Đi Tìm Những Cô Gái "bí ẩn" Trên Tờ Tiền 2000 đồng

Tin Tức Nam Định 24h Mới Nhất Loading...

Trang website đang hoạt động thử nghiệm

Đã 28 năm trôi qua kể từ ngày tờ 2000 đồng được phát hành, 3 nữ công nhân được in ở mặt sau là ai thì đến nay vẫn là ẩn số.

Tờ tiền mệnh giá 2.000 đồng là tờ tiền hiếm hoi có mặt sau được thể hiện bằng bối cảnh Nhà máy Sợi Nam Định cùng 3 nữ công nhân đang làm việc.

Mở cuộc truy tìm Năm 1988, khi phát hành tờ tiền 2.000 đồng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quyết định lấy bối cảnh khu sản xuất cùng 3 nữ công nhân của Nhà máy Sợi Nam Định để in lên mặt sau của tờ tiền. Nhiều người chắc mẩm, đây phải là những công dân điển hình với thành tích lao động rất đặc biệt có nhiều đóng góp mới vinh dự được in hình lên tờ tiền. Nhưng họ là ai?

Bây giờ Nhà máy Sợi Nam Định đã được đổi tên thành Tổng Công ty Cổ phần Dệt may Nam Định. Trong đội ngũ nhân công sản xuất hiện tại của nhà máy, vẫn còn khá nhiều người thuộc thế hệ công nhân từ thập niên 70 của thế kỷ trước. Gặp họ, chúng tôi càng thêm hy vọng có manh mối về 3 người phụ nữ được in hình lên tờ tiền 2.000 đồng. Mặt trước và mặt sau của tờ tiền Việt Nam mệnh giá 2.000 Đồng

Mặt trước và mặt sau của tờ tiền Việt Nam mệnh giá 2.000 Đồng

Khi chúng tôi chìa ra tờ tiền 2.000 đồng rồi hỏi về 3 nữ nhân công trong ảnh, nhiều công nhân già trong nhà máy cứ ớ người ra mà rằng: “Đúng, đúng… Đây là 3 nhân công của nhà máy chúng tôi.

Đến nay công nhân trong nhà máy vẫn đang sử dụng mẫu quần áo bảo hộ lao động như họ đã mặc… Nhưng 3 phụ nữ này là công nhân nào nhỉ? Nhìn họ quen quá…”. Vậy là những người công nhân già cứ chuyền tay nhau tờ tiền rồi thầm thì: “Là ai nhỉ?”.

Riêng Phó Giám đốc Phân xưởng dệt Bùi Văn Đặng thì cứ mãi bần thần. Ông lật ngang, rồi lật ngửa tờ tiền và nói: “Tôi về nhà máy công tác và làm quản lý từ năm 1970. Bức ảnh được in trong tờ tiền chính là phân xưởng dệt C2. 3 công nhân trong ảnh chính xác là công nhân của chúng tôi.

Tôi nhận được họ qua trang phục lao động – đặc thù của công nhân dây chuyền dệt… Nhưng sao tôi không rõ 3 phụ nữ này là ai nhỉ?”. Dứt lời, ông Đặng kéo tôi đi: “Anh đi cùng tôi… Tôi sẽ cho anh thăm phân xưởng dệt C2 và sẽ hỏi cho anh về 3 công nhân được in trên tờ tiền”.

Tới phân xưởng dệt C2, ông Đặng chỉ cho tôi từng chi tiết trong bức hình tại mặt sau tờ tiền 2.000 đồng đều trùng khớp với bối cảnh hiện tại của phân xưởng dệt. Tất cả đều không mấy thay đổi dù đã trải qua nhiều năm trời.

Tại đây, ông Đặng gọi những người công nhân già lại rồi hỏi về 3 nữ nhân công trong tờ tiền. Một cuộc truy tìm 3 người phụ nữ bí ẩn nhanh chóng lan toả toàn khu sản xuất. Nhìn cảnh ấy, chúng tôi nghĩ mình đã may mắn, có lẽ chỉ một lúc nữa thôi, 3 người phụ nữ bí ẩn mà tôi muốn gặp sẽ xuất hiện. Ông Đặng đang cố gắng nhớ 3 phụ nữ được in hình lên tiền là công nhân nào. Ảnh: T.G

Ông Đặng đang cố gắng nhớ 3 phụ nữ được in hình lên tiền là công nhân nào. Ảnh: T.G

Nhưng rồi nguyên cả buổi sáng trôi qua, 3 nữ công nhân bí ẩn kia vẫn mất hút. Đầu giờ chiều, ca làm việc mới bắt đầu. Chúng tôi lại tiếp tục kiếm tìm 3 người công nhân bí ẩn. Lần này ông Đặng còn lấy điện thoại liên hệ với hàng chục công nhân đã nghỉ hưu.

Bao nhiêu cuộc điện thoại ông Đặng gọi đi là bấy nhiêu hi vọng chúng tôi ấp ủ. Nhưng tất cả chỉ nhận được những câu trả lời: “Tôi không rõ… Tôi cũng không nhớ…”. Họa lắm mới có người an ủi: “Có khi họ là những công nhân vẫn đang làm việc trong nhà máy mà năm đó được chụp ảnh rồi vẽ hình lên tiền nhưng họ không biết”.

Không tìm được 3 nữ công nhân này, gương mặt Phó Giám đốc Bùi Văn Đặng sụp xuống. Kéo tôi về phòng làm việc của mình, ông Đặng giãi bày: “Khoảng thời gian Nhà máy Sợi Nam Định được chụp hình đưa lên tờ tiền 2.000 đồng là cuối những năm 80.

Lúc đó đất nước đang trong giai đoạn đổi mới, không khí lao động xây dựng xã hội chủ nghĩa được phát động trong toàn nhà máy. Khi ấy chúng tôi liên tục được các đoàn làm phim, nhà báo về thăm. Đoàn nào về cũng ghi hình, chụp ảnh… Đúng là ngày đó công nhân và nhà máy được chụp ảnh, vẽ hình nhiều quá nên chẳng ai để ý…”.

Vậy là chúng tôi phải tạm chia tay mà vẫn chưa tìm được 3 người phụ nữ may mắn được vẽ hình lên tờ tiền 2.000 đồng.

Họa sỹ thiết kế cũng không biết

Chúng tôi rời Nam Định nhưng ý nghĩ tìm gặp 3 người phụ nữ được đưa hình lên tờ tiền 2.000 đồng vẫn chưa nguôi ngoai. Một trong những manh mối có thể tìm ra được 3 nhân vật bí ẩn ấy là họa sỹ thiết kế đồng tiền này.

Theo tài liệu lưu giữ tại Ngân hàng Nhà nước, Họa sỹ Phạm Văn Quế là người trực tiếp thiết kế mặt sau của tờ tiền 2.000 đồng. Ngày đó, ông Quế đang ở tuổi ngoài 40 và công tác tại Tổ họa sỹ, Phòng Thiết kế mẫu (Cục Phát hành tiền tệ và Kho quỹ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam). Tổ họa sỹ của ông có 7 người.

Bây giờ, họa sỹ Phạm Văn Quế đã nghỉ hưu, nhưng ông vẫn còn minh mẫn lắm. Chúng tôi hỏi ông: “Bác thiết kế mặt sau tờ tiền 2.000 đồng có bối cảnh là 3 nữ công nhân Nhà máy Sợi Nam Định. Đây là 3 nhân vật có thật hay chỉ là 3 nhân vật được vẽ theo trí tưởng tượng?”.

Hoạ sỹ Phạm Văn Quế, người đã thiết kế mặt sau của tờ tiền 2.000 đồng. Ảnh: Quốc Hưng

Hoạ sỹ Phạm Văn Quế, người đã thiết kế mặt sau của tờ tiền 2.000 đồng. Ảnh: Quốc Hưng

Họa sỹ Quế cho hay: “Tưởng tượng ra nhân vật làm sao được. Tôi phải có hình mẫu cụ thể mới thiết kế được tờ tiền. Đó là 3 nhân vật có thực, không phải tưởng tượng hay hư cấu gì cả. Đầu năm 1988, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ra quyết định sẽ phát hành tờ tiền mệnh giá 2.000 đồng. Khi ấy tôi cùng 6 họa sỹ trong tổ được giao nhiệm vụ tìm và lựa chọn những bức ảnh để thiết kế mặt sau cho tờ tiền.

Những bức ảnh được chọn lựa phải có tiêu chí phù hợp với bối cảnh đất nước lúc bấy giờ và phù hợp với mệnh giá tờ tiền chuẩn bị phát hành”.

Với tiêu chí ấy, tất cả các họa sỹ trong tổ cứ thế đi tìm ảnh. 7 họa sỹ phải tìm 7 ảnh mẫu khác nhau để thiết kế lên tờ tiền. Mẫu thiết kế của họa sỹ nào xuất sắc và phù hợp với tiêu chí sẽ được lựa chọn làm mặt sau cho tờ tiền 2.000 đồng.

Có rất nhiều bối cảnh của đất nước được tổ họa sỹ quan tâm. Có người chọn bối cảnh Nhà hát lớn Hà Nội, có người lại chọn Hồ Gươm với Tháp Rùa, thậm chí Nhà máy đồ hộp Hải Phòng cũng đã được một số họa sỹ để ý.

“Về phần mình, tôi sang kho ảnh của Thông tấn xã Việt Nam để lựa chọn. Tôi miệt mài tìm kiếm cả tuần trời, cuối cùng cũng tìm được 2 bức ảnh chụp về Nhà máy Sợi Nam Định. Một bức chụp về dây chuyền sản xuất sợi, bức ảnh còn lại là chụp về 3 nữ công nhân trẻ đang thao tác trên dây chuyền.

Cầm trên tay 2 bức ảnh, tôi ưng ý ngay và linh cảm rất rõ, đây sẽ là bức hình được lựa chọn để in lên tờ tiền 2.000 đồng”, ông Quế nhớ lại. Theo Phó GĐ Bùi Văn Đặng, khu dây chuyền này chính là bối cảnh đã được hoạ sỹ Phạm Văn Quế thiết kế lên mặt sau tờ tiền 2.000 đồng.

Theo Phó GĐ Bùi Văn Đặng, khu dây chuyền này chính là bối cảnh đã được hoạ sỹ Phạm Văn Quế thiết kế lên mặt sau tờ tiền 2.000 đồng.

“Vậy 3 nữ công nhân đó là ai và đang sống ở đâu?”. Giật mình trước câu hỏi này, ông Quế tư lự: “Việc thiết kế tiền phải bảo mật cao độ. Khi làm thủ tục xin 2 bức ảnh từ Thông tấn xã Việt Nam, tôi chỉ khai báo một lý do đại khái cho hợp lệ chứ không thể đưa lý do chính xác. Việc xin tên tác giả của 2 bức ảnh cũng như các nhân vật trong ảnh tôi cũng chẳng kịp làm”.

Vậy là họa sỹ Phạm Văn Quế cũng không biết 3 người công nhân được in hình lên tờ tiền 2.000 đồng kia là ai. Tính chất bảo mật của công việc thiết kế tiền đã không cho ông làm việc đó.

Sau khi mang 2 bức ảnh về trình, hoạ sỹ Quế được chấp thuận dùng để thiết kế lên mặt sau của tờ tiền 2.000 đồng. Nhiệm vụ của ông là lồng ghép, vẽ lại 2 bức ảnh trên thành một. Bức hình mới được vẽ ra phải có các chi tiết hài hoà cân đối và không phức tạp.

Ông Quế đã mất nhiều tháng trời ngồi vẽ rồi ghép 2 bức ảnh lại với nhau. Ông miệt mài vẽ đến độ thuộc lòng từng chi tiết trong 2 bức ảnh, từng nét mặt của 3 cô công nhân. Nhưng họ là ai, thì ông đành chịu! Ông chỉ biết họ là những người thợ dệt của Nhà máy Sợi Nam Định.

Đến nay, tờ tiền 2.000 đồng đã phát hành được 28 năm. Nhưng 3 nữ công nhân được vinh dự in hình lên đó vẫn là một bí ẩn.

Theo: Vietnamnet.vn

Theo Link bài gốc Copy link
  • Học làm đặc sản nộm rau câu, Nam Định
  • Quán phở 12 năm bán “rẻ như cho” 5.000 đồng/bát – Mỗi ngày bán hơn 100kg bánh phở vẫn quyết không tăng giá
  • [Video] Hải Hậu – 1 vùng quê đáng sống
  • Hải Hậu: Trở thành tỷ phú từ mô hình trang trại
  • Về Nam Định thưởng thức đặc sản bún cá thơm nồng
  • Cô dâu Nam Định: Sau đám cưới, bạn bè mới biết là tiểu thư nhà giàu
  • Nam Trực: “Nhịp cầu nhân ái” tiếp sức cậu bé bị ung thư vòm họng

Tags:
  • Dệt may Nam Định
  • nhà máy dệt nam định
  • Nhà máy nam định
  • Nhà máy sợi Nam Định
  • Tìm hiểu tờ 2000 đồng
  • Tờ tiền 2000 đồng
Tin Tức Nam Định 24h Qua
  • Bệnh viện đa khoa Hải Hậu: Người “giữ lửa” cho bệnh viện top đầu Mới
  • Nam Định: Quy định cụ thể về diện tích tối thiểu được phép tách thửa Mới
  • Công an Nam Định truy tìm người phụ nữ trộm túi xách ở hội Phủ Dầy Mới
  • Điều Tra vụ phát hiện ma túy tại nhà ga tàu hỏa Nam Định Mới
  • Về Vạn Lộc thưởng thức món ngon từ chuột đồng Mới
  • Chuyện chưa biết về hành trình truy bắt hung thủ sát hại bạn gái ở chung cư cao cấp Mới
  • Nhà Thờ Đổ Hải Lý – Có Thể Bạn Chưa Biết Mới
  • Thầy cúng truy sát cả nhà hàng xóm ở Nam Định đã tử vong Mới
  • Nam Định tái khởi động dự án bệnh viện 850 tỷ đồng bỏ hoang Mới
  • Trả hồ sơ, điều tra lại vụ giang hồ Nam Định bắn người Mới
  • Nam Định: Đã xác định nguyên nhân công nhân giày da bị ngất xỉu Mới
  • Lời kể lạnh người vụ tai nạn kinh hoàng ở Gia Lai Mới
  • Cử tri nhất trí cao đề nghị thành lập thị trấn Ninh Cường, Trực Ninh, Nam Định Mới
  • Nam Định: Nhà thờ 130 tuổi cháy rừng rực trong đêm Mới
  • Nhà Thờ Lớn TP.Nam Định Mới

ĐỜI SỐNG

Ca khúc: Về Thăm Nam Định

Video: Hải Hậu Trong Tôi Nắng

Khám phá vùng đất ngập mặn Xuân Thủy – Giao Thủy

Độc đáo cá nướng úp thau tại Nam Định

Tìm hiểu thành phố Nam Định ‘xưa và nay’

[Phóng sự] Phở Cụ Tặng – Nam Định

Đinh La Thăng – Tự Hào Là Con Dân Nam Định

Đại lễ cầu Siêu Tỉnh Nam Định

GÓC NAM ĐỊNH

Ngày 7-2, khai hội Đền Trần Nam Định: BTC sẽ phát đủ ấn cho du khách

Xôi nén – Nét văn hóa truyền thống độc đáo ở Hải Hậu

Nguồn gốc của Phở Nam Định

Quán phở 12 năm bán “rẻ như cho” 5.000 đồng/bát – Mỗi ngày bán hơn 100kg bánh phở vẫn quyết không tăng giá

Siêu Độc với nghề đánh cá bằng cà kheo ở Nam Định

Nhà thờ Giáo xứ Phong Lộc – Nam Phong – Nam Trực – Nam Định

Địa điểm check-in đẹp như Tây ở các nhà thờ tại Việt Nam

Ẩm thực mẹt quán giữa lòng Thành Nam

Tin liên quan

  • Cậu học sinh Nam Định chế ô tô chạy bằng năng lượng mặt trời chở được 12 người Cậu học sinh Nam Định chế ô tô chạy bằng năng lượng mặt trời chở được 12 người
  • Người đàn ông kỳ dị: Câu cá toàn dính xác chết và cuộc rình mò người ném hài nhi xuống sông
  • Tự hào Nam Định quê hương
  • Đại gia “gạ” đổi 4 lô đất giá 9 tỷ lấy cây sanh cổ ôm đá đẹp hiếm có
  • Căn nhà nắng chiếu khắp phòng tại Nam Định đẹp lung linh trên báo ngoại
  • Môtô 3 bánh tiền tỷ Can-am làm xe ba gác tại Nam Định
  • Trăn về ‘ngự’ tại ngôi đền ở Nam Định, mặc khua chiêng gõ trống vẫn ‘mắc võng nằm chầu’
  • Trụ trì chùa kể về “báu vật” nặng 9 tấn nằm giữa hồ nước ở Nam Định
  • Nhà thờ Trái tim: Khi hoang tàn thành chốn rong chơi

TIN NỔI BẬT

  • Nam Định: Huyện Hải Hậu tiếp nhận ủɴɢ hộ 50 máy thở của một cá nhân trên địa bàn Thị trấn Cồn

    Nam Định: Huyện Hải Hậu tiếp nhận ủɴɢ hộ 50 máy thở của một cá nhân trên địa bàn Thị trấn Cồn

  • Nam Định: Nhữɴɢ suất cơm nghĩa tình cho người dân bị cách ly y tế tập trung

    Nam Định: Nhữɴɢ suất cơm nghĩa tình cho người dân bị cách ly y tế tập trung

  • Theo quy định mới, người ngoại tỉnh có thể rời Hà Nội?

    Theo quy định mới, người ngoại tỉnh có thể rời Hà Nội?

  • Choáng với siêu xe độ của thợ vườn Nam Định

    Choáng với siêu xe độ của thợ vườn Nam Định

  • Nam Định : Giám sát trên 205 nghìn lượt người qua các chốt kiểm soát liên ngành phòng, chống dịch COVID-19

    Nam Định : Giám sát trên 205 nghìn lượt người qua các chốt kiểm soát liên ngành phòng, chống dịch COVID-19

thiet ke web nam dinh, thiết kế web nam định

ẨM THỰC

  • Bí quyết làm nem nắm Giao Thủy, Nam Định

    Bí quyết làm nem nắm Giao Thủy, Nam Định

  • Cưỡng không nổi với 8 đặc sản nức tiếng Nam Định

    Cưỡng không nổi với 8 đặc sản nức tiếng Nam Định

  • Nước mắm Giao Châu

    Nước mắm Giao Châu

  • Phở Nam Định – Món ngon khoản đãi bạn bè

    Phở Nam Định – Món ngon khoản đãi bạn bè

  • Đặc sản giò nóng 7 phút Nam Định

    Đặc sản giò nóng 7 phút Nam Định

  • Món ngon Nam Định: Bánh cuốn làng Kênh

    Món ngon Nam Định: Bánh cuốn làng Kênh

  • Về Nam Định ăn gỏi cá…

    Về Nam Định ăn gỏi cá…

Máy đóng mở cánh cống Địa chỉ spa tại Thanh Hóa Dao nghiền cát Gia công cơ khí đúc

DU LỊCH NAM ĐỊNH

  • Khám phá cảnh đẹp Nam Định qua camera VOV Giao thông Quốc gia

    Khám phá cảnh đẹp Nam Định qua camera VOV Giao thông Quốc gia

  • Nhà thờ Giáo xứ Dương A – Nam Trực Nam Định

    Nhà thờ Giáo xứ Dương A – Nam Trực Nam Định

  • Trực Ninh: Nét độc đáo của cây cầu Mái Lá độc nhất vô nhị ở Việt Nam

    Trực Ninh: Nét độc đáo của cây cầu Mái Lá độc nhất vô nhị ở Việt Nam

  • Nhà thờ Giáo xứ Liên Thủy – Xuân Trường Nam Định

    Nhà thờ Giáo xứ Liên Thủy – Xuân Trường Nam Định

  • Xây dựng, quảng bá sản phẩm du lịch đặc thù của Nam Định

    Xây dựng, quảng bá sản phẩm du lịch đặc thù của Nam Định

  • Dòng Đức Mẹ Thăm Viếng Bùi Chu

    Dòng Đức Mẹ Thăm Viếng Bùi Chu

  • Đảm bảo an toàn cho nhân dân trong mùa lễ hội

    Đảm bảo an toàn cho nhân dân trong mùa lễ hội

  • Không gian nhà Việt xưa cũ bình yên đầy ký ức trong ‘Thương nhớ ở ai’

    Không gian nhà Việt xưa cũ bình yên đầy ký ức trong ‘Thương nhớ ở ai’

Công ty thiết kế website tại Nam Định

Dịch vụ thiết kế website chuyên nghiệp tại Nam Định

TIN TỨC MỚI

  • DNH Nam Định chiêu mộ thành công cựu tuyển thủ Việt Nam

    DNH Nam Định chiêu mộ thành công cựu tuyển thủ Việt Nam

  • Mất nước cả tháng trời, cuộc sống của hàng trăm hộ dân bị đảo lộn

    Mất nước cả tháng trời, cuộc sống của hàng trăm hộ dân bị đảo lộn

  • Nam Định 12 tháng – Fly Away

    Nam Định 12 tháng – Fly Away

  • CĐV Nam Định góp tiền thưởng đội nhà 200 triệu đồng

    CĐV Nam Định góp tiền thưởng đội nhà 200 triệu đồng

  • Nam Định: giảm sức ép cho hạ tầng nội đô từ các khu dân cư mới

    Nam Định: giảm sức ép cho hạ tầng nội đô từ các khu dân cư mới

  • Nghệ nhân Hoàng Hữu Trung – Ông chủ vườn lan nổi tiếng tại Nam Định

    Nghệ nhân Hoàng Hữu Trung – Ông chủ vườn lan nổi tiếng tại Nam Định

Tắt Quảng Cáo [X] TOP

Từ khóa » Nhà Máy Dệt Nam định Tiền