Di Tích Thời Trần - UBND Tỉnh Thái Bình
Có thể bạn quan tâm
Thái Bình là đất phát tích và hưng nghiệp nhà Trần. Trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của vương triều Trần, người dân Thái Bình đã đóng góp nhiều công sức trong buổi đầu dựng nghiệp và xây dựng một vương triều Trần thịnh trị.
Các di tích lịch sử phản ánh về thời đại nhà Trần chiếm tỷ lệ nhiều nhất trong tổng số di tích lịch sử của Thái Bình. Các di tích được trải rộng trên địa bàn toàn tỉnh với những quần thể di tích, mang dấu ấn lịch sử đậm nét, đặc biệt. Loại hình di tích rất phong phú; Từ lưu lại các sự kiện lịch sử, đền thờ các danh nhân lịch sử, đến những di tích khảo cổ, khu di tích danh lam thắng cảnh.
Một quần thể di tích lịch sử thời Trần tập trung nhiều nhất ở huyện Hưng Hà. Đó là khu lăng tẩm các vua Trần, có hành cung Long Hưng với nhiều điện, đài xưa kia nguy nga tráng lệ (xã Tiến Đức, Hưng Hà). Nơi đây đã diễn ra nhiều sự kiện lịch sử trọng đại của đất nước dưới triều Trần. Mỗi lần chiến thắng quân Nguyên –Mông, các vua Trần đều về đây làm lễ hiến tiệp, bái yết các lăng. Đặc biệt là lễ mừng toàn thắng sau ba lần kháng chiến chống Mông – Nguyên, các vua Trần cũng tổ chức tại đây. Ngày 17/3 Mậu Tý(1228) trước khi hai nhà vua Trần trở về kinh đô, vua Trần Thành Tông, Trần Nhân Tông đem các tướng giặc bị bắt là Tích Lệ Cơ Ngọc, Nguyên Soái Ô Mã Nhi, Tham chính Sầm Đoạn, Phàn Tiếp và các Vạn Hộ, Thiên Hộ (và các tướng sĩ nhà Nguyên) làm lễ dâng thắng trận ở Chiêu Lăng (lăng Trần Thái Tổ). Trước quần thần bá quan văn võ, vua Trần Nhân Tông đã đọc hai câu thơ bất hủ:
“ Xã tắc lưỡng hồi lao thạch mã
Sơn hà thiên cổ điện kim âu”
( Xã tắc hai lần chồn chân ngựa
Sơn hà ngàn năm vững bền).
Đó là lời tuyên ngôn độc lập của nước Đại Việt, chấm dứt sự xâm lược của đế quốc Nguyên –Mông, đưa đất nước vào một thời kỳ hưng thịnh dưới triều Trần.
Thái sư Trần Thủ Độ và Linh từ quốc mẫu Trần Thị Dung là hai nhân vật có công lao mang tính quyết định lập nên vương triều Trần, có lăng tẩm tại xã Liên Hiệp, Hưng Hà.
Khu di tích đình Vạn Đồn, Lưu Đồn và Tu Trình (Thuỵ Hồng, Thái Thụy) là nơi lưu niệm những sự kiện xây dựng phòng tuyến Lưu Đồn – Bát Đụn trang (tám kho thóc nuôi quân), là bản doanh chỉ huy của các tướng lĩnh nhà Trần trên tuyến phòng thủ bờ biển trong cuộc kháng chiến chống Nguyên – Mông với chiến thắng ở cửa Đại Bàng (Thụy Xuân, Thái Thụy) vạng lừng trong sử sách.
Trên phong tuyến Đào Động, Lộng Khê, Tô Đê, A Sào vùng ven sông Luộc, sông Hoá có con voi đá A Sào (xã An Thái, huyện Quỳnh Phụ) để tưởng niệm cuộc hành quân của Trần Hưng Đạo. Trên đường đi, con voi bị sa chân xuống đầm lầy, không có cách nào cứu lên được. Trần Hưng Đạo rút gươm ra khấn rằng: “Ta đi không chiến thắng trận này, không bao giờ ta trở về nơi đây nữa”. Con voi đá là một di tích, một truyền thuyết mang tư tưởng quyết thắng, khích lệ quân dân Đại Việt trong cuộc kháng chiến đầy cam go.
Ngoài ra, còn nhiều di tích lịch sử thờ và lưu niệm những sự kiện, những danh nhân thời Trần trên địa bàn Thái Bình như: Đền Ngọc Quế (Quỳnh Hoa, Quỳnh Phụ), nơi tưởng niệm Quốc công tiết chế Hưng Đạo Đại Vương về tuyển duyệt binh sỹ, chuẩn bị lực lượng cho cuộc kháng chiến chống Nguyên- Mông lần thứ 2 (1285); Lăng Thái Bảo (Hồng Việt, Đông Hưng), nơi tưởng niệm Đại tướng Trần triều Đỗ Tử Bình; Đền Hét (Thái Thịnh, Thái Thuỵ) nơi tưởng niệm những sự kiện lịch sử liên quan đến tướng quân Phạm Ngũ Lão với những đội quân thuỷ binh của ông.
Theo Địa chí Thái Bình
Từ khóa » Bản đồ Thời Nhà Trần
-
Nhà Trần – Wikipedia Tiếng Việt
-
Cùng Bản Đồ Việt Nam Thời Nhà Trần Tìm Hiểu Lịch Sử
-
Bản đồ Lãnh Thổ Việt Nam Qua Các Thời Kỳ (từ Sơ Khai đến Nay)
-
Thừa Thiên Huế Dưới Thời Trần (1306 - 1400)
-
Vùng đất Nam Định Từ Thế Kỷ XI-XV
-
Bản đồ Việt Nam Các Thời Kỳ Lịch Sử (Từ Sơ Khai Tới Nay)
-
Bản đồ Huyện Trần Văn Thời, Tỉnh Cà Mau
-
12 đời Vua Triều đại Nhà Trần - Dân Ta Phải Biết Sử Ta
-
Lịch Sử Hình Thành - Thị Xã Quảng Trị
-
Choi Ban Ca Doi Thuong
-
VÙNG ĐẤT QUẢNG BÌNH TRONG TIẾN TRÌNH LỊCH SỬ
-
Thăng Long Thời Trần: Xây Dựng Kinh Thành (14:19 16/04/2015)
-
Lịch Sử Ninh Bình