Di Tích Lịch Sử Cách Mạng Chiến Thắng Hoài Đức

Di tích lịch sử cách mạng chiến thắng Hoài Đức post image Di tích lịch sử cách mạng chiến thắng Hoài Đức tienntDi tích lịch sử cách mạng chiến thắng Hoài Đức 0 2270

Chiến thắng Hoài Đức- Bắc Ruộng, một trận đánh xuất...

Sau hiệp định Giơ-ne-vơ, đế quốc Mỹ trực tiếp nhảy vào Miền Nam hất cẳng thực dân Pháp, dựng Ngô Đình Diệm làm tay sai hòng chia cắt lâu dài đất nước ta, biến miền Nam Việt Nam thành căn cứ quân sự và thuộc địa kiểu mới của Mỹ.

Được đế quốc Mỹ ủng hộ, Ngô Đình Diệm giương cao ngọn cờ chống cộng, thẳng tay đánh phá cách mạng, chủ trương tố cộng, diệt cộng, đàn áp khủng bố dã man những người yêu nước, kháng chiến cũ, dập tắt phong trào cách mạng của đồng bào nước ta ở miền Nam.

Có Mỹ viện trợ tiền bạc, vũ khí, phương tiện chiến tranh, giúp xây dựng quân đội chính quy, dân vệ, cảnh sát. Diệm mở các chiến dịch tố cộng, đàn áp khủng bố và đưa ra luật 10/59 lê máy chém đi khắp nơi để giết hại những ai chống lại chế độ bán nước của chúng.

Trong 5 năm tiến hành chiến tranh, chính quyền Diệm đã bắt giam 275.000 người trong 874 nhà tù, giam lỏng cả triệu người trong 252 khu dinh điền, khu trù mật, tra tấn tàn phế trên 530.000 người và giết chết hơn 80.000 người.

Ở Bình Thuận, sau nhiều lần, bắt giam, bắn chết, buộc ly khai hàng ngàn người yêu nước, kháng chiến, địch cho là cơ bản đã đánh tan phong trào cách mạng ở đồng bằng, nên từ đầu năm 1957 chúng chuyển lên đánh phá miền núi với tên gọi lừa bịp là chiến dịch “Thượng du vận”. Cuối năm 1955 trong chiến dịch Trương Tấn Bửu, địch cũng đánh miền Đông Tánh Linh. Với phương châm nhổ sạch cơ sở cách mạng ở miền núi, lấy người dân tộc trị người dân tộc, chúng càn vào các vùng căn cứ của ta lùa hết dân vào các khu tập trung.

Đến năm 1959, thì các xã miền Đông, Miền Bắc Tánh Linh đều bị dồn vào các khu tập trung Bắc ruộng, Đồng Kho, Đồng Me, một số dân vào Gia Bát, Láng Cóc v.v.. Chúng lập tề điệp, xây đồn bót và tiến hành tố cộng như ở đồng bằng.

Năm 1959, Ngô Đình Diệm thành lập tỉnh Bình Tuy gồm ba huyện Hàm Tân, Tánh Linh, Hòai Đức và thị xã Lagi. Ở miền núi Tánh Linh đồng bào kiên quyết đấu tranh không lập tề không chịu dồn về các khu tập trung.

Địch dồn dân qui mô, lập hệ thống “dinh điền” Hoài Đức, Tánh Linh: Sau khi chia huyện Tánh Linh cũ thành 2 huyện, Hoài Đức ở Bắc sông La Ngà, Tánh Linh ở Nam Sông La Ngà, địch di dân lớn, nhiều đợt từ 1957 đến 1959, gồm hàng vạn người ở Quảng Nam, Quảng Ngãi, lập các “dinh điền” Bắc Núi, Bắc Ruộng, Nghị Đức, Mê Pu, Sùng Nhơn ở Hòai Đức và Gia An, Võ Xu, Hiếu Tín, Đồng Kho, Đồng Me, Tà Bao, Quan Hà ở Tánh Linh,.. Địa điểm dinh điền ngang cấp xã có bộ máy hành chánh đứng đầu là địa điểm trưởng. Chúng vừa xây dựng dinh điền vừa đẩy mạnh tố cộng kiểm sóat khống chế chặt quần chúng nên thực chất khu dinh điền cũng là một khu tập trung.

Khu Bắc Ruộng ở ngay tại quận lỵ Hoài Đức với số dân các xã: Bắc Ruộng 100, La Ngâu 300, La Dạ 1.200, Măng Tố 800 là một dinh điền lớn tòan người Thượng nên địch xây dựng “dinh điền kiểu mẫu” để tuyên truyền thắng lợi chính sách “Thượng du Vận”. Đồng bào đã đấu tranh đòi địch phải cho ra rừng chặt cây, kiếm củi, hái rau, săn thú,..

Cuộc sống đồng bào Thượng rất khó khăn buộc địch thường phải phát thực phẩm, thuốc men, quần áo để mị dân và làm cho họ không hướng về rừng núi nữa. Đích thân Diệm, Nhu thường đến trực tiếp đôn đốc xây dựng dinh điền này, nhưng đồng bào ở đây được đi lại tương đối tự do ngòai rừng, bà con lại gữi được liên lạc với cán bộ, được giáo dục phát động căm thù địch, giữ vững niềm tin vào thắng lợi của cách mạng, càng tích cực đấu tranh và chuẩn bị cho ngày trở lại với đất đai rừng núi ông bà.

Đơn vị 2-9 tỉnh thành lập ngày 02-9-59 nên có tên là đơn vị 2-9 có 1b (thiếu) 24 người. Cán bộ là sĩ quan tập kết về. Chiến sĩ là cơ sở chính trị thóat ly, được bố trí phân tán trong dân, làm công tác dân vận, tránh địch và không được nổ súng.

Đầu năm 1960 địch thấy các xã Cà dòn, Tố La còn ở trên núi xa nên chủ trương dồn hết luôn về Bắc Ruộng. Ngày 5-5-1960 quận Hòai Đức huy động một số lớn quân cộng hòa, bảo an ập vào các xóm Cà Dòn dồn dân về Bắc Ruộng - Hòai Đức. Đơn vị 2-9 ở luôn trong dân không đấu vũ khí, nhưng vẫn chưa được nổ súng, chỉ giúp dân bố phòng và hướng dẫn tránh lánh khi có địch. Qua một tháng, tỉnh sơ kết công tác biểu dương 2-9 làm tốt công tác dân vận. Ngày 7-5-1960 địch dồn tiếp 1.800 dân Tố La cùng về khu tập trung Bắc Ruộng, trừ 3 xóm Ten Làng, Tố Nỏ, Núi Nhùm không bị dồn.

Chiến thắng Hoài Đức - Bắc Ruộng

Từ khi địch dồn Cà Dòn, Tố La (tháng 5-1960) tỉnh ủy đều thấy cần có họat động võ trang để hỗ trợ phong trào nhưng đánh thế nào cho đúng phương châm thì còn cân nhắc tính tóan nhiều. Và khi đi vào thảo luận thì còn nhiều ý kiến khác nhau. Khoảng giữa tháng 7-1960 tỉnh ủy đã nhất trí cao về chủ trương đánh chi khu quận lỵ Hòai Đức phát động quần chúng nổi dậy phá khu tập trung Bắc Ruộng đưa dân về, chậm nhất cuối tháng 7 phải đánh đưa dân về sản xuất mì, khoai, bắp chống đói.

Chiều 28-7, đơn vị 2-9 và các lực lượng tham gia chiến đấu đến vị trí tập kết. Sáng 29-7, Đảng ủy nghe chỉ huy trưởng báo cáo quyết tâm và ra nghị quyết lãnh đạo. Mọi việc chuẩn bị hòan thành trong ngày. 14 giờ ngày 30-7 làm lễ xuất quân, sớm hơn 1 giờ vì trời mưa lớn. Một tình huống bất thường là ngày 30-7 dân không ra rừng nên không gặp được cơ sở để nắm tình hình. Đảng ủy họp bất thường và quyết định vẫn đánh.

22 giờ qua suối Đạ Cọp, nước lúc này rất lớn. Quá 0 giờ (rạng ngày 31-7) trận đánh bắt đầu; Ta áp đảo địch hoàn toàn. Khỏang 4 phút giải quyết xong trận nội, các lô cốt đồn và chạy tù. Sau 10 phút đã làm chủ toàn bộ đồn Bảo An, bắt nhiều tù binh.

Sau hơn 2 giờ chiến đấu, ta làm chủ toàn bộ chi khu, quận lị Hoài Đức và khu tập trung Bắc Ruộng, diệt bắt trên 300 tên địch làm tan rã 190 thanh niên cộng hòa có vũ trang, bắt tên chi khu trưởng Y Tài, địa điểm trưởng Phan Văn Thoi, tên quận trưởng Vương Văn Hòa bị thương nặng. Tên chi trưởng, chi phó công an cảnh sát chết trong trận. Ta thu trên 250 súng các lọai, có 12 trung liên, 10 tiểu liên, 9 súng ngắn và nhiều chiến lợi phẩm khác. Giải phóng 40 cán bộ, cơ sở bị địch giam giữ; trên 5000 đồng bào trên khu Bắc Ruộng đã nổi dậy phá khu tập trung về căn cứ an tòan.

Chiến thắng Hoài Đức- Bắc Ruộng có ý nghĩa lịch sử rất to lớn, đây là trận đột phá mở đầu phong trào đồng khởi, giành quyền làm chủ xã, ấp, mở mảng mở vùng ở miền núi và vùng đồng bằng Bình Thuận, tạo hành lang nối liền căn cứ Bình Thuận với Đông Nam bộ và Nam Tây Nguyên.

Về phía địch, chúng coi đây là thất bại nặng nề đầu tiên của chính sách Thượng du vận, dùng người Thượng trị người Thượng, tách nhân dân khỏi cách mạng trong chiến lược chiến tranh xâm lược Miền Nam Việt Nam của chúng.

Chiến thắng Hoài Đức- Bắc Ruộng được các nhà khoa học quân sự, các tướng lĩnh quân đội, cán bộ, chiến sĩ trực tiếp tham gia trận đánh 31/7/1960 đánh giá cao.

Bia chiến thắng Hoài Đức- Bắc Ruộng được dựng tại trung tâm xã Bắc Ruộng, huyện tánh Linh, phía bắc sông La Ngà. Bia có chiều cao 5,52m, chiều rộng 4,85m cùng nhiều công trình phụ, các mảng phù điêu hỗ trợ, được cấu trúc như một quyển sách đang mở ra ghi tên tuổi những cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang Bình Thuận đã lập nên chiến tích xuất sắc trong trận đánh đêm 30 rạng ngày 31/7/1960.

Bia chiến thắng Hoài Đức - Bắc Ruộng cùng với địa điểm khu vực bao quanh là di tích lịch sử tiêu biểu của quân dân Bình Thuận trong cuộc chiến chống Mỹ cứu nước đã được Bộ Văn hóa Thông tin (Bộ Văn hóa - Thể thao- Du lịch) xếp hạng di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia theo quyết định 3211/QĐ-BT ngày 12 tháng 12 năm 1994.

http://binhthuan.gov.vn

Share on facebook 0 người thích - Thích 0 Bình luận

Gửi bình luận:

Click here to cancel reply Gửi

Từ khóa » Hoài đức Bắc Ruộng