Đi Tìm Cái đẹp Tiềm Tàng, Khuất Lấp - Tài Liệu Text - 123doc

  1. Trang chủ >
  2. Luận Văn - Báo Cáo >
  3. Khoa học xã hội >
Đi tìm cái đẹp tiềm tàng, khuất lấp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.11 MB, 126 trang )

nào cũng như mới, như lần đầu được thấy, trong tất cả dáng vẻ tươi nguyên và đầy ý nghĩa” [64, tr. 10]. Trong truyện ngắn Thạch Lam, vẻ đẹp thanh tân, tràn đầy sức sống của các thiếunữ như Lan Tình xưa, Hậu Nắng trong vườn, Mai Trăng sáng… luôn được tác giả miêu tả qua sự rung cảm của các chàng trai trẻ – những thanh niên đang sống trong men say củamối tình đầu. Thạch Lam cũng nhiều lần nói đến cái sự sống bí ẩn mà thiêng liêng trong bản thân mỗi sự vật: “Những cây lan trong chậu, lá rung động và hình như sắt lại vì rét” [44, tr.88]; “Trong cái giờ khắc này, Tân như thấy cảnh vật đều có một tâm hồn, mà lớp sương mù kia là tâm hồn của đất màu đã ni hạt thóc cần cho sự sống của lồi người” [44, tr. 100];“Bơng hoa vừa hé nở, cánh nhỏ còn khép giữ một giọt sương long lanh trong như ngọc. Từ đóa hoa bốc lên một mùi hương quen mến, mùi hương mộc mạc và đầm ấm của hồng nhà”[44, tr. 250]. Cùng quan niệm với Thạch Lam, Pauxtốpxki tập trung mơ tả những tình cảm đột khởi trong tâm hồn con người: cái mới mẻ của tình yêu chợt đến Tuyết, Suối cá hương,Cầu vồng trắng…, sự rung cảm kì lạ trước sức lay gọi mãnh liệt của âm nhạc Lẵng quả thông, Người đầu bếp già…v.v

1.2.2. Đi tìm cái đẹp tiềm tàng, khuất lấp

Có thể nói người nghệ sĩ là tín đồ của cái Đẹp. Cái đẹp, cái thẩm mĩ là đích đến trong hành trình nghệ thuật của họ. Thế nhưng, quan niệm về cái đẹp của họ cũng mn màu vạnvẻ như chiếc kính vạn hoa. Có người say đắm với cái đẹp của những giá trị văn hóa tinh thần một thời quá khứ huy hồng đã qua, lại có kẻ thích cái đẹp ước lệ kiểu phong, hoa, tuyết,nguyệt… hay đi tìm cái đẹp kì bí, siêu phàm. Với Thạch Lam, “nhưng cái đẹp chỉ cứ ở hoa,ở liễu thôi đâu mà? Cái đẹp man mác khắp vũ trụ, len lỏi khắp hang cùng ngõ hẻm, tiềm tàng ở mọi vật tầm thường” chúng tôi nhấn mạnh [43, tr. 326]. Quan niệm về cái đẹp củaThạch Lam tương đồng với quan niệm của Pauxtốpxki. Nhà văn xứ bạch dương cho rằng trong mọi sự vật bình thường đều tiềm ẩn bụi q:“Mỗi phút, mỗi lời tình cờ được nói ra vàmỗi cái nhìn tình cờ ta bắt gặp, mỗi ý nghĩ sâu sắc hoặc vui đùa, mỗi rung động thầm lặng của con tim, cũng như cả đến một bông xốp của hoa hướng dương đang bay hay lửa saotrong một vũng nước đêm – tất cả những cái đó đều là những hạt rất nhỏ của bụi vàng” [65,tr. 20]. Đó chính là cái đẹp khuất lấp, tiềm tàng trong đời sống hằng ngày.Quan niệm trên của Thạch Lam và Pauxtốpxki đã mở ra nguồn “chất liệu” phong phú và vô tận của tác phẩm văn chương. Quả thật, cái đẹp là một trong những hiện tượng thẩmnhững sản phẩm do con người tạo ra, cái đẹp trong hoạt động của con người, cái đẹp của con người và cái đẹp trong nghệ thuật. Những “mảy bụi vàng” ấy hiện diện quanh ta, kể cảnhững nơi tưởng chừng khó tìm thấy nhất nhưng chúng vốn khuất lấp, ẩn chìm. Chúng đòi hỏi người nghệ sĩ phải có con mắt tinh tường, sự dấn thân để khám phá và tâm hồn tinh tế,nhạy cảm để phát hiện, lĩnh hội. Thạch Lam và Pauxtốpxki đã đề cao việc phát hiện nhân tố mới của cái đẹp, cái thẩm mĩ. Ngược lại, chúng cũng xác lập vị trí, yêu cầu đối với nghề văn– một hình thái lao động đặc thù – là “phát hiện cái đẹp ở chỗ mà không ai ngờ tới, tìm cái đẹp kín đáo và che lấp của sự vật, cho người khác một bài học trông nhìn, thưởng thức”chúng tơi nhấn mạnh [43, tr. 26], hay: “Nghề văn không phải là một nghề thủ công và cũng khơng phải là một thứ cơng việc”, đó chính là “cái lao động tuyệt mĩ nhưng cay cực” [65, tr.24]. Quan niệm về nghề văn của Thạch Lam và Pauxtốpxki gần gũi với quan niệm của Nam Cao. Cây bút truyện ngắn xuất sắc bậc nhất của văn học hiện thực phê phán ở Việt Nam chorằng: “Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay, làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp được những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi nhữngnguồn chưa ai khơi và sáng tạo những cái gì chưa có”.1Thạch Lam đã phát hiện cái đẹp trong cái nên thơ, bình dị, yên ả của những làng quê,phố huyện nghèo ở Việt Nam Hai đứa trẻ, Dưới bóng hồng lan, Tình xưa, Nắng trongvườn, còn Pauxtốpxki thiết tha với vẻ đơn sơ, trong lành mà đầy quyến rũ của các làng mạc, tỉnh lị xa xơi trên đất Nga Tuyết, Bình minh mưa, Cây tường vi, Bình nguyên tuyết phủ.Một buổi sớm mai tươi mát, trong lành, một con đường làng mấp mô bước chân trâu, cánh đồng lúa rập rờn theo làn gió, khu rừng bạch dương màu trắng bạc, ngọn núi phủ tuyết khiđông về… tất cả đều được các nhà văn khơi dậy cái chất sống tươi mới bên trong. “Bóng tối” thường tạo ra một ấn tượng kinh hồng, lo sợ cho con người, nhưng Thạch Lam tìm thấy vẻđẹp bí ẩn, mê hoặc của nó: “Trời đã bắt đều đêm, một đêm mùa hạ êm như nhung và thoảng qua gió mát. Đường phố và các ngõ con chứa đầy bóng tối” Hai đứa trẻ [44, tr. 149]. Dướicái nhìn của Pauxtốpxki, bóng tối trở nên thân quen như một người bạn. Bóng tối trộn hòa với mưa bụi, tạo ra một không gian êm dịu, những giọt âm thanh khẽ khàng, xơn xao Bìnhminh mưa. Bóng tối bao bọc và làm thăng hoa tình cảm thiêng liêng của con người Suối cá hương. Nếu như Thạch Lam phát hiện ra cái đẹp ở những đối tượng mà khi nhắc đến họ,người ta nghĩ ngay đến cái xấu, cái ác như Huệ và Liên Tối ba mươi, bà cả Đứa con, bà1Theo sách Văn học 11, tập 2, Sách chỉnh lí hợp nhất 2000, trang 198.một tâm hồn nhạy cảm, khát khao tình yêu Suối cá hương. Với Thạch Lam và Pauxtốpxki, cái đẹp khơng chỉ tốt ra ở những cô gái đôi mươi, trẻ trung, ngời ngời xn sắc như NgaDưới bóng hồng lan, Hậu Nắng trong vườn, Mai Đêm sáng trăng, Đanhi Lẵng quả thông, Masa Cây tường vi, Maria Tsernưi Suối cá hương mà ngay cả những phụ nữ đứngtuổi, có vẻ ngồi thơ kệch như mẹ Lê Nhà mẹ Lê, Mađam Bôvê Lời cầu nguyện của Mađam Bôvê cũng nổi bật với nét mặn mà, đằm thắm, đặc biệt là vẻ đẹp của lòng nhân hậu,vị tha. Quả thật, trong bất cứ hoạt động nào con người cũng đều sáng tạo “theo quy luật củacái đẹp”,1nhưng không ở đâu quy luật ấy lại bộc lộ rõ nét, khơng ở đâu việc tìm tòi và phát hiện ra những nhân tố mới của cái đẹp lại chiếm một vị trí quan trọng đến như vậy trongnghề văn. Những nhà văn tận tụy, tâm huyết với nghề sẽ biết cách chọn cho mình một đường hướng phù hợp, tránh sa vào lối mòn và tạo ra “những đứa con tinh thần” xơ cứng, yểumệnh. Và nghề văn sẽ dẫn dắt người nghệ sĩ đến với chân trời vô tận của cái đẹp nếu họ có năng lực nhìn cuộc sống bằng cặp mắt “xanh non”.

1.2.3. Chắt chiu “bụi quý”, đúc “bông hồng vàng”

Xem Thêm

Tài liệu liên quan

  • Truyện ngắn Thạch Lam- truyện ngắn Pauxtopxki: sự gặp gỡ của phong cách nghệ thuậtTruyện ngắn Thạch Lam- truyện ngắn Pauxtopxki: sự gặp gỡ của phong cách nghệ thuật
    • 126
    • 1,398
    • 7
Tải bản đầy đủ (.pdf) (126 trang)

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

(1.11 MB) - Truyện ngắn Thạch Lam- truyện ngắn Pauxtopxki: sự gặp gỡ của phong cách nghệ thuật-126 (trang) Tải bản đầy đủ ngay ×

Từ khóa » Cái đẹp Man Mác Khắp Vũ Trụ Len Lỏi Khắp Hang Cùng Ngõ Hẻm Tiềm Tàng ở Mọi Vật Tầm Thường