Đi Tìm Nguyên Nhân Mũi Bị Xơ Cứng, Biến Dạng Sau Nâng

Từ những nguyên nhân khách quan từ bên ngoài đến những nguyên nhân từ chính những người trong cuộc mà bệnh nhân sẽ là người phải hứng chịu cuối cùng. Trong bài viết này, hãy cùng suckhoe 123 đi tìm nguyên nhân dẫn tới tình trạng mũi bị xơ cứng sau nâng nhé.

Nguyên nhân mũi xơ cứng sau nâng

Theo các bác sĩ trong ngành, mũi bình thường sau khi nâng khoảng 3 tuần là có thể tạo ra những liên kết tương đối bền chặt với cơ thể, tuy nhiên nếu sau khoảng thời gian này mà bệnh nhân thấy mũi bị cứng đơ, không tự nhiên thì có thể do một số nguyên nhân dưới đây:

Thứ nhất là chất lượng sụn đặt

Nếu bác sĩ sử dụng sụn nhân tạo để đặt, nhưng sụn lại không rõ nguồn gốc xuất xứ, không đảm bảo chất lượng tốt thì có thể là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng mũi bị xơ cứng, biến dạng; hoặc quá trình phẫu thuật không đảm bảo vô trùng, vô khuẩn.

Thứ 2 do bao xơ quanh sụn nâng mũi

Thực tế đây là một phản ứng hết sức bình thường khi cơ thể có vật liệu lạ được đặt vào. Tuy nhiên nếu bao xơ co thắt quanh miếng độn, dẫn đến mũi bị xơ cứng nặng, kèm theo các biểu nhiên như sưng tấy, bóng đỏ, đau nhức hay mũi bị ngắn lại thì bệnh nhân cần đến ngay cơ sở để được bác sĩ lấy sụn ra, giải phóng sẹo và bao xơ trong mũi.

Thứ 3 có thể là do tay nghề bác sĩ

Bác sĩ thao tác sai kỹ thuật trong quá trình thực hiện, can thiệp quá sâu vào trong cấu trúc mũi.

Thứ 4, bệnh nhân chỉnh sửa mũi nhiều lần

Vì nhiều lần chỉnh sửa, đồng nghĩa với việc phải nhiều cần can thiệp, việc bóc tách khó khăn hơn có thể khiến cho các mô mũi bị xô lệch nghiêm trọng, cấu trúc da mũi bị xơ cứng lại làm cho vết thương lâu lành có thể dẫn đến chảy máu kéo dài. Theo giới chuyên môn, đây có thể nói là hậu quả tồi tệ nhất của phẫu thuật thẩm mỹ bởi bệnh nhân càng chỉnh sửa mũi càng có nguy cơ bị biến dạng và xơ cứng

Thứ 5 là do cơ địa bệnh nhân

Nguyên nhân cuối cùng cũng có thể là do bản thân cơ địa bệnh nhân có tính chất tự đào thải sụn mũi, buộc phải tháo sụn ra sớm.

Như vậy với những trường hợp mũi xơ cứng biến dạng nặng sau nâng thì buộc phải tái phẫu thuật mới có thể cải thiện được. Tuy nhiên, vốn nâng mũi nguyên bản đã là một quy trình phức tạp nên chỉnh sửa mũi hỏng sau nâng lại càng phức tạp hơn, đòi hòi người thực hiện phải thực sự có chuyên môn, tay nghề, óc phán đoán và con mắt thẩm mỹ cao vì một khi mũi đã bị tổn thương do tác động sẽ trở nên rất nhạy cảm, khó thao tác và khắc phục.

Do đó, vì yếu tố an toàn là trên hết, bệnh nhân khi nâng mũi nên chọn nâng dáng mũi phù hợp với mình, không nên chạy đua theo các dáng mũi quá cao, đầu mũi quá dài không hợp với bản thân dễ dẫn đến rủi ro về sau. Đồng thời phải tuân đúng theo hướng dẫn hậu phẫu của bác sĩ, nếu thấy có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào cần liên hệ với bác sĩ luôn đề được kiểm tra và điều chỉnh kịp thời, càng để lâu sẽ càng nguy hiểm hơn.

Từ khóa » đầu Mũi Cứng Sau Nâng