Di Sản Văn Hóa Là Gì? Ý Nghĩa Di Sản Văn Hóa?
Có thể bạn quan tâm
Di sản văn hóa là gì? Ý nghĩa của di sản văn hóa? Tất cả những sản phẩm có giá trị về tinh thần, văn hóa và cả những công trình kiến trúc nổi tiếng đều thuộc về di sản văn hóa. Hoatieu.vn xin chia sẻ với quý bạn đọc trong bài viết dưới đây.
Tìm hiểu về di sản văn hóa? Lấy ví dụ di sản văn hóa
- 1. Di sản văn hóa là gì?
- 2. Khái niệm di sản văn hóa?
- 3. Ý nghĩa của di sản văn hóa?
- 4. Di sản văn hóa bao gồm mấy loại?
- 5. Đặc trưng của di sản văn hoá
- 6. Tầm quan trọng của bảo vệ di sản văn hoá
- 7. Vai trò của di sản văn hóa trong đời sống hiện nay
- 8. Những hành vi bị nghiêm cấm liên quan đến di sản văn hoá
- 9. Di sản văn hóa có ý nghĩa như thế nào đối với con người và xã hội
- 10. Ví dụ về di sản văn hóa
- 10.1. Ví dụ về di sản văn hóa phi vật thể ở Việt Nam
- 10.2. Ví dụ về di sản văn hóa vật thể ở Việt Nam
1. Di sản văn hóa là gì?
Trong cuộc sống hàng ngày, chắc hẳn ta thường hay thấy những di tích cổ đã có từ xa xưa, hay những phong tục tập quán mang nét đặc trưng riêng, những địa điểm nổi tiếng thu hút rất nhiều khách du lịch qua các phương tiện thông tin đại chúng, sách vở, báo đài hoặc ngay tại nơi chúng ta đang sinh sống.
Những thứ từ khi chúng ta sinh ra đã tồn tại trước đó từ lâu đời mà bao thế hệ đã đồng hành và tiếp nối cho tương lai. Đó gọi là di sản văn hóa.
2. Khái niệm di sản văn hóa?
Di sản văn hóa là những vật thể và phi vật thể có giá trị văn hóa, lịch sử, khoa học được truyền từ đời này qua đời khác. Di sản văn hóa bao gồm tài sản văn hóa (như các tòa nhà, cảnh quan, di tích, sách, tác phẩm nghệ thuật, và các hiện vật), văn hóa phi vật thể (như văn hóa dân gian, truyền thống, ngôn ngữ và kiến thức) và di sản tự nhiên (bao gồm cảnh quan có tính văn hóa quan trọng và đa dạng sinh học).
Di sản văn hóa được quy định tại Điều 1 Luật di sản văn hóa số 10/VBHN-VPQH như sau:
Di sản văn hóa quy định tại Luật này bao gồm di sản văn hóa phi vật thể và di sản văn hóa vật thể, là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
3. Ý nghĩa của di sản văn hóa?
Di sản văn hóa quốc gia thuộc sở hữu và quản lý của Nhà nước, Nhà nước có trách nhiệm bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa nhằm nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Theo Điều 6 Luật di sản văn hóa số 10/VBHN-VPQH quy định:
Mọi di sản văn hóa ở trong lòng đất thuộc đất liền, hải đảo, ở vùng nội thủy, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đều thuộc sở hữu nhà nước.
Di sản văn hoá có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với con người và xã hội hiện nay. Đối với con người thì di sản văn hoá mang ý nghĩa to lớn về giá trị tinh thần, văn hoá của dân tộc ta. Những giá trị này được hình thành và gìn giữ từ xưa. Còn đối với xã hội là tài sản vô giá, góp phần làm giàu cho kho tàng di sản văn hoá của nhân loại.
Không những thế di sản văn hoá còn đem lại cho xã hội ngày nay nhiều giá trị về du lịch văn hoá phát triển. Vì ngày nay con người mong muốn tìm hiểu về những di sản văn hoá độc đáo mang trong mình những câu chuyện về thời xa xưa của con người. Khi đất nước ta có đa dạng về di sản văn hoá thì ngành du lịch văn hoá phát triển từ đó cũng đem lại cho con người nhiều giá trị kinh tế về ngành du lịch.
4. Di sản văn hóa bao gồm mấy loại?
Di sản văn hóa được chia thành 3 loại bao gồm:
- Di sản văn hóa vật thể: Danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử – văn hóa, bảo vật quốc gia, cổ vật, di vật. Ví dụ: Thành Nhà Hồ, Trống đồng Đông Sơn, 82 bia Văn Miếu Quốc Tử Giám,...
- Di sản văn hóa phi vật thể: tiếng nói, chữ viết, các loại nghệ thuật trình diễn dân gian. Ví dụ: Nhã nhạc cung đình Huế, dân ca quan họ, ca trù, hát xoan Phú Thọ,...
- Di sản văn hóa hỗn hợp: là di sản thế giới kép, đáp ứng đủ cả hai yếu tố nổi bật về văn hóa và thiên nhiên. Ví dụ: quần thể di thắng Tràng An - Ninh Bình
5. Đặc trưng của di sản văn hoá
Di sản văn hoá kiến tạo phát triển: Nước ta có nhiều di sản văn hoá trải dài khắp đất nước. Những di sản văn hoá được hình thành và phát triển khác nhau tạo nên sự đa dạng về di sản văn hoá và nét đặc trưng của mỗi vùng miền. Từ đó cũng tạo nên những đặc trưng của du lịch Việt Nam. Di sản văn hoá giúp quảng bá hình ảnh Việt Nam với bạn bè quốc tế, bởi những công trình vĩ đại được xây dựng từ ngàn năm đến các nét đẹp bình yên của vùng quê Việt Nam.
Di sản văn hoá là nguồn nội lực quan trọng cho sự phát triển: Di sản văn hoá là những di sản quý báu của dân tộc ta, có những nét đặc trưng riêng. Những nét đặc trưng về văn hoá giúp con người Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế không bị hoà tan. Bởi những giá trị văn hoá của Việt Nam được lan toả với thế giới và được thế giới công nhận. Từ đó cũng giúp cho bạn bè quốc tế mong muốn được tham quan, tìm hiểu những giá trị đó của Việt Nam và tạo nên sự phát triển về du lịch kéo theo dịch vụ khách sạn, nhà hàng,.... giúp nước ta phát triển về kinh tế.
Sở hữu và quản lý: Nhà nước thống nhất di sản văn hoá sở hữu toàn dân nhằm giúp bảo vệ di sản văn hoá tránh những tác động xấu giúp khai thác chúng hiệu quả.
6. Tầm quan trọng của bảo vệ di sản văn hoá
Bảo vệ di sản văn hoá có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với dân tộc. Đây là công việc của toàn dân và nhà nước tạo nên sự quản lý chặt chẽ bảo vệ di sản văn hoá. Vì thời kỳ hội nhập kinh tế và sự thay đổi không ngừng của thời đại sẽ có thể khiến di sản văn hoá dần bị mai một. Khiến cho di sản văn hoá biến tướng hoặc mất đi. Vậy bảo vệ di sản văn hoá là điều cần thiết.
Bảo vệ di sản văn hoá còn bảo vệ cơ sở văn hoá cho thế hệ sau phát triển, vì những thế hệ sau cần biết về những văn hoá đi trước để tiếp nối và phát huy chúng thật mạnh mẽ trong thời đại mới. Bảo vệ di sản văn hoá còn là bảo vệ chính những kinh nghiệm công sức của cha ông ta từ xưa, không để những công sức đó bị mai một đi, đây cũng là cách thể hiện tinh thần yêu nước của người dân.
7. Vai trò của di sản văn hóa trong đời sống hiện nay
Di sản văn hóa, với tư cách là những giá trị tinh thần và vật chất được kế thừa từ thế hệ trước, đóng vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống hiện đại. Di sản văn hóa không chỉ là biểu tượng của lịch sử và bản sắc dân tộc mà còn mang ý nghĩa sâu sắc về văn hóa, xã hội và kinh tế.
Di sản văn hóa là một phần không thể thiếu trong việc định hình bản sắc dân tộc, giúp con người nhận biết về nguồn gốc, cội nguồn của mình. Qua những di sản, các giá trị truyền thống, phong tục tập quán được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, góp phần duy trì sự ổn định và phát triển của cộng đồng.
Đặc biệt ngày nay, nhiều di sản văn hóa đã trở thành những điểm du lịch hấp dẫn, thu hút du khách trong và ngoài nước, góp phần phát triển kinh tế. Di sản văn hóa được coi như là cầu nối, giúp tăng cường giao lưu văn hóa quốc tế đồng thời giúp mọi người hiểu biết sâu sắc hơn về văn hóa giữa các quốc gia khác.
Những di sản văn hóa còn là nguồn cảm hứng bất tận cho các nghệ sĩ, nhà sáng tạo, giúp họ tạo ra những tác phẩm nghệ thuật độc đáo và mang đậm dấu ấn văn hóa dân tộc. Các họa tiết, hoa văn trên di sản truyền thống được ứng dụng vào thiết kế thời trang, nội thất, kiến trúc, tạo ra những sản phẩm độc đáo và mang tính thẩm mỹ cao, điều này cũng được coi là một phần của quá trình lưu trữ, giữ gìn bản sắc dân tộc.
Hơn thế, di sản văn hóa chính là một kho tàng kiến thức khổng lồ, giúp con người hiểu biết sâu sắc hơn về lịch sử, văn hóa, xã hội, là những học liệu sống chứng minh cho những giá trị đã tồn tại suốt bao đời.
Di sản văn hóa đóng vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống hiện đại, nó không chỉ là biểu tượng của quá khứ mà còn là nguồn lực quý báu để xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn. Việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản là trách nhiệm của mỗi cá nhân và cộng đồng. Bên cạnh đó, việc khai thác giá trị kinh tế của di sản văn hóa cũng cần phải đi đôi với việc bảo tồn và phát huy những giá trị cốt lõi của nó, đảm bảo sự phát triển bền vững.
8. Những hành vi bị nghiêm cấm liên quan đến di sản văn hoá
Những hành vi bị nghiêm cấm liên quan đến di sản văn hoá là:
- Hành vi chiếm đoạt, làm sai lệch di tích lịch sử, văn hoá, danh làm thắng cảnh.
- Hành vi huỷ hoạt hoặc gây nguy cơ huỷ hoại di sản văn hoá như hành động thực hành nội dung di sản sai lệch; đưa yếu tố mới không phù hợp vào di sản; lợi dụng việc tuyên truyền, phổ biến, trình diễn, truyền dạy di sản văn hoá để trục lợi;….
- Hành vi đào bới trái phép địa điểm khảo cổ, xây dựng trái phép, lần chiếm đất đai thuộc di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh.
- Hành vi mua bán, trao đổi, vận chuyển trái phép di vật, cổ vật, bảo vật quốc hoa bất hợp pháp.
- Lợi dụng việc bảo vệ, phát huy giá trị văn hoá để trục lợi, hoạt động mê tín dị đoan.
- Hành vi đưa trái phép di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia ra nước ngoài.
9. Di sản văn hóa có ý nghĩa như thế nào đối với con người và xã hội
Thời gian qua, di sản văn hóa đã ngày càng chứng minh vai trò to lớn của mình đối với con người và xã hội hiện nay. Di sản văn hóa không chỉ là điểm tựa vững chắc cho đời sống tinh thần, nuôi dưỡng và làm giàu bản sắc văn hóa của một quốc gia, dân tộc, mà còn là nguồn lực để tăng trưởng kinh tế, phát triển du lịch. Cụ thể ý nghĩa của di sản văn hóa đối với con người và xã hội như:
- Đối với con người:
+ Di sản văn hóa là tài sản vô giá với một dân tộc, mang những nét đặc trưng của dân tộc đó, góp phần thỏa mãn nhu cầu tinh thần, tâm linh và nhu cầu tìm hiểu, tham quan, du lịch của con người.
+ Di sản văn hóa còn mang tính giáo dục sâu sắc, giúp thế hệ sau tìm hiểu, tra cứu, hiểu hơn về tài sản văn hóa, bản sắc dân tộc của đất nước mình, từ đó có trách nhiệm bảo vệ, giữ gìn di sản văn hóa của quê hương, đất nước.
+ Bảo tồn di sản văn hóa còn góp phần quảng bá văn hóa dân tộc đến bạn bè quốc tế.
- Đối với xã hội:
+ Di sản văn hóa có ý nghĩa rất quan trọng trong việc lưu giữ các giá trị lịch sử, văn hoá, kiến trúc, nghệ thuật của các thế hệ cộng đồng và tạo cảnh quan môi trường, không gian cho thế hệ hiện tại và tương lai.
+ Nâng cao nhận thức bảo tồn di sản văn hóa của toàn dân, của tất cả các tổ chức và cá nhân trong xã hội, trong đó, Nhà nước đóng vai trò tạo ra khuôn khổ pháp lý và cơ chế chính sách; còn nhân dân đóng vai trò then chốt trong việc bảo vệ, gìn giữ, lưu truyền và phát huy giá trị di sản văn hóa.
+ Các di sản văn hóa góp phần quan trọng trong việc giáo dục lịch sử, vun đắp truyền thống tốt đẹp của dân tộc cho thế hệ sau của đất nước.
+ Di sản văn hóa được bảo tồn, du lịch phát triển đã tạo ra sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế của địa phương, cùng với đó, cộng đồng dân cư tại nơi có di sản nhận thức rõ hơn về giá trị của di sản, lòng tự hào về truyền thống, vẻ đẹp của quê hương, đất nước, về ý thức trách nhiệm bảo vệ tài sản này.
10. Ví dụ về di sản văn hóa
10.1. Ví dụ về di sản văn hóa phi vật thể ở Việt Nam
Di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần gắn với cộng đồng hoặc cá nhân, vật thể và không gian văn hóa liên quan, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thể hiện bản sắc của cộng đồng, không ngừng được tái tạo và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức khác.
Tính đến hiện tại, Việt Nam có rất nhiều di sản văn hóa phi vật thể đã được UNESCO công nhận, ghi danh, bao gồm:
- Nhã nhạc-Nhạc Cung đình Triều Nguyễn;
- Không gian văn hoá Cồng chiêng Tây Nguyên;
- Dân ca Quan họ Bắc Ninh; Hát Ca Trù;
- Hội Gióng ở Đền Phù Đổng và Đền Sóc;
- Hát Xoan Phú Thọ;
- Tín ngưỡng Thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ;
- Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ;
- Dân ca Ví, Dặm ở Nghệ Tĩnh;
- Nghi lễ và trò chơi Kéo co;
- Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Phủ của người Việt;
- Nghệ thuật Bài Chòi ở Trung Bộ;
- Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái, Nghệ thuật Xèo Thái
- Nghệ thuật làm Gốm của người Chăm.
10.2. Ví dụ về di sản văn hóa vật thể ở Việt Nam
>> Mời bạn tham khảo thêm: Di sản văn hóa vật thể là gì?
Di sản văn hóa vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, bao gồm di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.
Ví dụ:
- Khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long-Hà Nội
- Đô thị cổ Hội An
- Quần thể danh thắng Tràng An
- Quần thể di tích Cố đô Huế
- Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng
- Vịnh Hạ Long
Trên đây, Hoatieu.vn đã phân tích và giúp bạn đọc tìm hiểu về Di sản văn hóa là gì? Ý nghĩa di sản văn hóa? Bài viết chỉ mang tính tham khảo, tùy tình huống thực tế có các căn cứ pháp lý khác, nên sẽ có sự sai biệt với nội dung giới thiệu trên.
Xem thêm:
- Người uống rượu say gây ra hành vi vi phạm pháp luật được xem là?
- Độ tuổi thấp nhất của người lao động là bao nhiêu?
- Bán thuốc Molnupiravir trên mạng có phạm luật?
Từ khóa » Di Sản Văn Hoá Vật Thể Bao Gồm Mấy Loại
-
Hành Một Số điều Của Luật Di Sản Văn Hóa.
-
Di Sản Văn Hóa Vật Thể Bao Gồm Những Loại Nào?
-
Di Sản Văn Hóa Phi Vật Thể Và Di Sản Văn Hóa Vật Thể Gồm Những Gì?
-
Di Sản Văn Hóa Bao Gồm Mấy Loại? - Luật Hoàng Phi
-
Di Sản Văn Hóa Việt Nam được Hiểu Là Gì Và Bao Gồm Những Loại Di ...
-
Di Sản Văn Hóa Vật Thể Bao Gồm? Di Tích Lịch Sử - Khóa Học
-
Di Sản Văn Hóa Là Gì Có Mấy Loại Di Sản Văn Hóa
-
Di Sản Văn Hóa Theo Em Gồm Mấy Loại? - Toploigiai
-
Di Sản Văn Hóa Là Gì? Có Mấy Loại Di Sản Văn Hóa?
-
Phân Loại Di Sản Văn Hóa Vật Thể Và Di Sản Văn Hóa Phi Vật Thể
-
Di Sản Văn Hóa – Wikipedia Tiếng Việt
-
Di Sản Văn Hóa Là Gì Có Mấy Loại Di Sản Văn Hóa - MarvelVietnam
-
Di Sản Văn Hóa Là Gì? Nêu Rõ Có Mấy Loại Di Sản Văn Hóa?
-
[PDF] LUẬT Di SẢN VĂN HÓA - UNESCO