Di Tích Phủ Giầy, Nam Định
Có thể bạn quan tâm
1. GIỚI THIỆU DI TÍCH PHỦ GIẦY
Cách thành phố Nam Định 17 km về phía Tây- Nam là vùng núi non đột khởi giữa đồng bằng, cảnh quan kỳ thú hấp dẫn. Khu di tích lịch sử văn hóa Phủ Giầy (hay còn được ghi là Phủ Dầy) là một quần thể kiến trúc tín ngưỡng truyền thống của người Việt tại tỉnh Nam Định. Phủ Giầy bao gồm hơn 20 di tích gắn liền với cuộc đời và sự nghiệp của bà chúa Liễu Hạnh- vị thánh bất tử của Việt Nam.
Có nhiều những truyền thuyết gắn liền với di tích phủ Giầy ngày nay, có truyền thuyết thì kể rằng: Bà Chúa Liễu Hạnh vì quá nhớ thương gia đình, chồng con nên đã để lại một chiếc giầy ở trần gian trước khi về thượng giới, lại cũng có huyền thoại tương truyền rằng có một vị Vua đi qua vùng đất này, nghỉ đêm ở quán hàng của bà chúa Liễu Hạnh, sau đó nơi đây được tặng một đôi giầy nên đã lập nơi thờ tự và gọi đó là Phủ Giầy.
2. KIẾN TRÚC PHỦ GIẦY
Kiến trúc quan trọng nhất là Phủ chính Tiên Hương - công trình được xây dựng từ thời Lê - Cảnh Trị (1663 - 1671), Phủ Vân Cát - được xây dựng trên khu đất rộng gần 1 hecta, mặt quay về hướng tây bắc. Cùng xác công trình kiến trúc xây dựng nằm liền kề với quy mô bề thế mang phong cách cổ truyền dân tộc hết sức độc đáo. Đặc biệt lăng Bà chúa Liễu do Nam Phương Hoàng Hậu ( vợ vua Bảo Đại) hưng công năm 1938 làm toàn bằng đá xanh và có 60 búp sen đá hồng trông xa như một hồ sen cạn. Chính giữa là mộ tưởng niệm của công chúa Liễu Hạnh.
Phủ Vân Cát được xây dựng trên khu đất rộng gần 1ha, mặt quay về hướng tây bắc. Phủ Vân Cát hiện nay có 7 toà với 30 gian lớn nhỏ. Phía trước có hệ thống cửa ngọ môn với 5 gác lầu; phía ngoài ngọ môn có hồ bán nguyệt, giữa hồ là nhà thủy lâu. Phủ Vân Cát cũng có 4 cung như ở phủ Tiên Hương. Trung tâm là nơi thờ chúa Liễu, bên trái là chùa thờ Phật, bên phải là đền thờ Lý Nam Đế.
Một trong những lễ hội có mặt trong truyền thống hàng năm của Nam Định thu hút nhiều bà con tới thăm viếng và cầu may mắn
Phủ Vân Cát được xây dựng trên khu đất rộng gần 1ha, mặt quay về hướng tây bắc. Phủ Vân Cát hiện nay có 7 toà với 30 gian lớn nhỏ. Phía trước có hệ thống cửa ngọ môn với 5 gác lầu; phía ngoài ngọ môn có hồ bán nguyệt, giữa hồ là nhà thủy lâu. Phủ Vân Cát cũng có 4 cung như ở phủ Tiên Hương. Trung tâm là nơi thờ chúa Liễu, bên trái là chùa thờ Phật, bên phải là đền thờ Lý Nam Đế.
Hội Phủ Giầy được tổ chức hàng năm vào tháng 3 âm lịch. Lễ hội nhằm tổ chức nghi lễ, thắp hương biết ơn bà chúa Liễu Hạnh với sự tham gia của đông đảo dân chúng. Di tích Phủ Giầy có giá trị rất cao, thể hiện được trình độ kiến trúc nghệ thuật Việt Nam vào cuối thế kỷ 19 - đầu thế kỷ 20. Đến với Phủ Giầy, bạn vừa được thưởng ngoạn cảnh đẹp, vừa là dịp đến thăm viếng thánh Mẫu ban cho điều lành và sự may mắn.
3. ĐỀN PHỦ GIẦY THỜ AI
Đền phủ giầy là một quần thể đền thơ gồm nhiều ngôi đèn nhỏ ghép lại. Nhưng đặc biệt nhất là kiến trúc đền thờ bà chúa Liễu Hạnh (phủ chính), ngay sát chợ Viềng. Và nhiều kiến trúc còn lại là Tiên Hương, Vân Các, Công Đồng từ, đền thờ Lý Nam Đế, chùa Linh Sơn, lăng bà chúa Liễu Hạnh. Phủ Tiên Hương là đền chính của Mẫu Liễu Hạnh và thờ bên chồng của Mẫu, còn phủ Vân Cát và Phủ Tổ là nơi thờ Mẫu và bên ngoại (bên bố mẹ đẻ) của Mẫu.
4. LỄ HỘI PHỦ GIẦY NAM ĐỊNH
Lễ hội Phủ Giầy ở Nam Định là sự đang xen, hòa quyện giữa những nghi thức trang trọng và kết hợp hoạt động văn hóa dân gian đặc sắc. Tiêu biểu nhất là nghi lễ rước Thánh Mẫu từ Phủ Tiên Hương lên chùa Gôi, với đám rước kéo dài rồng rắn, có đội ngũ nhạc, có phường bát âm... diễu hành đến đâu sôi nổi đến đó.
Tiếp đến là hội hoa trượng (kéo chữ) là nét độc đáo của lễ hội gắn với sự tích Phủ Giầy. Mỗi lần xếp chữ cần khoảng 100 phu cờ, mặc đồng phục, mỗi người cầm gậy dài 2 mét. Người điều khiển được gọi là tổng cờ. Khi vào cuộc chủ lễ xin Mẫu “ra chữ”, sau đó theo nhịp trống chiêng rộn rã xếp thành những dòng chữ nho ý nghĩa.
Trong dịp lễ hội, du khách còn được xem nhiều tiếc mục như: rước thỉnh kinh, rước kiệ bát cống long đình, xem múa rồng hội trên núi Tiên Hương... Và khi màng đêm buông xuống, du khách sẽ được chiêm nghiệm những điệu Chầu Văn tha thiết, cùng ngắm những chiếc đèn trời thả lung linh, gửi gắm những lời cầu chúc.
5. CÁCH DI CHUYỂN ĐẾN PHỦ GIẦY
Khu di tích phủ Giầy thuộc xả Kim Thái, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định cách trung tâm thành phố Nam Định khoảng 15km về phía tây nam. Để di chuyển đến đây, các bạn tham khảo một số cách di chuyển như sau:
- Nếu đi từ Hải Phòng, Thái Bình, TP Nam Định: bạn di chuyển theo quốc lộ 10, qua khu công nghiệp Hòa Xá Nam Định. Tại đây có 2 lựa chọn cho bạn, một là đi thêm 10km tới TT.Gôi rẻ phải lên Phủ Dầy 4km. Hai là đi từ TP.Nam Định bạn theo quốc lộ 38B (đường 12 cũ) – qua cầu An Duyên – qua cầu Bất Di khoảng 2km là đến ngã 3 Dần – chợ Viềng Phủ , rồi rẽ trái một đoạn nữa chừng 1 km là đến Khu di tích.
- Nếu bạn đi từ hướng Hà Nội về Nam Định: Bạn đi theo cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ - Ninh Bình về hướng Nam Định, tới giao cắt Hà Nam - Phủ Lý, tiếp tục rẻ xuồng đường 21A cũ tiếp tục đi theo vê Nam Định chừng 12km. Bạn qua cầu Họ, qua công viên nghĩa trang Thanh Bình và rẽ phải vào đường tỉnh lộ 56. tiếp tục đi chừng 10km, qua Ngã tư Đồng đội là tới địa phận Phủ Giầy.
Ảnh: Internet
Tư liệu: Tổng hợp
Từ khóa » Hà Nội đi Phủ Dầy Bao Nhiêu Km
-
Kinh Nghiệm đi Phủ Dầy Nam Định Từ Hà Nội
-
Hà Nội Cách Nam Định Bao Nhiêu Km? Các Cách Di Chuyển
-
Hà Nội Nam Định Bao Nhiêu Km? Tổng Hợp Các Cách Di Chuyển
-
Khoảng Cách Từ Hà Nội đến Nam Định Bao Nhiêu Km?
-
Giá Sốc Taxi Hà Nội đi Lễ Phủ Dầy Nam Định
-
Lộ Trình Hà Nội đi Phủ Dày Nam Định | OTOFUN
-
Hỏi đường đi Phủ Dầy, Đền Trần - Nam Định ! | OTOFUN
-
Khoảng Cách, đường đi Từ Hà Nội Tới Nam Định Như Thế Nào?
-
Bản đồ đường đi Di Tích Phủ Dầy - Du Lịch Nam Định
-
Các Phương Tiện Di Chuyển Từ Nam Định đi Hà Nội
-
Những Kinh Nghiệm đến Phủ Dầy Nam Định Dành Cho Bạn
-
Phủ Dầy – Wikipedia Tiếng Việt
-
Khoảng Cách Từ Hà Nội đến Nam Định Bao Nhiêu Km? - Ta
-
Bảng Giá Và Dịch Vụ Thuê Xe đi Phủ Dầy 4-45 Chỗ Giá Rẻ Tại Hà Nội