Di Tích Lịch Sử Rạch Gầm - Xoài Mút - Thế Giới Di Sản
Có thể bạn quan tâm
Rạch Gầm - Xoài Mút là 2 nhánh sông nhỏ đổ vào sông Tiền, một nhánh lớn của dòng sông Cửu Long (Mekong). Năm 1784 nhận được sự cầu viện từ Nguyễn Ánh, Vua Xiêm đã nhanh chóng cử Chiêu Tăng và Chiêu Sương đem 5 vạn quân sang xâm lược Đại Việt bằng cả hai ngả thủy, bộ. Được tin quân Xiêm hoành hành, tháng 1-1785, Nguyễn Huệ kéo quân vào Nam đóng tại Mỹ Tho đại phố, chọn đoạn sông Tiền từ Rạch Gầm đến Xoài Mút dài khoảng 7km, rộng từ 1 - 2 km, nơi giữa sông có Cù lao Thới Sơn với cây cối rậm rạp rất thuận tiện cho việc giấu quân và mai phục để làm điểm quyết chiến.
Cổng vào Di tích lịch sử Rạch Gầm - Xoài Mút ở Kiên Giang.
Đêm ngày 18 tháng 1 năm 1785 (ngày 8 tháng Chạp năm Giáp Thìn), lợi dụng con nước đang xuôi, cả hai đạo thủy bộ quân Xiêm cùng rầm rộ tấn công. Đến khoảng đầu canh năm ngày 19 tháng 1 năm 1785, đoàn thuyền chiến của địch lọt vào trận địa mai phục của quân Tây Sơn ở Rạch Gầm - Xoài Mút, tức thì pháo lệnh tấn công của Tây Sơn nổ vang. Mở đầu trận đánh, hai đội thủy binh Tây Sơn từ Rạch Gầm, Xoài Mút bất ngờ lao ra, chặn đánh ở hai đầu, dồn quân địch vào vòng vây đã bố trí sẵn. Đồng thời, từ hai bên bờ sông Tiền (đoạn Rạch Gầm - Xoài Mút) và dọc bờ Cù lao Thới Sơn các đại bác cùng pháo hỏa hổ của bộ binh Tây Sơn bắn ra dữ dội vào khúc giữa đoàn thuyền địch, lúc bấy giờ đang bị ùn lại.
Đồng loạt, đoàn thuyền Tây Sơn từ Rạch Gầm, Xoài Mút và từ trong những nhánh rạch nhỏ quanh các cồn bãi, nhanh chóng kéo ra chặn đánh đầu. Một đoàn thuyền Tây Sơn khác ẩn náu sau Cù lao Thới Sơn, xông ra đánh mạnh vào hông nhằm chia cắt đội hình và đánh chặn đường rút lui, dồn đoàn thuyền của đối phương vào thế tiến thoái lưỡng nan. Cùng lúc ấy, quân Tây Sơn cho những thuyền nhẹ chở đầy vật liệu dễ cháy đâm thẳng vào những chiến thuyền đang rối loạn làm cho số thuyền chiến bị chìm, bị cháy rất nhiều.
Quân Tây Sơn, thủy bộ phối hợp với nhau, khép chặt vòng vây, tiêu diệt quân địch hết mảng này đến mảng khác. Dưới sự chỉ huy và đốc chiến của Nguyễn Huệ, quân Tây Sơn lao vào cuộc chiến đấu quyết liệt; trời vừa rạng sáng thì trận chiến cũng kết thúc. Kết quả là 300 chiến thuyền và 5 vạn thủy binh của Xiêm cùng một số quân của Chúa Nguyễn, không đầy một ngày đã bị quân Tây Sơn phá tan. Hai tướng Chiêu Tăng, Chiêu Sương cùng với một số tàn quân trốn được lên bờ Bắc sông Mỹ Tho, phải liều chết đánh phá để mở đường chạy qua đất Chân Lạp rồi về Xiêm. Số tàn quân sống sót chạy theo Chiêu Tăng, Chiêu Sương chỉ còn khoảng vài nghìn người. Riêng Chúa Nguyễn Ánh vừa thấy thế mãnh liệt của quân Tây Sơn, không thể chống nổi đã cùng đoàn tùy tùng vội vã rút chạy theo sông Trà Luật ra sông Tiền rồi tìm đường chạy sang Hà Tiên, may mắn được Mạc Tử Sanh bảo vệ trốn sang Xiêm.
Tượng đài kỷ niệm chiến thắng Rạch Gầm-Xoài Mút tại Châu Thành, Tiền Giang.
Đây là trận thủy chiến lớn nhất trong lịch sử của xứ Đàng Trong và là trận thủy chiến lớn nhất trong 5 thế kỷ của dân tộc ta sau chiến thắng Bạch Đằng năm 1288, đã toàn thắng.
Hiện nay, Khu Di tích lịch sử Rạch Gầm - Xoài Mút có một vị trí khá đẹp và thoáng mát bên bờ sông Tiền hiền hòa, nằm ngay cạnh Tỉnh lộ 864 nên rất thuận tiện cho du khách đến cả bằng đường bộ lẫn đường thủy. Với tổng diện tích hơn 2ha, Khu Di tích gồm Tượng đài Anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ, hai nhà trưng bày và một ngôi nhà cổ Nam Bộ.
- Tượng đài Anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ nằm ngay trung tâm của di tích. Tượng làm bằng đồng nặng 20 tấn, cao hơn 8 mét, được đặt trên bệ cao mô phỏng hình chiến thuyền. Tượng vị anh hùng trong tư thế rút gươm rất uy dũng; bên cạnh ông là một binh sĩ đang giương cung và một người dân bản địa đang chèo thuyền tạo thành một thể thống nhất hài hòa.
- Nhà trưng bày số 1: trưng bày dãy tranh ghép gốm và nhiều hiện vật có liên quan đến trận đánh.
- Nhà trưng bày số 2: trưng bày bộ sưu tập hiện vật về Rạch Gầm - Xoài Mút, có khoảng 546 hiện vật lớn nhỏ bao gồm những phương tiện sử dụng và vũ khí của cả hai bên.
- Nhà cổ Nam Bộ: 3 gian, 2 chái, 48 cột gỗ căm xe, mái ngói âm dương, có diện tích 225m2. Trong nhà các vật dụng được xếp đặt nhằm tái hiện lại cuộc sống những người dân phú nông của đất Nam Bộ xưa.
Ngày 2-12-1992 Di tích lịch sử Rạch Gầm - Xoài Mút đã được Bộ Văn hóa - Thông tin xếp hạng Di tích cấp quốc gia và đến ngày 31-12-2014 đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng Di tích cấp quốc gia đặc biệt.
ThS Minh Nguyệt
Từ khóa » Di Tích Rạch Gầm Xoài Mút
-
Di Tích Lịch Sử Rạch Gầm - Xoài Mút
-
Khu Di Tích Chiến Thắng Rạch Gầm – Xoài Mút – Wikipedia Tiếng Việt
-
Di Tích Lịch Sử Địa điểm Chiến Thắng Rạch Gầm - Xoài Mút
-
Về Thăm Khu Di Tích Chiến Thắng Rạch Gầm Xoài Mút Hào Hùng
-
KHU DI TÍCH RẠCH GẦM XOÀI MÚT - KHU DU LỊCH VINH SANG
-
Rạch Gầm Xoài Mút - Du Lịch Tiền Giang
-
Di Tích Lịch Sử Rạch Gầm - Xoài Mút - Báo Ấp Bắc
-
Di Tích Lịch Sử Rạch Gầm - Xoài Mút - Vietnamnet
-
Rạch Gầm - Xoài Mút - Di Tích Về Trận đánh Lịch Sử - WinWay Travel
-
Những điểm Hấp Dẫn Tại Di Tích Rạch Gầm Xoài Mút Tiền Giang
-
Tàn Tích Chiến Cuộc Rạch Gầm - Xoài Mút - Tuổi Trẻ Online
-
Trận Rạch Gầm – Xoài Mút Năm 1785 - Người Kể Sử