Di Tích Lịch Sử - Văn Hóa: Đền Lưu Ly Linh Từ - Thế Giới Di Sản

Vua Lý hết lời ca ngợi “Thực là bậc hào kiệt của đất Sơn Tây”, bèn ban cho Tướng công Phạm Tu mang họ Lý và gả con gái là Công chúa Lý Nương cho ngài làm vợ.

Mỗi lần thắng giặc ngoại xâm Tướng công Lý Phục Man lại về bái yết tổ tiên ngay khúc sông quê nhà, đàn voi chiến của ngài được về đây nghỉ dưỡng, dân trong vùng gọi là bãi tắm voi thuộc thôn Quyết Tiến ngày nay. Thế rồi bọn phong kiến nhà Lương lại xâm lược nước ta một lần nữa, trận thử sức đầu tiên với đội quân xâm lược ở thành Chu Diên (Hải Hưng) quân ta bị thua. Biết chưa đủ sức, triều đình nhà Lý đành phải lui quân về sông Tô Lịch (Hà Nội) xây thành đắp lũy để giữ thế thủ bảo toàn lực lượng đánh địch lâu dài. Vua Lý cử Phục Man (Tướng công Phạm Tu) ở lại giữ thành còn nhà vua đem triều đình về Khuất Liêu. Chỉ trong mấy tháng sau mùa thu năm Ất Sửu, Tướng giặc lại đem quân vây đánh thành Tô Lịch. Trong một trận giao tranh với Tướng giặc, Tướng quân hét ra lửa phi ngựa lao thẳng vào lũ giặc. Thế rồi trời bỗng như sụp xuống nước sông Đáy dâng cao, gió mùa Đông Bắc kéo về như giông bão, một lát sau trời tạnh, mây quang, Tướng công đã hy sinh tại trận tiền; trên bãi sông Cát Bàng chỉ còn bộ áo giáp của vị tướng tài ba thời Tiền Lý. Các gia tướng đã đưa thi hài ông về quê hương Cố Sở - Yên Sở ngày nay, an táng cạnh hồ Mã Tân ven sông Đáy. Dân làng Trại Xa Cát Bàng đã lập miếu thờ Lý Phục Man và nhân dân thôn Mộc Hoàn Vân Côn cũng đã lập đình thờ tưởng nhớ công ơn của người anh hùng dân tộc, Đình có 17 sắc phong và là di tích lịch sử cấp quốc gia. Cùng với quê hương của Tướng công, còn có 74 làng, xã trong cả nước từ Hà Tĩnh trở ra, lập đền thờ anh hùng dân tộc Lý Phục Man.

Tại vùng đất danh hương đền Lưu Ly, xưa có một ngôi miếu cổ thờ Thủy thần tiên nữ của Long cung, trời cho xuống giúp dân trị thủy và thờ vị Tướng quân Lý Phục Man thời Tiền Lý thế kỷ thứ VI.

Ngôi miếu cổ linh thiêng này được tu sửa vào cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX theo hồi cố của người dân địa phương về dòng sông và bãi cát tắm voi xưa, thôn Quyết Tiến ngày nay…

Trải qua thời gian và sự xâm thực của thiên nhiên, sự phá hủy của chiến tranh, ngôi miếu cổ này trở nên hoang phế và bị bồi lấp bởi lớp đất cát phù sa màu mỡ. Năm 2000, Thủ Đền là bà Đắc Thị Ất (Vương Đắc Thị Ất) quê quán tại xã Cộng Hòa, huyện Quốc Oai, tỉnh Hà Tây (nay là thành phố Hà Nội). Gần cả cuộc đời, Bà gắn bó với Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bà nguyên là một chuyên viên cao cấp, Trưởng Ban Quản lý Quảng trường Ba Đình (Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh). Nhiều lần bà ốm bệnh, vận hạn nhiều mà không rõ nguyên nhân. Có nhiều đêm thức trắng cứ vẩn vơ đi lại, từ trong mộng bà thấy thoáng hiện về một tiên ông đầu râu tóc bạc, áo khăn lộng lẫy hình ảnh đức thánh Chủ tịch Hồ Chí Minh thì thầm bên tai: “Ta biết con là người đức rộng sâu ân. Con hãy tìm đến vùng đất linh thiêng, ở đó có ngôi miếu cổ cần phục dựng lại để thờ phụng các bậc vĩ nhân nơi hội tụ hồn thiêng của dân tộc (thờ một đất nước Việt Nam thu nhỏ)”. Thế là bằng tâm đức trí tuệ của bà, gia đình, anh em, bạn bè, muôn dân trăm họ…bà đã mua lại. Duyên lành đã điểm, Bà đã bổ nhát cuốc đầu tiên động thổ (có nhiều câu chuyện thật linh ứng kỳ diệu…). Ngày 6 tháng 8 năm Canh Thìn ngôi đền đã được khánh thành thật tú lệ sừng sững hiên ngang như Tùng Bách.

    Đền kết cấu theo kiến trúc Pháp thế kỷ XIX gồm 3 tầng với 1 cổng chính; mỗi tầng đều bài trí các lớp tượng và hệ thống di vật có giá trị văn hóa lịch sử, hội đủ ba yếu tố: Thiên - Địa - Nhân. Ngôi đền là nơi hợp chung của tín ngưỡng tôn giáo phổ quát, bao gồm các chủ thể thờ phụng. Chùa Đông Linh Bát nhã tự thờ công đồng tứ phủ, công đồng tổ tiên người Việt, thờ Tứ bất tử trong thần điện Việt Nam, Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, đạo Mẫu, đạo Phật và Đức Thánh Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Đền Lưu Ly đón nhận bằng Di tích văn hóa của thành phố và đạt chuẩn hóa thờ Tam tứ phủ

    Đền thờ đa dạng về chủ thể nhưng điểm chung nhất nơi đây là hội tụ và chuyển tải đạo lý mà đi khắp nước Nam chưa có ngôi đền nào được thờ nhiều vị thánh hiển linh, độc đáo như đền Lưu Ly linh thiêng này:

    “Ẩm hà tư nguyên, thực quả tư thụ” (Uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây) của người Việt đã trao truyền từ ngàn đời.

* Tầng 1 của ngôi đền được thờ rất trang nghiêm. Từ sân bước vào là một gian chùa Đông Linh Bát Nhã Tự (thờ đầy đủ các chư vị Phật). Với 2 bức hoành phi: “Phúc Hải Trường Xuân” và “Túc Uy Phong Vân”.

- 2 đôi câu đối:

1. Chức trưởng già Lam, khai tịch điền viên công hậu đại

Quyền cự chủ tế khuông phù thiện tín trung đàng an.

2. Chư phật tử tôn lâm bảo điện

Vạn linh thách chúng giáng hương đàn.

- Gian bên trong: thờ một đất nước Việt Nam thu nhỏ.

+ Hàng cao nhất của gian thờ chính là 1 khám lửng bên trong đặt bài vị Thủy Tổ người Việt Kinh Dương Vương.

+ Hàng thứ 2 là hai pho tượng Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân và Đức Quốc Mẫu Âu Cơ.

+ Hàng thứ 3 là ba pho tượng Vua Hùng (đại diện cho 18 đời Hùng Vương).

+ Hàng thứ 4 là tam vị Đức Tản Viên Sơn Thánh (con rể Vua Hùng).

+ Hàng thứ 5 thờ Mẫu Liễu Hạnh Sòng Sơn - Mẫu Cao Sơn, thần Kim Tinh Thái Bạch tử vi thiên tướng.

+ Hàng thứ 6 là ba pho tượng Mẫu từ thời Thượng cổ: Mẫu Thiên sinh ra Kinh Dương Vương; Mẫu sinh ra Quốc tổ Lạc Long Quân; Mẫu sinh ra Mẫu Tổ Âu Cơ.

+ Bên tả là ba pho tượng Đức Thánh Chử Đồng Tử, Tiên Dung công chúa, công chúa Hồng Vân và các quan hầu cận (con gái và con rể Vua Hùng).

+ Bên hữu thờ Đức Thánh Gióng Phù Đổng Thiên Vương, các quan văn, võ và sáu cô tiên hầu dâng.

Các cuốn thư: “Ẩm hà tư nguyên”; “Vân lôi hiển thánh”.

Hai cấu đối ghi:

“Khải ngã nam giao, hồng lạc thiên thu tân đế quốc

Hiển vu tây thổ nhất đái thọ tân từ”.

Và:

“Tản sơn địa cấu nham quang tiến

Địa trạch vân cao nguyệt ảnh đỉnh”.

Phía ngoài chính cung treo bản sao bức phù điêu một ấn tượng khó quên với nét trạm khắc tinh sảo trên nền gỗ sơn son thiếp vàng còn nguyên giá trị Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân cùng văn võ bá quan ngự giá xem hội đua thuyền rồng và thể hiện đầy đủ một cảnh sinh hoạt về triều đại Hùng Vương.

Hai câu đối hai bên:

- Vạn cổ giang sơn tư Thủy Tổ.

- Nhất khiên phong vũ ngật hồng bi.

Bản sao trống đồng Hê-gơ I, 2 kiệu thờ, 1 kiệu rước bát cống cờ quạt, tán lọng bát bửu, chấp kích bia ký chuông đồng, đồ tế tự, hoành phi câu đối đều sơn son thiếp vàng trông thật uy nghi…

Chuyện kể về bốn vị thánh tứ bất tử trong tín ngưỡng văn hóa truyền thống Việt Nam.

- Đức Thánh tản Viên Sơn “phò mã của Vua Hùng Duệ Vương tứ XVIII” văn võ song toàn. Sau khi dẹp xong cơn loạn hồng thủy với Sơn Tinh, Vua Hùng phục tài trí của Sơn Tinh văn võ song toàn lại là một người con hiếu thảo, tài đức kính trời yêu dân. Vua Hùng Duệ Vương tuổi đã cao, vua chỉ còn lại 2 người con gái: 1 là công chúa Ngọc Hoa gả cho Sơn Tinh, công chúa Tiên Dung gả cho Chử Đồng Tử. Không người nối nghiệp, Thục Phán lại thừa cơ động binh cướp nước. Ba anh em Nguyễn Tuấn, Nguyễn Hiển, Nguyễn Sùng phò Vua Hùng đánh giặc, đất nước được hưởng thái bình thịnh trị. Thục Phán bị thua đến cầu hòa, Vua Hùng gọi Sơn Tinh nói: “Trẫm giao cho con cai quản giang sơn xã tắc, Sơn Tinh con là người văn võ song toàn”.

Nguyễn Tuấn (Tản Viên Sơn Thánh) không màng vinh hoa phú quý, địa vị mà quỳ trước bệ rồng tâu với nhà vua:

Con đâu dám nhận ngai vàng

Con muốn sống đẹp lòng nàng mà thôi

Thủy tặc đã dẹp xong rồi

Muôn dân còn khổ con ngồi sao yên

Con xin đi khắp mọi miền

Dậy dân trị thủy đồng điền mở ra

Lo cơm áo ấm từng nhà

Làm sao dân được vinh hoa là mừng

Xong việc con về chốn núi rừng

Ở xa nơi ấy nàng từng chờ mong

Giang sơn xã tắc bệ rồng

Xin nhường Thục Phán cho lòng thảnh thơi.

Nghe Sơn Tinh nói Vua Hùng đã chiều ý con. Rồi 3 anh em lại tiếp tục đi khắp các làng mạc, giúp dân, khai điền, trị thủy, dạy dân cấy lúa nước, gieo trồng lúa nương. Lấy ống cây giang cây bương cho nước vào làm cơm lam…

Việc khai sơn trị thủy đắp đê chống lụt từ đó đã trở thành ý thức trong nhân dân, việc làm của Nguyễn Tuấn (Đức Thánh Tản) có hiệu quả như một phép nhiệm màu tử thuở hồng hoang đó là nét đẹp, một biểu tượng sống mãi trong lòng nhân dân và được nhân dân nâng lên thành thần tượng. Người là vị thánh đứng đầu trong tứ bất tử của nước Nam, nhân dân tôn “Nam thiên Thánh Tổ”.

Tam vị đức Thánh tản đã về trời nhưng dấu chân người còn để lại hằn trên đá ong vùng Tản Lĩnh dài 52cm, rộng 32cm. Tiếng nói của người còn vang vọng mãi với cành cây, ngọn cỏ trong tiếng chim ca, tiếng suối reo. Tam vị Đức thượng đẳng thần (1 vị thánh, 2 vị thần) khai sơn, trị thủy dẹp giặc yên dân. Các vị còn sống mãi trong tấm lòng thành kính của muôn dân đất Việt.

- Đức Thánh Gióng, vị Thánh tứ bất tử thứ hai. Theo truyền thuyết, Thánh Gióng vốn người giáp ban thọ làng Phù Đổng. Mẹ ở vườn cháy phía Đông chùa Kiến Sơ song tuổi cao nhưng chưa có con. Một hôm thăm vườn, bà giẫm phải một vết chân lớn sau đó thụ thai sinh ra Thánh Gióng.

Vào thời Hùng Vương thứ VI, trong nước bị giặc Ân phương Bắc xâm lược đóng binh ở núi Châu Sơn đất Vũ Ninh (tên cũ là tỉnh Bắc Ninh).

Vua bèn sai sứ giả đi giao mõ cầu người hiền tài để dẹp giặc. Tục truyền Thánh Gióng lên 3 tuổi mà vẫn không biết nói, biết cười, lúc nghe tiếng mõ giao bỗng bật dậy, lên tiếng nói với mẹ ra mời sứ giả vào và bảo “sứ giả về tâu với vua cho đúc roi sắt, ngựa sắt, mũ sắt  để ra giết giặc”. Vua ra lệnh cho đúc các thứ đó và đem tới, Thánh Gióng vươn vai đứng dậy, người cao lớn khác thường nhảy lên ngựa mang roi sắt đi đánh giặc. Thánh Gióng đã hăng hái xông vào trận tuyến, roi sắt bị gẫy bèn nhổ tre để đánh giặc. Quân sĩ giặc Ân thua chạy. Sau khi dẹp giặc xong, Thánh Gióng cưỡi ngựa lên đỉnh núi vệ binh “Đa Phúc” cởi áo giáp để lại rồi biến mất.

Để ghi nhớ công ơn người anh hùng dân tộc, vua ra lệnh lập đền thờ ở quê nhà “làng Gióng”. Nhiều địa phương lập đền thờ vị Thánh Gióng tứ bất tử “trong thần điện Việt Nam”.

Đức Thánh Chử Đồng Tử, Tiên Dung là vị thánh tứ bất tử thứ ba, là biểu tượng 1 tình yêu đôi lứa vượt trên tiền tài địa vị. Chử Đồng Tử sống bằng nghề chài lưới không có một cái khố che thân. Nhờ duyên trời đã định, hai người đã vượt khỏi lễ giáo:

Giàu sang phú quý không yêu

Con nhà kẻ khó sớm chiều yêu thương

Khi chàng đến đảo rồng tầm sư học đạo, công chúa Tiên Dung nhớ thương chồng, nàng đã viết những vần thơ còn lưu truyền trong dân gian:

Nhớ chàng lòng thiếp vấn vương

Hoa Quỳnh đang nở càng thương nhớ chàng

Quỳnh ơi ngan ngát hương nồng

Trăng soi nghiêng bóng mà lòng xôn xang

Ước gì có chiếc đò ngang

Nửa đêm em đến với chàng chàng ơi.

Chử Đồng Tử - Tiên Dung không những là biểu tượng về tình yêu đôi lứa vượt lên trên lễ giáo, tiền tài, địa vị mà còn có một ước muốn xây dựng một xã hội ổn định, công bằng, nghĩa cử cứu độ chúng sinh, đảm bảo sự trường tồn của cộng đồng đã đi vào tiềm thứ dân gian và trường tồn qua năm tháng, mặc bao biến thiên của lịch sử. Không phải chỉ là người con hiếu thảo, nhân ái, thuần hậu chinh phục được lòng người mà còn là biểu tượng của trí hướng phát triển của cộng đồng, là biểu tượng cho truyền thống ngoại thương buôn bán của người Việt cổ. Khi có dịch bệnh xảy ra, người đã cùng với nhị vị phu nhân dùng phép thuật cải tử hoàn sinh cứu chữa cho nhiều người dân đồng bằng sông Hồng.

- Mẫu Liễu Hạnh “Mẫu Sòng Sơn Thanh Hóa” là vị thánh tứ bất tử thứ tư. Bà là công chúa Quỳnh Nương con của Ngọc Hoàng thượng đế, do lỡ tay làm vỡ chén ngọc mà bị đày xuống trần gian tại thôn Vân Cát, xã An Thái, huyện Vụ Bản vào năm 1557. Bà ba lần sinh hóa, kết hôn với Đào Lang chưa được 3 xuân thì đột nhiên từ trần vào ngày 3 tháng 3 năm Gia Thái. Bà hóa về trời năm 21 tuổi. Đã để lại phần mộ “lăng Thánh Mẫu”.

Lần giáng sinh thứ 3 của Bà vào năm 1650-1668 tại xã Tây Mỗ, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa, lấy tên là Hoàng Trinh, lấy chồng là họ Mai (tương truyền là hậu sinh chồng cũ của bà). Mẫu hóa về trời năm 16 tuổi. Thánh Mẫu Liễu Hạnh là vị nữ thần, Thánh Mẫu được dân gian truyền tụng là người con gái nết na. Bà làm nhiều việc thiện để giúp dân lành, đấu tranh với vua chúa đem lại hạnh phúc cho muôn dân. Công dung ngôn hạnh của người phụ nữ, Bà được nhân dân tôn vinh là vị Thánh Mẫu quan trọng nhất, một hình ảnh đẹp đẽ nhất của người phụ nữ Việt Nam.

* Tầng 2: cũng được chia thành từng phòng nhỏ, mỗi phòng sử dụng với công năng khác nhau như phòng mã, phòng y. Phòng giữa đặt tượng Địa Tạng và thờ bách gia trăm họ trong tư thế dũng xuất, diễn tả Đức phật Địa Tạng Mục Kiền Liên phá ngục cứu vong, dẫn dắt linh hồn chúng sinh về miền cực lạc của thế giới Di đà.

* Tầng 3: làm theo kiểu kiến trúc truyền thống với kết cấu gỗ gồm 2 nếp nhà tạo thành chữ “Nhị” gồm tiền tế và hậu cung.

- Tiền tế gồm: 1 gian 2 trái, các bộ vì làm theo 2 dạng cách “Thượng giá chiêng con nhị, hạ kẻ bảy” và “ván mê, kể só” trên 3 hàng chân cột.

- Hậu cung gồm: 3 gian 2 trái với kết cấu các bộ vì “Thượng trồng giường, hạ cốn giường, kể só”. Trên 5 hàng chân chốn một cột, các bộ vì chắc khỏe trang trí hoa văn lá lật và vân mây…

- Tại đây bài trí 7 ban thờ gồm tượng mộc được sơn son thiếp vàng cùng các bức hoành phi câu đối bổ trợ.

Nghệ nhân Vương Đắc Thị Ất

Từ khóa » đền Lưu Ly