản 2 Điều 6 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 quy định: “Công dân nữ trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự trong thời bình nếu tự nguyện và quân đội có nhu cầu thì được phục vụ tại ngũ”. Như vậy, công dân nữa có nguyện vọng được thực hiện nghĩa vụ quân sự sẽ được phục vụ tại ngũ nếu đáp ứng đủ một số điều kiện được quy định tại Luật này.

Độ tuổi của đối tượng đăng ký nghĩa vụ quân sự là bao nhiêu?

Theo Điều 12 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 thì công dân nam từ đủ 17 tuổi trở lên, công dân nữ có ngành, nghề chuyên môn phù hợp với yêu cầu của Quân đội nhân dân thì đủ 18 tuổi trở lên được đăng ký nghĩa vụ quân sự.

5/5 - (1 bình chọn)

Từ khóa » đi Lính Có được Dùng điện Thoại Không