Đi Tìm Hình, Tượng Phật Đản Sinh… - .vn

Home Từ điển Dữ liệu Danh mục
  • Tin tức
  • Xiển dương Đạo pháp
  • Media
  • Môi trường
  • Lời Phật dạy
  • Sống an vui
  • Đức Phật
  • Sách Phật giáo
  • Giáo hội
  • Nghiên cứu
  • Tâm linh Việt
  • Phật pháp và cuộc sống
  • Phật giáo thường thức
  • Kinh Phật
  • Phỏng vấn
  • Chùa Việt
DỮ LIỆU Đức Phật Từ điển Giáo hội Chùa Sách Tăng sỹ Ý kiến – Diễn đàn Thứ sáu, 04/05/2018, 12:19 PM
  • muc luc 450
  • link
  • bug

Đi tìm hình, tượng Phật Đản sinh…

Dương Kinh Thành gg follow

Theo tìm hiểu riêng, được biết một bộ phận tăng, ni, đặc biệt Ni giới rất không mấy thích tượng Phật sơ sinh có mái tóc như trẻ con đời thường. Họ cho rằng phải có bộ tóc của Phật là để phân biệt Phật sơ sinh và trẻ em ngoài đời, và còn cho rằng khi đó họ lạy là lạy Phật sơ sinh chứ không phải một em bé!

Dịp lễ Giỗ Tổ Hùng Vương vừa rồi, các anh chị trong Ban Tổ chức (cấp Quận, Huyện) có giúp một chuyến xe đi và về, người viết tranh thủ nhờ bác tài chở dạo quanh các cửa hàng văn hóa phẩm Phật giáo, để xem năm nay có gì mới lạ được tung ta thị trường, phục vụ mùa Phật Đản 2562-2018. Các cửa hàng lớn, nhất là có gắn mác siêu thị thì không dám vào vì khả năng tài chính hạn hẹp. May mà ngồi bên là anh tài xế vui tính, rất tốt bụng, sẵn sàng cho xe tới nơi mình muốn đến dù chiếc xe rất xứng đáng đậu bên ngoài sảnh “siêu thị văn hòa Phật giáo” sang trọng, bề thế hơn. Nhưng đi với mình thì thiệt thòi cho thân phận chiếc xe và anh tài xế nhọc công để mắt trông giữa mỗi khi dừng đợi.
Đây là công việc lẽ ra của các quý vị cán bộ văn hóa Phật giáo vá các ban ngành liên quan, nhưng do nhiều năm qua, liên tục mình đã góp tiếng nói về những hình và tượng Phật sơ sinh, với đủ sắc thái và có xuất xứ nhiều nơi khác nhau. Chính vì tự cho mình cái trách nhiệm “vác tù và” ấy nên lần này, dù đuợc hỗ trợ phương tiện tận tình, vẫn không đạt kết quả như mong muốn. Lại quay về tay không, chỉ mua được vài ba thước cờ dây để về treo trước ngõ xóm đạo nhà mình với mấy cái lồng đèn năm cũ đem ra xài lại. Phật Đản mọi năm với mình chỉ có thế. Làm không ai bảo, đẹp không ai khen, cứ lặng lẽ âm thầm như xưa nay lạc lõng giữa rừng người gọi là hân hoan Kính Mừng Phật Đản .
Vẫn một số tượng theo mẫu mã cũ, lồng đèn thì chưa thấy có hình dạng mới, đẹp hơn. Trong khi giá cả thì cỡ như mình cũng ngại móc túi ra trước chủ cửa hàng đang thao thao giới thiệu sản phẩm… Phật! Có một vài chủ cửa hàng nhận ra, đon đả mời chào uống nước để lắng nghe ý kiến. Khi mình hỏi sao nhiều năm qua mình không nhập về các mẫu tượng theo mô típ búp bê của Đài Loan hoặc Hồng Kông rất đẹp với đôi mắt sáng tròn dễ mến; với mẫu tượng này ngay cả màu da cũng thuyết phục ánh mắt mọi người, chỉ tiếc là bộ tóc chưa hợp lý lắm. Mẫu tượng thứ hai chấp nhận được, có lẽ là sản xuất tại Việt Nam của một cơ sở nào đó, mang dáng vẽ rất Á Đông với gương mặt gần gũi tạng người Việt Nam chúng ta. Mẫu tượng này có mái tóc rất thật. Các chủ cửa hàng khi được hỏi và đưa ý kiến như vậy đều trả lời chữa cháy rằng: “Có, cửa hàng chúng tôi có bán nhưng đã hết rồi”. Thú thật mình vốn không thích cái không thật lòng như vậy và cũng không muốn nói gì thêm, vì biết chắc rằng hoàn toàn không có, lấy đâu mà bán, lấy đâu mà hết! Một cửa hàng thuộc loại lớn, sau khi trả lời giá cả các loại lồng đèn thì nói: “Chưa có hàng, những cái treo đó là hàng mẫu”. Các bạn thử nghĩ, hôm ấy đã là mùng Mười tháng Ba âm lịch rồi chứ nào còn xa xôi gì nữa mà vẫn chưa có động thái cổ xúy tinh thần hân hoan của mọi người. Có lẽ, nói như một vị nữ chủ cửa hàng là “Khách không mua cũng không ế, có đâu mà sợ!”. Mình rút lui lẹ. Bà chủ này nói không sai vì khi đứng ra kinh doanh những mặt hàng văn hóa phẩm Phật giáo, thường không sợ lỗ, sợ ế vì trước hết khách háng phần lớn là tăng, ni và còn lại là phật tử lẻ tẻ cỡ như mình. Cho nên họ không cần phải chạy theo mẫu mã hay thị hiếu của khách hàng đặc biệt này. Có gì bán nấy, không ai chết cả.
Trở lại mẫu tượng Phật sơ sinh, trước hết chúng ta không dám có ý kiến gì về các loại tượng thuộc dạng cổ xưa, nếu chưa thuộc hàng di tích cần bảo vệ thì cũng có dấu ấn bàn tay, làn hơi của chư tôn đức bản tự từng kính ngưỡng. Còn lại giữa thời đại công nghệ phát triển, giới tu học đa dạng, tùy thuận để nhiếp hóa cũng là trách nhiệm quan trọng, cho phép chúng ta đi tìm cái đẹp, tuy chưa hoàn hảo thì cũng ở mức chấp nhận được ở ý nghĩa hợp lý nhất. Thí dụ tượng Phật sơ sinh, chúng ta cừ làm theo lối cũ, tức là tạo mái tóc xoắn của một vị Phật khi đã thành chánh giác, điều này chưa hợp lý, cần phải tạo ra mái tóc gần gũi với đời thường hơn, cho mọi người dễ cảm nhận hơn là sợ sệt khi bái lạy. Theo tìm hiểu riêng, được biết một bộ phận tăng, ni, đặc biệt Ni giới rất không mấy thích tượng Phật sơ sinh có mái tóc như trẻ con đời thường. Họ cho rằng phải có bộ tóc của Phật là để phân biệt Phật sơ sinh và trẻ em ngoài đời, và còn cho rằng khi đó họ lạy là lạy Phật sơ sinh chứ không phải một em bé! Về việc này, phải chăng mẫu tượng Phật sơ sinh dạng búp bê mình thích nhất lại có mái tóc… Phật? Tuy vậy, mình vẫn bảo lưu ý kiến lâu nay là nếu chọn, xin chọn mẫu tượng đảm bảo sự gần gũi trong tôn kính, tạo ra nhiều thú vị cho những người đến dự lễ mộc dục như chúng ta đã thấy, trẻ em khi được các bậc cha mẹ cầm tay hướng dẫn múc nước tắm Phật đều rất thích thú! Chúng ta cần hình ảnh đó hay là cần sự xa cách, nhất là trẻ em, với một vị mà các em sẽ phải biết rằng là người mang đến ánh sáng Phật pháp cho mình, cho cuộc sống con người mai này?
Tượng đã vậy thì thiệp cũng tương tự, cũng may vài năm trở lại đây nhiều nơi đã lấy mẫu tượng Phật sơ sinh dạng búp bê in thiệp chúc mừng Phật đản. Đây là điều đáng mừng vì yếu tố mỹ thuật và hợp lý đã được chú ý. Như chúng ta đã thấy, ở hình tranh vẽ thì thú thật lộn xộn và tùy tiện hơn nhiều bên cạnh một vài mẫu tượng vẻ khá đẹp, chấp nhận được. Một mẫu tượng đối nghịch với cái đẹp này là “râu ông nọ cắm cằm bà kia” và cắm một cách hết sức vô lý, khó chấp nhận, đó là dùng photosop lấy chiếc đầu của một em bé Ấn Độ, ghép vào thân hình của mẫu tượng mà chúng ta mới vừa khen đẹp đây! Vô lý ở chỗ này: nếu mái tóc Phật đã gây nên sự vô lý ở một mẫu tượng nhưng vẫn chấp nhận được vì khoảng cách từ sơ sinh đến thành đạo cũng vẫn là một chiều dài cuộc đời đức Phật; còn ở đây, từ góc độ một em bé sơ sinh, cho dẫu là con nhà quyền quý đi chăng thì việc trang điểm mái tóc cầu kỳ với nhiều trang sức rối rắm như vậy liệu có kịp trong khoảnh khắc ra đời ấy không? Có thể tạm nêu lên vài quan điểm mỹ thuật và ý nghĩa như trên để hy vọng con đường chúng ta tìm đến nét đẹp chung của hình và tượng Phật sơ sinh được tương đối hợp lý hơn, dễ chấp nhận hơn và dễ gần gũi với đời thường mà trong đó trẻ con là đối tượng trước tiên phải được hưởng sự gần gũi ấy! Không còn sợ sệt Phật “trừng phạt” vì dám gần gũi và bất kính theo ý người lớn! Chúng ta thấy rồi đấy, dường như bây giờ các tượng thờ được sơn phết màu mè, sặc sỡ nhiều hơn, bất chấp ý nghĩa y áo ra sao. Đây cũng là xu hướng mỹ thuật nhưng không ai dám đảm bảo rằng đó là xu hướng tử tế và đàng hoàng trong sự tôn kính đức Phật, và cái xu hướng đó đang xé toạc chiếc y đơn giản trên mình tượng Phật để hở ngực, “hở body” vòng một cho giống thế tục và nói theo vài ý kiến bức xúc khác là để “quyến rũ” trần thế hơn!? Mình chỉ biết ngậm ngùi lặng lẽ đứng nhìn mà buồn cho đạo Phật mình ngày càng sặc sỡ nhưng chẳng dám nhìn lâu! Năm sau, Việt Nam chúng ta lại được Nhà nước chấp thuận cho đăng cai đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc, liệu những dòng này có góp được phần nào thanh âm nghe được, để hướng vọng đến chư thiên, chư hộ pháp tuyệt vời nhất của một đất nước có bề dày lịch sử Phật giáo hơn hai ngàn năm? Dương Kinh Thành

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

  • Chia sẻ Facebook
Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Dành cho bạn

  • Vì sao khi niệm Phật, trì chú nên dùng tràng hạt?

    Vì sao khi niệm Phật, trì chú nên dùng tràng hạt?

  • Gần người hiền được thêm trí huệ

    Gần người hiền được thêm trí huệ

  • Kinh không sợ hãi

    Kinh không sợ hãi

  • Kinh Bách Dụ: Nhà cũ có quỷ dữ

    Kinh Bách Dụ: Nhà cũ có quỷ dữ

  • Bài kinh: Phật dùng ví dụ con voi giữ vòi để răn dạy La Hầu La

    Bài kinh: Phật dùng ví dụ con voi giữ vòi để răn dạy La Hầu La

  • Pháp hoa thất dụ - Dụ thứ hai: Đứa con bỏ nhà đi ăn xin

    Pháp hoa thất dụ - Dụ thứ hai: Đứa con bỏ nhà đi ăn xin

  • Kinh Bách Dụ: Lạc đà của người lái buôn chết

    Kinh Bách Dụ: Lạc đà của người lái buôn chết

  • Kinh Đức Phật nói về hương giới đức

    Kinh Đức Phật nói về hương giới đức

  • Thế nào gọi là tâm tự tại?

    Thế nào gọi là tâm tự tại?

  • Kinh Phạm Võng (nội dung tiếng Việt do HT. Thích Trí Tịnh dịch)

    Kinh Phạm Võng (nội dung tiếng Việt do HT. Thích Trí Tịnh dịch)

Quảng Ninh "quản lý hòm công đức" và một góc nhìn!

Ý kiến – Diễn đàn 13:37 09/11/2018

Vậy thì, trước khi ban hành Công văn số 489/UB-VX1, UBND tỉnh Quảng Ninh đã được chủ sở hữu tài sản “ủy quyền” định đoạt hoặc ủy quyền được tham gia định đoạt tài sản chưa? Đã có trong tay quy định nào từ văn bản luật làm căn cứ pháp lý ban hành chưa? Nếu “chưa” thì rõ ràng là không ổn rồi!

Âm mưu phá hoại Phật giáo của Pháp Luân Công

Ý kiến – Diễn đàn 15:30 07/11/2018

Pháp Luân Công, một tổ chức ngụy trang Phật giáo, đã bóp méo giáo lý của Phật giáo. Cộng đồng Phật giáo phản đối việc đăng ký của Pháp Luân Công cũng là để làm sáng tỏ và bảo vệ Phật giáo chính thống thì lại bị buộc tội không coi trọng nhân quyền. Ai là kẻ vi phạm nhân quyền, phá hoại tôn giáo khác và ai mới là người bảo vệ tôn giáo chính thống?

Suy nghĩ đôi điều về sự cầu siêu và cúng thí thực

Ý kiến – Diễn đàn 15:10 11/10/2018

Cầu siêu là cầu mong siêu thoát, nghĩa là dùng phương pháp nào đó để giúp vong linh của người đã chết vượt qua khỏi cảnh khổ đau. Ý nghĩa thì như vậy, nhưng có siêu thoát được hay không, đây là vấn đề thuộc phương pháp siêu độ hay nói đúng hơn là Pháp thuật vi diệu nào đó mới siêu độ nổi vong linh người quá cố.

Nhà Phật có cấm đánh ghen không?

Ý kiến – Diễn đàn 05:15 09/10/2018

“Tinh tinh”... tiếng chuông tin nhắn vang lên. “Nhà Phật có cấm đánh ghen không mày?”, đọc tin cô bạn thân gửi mà tôi vừa thấy buồn cười lại vừa lo lắng. Tôi vội nhấc điện thoại hẹn gặp bạn ngay để hỏi thăm tình hình, phòng trường hợp bạn “giận quá mất khôn”.

Xem thêm

Tin đọc nhiều nhất

1

Văn khấn và nghi thức lạy sám hối tại nhà đơn giản 1

2

Hòa thượng Thích Thanh Từ: Người phục hưng thiền phái Trúc Lâm Việt Nam thế kỷ 20 - 21 1

3

Hiểu nhân quả học Phật dứt sát sinh, thay đổi số mệnh

4

Làm những nghiệp nào phải đọa địa ngục A tỳ?

5

Con yêu, từ đâu và vì sao con tới nơi này? (1)

6

Ngài Gyalwa Dokhampa chủ trì Pháp hội cầu nguyện quốc thái dân an tại Bảo tháp Mandala Tây Thiên

7

Con yêu, từ đâu và vì sao con tới nơi này? (2)

Tin chọn lọc

Suy nghĩ đôi điều về sự cầu siêu và cúng thí thực

Bóng cười, ma túy đá – "thuốc độc" dập tắt tương lai thế hệ trẻ

Truyền thông Phật giáo: Bộ mặt của Giáo hội trong thời kỳ Internet

Hình tượng gây phản cảm

Chiếc áo tràng màu lam của người cư sĩ phật tử

Gian lận - “ung nhọt” của ngành giáo dục

Từ điển Phật giáo

  • A
  • B
  • C
  • D
  • E
  • F
  • G
  • H
  • I
  • J
  • K
  • L
  • M
  • N
  • O
  • P
  • Q
  • R
  • S
  • T
  • U
  • V
  • W
  • X
  • Y
  • Z
Tìm kiếm

Dữ liệu Phật giáo

  • Đức Phật
  • Tự Điển
  • Giáo hội
  • Chùa
  • Sách
  • Tăng sỹ

Từ khóa » Hình ảnh Phật Thích Ca đản Sanh