Đi Tiểu Lắt Nhắt, Liên Tục, Lượng Nước Tiểu Không Nhiều - Báo Tuổi Trẻ
Có thể bạn quan tâm
Ảnh minh họa. Nguồn: saludentuvida.com
Đây là triệu chứng chứ không phải là bệnh và có thể gặp trong rất nhiều bệnh lý khác nhau. Nếu đi tiểu nhiều lần trong một ngày nhưng không phải vì uống nhiều nước sẽ là vấn đề sức khỏe "đáng lo ngại". Có nhiều nguyên nhân gây chứng đi tiểu nhiều lần như nhiễm khuẩn đường tiết niệu, tình trạng viêm nhiễm gây kích thích lên bàng quang và niệu đạo, dẫn đến chứng buồn tiểu, tiểu nhiều lần, kèm theo đó là các triệu chứng như tiểu buốt, tiểu gắt, tiểu ra máu.
Nguyên nhân:
Dưới đây là một số nguyên nhân dẫn đến đi tiểu nhiều lần:
- Do bệnh viêm bàng quang kẽ: Đây là bệnh không rõ nguyên nhân, có các triệu chứng nổi bật như đau bụng dưới hoặc hố chậu, tiểu cấp, tiểu nhiều lần;
- Do hội chứng bàng quang kích thích: Bàng quang co thắt không kiểm soát gây nên tình trạng tiểu gấp, tiểu nhiều lần, ngay cả khi bàng quang ít nước tiểu, kèm theo là tiểu không kiểm soát;
- Do bệnh ung thư bàng quang: khối u phát triển, xâm lấn, chèn ép bàng quang dẫn tới chảy máu, tiểu nhiều lần;
- Do sỏi và các dị vật đường tiết niệu: Sự xuất hiện của sỏi hoặc một số dị vật cọ xát gây kích thích cổ bàng quang nên có hiện tượng tiểu nhiều lần, tiểu không hết kèm theo các triệu chứng như tiểu đau, nước tiểu ít, đau vùng thận và có thể có máu trong nước tiểu;
- Do suy tuyến thượng thận: Gây ra tình trạng giảm tiết các hormon từ tuyến thượng thận với các triệu chứng: mệt mỏi, ăn mất ngon, sụt cân, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, huyết áp thấp, hạ đường huyết và trầm cảm.
- Do bệnh lý tuyến tiền liệt: Như u xơ tuyến tiền liệt, tuyến tiền liệt tăng sinh gây chèn ép vào niệu đạo, kích thích bàng quang nên cả khi có ít nước tiểu vẫn muốn đi tiểu làm bệnh nhân phải đi tiểu nhiều lần trong ngày;
- Do viêm tuyến tiền liệt: Thường gặp ở tuổi thanh và trung niên với các triệu chứng là tiểu nhiều lần, nước tiểu màu trắng, tiểu rắt, tiểu khó, nước tiểu chảy dạng tia nhỏ;
- Do hẹp niệu đạo: Tình trạng hẹp niệu đạo có thể do u xơ tiền liệt tuyến lành tính, bệnh lây truyền qua đường tình dục, viêm niệu đạo mạn tính gây đi tiểu nhiều có kèm theo các triệu chứng như đi tiểu đau buốt, có máu trong nước tiểu, nước tiểu đục;
- Do một số bệnh nội tiết như: đái tháo đường gây tiểu nhiều, ngoài ra có thể kèm theo các biểu hiện như khát nước, khô da, sụt cân; đái tháo nhạt gây đi tiểu nhiều lần, thường đi kèm các triệu chứng đi tiểu số lượng nhiều (trên 2.500 ml mỗi ngày);
- Do tổn thương các dây thần kinh: Như tai biến mạch não, chấn thương tủy sống ảnh hưởng đến dây thần kinh điều khiển hoạt động của bàng quang dẫn tới hiện tượng đi tiểu nhiều lần, đi tiểu gấp;
- Mệt mỏi, stress làm người bệnh trầm cảm, rối loạn giấc ngủ dẫn tới đi tiểu nhiều lần;
- Do sử dụng thuốc lợi tiểu trong điều trị tăng huyết áp hoặc điều trị thừa dịch có thể gây tiểu nhiều lần. Bệnh nhân sau xạ trị khi điều trị ung thư ở các cơ quan như tuyến tiền liệt, bàng quang hay ung thư cơ quan vùng hố chậu. Do u vùng ngoài bàng quang gây xâm lấn, chèn ép kích thích bàng quang gây tiểu nhiều lần.
Biểu hiện
Biểu hiện bệnh chủ yếu là bệnh nhân đi tiểu nhiều lần thường có các dấu hiệu: Tăng cảm giác muốn đi tiểu, tiểu không kiểm soát được, có cảm giác đau khi đi tiểu, đi tiểu ra máu, nước tiểu màu hồng, có thể có cục máu đông trong nước tiểu, đau bụng dưới, bàng quang căng tức, đau vùng lưng hông.
Trường hợp tiểu ra máu kèm những dấu hiệu sau đây là những biểu hiện bệnh nặng: Kèm với đi tiểu nhiều là sự thay đổi màu sắc hoặc độ đục của nước tiểu; không thể nhịn tiểu được lâu; đi tiểu nhiều lần cả ngày lẫn đêm nhưng không liên quan đến việc uống ít hay nhiều nước, người mệt mỏi, sút cân…
Người bị chứng đi tiểu nhiều thường mắc sai lầm là hạn chế uống nước. Nếu bạn uống quá ít hoặc quá nhiều đều không tốt cho sức khỏe. Vì thế, bạn vẫn uống nước đầy đủ hàng ngày, đối với người lớn là từ 2-2,5 lít bao gồm nước uống và nước canh, nước rau.
Biện pháp cải thiện
Để cải thiện chứng đi tiểu nhiều, bệnh nhân cần thực hiện các biện pháp sau đây:
- Nên hạn chế uống nước nhiều vào buổi tối để giảm việc đi tiểu về đêm;
- Tránh các loại đồ uống có cồn (rượu, bia) vì nó làm lợi tiểu, như vậy sẽ khiến bạn đi tiểu nhiều hơn;
- Hạn chế hoặc giảm việc uống nước chè và cà phê vì chất caffein có tác dụng như một chất lợi tiểu. Mặt khác, tránh dùng caffein sẽ giúp bạn cải thiện vấn đề tiểu nhiều lần không kiểm soát;
- Hạn chế các thực phẩm có tính axit như nước vắt cam, chanh, bưởi, cà chua, khế, sấu, dưa muối chua vì chúng có thể gây kích ứng bàng quang làm cho bạn phải đi tiểu nhiều;
- Tránh dùng các loại nước uống có gas vì những đồ uống có gas cũng rất dễ kích thích bàng quang gây đi tiểu nhiều;
- Các loại thực phẩm, gia vị nóng và ngọt bạn cũng không nên dùng nhiều vì chúng gây lợi tiểu. Mỗi khi phải dùng thuốc điều trị một bệnh nào đó, bạn cần nói cho bác sĩ biết để bác sĩ tránh cho bạn dùng các thuốc gây lợi tiểu. Điều quan trọng nhất là bạn cần khám để phát hiện và điều trị sớm các bệnh là nguyên nhân gây đi tiểu nhiều nói trên;
- Cuối cùng, nếu có viêm nhiễm đường tiết niệu thì nên đi khám và dùng thuốc của bác sĩ chuyên khoa điều trị.
Trên đây là một số nguyên nhân có thể khiến cho bạn có triệu chứng đi tiểu nhiều lần trong ngày và bạn nên tìm đến bác sĩ chuyên khoa thận tiết niệu để khám và điều trị tốt nhất.
Từ khóa » Hiện Tượng đái Không Hết
-
Bệnh Tiểu (đái) Không Hết: Nguyên Nhân Và điều Trị - Vương Bảo
-
Cảm Giác Tiểu Không Hết Là Bị Bệnh Gì? Chữa Trị Ra Sao? | Vinmec
-
Triệu Chứng Tiểu Không Hết Bãi Là Bệnh Gì? - Bidimin
-
Lý Giải Vì Sao đi Tiểu Không Hết Nước Và Cách Xử Lý
-
Đi Tiểu Không Hết Là Bệnh Gì, Làm Sao Khắc Phục?
-
Tiểu Són Do Tiểu Không Hết Bãi Là Gì Và điều Trị Như Thế Nào?
-
Tiểu Không Hết Là Bệnh Gì? Cách Chữa Tiểu Không Hết Bằng Thuốc Nam
-
Tiểu Nhiều Lần - Rối Loạn Di Truyền - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
NGUYÊN NHÂN GÂY BÍ TIỂU VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ - Bệnh Viện AIH
-
Phẫu Thuật Khối U Tuyến Tiền Liệt "cực đại" Cho Bệnh Nhân 67 Tuổi
-
Tiểu Khó Là Dấu Hiệu Của Bệnh Gì - Bạn Biết Chưa?
-
Tiểu Không Tự Chủ: Căn Bệnh Khó Nói Của Nhiều Chị Em Phụ Nữ
-
Nguyên Nhân Gây Ra Tình Trạng Tiểu Không Hết ở Phụ Nữ Và Nam Giới
-
Tiểu Rắt Là Bệnh Gì? Điều Trị Như Thế Nào?