Đi Săn... Tắc Kè! - Tuổi Trẻ Online
Có thể bạn quan tâm
Phóng to |
Một chú tắc kè vừa săn được |
Nhiều người tưởng trộm vào nhà, chạy ra bắt, thì họ nói “Tui là thợ săn!”. Khi hỏi săn gì thì họ bảo “Đi săn con tắc kè, cái con mà mấy ông uống vào bà khen đó mà…”.
“Anh tắc kè, chị cũng tắc kè”...
Men theo con lộ đất ở hẻm 2, ấp Tâm Phước, xã Đại Tâm thuộc huyện Mỹ Xuyên (Sóc Trăng), hỏi cả chục người tôi mới tìm được chị Hứa Ngọc Kiều. Từ ngày nổi tiếng với nghề săn tắc kè, mọi người đều gọi chết danh là... “chị tắc kè”!
Gắn bó với công việc lạ lẫm này trên tám năm và những con tắc kè bắt được mỗi ngày là nguồn thu nhập chính của gia đình nhưng “duyên nợ” của chị Kiều với những con tắc kè có bộ da sần sùi kể ra nghe thật đơn giản: Lớn lên ở vùng lũ của tỉnh Đồng Tháp, những ngày đầu mới theo chồng về xã Đại Tâm, chị nghe được thông tin có người cùng xóm tìm mua tắc kè ngâm rượu để bán cho mấy ông yếu xìu bị vợ chê, nhưng không biết ai bán con này. Cùng lúc ấy trong nhà có hai con tắc kè luân phiên thay nhau kêu “tắc kè…tắc kè…” đinh tai nhức óc, khó chịu, chị tìm cách bắt tặng cho người đang tìm tắc kè ngâm rượu.
Phóng to |
Chị Hứa Ngọc Kiều dùng cần câu chuẩn bị “xiết cổ” một con tắc kè |
Dụng cụ săn tắc kè của chị Kiều cũng thật đơn giản, đó là một chiếc giỏ tre, chụp đèn pha sử dụng bình ắc-quy 25A và một cây trúc dài ước chừng 6m. Để bắt được lũ tắc kè vốn nhút nhát, chị Kiều chọn thời gian thích hợp nhất là vào lúc nửa đêm kéo dài đến 3-4 giờ sáng, khi mọi sự vật xung quanh hầu như đang say giấc thì tắc kè bắt đầu bò ra khỏi nơi trú ngụ là những bọng cây để săn mồi.
Chị Kiều không giấu kinh nghiệm: “Trên ngọn “cần câu” gắn một sợi dây gân nhỏ màu trắng đục được tôi cột thành chiếc vòng thòng lọng như để bắt chó nhưng chỉ lớn bằng miệng chén. Khi nào phát hiện được con mồi, chiếc đèn pha rọi lệch sang một bên để tắc kè nghểnh cổ lên nhìn ánh đèn. Tiếp theo là đưa cái thòng lọng vào cổ nó và giật mạnh cho vòng dây xiết lại...”.
Nghề săn tắc kè vào ban đêm đôi khi cũng gặp nhiều hiểm nguy không thể lường trước được. Có lần lo mải mê bắt một con tắc kè mà chị Kiều bước trúng tổ ong vò vẽ. Đàn ong hung dữ tủa ra châm chích vào mặt, cổ... gần mười vết nên chị phải nằm ở trạm xá dưỡng bệnh đúng hai tuần.
“Một lần khác, khi tôi đang ngồi rình tắc kè trong một khu vườn ở huyện Cầu Ngang thì bất ngờ trên mu bàn chân có cảm giác nhồn nhột như con gì bò ngang. Soi đèn xuống thì muốn xỉu tại chỗ vì thấy một con rắn hổ mang, rất may là tôi không nhúc nhích nên nó bò đi nơi khác…".
"Còn mấy vụ “săn đêm” mới thật là phiền phức, hôm đó mới có hai giờ sáng, tui đang đi săn thì có hai chú vác gậy, rọi đèn hỏi :”Đi đâu đó ?”. Tui tình ngay trả lời: ”Tui đi săn tắc kè mấy chú ơi…”. Một chú bảo: “Giỏi, tui biết chỗ này tắc kè nhiều lắm, đi theo tui chỉ cho…”, tưởng trúng mánh, ai dè đó là hai chú dân phòng tưởng tôi là trộm nên dắt thẳng vào đồn công an!”.
Cũng gắn bó với nghề săn tắc kè như chị Kiều nhưng anh Trương Văn Đoàn ở ấp Bônô Combốt thuộc xã Tham Đôn, huyện Mỹ Xuyên (Sóc Trăng) lại không “sống về đêm”. Công việc của anh bắt đầu vào lúc giữa trưa của những ngày nắng nóng. Đây không phải là lúc tắc kè bò ra khỏi bọng cây để săn mồi nhưng anh Đoàn vẫn cứ đi với lý do duy nhất là vì anh không nói được tiếng Khơme.
Anh lý giải: “Ở vùng có đông đồng bào dân tộc Khơme như Sóc Trăng, Trà Vinh... có rất nhiều chùa. Chính những ngôi chùa cổ xưa ấy và những cây cổ thụ gần chùa là nơi tắc kè thường xuyên trú ngụ. Vì vậy, khi vào vùng này lúc nửa đêm mà không nói được tiếng Khơme thì khó lắm, lỡ người nào nghi mình là kẻ gian rượt đánh thì muốn thanh minh cũng không được, nên đi săn ban ngày cho chắc ăn!”.
Tuy hiếm khi tìm được những chú tắc kè bò lên thân cây tắm nắng nhưng mỗi khi anh đi săn thì hàng chục con tắc kè cha, tắc kè con cứ liên tục chui vào chiếc giỏ tre mà anh mang theo bên người. “Đồ nghề” của anh Đoàn cũng là chiếc giỏ tre để đựng tắc kè, một cây cần câu nhưng không có đèn pha mà thay vào đó là chiếc đèn pin nhỏ, một cây đuốc được tẩm dầu lửa và một thanh kẽm có móc nhọn ở phần đầu.
“Thấy cây nào có lỗ bọng thì dùng đèn pin rọi vào xem có tắc kè hay không để mà bắt bằng cái móc bằng kẽm. Nếu chúng ngoan cố chẳng ra thì dùng cây đuốc tẩm dầu đốt lửa đưa vào. Bị xông khói và lửa nóng chúng nhanh chân chạy ra ngoài thì tôi dùng cần câu có cột thòng lọng để xiết cổ nó. Tuy nhiên, có lúc cũng gặp nguy hiểm vì nhiều lần đưa đuốc vào trong ống bọng thì hổng thấy tắc kè chui ra mà là một con rắn độc bò ra phun nọc phì phì làm tôi bỏ đồ nghề chạy có cờ!”, anh Đoàn thố lộ.
Song, khi đi săn vào ban ngày, anh Đoàn lại có được một lợi thế khác mà chị Kiều không có được là được chủ nhà mời vào nhà bắt tắc kè. Anh nói thật thà: “Gặp tôi đi săn nhiều riết rồi bà con ở Vĩnh Châu, Bạc Liêu, Trà Vinh... quen mặt. Hễ nhà nào có tắc kè là họ cứ bảo: vào nhà tôi mà bắt mấy con tắc kè kêu hoài nghe nhức đầu quá đi... anh tắc kè ơi!”.
“Tắc kè... bảy món - món nào cũng ngon!”
Phóng to |
Anh Trương Văn Đoàn đang dùng thanh kẽm móc một con tắc kè từ trong bọng cây |
Không như thằn lằn (thạch sùng) một lần chỉ đẻ một, hai quả trứng, lượng trứng tắc kè trong một lần đẻ có thể lên đến chục quả. Chính vì vậy nên mặc dù thường xuyên quần đảo khắp nơi nhưng những “thợ săn” chịu khó như anh Đoàn, chị Kiều... vẫn bắt được vài chục con mỗi đêm (hoặc ngày).
Nhìn con tắc kè mình đầy bông, sần sùi ai cũng thấy sợ, nghe nó kêu “tắc kè…tắc kè…” ai cũng ghét, nhưng nó là con hữu dụng, ai cũng muốn thưởng thức, ngoài ngâm rượu uống cho khỏe cái người, có rất nhiều người cho rằng tắc kè là món ăn khoái khẩu và ăn càng nhiều sẽ trị được nhiều loại bệnh...
Mới đây, trong một lần về quê ở Bạc Liêu, không biết “đặt hàng” ở đâu mà đám bạn học cũ của tôi lại có được gần chục con tắc kè to gần bằng cổ tay để chế biến ra bốn món nhậu là: tắc kè nướng, tắc kè chiên giòn, tắc kè xào khóm và tắc kè hấp lá nhàu. Thoạt đầu tôi không dám ăn nhưng nhìn đám bạn ai cũng ăn một cách ngon lành nên tôi đã không kềm được lòng mình. Nhờ vậy mà mới biết được thịt tắc kè thơm, ngọt và ngon chẳng thua gì thịt gà hay rắn ri voi.
Khi nghe tôi kể tên các món chế biến từ thịt tắc kè, chị Kiều cười xòa: “Ôi, những món đó là chuyện nhỏ, cả nhà tôi thường xuyên được ăn tắc kè khìa nước dừa, tắc kè nấu cháo và khi nào có nhiều thì hấp rồi mang đi xé khoai trộn với rau răm. Nhờ ăn tắc kè mà cháu Nghĩa con tôi hết bệnh suyễn và không còn bệnh còi xương, suy dinh dưỡng...”.
Từ khóa » đi Bắt Tắc Kè Hoa
-
Bắt Tắc Kè Trong Khe Tường, Đi Tìm Tắc Kè Khổng Lồ Với Hy Vọng đổi đời
-
Bắt Tắc Kè Trong Khe Tường, Giúp Tắc Kè Lột Da - YouTube
-
Catching Geckos (Đi Câu Tắc Kè) - YouTube
-
Thuần Phục Một Con Tắc Kè Hoang Dã (Domesticating A Wild Gecko)
-
Catching Geckos (Đi Bắt Tắc Kè để Nuôi Làm Cảnh) - YouTube
-
A Gecko Family In Electrical Box (Bắt Tổ Tắc Kè Trong Công Tơ điện, đàn ...
-
Gia đình Tắc Kè Trong Khe đá (Gecko Family Hide In A Crack In The Rock)
-
Cách Bắt Tắc Kè Bông Tắc Kè Hoa Cực Kỳ Đơn Giản How To Cacth ...
-
Top 14 đi Bắt Tắc Kè Hoa
-
Bật Mí Cách đuổi Tắc Kè Ra Khỏi Nhà MỘT ĐI KHÔNG TRỞ LẠI
-
Thế Giới động Vật: Phì Cười Với Dáng đi điệu Nghệ Của Tắc Kè Hoa
-
Tắc Kè – Wikipedia Tiếng Việt
-
Theo Chân Đi Bắt -Tắc Ké- Phát Hiện 2 Con -Đánh Nhau- Ác Liệt