Đi Tảo Mộ Cần Chuẩn Bị Những Gì Ngày Tết? Ngày Tảo Mộ Là Ngày Mấy?
Những ngày này, nơi nơi đều là không khí tất bật của những ngày cuối năm. Mọi người dọn dẹp sạch sẽ, trang hoàng nhà cửa thật đẹp để đón một năm mới sang. Đây cũng là dịp để con cháu tỏ lòng hiếu kính với ông bà, cội nguồn và các vị tổ tiên thông qua hoạt động tảo mộ. Nhưng có nhiều người vẫn chưa thực sự rõ hoạt động tảo mộ cuối năm diễn ra vào ngày nào và đi tảo mộ ngày Tết cần chuẩn bị những gì? Hãy theo dõi bài viết để được giải đáp nhé!
Nội dung chính
- 1. Tảo mộ là gì? Ý nghĩa tảo mộ ngày Tết
- 2. Tảo mộ cuối năm vào ngày nào
- 3. Đi tảo mộ cần chuẩn bị những gì?
- 4. Lưu ý khi đi tảo mộ ngày cuối năm
1. Tảo mộ là gì? Ý nghĩa tảo mộ ngày Tết
Việt Nam ta từ bao đời nay vô cùng coi trọng chữ hiếu, luôn khắc ghi trong lòng lời dặn “uống nước nhớ nguồn” của các bậc cha ông. Vậy nên cứ vào dịp cuối năm, các gia đình lại sắm sửa cùng nhau đi tảo mộ. Tảo mộ là hoạt động dọn dẹp cỏ dại, vun lại những nấm mộ, sửa sang, tu bổ, chăm sóc những cây xanh ở xung quanh mộ phần của người thân quá cố trong gia đình. Tảo mộ cuối năm còn là dịp để gia đình, con cháu sum vầy, ôn lại những kỉ niệm đã qua.
Tảo mộ cuối năm còn như một lời nhắc nhở đến con cháu đời sau phải ghi nhớ công ơn tổ tiên, phải phấn đấu để có thể mang đến những điều tốt đẹp nhất cho gia đình mình. Người ta nói “Con chim tìm tổ, con người tìm tông”, mỗi độ Tết đến xuân về, con cháu từ khắp các phương xa lại quây quần, tụ họp về bên mái ấm gia đình, chuyện trò rôm rả. Tảo mộ cuối năm thực sự là một nét đẹp văn hóa đáng quý của con người Việt Nam.
2. Tảo mộ cuối năm vào ngày nào
Người Việt trọng nghĩa tình. Vậy nên thủ tục “đón rước” ông bà thực ra rất đơn giản, chủ yếu ở tấm lòng và cái tình con cháu. Thời gian tảo mộ vì vậy cũng không cố định. Nhưng mọi người thường cùng nhau tổ chức hoạt động này trong khoảng thời gian từ 20 đến 25 tháng Chạp âm lịch, có thể kéo dài đến những ngày cuối năm.
Một dịp khác để tảo mộ đầu năm đó chính là tiết Thanh minh (hay còn được gọi là Tết hàn thực mùng 3 tháng 3 âm lịch). Tiết Thanh minh có nguồn gốc từ Trung Quốc và ảnh hưởng một phần đến văn hóa Việt Nam. Tháng 3 đẹp trời, những buổi chiều mát, người ta hay cùng nhau đến các vùng ngoại ô hít thở không khí trong lành, phát quang bụi rậm, sang sửa lại các mộ phần. Nhìn chung, khoảng thời gian này không quá gò bó, tùy theo sự lựa chọn của mỗi gia đình là chủ yếu.
3. Đi tảo mộ cần chuẩn bị những gì?
Khi đi tảo mộ cuối năm, việc chuẩn bị những vật phẩm cúng lễ sao cho đúng và đủ là vô cùng quan trọng. Có nhiều người vì không biết rõ đi tảo mộ cần chuẩn bị những gì ngày Tết nên đã phạm phải những sai lầm không nên có, vô cùng đáng tiếc. Gia đình có thể chuẩn bị lễ chay hoặc lễ mặn tùy ý, nhưng theo quan niệm hiện nay, người ta thường chọn lễ chay để tránh sát sinh. Nhưng dù là lễ chay hay mặn thì có một số lễ vật là không thể thiếu như: Đèn, chè, rượu, nước trong, tiền vàng, trầu cau, hương và quả.
Đối với lễ chay, cần chuẩn bị thêm bánh trái, gạo, muối, bỏng, chén mật, xôi chè, bơ. Lễ mặn thì có thêm chân giò, gà luộc, rượu thịt hoặc khoanh giò. Các vật phẩm này bạn hoàn toàn có thể mua một cách dễ dàng thông qua tính năng Scan&Go của VinID đấy!
Khi vào lễ, gia chủ thắp hương, thắp đèn và khấn vái theo bài cúng khi đi tảo mộ. Trong lúc đợi hương tàn, con cháu có thể bắt tay vào dọn dẹp, tu sửa cho mộ phần. Khi hương cháy đến hơn 2/3 tức là lễ tạ, gia chủ tiến hành hóa vàng và có thể xin lộc về để làm lễ cúng gia thần, gia tiên ở nhà.
4. Lưu ý khi đi tảo mộ ngày cuối năm
Tảo mộ cuối năm là một việc làm thiêng liêng, nhiều ý nghĩa. Vậy nên ngoài việc suy nghĩ xem đi tảo mộ cần chuẩn bị những gì thì bạn cũng cần lưu ý thêm những điều nên tránh sau:
– Nên tảo mộ vào buổi sáng. Lúc này không khí trong lành, ấm áp. Nên hạn chế đi tảo mộ những ngày tiết trời âm u hoặc buổi chiều muộn để tránh nhiễm khí lạnh, có thể ảnh hưởng đến sức khỏe.
– Đi nhẹ, nói khẽ, tránh đùa giỡn lớn tiếng. Đây được xem là hành vi hiếu kính, tôn trọng tổ tiên. Ngược lại, việc đùa giỡn tượng trưng cho sự không nghiêm túc, không thành tâm.
– Dọn dẹp sạch sẽ cả 4 phía của mộ phần. Việc dọn dẹp sẽ giúp tạo một diện mạo mới, thoáng đãng, hanh thông cho các phần mộ, đồng thời cũng mang đến may mắn cho người trong gia đình.
– Không dẫm đạp lên mộ phần, đá đồ cúng của người khác để tránh mang lại sự không may cho bản thân.
– Cần phải chân thành, thể hiện lòng thành kính. Trên đường đi dù gặp các mộ phần khác cũng phải nghiêm túc, cung kính. Tránh xáo trộn quá nhiều làm ảnh hưởng đến xung quanh.
– Sau khi đi tảo mộ về, bạn nên tắm rửa sạch sẽ để loại bỏ hàn khí, bụi bẩn cũng như sẵn sàng đón một năm mới hanh thông, may mắn.
Tảo mộ cuối năm là một nét đẹp văn hóa của người Việt Nam. Bài viết hy vọng đã giúp bạn biết rõ tảo mộ cuối năm vào ngày nào và đi tảo mộ cần chuẩn bị những gì để có thể tiếp tục nối dài truyền thống tốt đẹp đó.
Xem thêm bài viết liên quan:
Mùng 1 Tết nên mặc áo màu gì hợp phong thủy để cả năm luôn đỏ
Học ngay những câu chúc tết hay năm 2020 Canh Tý nhiều ý nghĩa
Từ khóa » Dẫy Mả Cuối Năm
-
Ngày Giẫy Mả - Tuổi Trẻ Online
-
Tảo Mộ Và Chạp Mả - Báo Đà Nẵng
-
Dẫy Mả ông Bà
-
Tục Chạp Mả Cuối Năm - Báo Bình Thuận
-
Văn Khấn Chuẩn Nhất Lễ Chạp Mộ Cuối Năm Mời Gia Tiên Về ăn Tết
-
Tảo Mộ Cuối Năm Trước Khi Soạn Mâm Cơm Tất Niên Ngày 30 Tết
-
Top 14 Dãy Mã Ngày Nào
-
Tháng Chạp – Giẫy Mả
-
Văn Khấn Tảo Mộ Ngày Tết Chuẩn Phong Tục Truyền Thống Việt
-
Tục Tảo Mộ Cuối Năm - Cổng Thông Tin điện Tử Tỉnh Tiền Giang
-
Tảo Mộ Là Gì? Ngày Tảo Mộ Là Ngày Mấy? Lễ Vật, Văn Khấn Tảo Mộ ...
-
Văn Khấn Tạ Mộ Phần Dịp Cuối Năm - Lịch Ngày TỐT
-
Lễ Tạ Mộ Cuối Năm Tân Sửu 2021 Có điều Gì Cần đặc Biệt Chú ý?
-
Tục Tảo Mộ Ngày Tết Của Người Việt - In Tương Lai
-
Ý Nghĩa Của Dấu Mã Vạch Trên Bao Bì Sản Phẩm
-
10 điều Tuyệt đối Không được Phạm Phải Khi đi Tạ Mộ Cuối Năm Mà Ai ...