Đi Ngoài Ra Máu Tươi Là Bệnh Gì? Triệu Chứng & Cách Chữa Trị

Hiện tượng đi ngoài ra máu

Hiện tượng đi ngoài ra máu (hay đi đại tiện ra máu, đi nặng ra máu, đi ị ra máu tươi…) được hiểu là tình trạng xuất hiện máu lẫn ở trong phân hoặc đi cầu ra máu tươi ở cuối bãi. Màu sắc của máu có thể khác biệt với nhau tùy thuộc theo từng trường hợp, nguyên nhân cụ thể. Điển hình như máu đỏ tươi, đỏ thẫm, thậm chí là màu nâu đen, máu có lẫn dịch nhầy… Triệu chứng đi ngoài ra máu bao gồm các mức độ từ nhẹ đến nặng như dưới đây:

Hiện tượng đi ngoài ra máu tươi

- Ở trường hợp nhẹ, máu thường chỉ dính một ít trên giấy vệ sinh sau khi sử dụng.

- Nhận thấy sau khi đi đại tiện có máu lẫn ở bên trong chất thải.

- Người bệnh đi vệ sinh ra máu tươi, máu chảy thành giọt hoặc nghiêm trọng hơn là máu bắn ra thành tia.

- Mức độ nặng hơn là người bệnh đi ngoài ra máu tươi nhiều lần, thậm chí không cầm được máu, cần phải xử lý càng sớm càng tốt tránh đe dọa đến tính mạng.

Theo các chuyên gia, có nhiều nguyên nhân đi ngoài ra máu khác nhau ở mỗi người. Trong số đó phải kể đến thói quen lạm dụng các chất kích thích, ăn nhiều đồ cay nóng, sinh hoạt thiếu khoa học… dẫn đến bị nóng trong người, táo bón kéo dài phải rặn mạnh khi đi đại tiện khiến hậu môn tổn thương. Tuy nhiên, chúng ta cũng không loại trừ khả năng đi đại tiện ra máu là biểu hiện cảnh báo các bệnh lý có liên quan đến đường tiêu hóa mà người bệnh phải nhanh chóng thăm khám và điều trị. Vậy đi ngoài ra máu tươi là bệnh gì, mời bạn đọc tiếp tục cùng chúng tôi tìm hiểu trong phần nội dung dưới đây của bài viết.

Đi ngoài ra máu tươi là bệnh gì?

Tùy thuộc vào tình trạng chảy máu cũng như các triệu chứng đi kèm mà chúng ta có thể phần nào nhận biết được đi cầu ra máu tươi là bệnh gì. Cụ thể như sau:

1.  Đi cầu ra máu tươi là bệnh gì - Bệnh trĩ

Nếu bạn đang băn khoăn bệnh đi ngoài ra máu do đâu thì trước tiên phải kể đến bệnh trĩ - căn bệnh thường gặp tại vùng hậu môn trực tràng. Trĩ xuất hiện (bên trong hoặc ngoài ống hậu môn) do đám rối tĩnh mạch bị giãn nở, phình to khi phải chịu áp lực dài ngày. Nguyên nhân phổ biến gây bệnh trĩ thường là thói quen ngồi quá lâu ở một chỗ, người bị táo bón mãn tính, chế độ ăn thiếu chất xơ, uống ít nước, phụ nữ mang thai và sau sinh, người béo phì…

Đi cầu ra máu tươi do bệnh trĩ

Ngoài biểu hiện đi ị ra máu tươi, người mắc bệnh trĩ còn bị đau rát hậu môn nhất là khi đại tiện, cảm giác ngứa ngáy do hậu môn tiết dịch nhầy bất thường, vướng víu do có cục thịt thừa ở hậu môn (trĩ ngoại hoặc trĩ nội sa), niêm mạc hậu môn sưng tấy.

2. Đi đại tiện ra máu tươi là bệnh gì - Nứt kẽ hậu môn

Nứt kẽ hậu môn là hiện tượng niêm mạc hậu môn có vết rách, thường xảy ra sau khi bệnh nhân cố gắng rặn mạnh để đẩy phân cứng ra bên ngoài. Mặc dù là hai bệnh hoàn toàn khác nhau nhưng nứt kẽ hậu môn lại dễ bị nhầm lẫn với trĩ do đều có dấu hiệu đi đại tiện ra máu tươi rát hậu môn. Bên cạnh đó, nứt hậu môn còn gây đau dữ dội kèm theo nóng rát trong và kéo dài đến vài giờ sau khi đi đại tiện khiến cho người bệnh cảm thấy lo lắng, sợ hãi mỗi lần buồn đi tiêu. Quanh hậu môn bị ngứa ngáy, khó chịu, có thể nhìn thấy rõ vết rách và xung quanh vị trí nứt kẽ hậu môn thường xuất hiện cục u nhỏ.

Nứt kẽ hậu môn

3. Đi ỉa ra máu là bệnh gì - Xuất huyết đường tiêu hóa

Hiện tượng đi ngoài ra máu tươi nhiều lần cũng có khả năng cảnh báo xuất huyết tiêu hóa do một tổn thương nào đó. Bệnh có thể hình thành ở bất cứ cơ quan nào, bao gồm đường tiêu hóa trên (thực quản, dạ dày, tá tràng) hoặc đường tiêu hóa dưới (ruột non, ruột già, trực tràng, hậu môn). Triệu chứng điển hình của xuất huyết đường tiêu hóa thường gặp là: Đi cầu ra máu tươi, phân sẫm màu, nôn ra máu, đau đầu, chóng mặt, cơ thể mệt mỏi, người xanh xao, đau bụng, đau vùng ngực. Nguy hiểm hơn, nếu như người bệnh bị xuất huyết nghiêm trọng sẽ dẫn tới hạ huyết áp, vã mồ hôi, chân tay yếu hay thậm chí là ngất xỉu.

4. Đi nặng ra máu do viêm túi thừa

Túi thừa được hiểu là những cấu trúc ở dạng túi nhỏ hình thành bên trong đại tràng (thường gặp nhất là ở vị trí đại tràng sigma), khi bị nhiễm khuẩn sẽ dẫn đến bệnh viêm túi thừa. Bệnh lý này có thể được nhận biết thông qua triệu chứng đi ngoài ra máu, đau vùng bụng dưới phía bên trái, chướng bụng đầy hơi, táo bón hoặc tiêu chảy. Trong trường hợp viêm túi thừa diễn biến nặng hơn sẽ khiến người bệnh buồn nôn, nôn ói, người ớn lạnh, sốt…

5. Đi vệ sinh ra máu là bệnh gì - Sa trực tràng

Sa trực tràng gây đi ngoài ra máu

Sa trực tràng thực tế là căn bệnh không quá phổ biến, nhưng bạn vẫn cần phải đi khám ngay từ sớm để được chẩn đoán nguyên nhân chính xác bởi bệnh lý này cũng có biểu hiện đi nặng ra máu. Theo đó, sa trực tràng được hiểu là tình trạng một phần trực tràng sa ra khỏi hậu môn, xảy ra do một số yếu tố nguy cơ như tổn thương dây thần kinh, chấn thương vùng hậu môn hoặc hông, tiêu chảy hoặc táo bón mãn tính, phụ nữ mang thai, người cao tuổi… Bệnh càng kéo dài thì sa trực tràng lại càng xuất hiện nhiều lần hơn, thậm chí không còn đẩy ngược lại được vào bên trong, kèm theo khó kiểm soát hoạt động nhu động ruột.

6. Đi ngoài ra máu đỏ tươi do Polyp đại trực tràng

Giải đáp câu hỏi đi ngoài ra máu tươi là bệnh gì thì bạn còn có nguy cơ đang mắc phải polyp đại trực tràng (các khối u lồi xuất hiện trên thành ruột hoặc bên trong lòng trực tràng). Một số dấu hiệu nhận biết bệnh polyp đại trực tràng bao gồm như dưới đây:

Bệnh polyp đại tràng

- Đi vệ sinh ra máu tươi, máu thường phủ ở bên ngoài, không bị trộn lẫn với phân.

- Cuống polyp bị sa xuống khỏi hậu môn khiến cho người bệnh khó chịu.

- Cảm giác đau buốt ở vùng hậu môn, phân có máu kèm theo dịch nhầy cho thấy polyp đã bị viêm nhiễm.

Đa phần các polyp đại trực tràng đều có kích thước nhỏ và lành tính, nhưng người bệnh vẫn phải lưu ý khám chữa từ sớm để tránh polyp phát triển kích thước, tiềm ẩn nguy cơ ác tính.

7. Viêm đại tràng, trực tràng chảy máu

Nguyên nhân đi cầu ra máu tươi là bệnh gì, nếu như vùng đại - trực tràng bị viêm nhiễm, tổn thương sẽ dẫn đến bệnh viêm loét đại trực tràng chảy máu. Nguyên nhân gây bệnh cho đến nay vẫn chưa thật sự rõ ràng, nhưng một số nghiên cứu đã cho thấy bệnh thường liên quan tới nhiễm trùng đường ruột, gen di truyền, khả năng miễn dịch, thói quen sinh hoạt… Người bệnh thường bị đau bụng, đi đại tiện ra máu nhưng không đau, rối loạn đại tiện, mệt mỏi, dễ bị sụt cân.

8. Đi ị ra máu tươi do lỗ rò ống tiêu hóa

Lỗ rò xuất hiện ở giữa hậu môn và da, hoặc hậu môn và trực tràng do nhiễm khuẩn, chấn thương, tiền sử phẫu thuật… được gọi là lỗ rò ống tiêu hóa. Hiện tượng này khiến cho mủ, máu và các chất dịch đường tiêu hóa bị rò rỉ ra bên ngoài, lẫn vào trong phân, hậu quả là người bệnh đi ngoài ra máu tươi nhiều lần với lượng ít nhiều khác nhau. Rò ống tiêu hóa cần phải được sử dụng kháng sinh tránh nhiễm khuẩn và phẫu thuật để xử lý.

9. Đi cầu ra máu nhiều do ung thư đại tràng

Ung thư đại tràng

Đi đại tiện ra máu tươi là bệnh gì, bạn cũng cần phải thận trọng bởi có nguy cơ mắc phải ung thư đại tràng. Ung thư đại tràng hiện đang là bệnh lý ung thư có mức độ phổ biến xếp thứ 5 tại nước ta, đe dọa đến tính mạng của người bệnh nếu không phát hiện và can thiệp xử lý kịp thời. Một số biểu hiện cảnh báo mắc bệnh từ giai đoạn sớm gồm: Có máu và nhớt bên trong phân, hình dạng phân thay đổi, có mùi hôi tanh bất thường, đau hoặc khó chịu ở vùng bụng dưới, bụng to (có khối u), nôn ói, suy nhược cơ thể, mệt mỏi, sụt cân…

Đi ngoài ra máu khám ở đâu

Cách làm co búi trĩ ngoại

Cách chữa bệnh trĩ nội

Chữa bệnh trĩ bao nhiêu tiền

Đi đại tiện ra máu có nguy hiểm không?

Nhận định về câu hỏi đi cầu ra máu tươi có nguy hiểm không, các chuyên gia cho biết một số trường hợp xuất hiện máu trong phân ở mức độ nhẹ, không kèm theo dấu hiệu bất thường nào khác thì có thể do tình trạng nóng trong người, sẽ tự hết sau vài ngày khi bạn điều chỉnh lại chế độ sinh hoạt. Ngược lại, nếu như hiện tượng đi ngoài ra máu xảy ra nhiều lần, đi kèm các triệu chứng đau bụng, buồn nôn và nôn, hậu môn đau rát, tiết dịch nhầy… thì lúc này nhiều khả năng là biểu hiện cảnh báo các bệnh lý. Người bệnh cần phải nhanh chóng thăm khám và điều trị để tránh gây ra những vấn đề ảnh hưởng, hậu quả sau đây:

- Nguyên nhân đi ngoài ra máu dù bắt nguồn từ bệnh lý hay không do bệnh lý cũng đều làm ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Công việc, sinh hoạt hàng ngày sẽ bị xáo trộn, người bệnh thường xuyên ở trong trạng thái tâm lý lo lắng, e ngại trước việc đi đại tiện, mệt mỏi, dễ cáu gắt với mọi người.

- Đi ngoài ra máu tươi nhiều lần sẽ dẫn đến thiếu máu với các dấu hiệu nhận biết như chóng mặt, hoa mắt, đau đầu, ù tai, da nhợt nhạt, xanh xao, nhịp tim nhanh, mệt mỏi, chán ăn, lạnh người… Người bệnh càng để lâu thì tình trạng thiếu máu lại càng trở nên nghiêm trọng hay thậm chí là gây nguy hiểm đối với sức khỏe.

- Đi đại tiện ra máu còn khiến cho sức đề kháng của người bệnh bị suy giảm đáng kể do bị mất máu kéo dài, hậu quả là bệnh nhân có nguy cơ phải đối mặt với nhiều căn bệnh khác nhau, sức khỏe ngày càng suy yếu.

- Dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm nếu như các bệnh lý không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, điển hình như hoại tử trĩ, hoại tử hậu môn, viêm nhiễm nghiêm trọng, nhiễm trùng máu, nguy cơ cao mắc phải nhiều bệnh lý khác…

Đi ngoài ra máu tươi là bệnh gì?

Cách chữa đi ngoài ra máu

Như chúng ta đã biết, triệu chứng đi ngoài ra máu có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau và sẽ dẫn đến hàng loạt biến chứng nguy hại nếu bệnh nhân không kịp thời xử lý. Chính vì vậy, cách tốt nhất là người bệnh đi ngoài ra máu cần tìm đến những cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ kiểm tra, chẩn đoán nguyên nhân chính xác đồng thời tìm ra cách trị đi cầu ra máu hiệu quả, phù hợp. Hiện nay, có 2 phương pháp, cách chữa đi đại tiện ra máu thường được áp dụng tùy theo mức độ nặng nhẹ của người bệnh như sau:

⭐Giá khám trĩ ❤️ Chỉ 60.000đ
⭐Phí trị liệu ❤️ Giảm -30%
⭐Phí tiểu phẫu ❤️ Giảm -30%
⭐Tư vấn miễn phí ❤️ 0367402884

Cách chữa đi ngoài ra máu nội khoa

Đối với những trường hợp bệnh lý gây đi nặng ra máu ở thể nhẹ, chưa có dấu hiệu xảy ra biến chứng thì phương pháp nội khoa sẽ được bác sĩ ưu tiên. Có thể kể đến một số loại thuốc uống, thuốc bôi theo sự chỉ định của bác sĩ gồm kháng sinh, giảm đau, thuốc cầm máu, thuốc nhuận tràng, thuốc làm bền thành mạch… giúp điều trị và khắc phục các triệu chứng của bệnh.

Người bệnh lưu ý trong quá trình áp dụng cách trị đi cầu ra máu bằng thuốc phải tuân thủ đúng những hướng dẫn từ bác sĩ, không được tùy tiện thay đổi nếu chưa được tư vấn, chỉ định. Nguyên nhân là bởi thuốc Tây y mặc dù mang đến hiệu quả tương đối nhanh chóng nhưng sẽ gây ra các tác dụng phụ không mong muốn nếu như bệnh nhân lạm dụng hoặc tự ý thay đổi loại thuốc, tăng giảm liều lượng…

Cách chữa đi đại tiện ra máu ngoại khoa

Khi phương pháp nội khoa không còn mang lại kết quả tích cực do tình trạng đi cầu ra máu tươi của người bệnh tiến triển nặng, gây ảnh hưởng đến sức khỏe thì lúc này cách chữa đi ngoài ra máu sẽ cần phải can thiệp bằng phương pháp ngoại khoa để xử lý, ngăn ngừa biến chứng. Hiện tại, Phòng khám đa khoa Hưng Thịnh là một cơ sở y tế uy tín trong lĩnh vực tư vấn, khám chữa các bệnh hậu môn - trực tràng đã và đang triển khai áp dụng hiệu quả 2 phương pháp PPH và HCPT hiện đại điều trị đi đại tiện ra máu, cụ thể:

Cách chữa đi đại tiện ra máu tươi

Phương pháp PPH: Được chỉ định cho những người bệnh mắc trĩ nội, sa búi trĩ mức độ nặng, nghẹt trĩ hoặc đã xuất hiện dấu hiệu hoại tử búi trĩ. Theo đó, phương pháp sẽ sử dụng máy kẹp PPH đưa vào bên trong hậu môn để xử lý, đồng thời khâu nối lại các niêm mạc nhằm tạo hình cho ống hậu môn trở lại hình dáng ban đầu. Ưu điểm của PPH là ít gây đau đớn và chảy máu, thời gian tiểu phẫu chỉ mất từ 20 - 25 phút, không gây biến chứng, bảo toàn cho chức năng hoạt động của hậu môn.

Sóng cao tần HCPT: Phương pháp này phù hợp cho bệnh nhân mắc trĩ ngoại, polyp hậu môn, nứt kẽ hậu môn, rò hậu môn…, thay vì sử dụng các loại dao, kéo phẫu thuật truyền thống thì HCPT sẽ ứng dụng sóng điện trường cao tần. Với kỹ thuật xâm lấn tối thiểu, HCPT sẽ không gây ra nhiều cảm giác đau đớn, người bệnh ít chảy máu, có thể sớm hồi phục sau điều trị. Ngoài ra, cách chữa đi ngoài ra máu bằng HCPT cũng có thời gian hoàn thành nhanh chóng, an toàn, tránh tái phát.

Tại phòng khám bệnh trĩ Hưng Thịnh, toàn bộ quy trình thăm khám và điều trị bệnh đi ngoài ra máu tươi đều được thực hiện bởi đội ngũ các bác sĩ giỏi chuyên môn, dày dặn kinh nghiệm trong môi trường y tế vô trùng sạch sẽ, có sự hỗ trợ từ hệ thống máy móc hiện đại. Về các khoản chi phí khám chữa bệnh đều được phòng khám minh bạch, công khai rõ ràng, tư vấn cụ thể cho bệnh nhân trước khi điều trị. Đặc biệt hơn, người bệnh còn có thể đặt lịch hẹn trước và nhận kèm ưu đãi khám hậu môn 60.000đ, giảm thêm 30% chi phí tiến hành tiểu phẫu điều trị.

Phòng tránh đi đại tiện ra máu

Đội ngũ bác sĩ chuyên khoa Hậu môn - Trực tràng cho biết, để phòng tránh hiện tượng đi ngoài ra máu thì mỗi người nên chủ động xây dựng chế độ sinh hoạt lành mạnh với các thói quen khoa học nhằm giúp cơ thể khỏe mạnh hơn. Cụ thể là:

- Tập thói quen đi đại tiện vào khung giờ nhất định mỗi ngày, không nên cố rặn, không ngồi lâu trong nhà vệ sinh, lưu ý vệ sinh hậu môn đúng cách sau mỗi lần đi cầu để phòng tránh viêm nhiễm.

- Vận động cơ thể thường xuyên cũng là một biện pháp giúp phòng ngừa đi đại tiện ra máu, giúp thúc đẩy nhu động ruột, tăng cường sức đề kháng của cơ thể.

- Về chế độ dinh dưỡng, bạn nên ăn uống đúng giờ, tích cực bổ sung các nhóm thực phẩm giàu chất xơ (rau xanh, củ quả tươi…), magie (các loại đậu, ngũ cốc nguyên hạt…), vitamin C (bưởi, cam, chanh, kiwi…), sữa chua, rau má, rau diếp cá…

- Uống nhiều nước, bổ sung đủ từ 2 - 2,5 lít nước hàng ngày để loại bỏ các độc tố khỏi cơ thể, giúp quá trình trao đổi chất dễ dàng hơn.

- Tránh xa các loại thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh, đồ chế biến sẵn, thuốc lá, bia rượu, các chất kích thích… bởi chúng không chỉ gây rối loạn tiêu hóa mà còn không tốt cho sức khỏe.

- Duy trì tâm trạng thoải mái, vui vẻ, sắp xếp thời gian làm việc và nghỉ ngơi sao cho phù hợp, mỗi ngày cần ngủ đủ giấc từ 7 - 8 tiếng đồng hồ.

Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng nguyên nhân đi ngoài ra máu tươi là bệnh gì rất đa dạng, cần được chẩn đoán chính xác để có phương án xử lý phù hợp và kịp thời, phòng ngừa những hậu quả khó lường. Do đó, ngay khi nhận thấy triệu chứng đi ngoài ra máu thì người bệnh cần nhanh chóng đi khám bác sĩ tại các cơ sở y tế chuyên khoa, không nên tự ý điều trị tại nhà hoặc để tình trạng diễn biến kéo dài. Trường hợp còn bất kỳ câu hỏi băn khoăn nào khác hay đang gặp phải hiện tượng đi đại tiện ra máu cần đặt lịch hẹn khám, bạn đọc có thể liên hệ qua số điện thoại 0367402884 để các chuyên gia của phòng khám đa khoa Hà Nội tư vấn miễn phí.

Theo: trinhgiangloi.webflow.io

Từ khóa » đi Ra Ngoài Máu