Di Tích Nhà Tù Sơn La: “địa Chỉ đỏ” Giáo Dục Truyền Thống Cách Mạng
Có thể bạn quan tâm
Trấn Long -  
24 Tháng Chín 2021 | 17:15:48 (VOV5) - Khu di tích Quốc gia đặc biệt Nhà tù Sơn La là một biểu tượng, khẳng định ý chí bất khuất của dân tộc Việt Nam, là nguồn sức mạnh tinh thần không bao giờ vơi cạn.Nhà tù Sơn La được thực dân Pháp xây dựng năm 1908, là nơi giam giữ hơn 1.000 lượt tù nhân là những chiến sỹ cộng sản. Cũng bởi thế, nơi đây trở thành trường học cách mạng, nơi ươm mầm "hạt giống đỏ" của cách mạng Việt Nam. Ngày nay, Nhà tù Sơn La trở thành một trong những điểm tham quan lịch sử ý nghĩa, là “địa chỉ đỏ” để tuyên truyền, giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ thêm trân trọng, tự hào về truyền thống cách mạng của dân tộc.
Nghe âm thanh bài viết tại đây: Di tích lịch sử Nhà tù Sơn La nằm trên đỉnh đồi Khau Cả, thuộc tổ 9, phường Tô Hiệu, thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La. Từ 1930 - 1945, thực dân Pháp đã giam giữ 14 đoàn tù chính trị, với tổng số 1.013 lượt tù nhân tại đây. Nhà tù Sơn La đã trở thành nơi đào tạo, bồi dưỡng những chiến sỹ cộng sản xuất sắc, đóng góp chung vào thắng lợi của cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945, tiêu biểu như các đồng chí: Tô Hiệu, Lê Duẩn, Trường Chinh, Nguyễn Lương Bằng, Văn Tiến Dũng, Lê Đức Thọ, Nguyễn Văn Trân, Lê Thanh Nghị, Trần Quốc Hoàn,...Di tích Quốc gia đặc biệt Nhà tù Sơn La luôn thu hút đông đảo du khách đến tham quan (Ảnh tư liệu). Nguồn: VOV |
Mỗi lần đến Sơn La, anh Nguyễn Văn Khoa ở thị xã Mường Lay, tỉnh Điện Biên đều dành thời gian đến thăm Nhà tù Sơn La và lần nào cũng trong tâm trạng rất xúc động. Anh Khoa tâm sự: đến thăm nơi đây không chỉ để trải nghiệm, hồi tưởng lại công cuộc đấu tranh anh dũng, kiên cường, bất khuất vì độc lập, tự do dân tộc của các bậc tiền bối, mà còn để nhắc nhở bản thân mình và các thế hệ con cháu hãy sống, làm việc, học tập, rèn luyện sao cho xứng đáng với sự hy sinh cao cả của thế hệ cha anh:
“Tôi đã vài lần được đến thăm Nhà tù Sơn La. Đến đây, tôi cảm thấy rất là xúc động. Ở đây có những hiện vật lịch sử tái hiện lại chế độ hà khắc của Thực dân Pháp khi giam giữ các chiến sĩ hoạt động cách mạng. Vượt qua gian khó, thế hệ cha anh đã kiên cường đấu tranh, giành lại độc lập cho đất nước. Bản thân tôi cảm thấy rất vinh dự và tự hào, sẽ nỗ lực phấn đấu xây dựng đất nước, quê hương giàu đẹp”.
Là một trong những cán bộ trẻ được học tập, rèn luyện, công tác tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Nhà tù Sơn La, chị Cầm Thị May, thuyết minh viên, phòng Giáo dục truyền thông, Bảo tàng tỉnh Sơn La luôn thấy mình thật may mắn, tự hào khi được làm việc tại đây. Chị May chia sẻ bản thân luôn tự nhủ phải không ngừng học hỏi, trau dồi kiến thức, làm sao để bài thuyết minh không chỉ là trình bày về nhà tù, hiện vật…mà là những câu chuyện chân thực, sinh động về cuộc sống khổ ải và ý chí kiên cường của những tù nhân cách mạng thời bấy giờ:
Du khách tham quan Bảo tàng lịch sử nằm trong quần thể di tích Nhà tù Sơn La. (Ảnh tư liệu). Nguồn: VOV |
“Để làm được điều đó, bản thân tôi thấy rằng phải đặt lên trên hết là sự yêu nghề và giữ gìn đạo đức nghề nghiệp để có thể lan tỏa tinh thần yêu nước, truyền thống cách mạng đến với du khách, nhất là đối với thế hệ trẻ. Bản thân tôi cũng sẽ cố gắng thay đổi phương pháp thuyết minh, không chỉ là kể các sự kiện hay là nội dung đến với du khách, mà kết hợp vào đó là các câu chuyện ý nghĩa, xúc động để làm cho bài thuyết minh của mình hay hơn, sống động hơn, thu hút du khách đến với di tích và đến với Sơn La nhiều hơn”.
Năm 1962, Nhà tù Sơn La được xếp hạng Di tích Quốc gia và đến năm 2014, được xếp hạng là Di tích Quốc gia đặc biệt. Trung bình mỗi năm nơi này đón gần 300.000 lượt du khách từ các tỉnh, thành phố trong cả nước và khách quốc tế đến tham quan, nghiên cứu, tìm hiểu lịch sử. Những năm qua, Ban quản lý di tich và chính quyền tỉnh Sơn La đã nỗ lực sưu tầm, tập hợp thêm nhiều hiện vật liên quan, đồng thời dành nguồn lực đáng kể để cải tạo, nâng cấp các hạng mục, gìn giữ vẻ đẹp và giá trị lịch sử đặc biệt của di tích.
Ông Phạm Văn Tuấn, Phó Giám đốc Bảo tàng tỉnh Sơn La cho biết: “Chúng tôi cũng mở rộng phạm vi nghiên cứu, sưu tầm tư liệu, hiện vật là người dân sống trong thời kỳ đấy để phản ánh được đời sống của đồng bào Tây Bắc dưới ách thống trị của Thực dân Pháp. Trên cơ sở công tác sưu tầm tư liệu, hiện vật, chúng tôi tiếp tục đầu tư để nâng cấp hệ thống trưng bày, bổ sung tại di tích theo hướng hiện đại bằng các phương tiện hỗ trợ, phương tiện nghe nhìn, âm thanh ánh sáng kết hợp với hiện vật gốc để tăng cảm xúc cho người xem, từ đó có thể lan tỏa được tinh thần yêu nước, lòng tự hào, tự tôn dân tộc đến với nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ”.
Khu di tích Quốc gia đặc biệt Nhà tù Sơn La là một biểu tượng, khẳng định ý chí bất khuất của dân tộc Việt Nam, là nguồn sức mạnh tinh thần không bao giờ vơi cạn, tiếp sức cho các thế hệ trên con đường đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc, xây dựng đất nước giàu mạnh.
Trấn Long
Lù cở, vật dụng gắn liền với đời sống của đồng bào Mông tỉnh Sơn La
Tây Bắc mùa quả núc nác
Sắc mới trên quê hương cách mạng Mường Chanh
Sơn La xuất khẩu 10 tấn thanh long ruột đỏ sang thị trường Nga
Phản hồi
Gửi điNgân Văn Ân - Người thầy giáo hết lòng vì trẻ em biên giới xứ Thanh
Nguyễn Phi Đức - Người thuyền trưởng của Hợp tác xã Dương Liễu
Bình Dương - Địa phương có nhiều thành phố nhất cả nước
Bà Nông Thị Hoài - Người giữ ngọn lửa dân ca Tày, Nùng ở Cao Bằng
Từ khóa » Thuyết Minh Di Tích Nhà Tù Sơn La
-
Thuyết Minh Về Nhà Tù Sơn La ❤️️10 Bài Giới Thiệu Hay Nhất
-
Thuyết Minh Về Nhà Tù Sơn La - SOANBAICHOCON
-
Di Tích Lịch Sử Nhà Tù Sơn La - Cục Di Sản Văn Hóa
-
Thuyết Minh Di Tích Nhà Tù Sơn La
-
Khám Phá Bí Mật Nhà Tù Sơn La- Thuyết Minh Chi Tiết
-
Thuyết Minh Về Nhà Tù Sơn La | Giới Thiệu Chi Tiết Về Nhà Tù ( Phần 1 )
-
Nhà Tù Sơn La – Wikipedia Tiếng Việt
-
Khám Phá Di Tích Lịch Sử Nhà Tù Sơn La-Nơi Các Chiến Sỹ Cộng Sản ...
-
Thuyết Minh Về Di Tích Lịch Sử Nhà Tù Sơn La - 123doc
-
Di Tích Nhà Tù Sơn La, “địa Chỉ đỏ” Giáo Dục Truyền Thống Cách Mạng ...
-
Di Tích Lịch Sử Nhà Tù Sơn La
-
Di Tích Quốc Gia đặc Biệt Nhà Tù Sơn La - Những Ngày Tháng Tám
-
Nhà Tù Sơn La,Nha Tu Son La - Du Lịch Tây Bắc
-
Nhà Tù Sơn La