Di Sản Truyền Khẩu Và Phi Vật Thể Của Nhân Loại - Khay Inox
Có thể bạn quan tâm
Di sản văn hóa phi vật thể được hiểu là các tập quán, các hình thức thể hiện, biểu đạt, tri thức, kỹ năng và kèm theo đó là những công cụ, đồ vật, đồ tạo tác và các không gian văn hóa có liên quan mà các cộng đồng và các nhóm và trong một số trường hợp là cá nhân công nhận là một phần di sản văn hóa của họ. Được chuyển giao từ thế hệ này sang thế hệ khác, di sản văn hóa phi vật thể được cộng đồng, các nhóm không ngừng tái tạo để thích nghi với môi trường và mối quan hệ qua lại giữa cộng đồng với tự nhiên và lịch sử của họ, đồng thời hình thành trong họ ý thức về bản sắc và sự kế tục, qua đó khích lệ thêm sự tôn trọng đối với sự đa dạng văn hóa và tính sáng tạo của con người.
Di sản truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại tại Việt Nam
1. Nhã nhạc cung đình Huế Đây là thể loại nhạc của cung đình thời phong kiến, được biểu diễn vào các dịp lễ hội trong năm của các triều đại nhà Nguyễn của Việt Nam. Vào năm 2003, Nhã nhạc cung đình Huế đã được UNESCO công nhận là kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại. Nhã nhạc Cung Đình Huế là một sự kế thừa,kể từ khi những dàn nhạc - trong đó có mặt nhiều nhạc khí cung đình - xuất hiện dưới dạng tác phẩm chạm nổi trên các bệ đá kê cột chùa thời Lý, thế kỉ XI-XII, đến lúc ông vua cuối cùng triều Nguyễn thoái vị vào giữa thế kỷ XX. 2. Không gian văn hoá cồng chiêng Ngày 15 tháng 11 năm 2005, không gian văn hoá Cồng chiêng Tây Nguyên đã được UNESCO công nhận là kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại. Không gian văn hoá Cồng Chiêng Tây Nguyên trải dài trên 5 tỉnh Tây Nguyên: Kom Tum; Gia Lai; Đắk Lắk; Đắk Nông, Lâm Đồng với các chủ thể sáng tạo gồm nhiều dân tộc khác nhau như Ê đê, Ba Na,… Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên bao gồm các yếu tố bộ phận sau: cồng chiêng, các bản nhạc tấu bằng cồng chiêng, những người chơi cồng chiêng, các lễ hội có sử dụng cồng chiêng (Lễ mừng lúa mới, Lễ cúng Bến nước...), những địa điểm tổ chức các lễ hội đó (nhà dài, nhà rông, rẫy, bến nước, nhà mồ, các khu rừng cạnh các buôn làng Tây Nguyên,...), v.v.
3. Dân ca quan họ Bắc Giang và Bắc Ninh Dân ca quan họ là những làn điệu dân ca của vùng châu thổ sông Hồng ở miền Bắc Việt Nam, tập trung ở vùng văn hoá Kinh Bắc với trọng tâm là 2 tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang. Năm 2009, UNESCO đã chính thức công nhận quan họ là Kiệt tác di sản truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại. 4. Ca trù Hát ca trù hay còn gọi là hát ả đào là một bộ môn nghệ thuật truyền thống ở phía Bắc kết hợp cùng với một số nhạc cụ dân tộc. Loại hình nghệ thuật này từng được sử dụng trong cung đình và được giới qúy tộc và tri thức yêu thích. Đây là sự phối hợp nhuần nhuyễn và đỉnh cao giữa thi ca và âm nhạc. Ngày 1/ 10/ 2009, ca trù Việt Nam đã được UNESCO công nhận là di sản văn hoá phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp của nhân loại
5. Hội Gíong Đây là lễ hội truyền thống hàng năm được tổ chức ở nhiều nơi thuộc vùng Hà Nội để tưởng niệm và ca ngợi chiến công của người anh hung truyền thuyết Thánh Gíong. Có 2 hội Gíong tiêu biểu ở Hà Nội là hội Gióng Sóc Sơn ở đền Sóc xã Phù Linh- huyện Sóc Sơn và hội Gíong Phù Đổng ở đền Phù Đổng xã Phù Đổng- Gia Lâm đã được UNESCO công nhận là di sản văn hoá phi vật thể của nhân loại. 6. Hát Xoan Đây là loạ hình dân ca lễ nghi với phong tục hát thờ thần, thành hoàng với hình thức nghệ thuật đa yếu tố như: có nhạc, hát, múa… Và thường được biểu diễn vào dịp đầu xuân phổ biến ở vùng đất tổ Hùng Vương- Phú Thọ. Ngày 24/11/2011 Hát xoan đã đượch UNESCO công nhận là di sản văn hoá phi vật thể của nhân loại. 7. Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương- Phú Thọ UNESCO đã chính thức công nhận Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương- Phú Thọ là Di sản văn hoá phi vật thể đại diện cho nhân loại vào ngày 6/ 12/ 2012
8. Đờn ca tài tử Nam Bộ Đây là một dòng nhạc dân tộc của Việt Nam đã hình thành và phát triển từ cuối thế kỷ 19. Đờn ca tài tử là một loại hình nghệ thuật dân gian đặc trưng của vùng Nam Bộ. Ngày 5/ 12/ 2013 đờn ca tài tử Nam Bộ đã được công nhận là di sản văn hoá phi vật thể của nhân loại.
Di sản văn hoá phi vật thể gắn liền với văn hoá và truyền thống của dân tộc. Vì vậy, cần phải giữ gìn và phát triển để bảo vệ và làm phong phú thêm truyền thống văn hoá của dân tộc.
Các bài viết cùng chuyên mục
- Bị lú lẫn vì dùng đồ nhôm (27/06/2013)
- Cách sử dụng và bảo quản đồ inox (29/07/2013)
- Cách phân biệt inox xịn và inox mạ (03/08/2013)
- Khay cơm inox cao cấp Tiamo (16/09/2013)
- Mua khay inox ở đâu? (21/09/2013)
- Khay inox- Lamchame, Webtretho (21/09/2013)
- Ứng dụng của inox trong đời sống (23/09/2013)
- Inox với những tính năng nổi bật (28/09/2013)
- An toàn với khay cơm inox (30/09/2013)
- Xót xa với bữa cơm trưa của trẻ em vùng cao (30/09/2013)
Từ khóa » Các Di Sản Văn Hóa Phi Vật Thể Việt Nam
-
14 Di Sản Văn Hóa Phi Vật Thể đại Diện Của Nhân Loại Tại Việt Nam
-
Danh Mục Di Sản Văn Hóa Phi Vật Thể Quốc Gia
-
14 Di Sản Văn Hóa Phi Vật Thể đại Diện Nhân Loại Của Việt Nam
-
Danh Sách Di Sản Văn Hóa Phi Vật Thể Quốc Gia (Việt Nam) - Wikipedia
-
Top 10 Di Sản Văn Hóa Phi Vật Thể được UNESCO Công Nhận Của ...
-
Infographic 14 Di Sản Văn Hóa Phi Vật Thể Việt Nam Vào Danh Sách ...
-
14 Di Sản Văn Hóa Phi Vật Thể Của Việt Nam được UNESCO Ghi Danh
-
DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ - MOFA
-
Di Sản Văn Hóa Phi Vật Thể Là Gì?
-
Phát Huy Giá Trị Các Di Sản Văn Hóa Phi Vật Thể
-
Nhận Diện Và Kiểm Kê Di Sản Văn Hóa Phi Vật Thể
-
Lễ Công Bố Và Trao Chứng Nhận Di Sản Văn Hóa Phi Vật Thể Quốc Gia ...
-
Độc đáo 14 Di Sản Văn Hóa Phi Vật Thể đại Diện Của ...