Đi Tìm Ý Nghĩa Thực Sự Của Lá Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ (Nguyễn ...

Chân Dung "Người Việt Quốc Gia"

Và Lá Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ

Nguyễn Mạnh Quang

http://sachhiem.net/NMQ/ChanDungVNCH/QMN04.php

bản in mục lục mới bổ túc 15-Dec-2012

Toàn tập: Dàn bài

CHƯƠNG 4

LTS: Trên mạng toàn cầu hiện nay đã có nhiều trang nhà chép đi chép lại một số các bài viết về lịch sử lá cờ vàng ba sọc đỏ được xử dụng trước năm 1975. Trong các bài viết này, các tác giả đã giải thích "ý nghĩa của ba sọc đỏ" theo tư kiến của mỗi người, khó có thể chứng minh được bằng tài liệu. Một số trang cũng đưa ra các hình thức của lá "quốc kỳ" của nước Việt Nam xưa nhất mà người ta có thể suy lý và truy tầm được, từ cờ "long tinh" đời nhà Nguyễn, và đã cho thấy cờ vàng ba sọc lần đầu tiên xuất hiện thời Vua Thành Thái, nhưng chưa từng có giải thích thoả đáng về nguyên nhân cho sự xuất hiện của lá cờ này. Với phương cách nghiên cứu sử liệu trong nghề, tác giả Nguyễn Mạnh Quang đã liên kết được sự kiện và nhìn thấy được "cái phông" (background) nằm dưới lá cờ vàng ba sọc đỏ làm nổi bật nguyên nhân cho sự tái xuất hiện của nó trong thời Bảo Đại. Đọc bài phân tích này, người ta sẽ thấy cái "ý nghĩa" thực sự che giấu ở đằng sau con số "ba", và lá cờ vàng ba sọc đỏ này "có ý nghĩa nhiều nhất" cho nhóm người nào. (SH)

Ý Nghĩa Thực Sự Của Lá Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ

Trong Chương này:

I.- Lá Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ Xuất Hiện Lần Thứ Nhất

- Tư cách bất xứng của Vua Thành Thái

- Kết luận về lá cờ vàng ba sọc đỏ trong thời Vua Thành Thái (1889-1907):

II.- Lá Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ Tái Xuất Hiện

- Có Bao Nhiêu Lá Cờ Bảo Đại?

- Chứng Minh Vatican Đạo Diễn Lá Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ

III. Kết Luận

A.- Lá cờ vàng ba sọc đỏ là một biểu tượng cho sự ô nhục

B.- Lá cờ này cũng là biểu tượng cho những hành động dã man

C.- Lá cờ vàng ba sọc đỏ là biểu tượng cho quyền lực của Vatican ở Việt Nam

Trong thời cận và hiện đại, lá cờ vàng ba sọc đỏ được Liên Minh Xâm Lược Pháp sử dụng tới hai lần. Cả hai lần này đều do bàn tay của Vatican ở hậu trường đạo diễn.

Lần thứ nhất, lá cờ vàng ba sọc đỏ được sử dụng vào khi liên minh xâm lược Pháp – Vatican vừa mới đưa ông Bửu Lân lên làm vua với vương hiệu là Thành Thái (1/2/1889). Ngay sau đó là thời điểm mà cuộc đấu đá giữa phe thực dân Pháp cấp tiến và phe Vatican bước vào giai đoạn gay go để giành chiếm ưu thế chính trị tại Đông Dương.

Phe Vatican muốn dùng Vua Thành Thái làm con cờ rồi dựa vào đó để giành ưu thế nắm giữ triều đình Huế hầu thi hành chính sách Ki-tô hóa từ trên xuống dưới. Trong lúc đó, phe thực dân Pháp, vốn bị ảnh hưởng của tinh thần Cách Mạng 1789 (ghê tởm Vatican), muốn biến toàn Việt Nam thành một thuộc địa trực trị giống như ở Nam Kỳ. Vấn đề này sẽ được nói rõ ở phần dưới.

Lần thứ hai, lá cờ này được sử dụng vào khi Vatican chủ trương đưa Bảo Đại lên cầm quyền với mục đích dùng người Việt đánh người Việt và dùng tín đồ Ki-tô để cai trị đại khối nhân dân theo tam giáo cổ truyền. Sách sử gọi chủ trương này là Giải Pháp Bảo Đại hay Lá Bài Bảo Đại. Lá Bào Bảo Đại được cụ thể hóa thành chính quyền Quốc Gia với ông Bảo Đại làm quốc trưởng và được cho ra đời vào ngày 5/6/1948 (có sách ghi là ngày 2/6/1948).

I.- Lá Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ Xuất Hiện Lần Thứ Nhất

Vua Thành Thái

Lá cờ vàng ba sọc đỏ xuất hiên khởi đầu vào năm 1890 trong thời vua Thành Thái.-

Năm 1890, ngay khi Thành Thái vừa mới lên ngôi, lá cờ vàng ba sọc đỏ được Vatican đạo diễn cho làm cờ hiệu thay thế cho cũ là Đại Nam Kỳ (nền vàng viền lam, chấm đỏ lớn ở giữa đã được dụng từ năm 1885 đến năm 1890).

Long Tinh Kỳ 1863 đến 1885

Đại Nam Kỳ 1885 đến 1890

1890 đến 1920

Cờ long tinh 1920 đến 9 tháng 3 năm 1945

Lá cờ vàng ba sọc đỏ này còn được tiếp tục sử dụng cho đến khi vua Duy Tân bị chính quyền Liên Minh Pháp - Vatican truất phế vào năm 1916 và được thay thế bằng lá cờ Long Tinh (có nền vàng và một vạch đỏ lớn nằm vắt ngang, phần đỏ nhiều hơn phần vàng). Như vậy tuổi thọ của lá cờ vàng ba sọc đỏ lần thứ nhất chỉ có 26 năm. Vào năm này, chính quyền Bảo Hộ đưa Nguyễn Phúc Bửu Đảo lên ngai vàng. Bửu Đảo lấy vương hiệu là Khải Định và dùng cờ Long Tinh (có mầu sắc và thiết kế như đã nói ở trên) làm cờ hiệu. Cũng nên biết từ năm 1863 cho đến năm 1885, triều đình Huế dụng cờ Long Tinh Kỳ (nền vàng, viền xanh, chấm đỏ lớn ở giữa) làm cờ hiệu.

Nói về lá cờ vàng ba sọc đỏ thời Thành Thái và Duy Tân, Bách Khoa Toàn Thư Wikipedia viết:

"Năm 1890, vua Thành Thái đổi sang dùng lá cờ có nền vàng ba sọc đỏ vắt ngang. Lá cờ này tồn tại qua các đời vua Thành Thái và Duy Tân, những ông vua chống đối Pháp, và do đó cũng được coi là biểu tượng chống Pháp. Sau khi Thành Thái và Duy Tân bị Pháp bắt đi đày, Khải Định lên ngôi theo quan điểm thân Pháp đã thay đổi cờ. Ông dùng cờ nền vàng và một sọc đỏ lớn vắt ngang, và cũng gọi cờ này là cờ long tinh."[1]

Tư cách bất xứng của Vua Thành Thái

Nhân chuyện nói về ông Vua Thành Thái chống Pháp, thiết tưởng cũng nên biết sơ qua về tư cách bất xứng của ông "vua gỗ" này.

Về tư cách bất xứng của Vua Thành Thái, có nhiều điều đáng nói. Điểm đáng nói nhất là ông ta phạm tội loạn luân và đã có những phong cách làm mất nhân phẩm và làm mất thể diện dân tộc. Về tội loạn luân của ông vua mất tư các này, sách Việt Sử Khảo Luận - Cuốn 4 ghi nhận:

"Hoàng Tử Vĩnh San chỉ được cấp dưỡng "một số tiền chết đói là 35.000 quan một năm.". Bà vợ trẻ là Hoàng Quý Phi Mai Thị Vàng "không chịu nổi cuộc sống xa quê hương cũng như khí hậu của đảo (Réunion) và cuộc đời nghèo khó. Ngài xin cho vợ, mẹ và em gái (tức Mệ Cười) được hồi hương (HtThược, 1984 tr. 196).

Sự thực khác: Hoàng Quý Phi bị chồng đuổi về nước năm 1917 vì tội "loạn luân" với cha chồng là vua Thành Thái - có bệnh bạo dâm; còn mẹ và em gái Vĩnh San chỉ hồi hương 3 năm sau (Vũ Ngự Chiêu, tập san Đường Mới Số 1 năm 1983 tr. 100). Nói bà "bị hiếp dâm" có lẽ đúng hơn."[2]

Những phong cách làm mất nhân phẩm và làm mất thể diện dân tộc của ông vua này được thể hiện ra trong lá thư (viết tay) đề ngày 17/11/1914 gửi cho Toàn Quyền Đông Dương. Người viết xin ghi lại phần chót của lá thư này để độc giả có thể nhìn ra sự thật nhục nhã này:

".... vậy xin Đức dám quốc ra lòng công bình nhơn đức tha tội cho tôi đặn[g] về xứ sở tôi kẻo tôi bị đầy biệc xứ đã tám năm rồi mà tôi vẫn giữ phép tắc luôn luôn trung [thành] với mẫu quốc luôn luôn, trăm lạy quan lớn xin quan lớn làm cái ơn mọn này cho tôi với thì tôi cảm ơn quan lớn vô cùng. Theo đây tôi cũng có nhờ quan lớn làm phước trao dùm cái phong thơ chữ như mà tôi gửi cho triều đình Annam đặn[g] tôi xin về Huế. Trăm lạy quan lớn xin tha tội mà nhận lời của tôi. Nay muôn kính. – ký tên: Bửu Lân.”[3]

Về chuyện ông vua Thành Thái chống Pháp, nếu có, thì chắc chắn chống Pháp cho Vatican như sẽ trình bày trong phần sau. Vua Thành Thái đã bị Vatican lợi dụng qua sự móc nối của ông Ca-tô Ngô Đình Khả, giống như Đảng Việt Nam Quang Phục (còn gọi là Đại Việt Phục Hưng Hội) của Hoàng Thân Cường Để và ông Ca-tô Ngô Đình Diệm (sẽ được trình bày ở dưới).

Cũng nên biết, Pháp và Vatican tuy rằng đã cấu kết với nhau thành một Liên Minh Xâm Lược Pháp – Vatican cùng đánh chiếm và cùng thống trị Đông Dương, nhưng hai thế lực này là những kẻ đồng sàng và dị mộng, luôn luôn hục hặc với nhau và muốn hất cẳng nhau để nắm độc quyền cai trị Đông Dương. Sự kiện này được sử gia Vũ Ngự Chiêu ghi nhận trong bài viết Sự Hình Thành Phong Trào Quốc Gia Mới: Từ Trung Quân Đến Ái Quốc (tiểu mục C: Sự Chuyển Hướng Của Hội Truyền Giáo) như sau:

"Từ năm 1890, nếu không phải sớm hơn, một hiện tượng đặc thù xảy ra là sự rạn nứt giữa Hội truyền giáo và chính quyền thực dân Pháp, đưa đến những tranh chấp không ngừng, có thể gọi là “chiến tranh lạnh.”

Cuộc chiến tranh lạnh này đã khởi đầu từ ngày chủ nghĩa Cộng Hòa và khuynh tả thống trị chính giới Pháp, và chỉ tạm hòa hoãn trong giai đoạn 1895-1899, thường được biết như thời kỳ “ralliement” – tức chiêu hồi hay liên kết giữa hai phe Ki-tô và Cộng Hòa trung dung, để ngăn chặn ảnh hưởng phe tả khuynh. Từ năm 1899, Quốc Hội Pháp trực diện tấn công Giáo Hội bằng các Sắc luật năm 1901, 1904 và 1905, chính thức giải thoát xã hội Pháp khỏi sự kềm tỏa của thần quyền Ki-tô từ nhiều thế kỷ. Dưới thời chính phủ Emile Combes (1902-1904) của Khối Tả phái (Bloc des Gauches), tinh thần chống Giáo Hội ngày càng mạnh.

Tại Ðông Dương, những nhân vật Cộng Hòa hay tả khuynh cũng không ngừng đả kích Hội truyền giáo cùng chủ trương thống trị, “Ki-tô hoá và đồng hoá.” Ðối lại, Hội truyền giáo, giới quân sự và các nhóm viên chức thuộc địa bảo thủ cũng tạo thành một liên minh đánh phá Jean de Lanessan, đưa đến việc triệu hồi viên Toàn quyền này, dù thái độ của de Lanessan với Hội Truyền giáo khá thân mật. Năm 1893, chẳng hạn, khi tờ Le Courrier d'Haiphong cho đăng một loạt bài có vẻ đả kích chủ trương thống trị và đồng hoá mà Hội truyền giáo theo đuổi, các giáo sĩ không chịu yếu thế. Họ quyết dùng báo chí để phản công, xuất vốn mua tờ L'Avenir du Tonkin (Tương lai Bắc Kỳ) ở Hà Nội. Ngày 18/7/1893, de Lanessan phải viết thư cho Giám mục P. Gendreau – mới thay Puginier ở Tây Ðàng Ngoài –khuyên Gendreau đừng nên dính líu vào những cuộc bút chiến trên báo chí. Trong thư trả lời ngày 23/7/1893, Gendreau khẳng định rằng báo chí là phương tiện duy nhất để tự vệ.

Ít lâu sau, tới cuộc bút chiến giữa Linh mục J. B. Guerlach và Camille Pâris, một cựu viên chức bưu điện ở Tourane, sau chuyển sang khai thác đồn điền ở cao nguyên Trung Kỳ thuộc khu vực dân Sê-đăng. Paris tố cáo Hội truyền giáo đã che chở cho tay phiêu lưu “Hầu tước de Mayréna” chiếm đoạt đất của dân Sê-đăng để thành lập một vương quốc với Giáo sĩ Ki-tô làm quốc sư.(118) Guerlach – một trong những cựu thủ lãnh “thập tự quân” – truy tố Pâris ra tòa về tội mạ lỵ. Tuy nhiên, Pâris được trắng án. Cuộc tranh chấp chỉ chấm dứt sau cái chết bí ẩn năm 1908 của Pâris tại đồn điền.

Các báo thuộc nhóm “Radical” (Cấp tiến) hay “Lodge” (Tam Ðiểm) khác như L'Indépendence tonkinoise (Ðộc Lập của Bắc Kỳ) của Alfred Levasseur, và Le Mékong (Cửu Long) của Ulysse Leriche cũng mở nhiều đợt tấn kích Hội truyền giáo. Trong số báo ra ngày 22/5/1897, chẳng hạn, Le Mékong loan tin một trong 10 nữ tu y tá đã bỏ tu hành nghề mãi dâm. Ngày 12/6/1897, Jean Marie Depierre, Giám mục Tây Ðàng Trong – người đã tổ chức quyên góp dựng tượng Pigneau de Béhaine ở Sài Gòn – khởi tố với Tổng Biện lý Assaud ở Sài Gòn. Trước đó, ngày 25/5/1897, Depierre còn viết thư cho Leriche, cáo buộc Le Mékong dối trá khi bình luận rằng Hội truyền giáo là “ổ chống đối sự thống trị của Pháp.”

Ngoài ra, các nhà in Rey, Curiol, và Francois H. Schneider cũng có lập trường chống Hội truyền giáo, đặc biệt hai tờ L'Univers (Vũ Trụ) và La Croix (Thập Tự Giá), cơ quan ngôn luận của Giáo hội.

Các nhóm tả khuynh còn vận động việc ban hành nghị định áp dụng ba đạo luật 1901, 1904 và 1905 tại Ðông Dương; nhưng Beau – trước sự đe dọa của các Giáo sĩ, và vì quyền lợi thuộc địa – không dám trực diện Hội truyền giáo."[4]

Thực ra, phe thực dân Pháp có chủ trương muốn nắm toàn quyền làm chính sách cai trị Đông Dương, muốn xóa bỏ luôn triều đình bù nhìn Huế để biến toàn lãnh thổ Việt Nam thành một chế độ thuộc địa trực trị như Nam Kỳ, và chỉ để cho Vatican một số đặc quyền về kinh tế và giúp Pháp cung cấp nhân sự cho bộ máy đàn áp nhân dân ta trong đó có sở mật thám là quan trọng nhất. Điều quan trọng khác nữa là hầu hết những chính khách nắm quyền chính trị ở chính quốc Pháp cũng như ở Đông Dương đều có tinh thần Cách Mạng Pháp 1789. Họ rất thù ghét và ghê tởm Giáo Hội La Mã.

Vatican thì có chủ trương phải duy trì triều Huế với dã tâm sẽ biến ông vua bù nhìn nhà Nguyễn thành người của Giáo Hội. Mưu đồ này được thực hiện bằng nhiều cách: hoặc là hứa hẹn sẽ giúp đỡ và tranh đấu cho ngôi vị ông vua có thêm quyền hành, hoặc là biến Vua thành tín đồ Ca-tô, rồi sử dụng như một phương tiện để Ki-tô hóa dân Việt Nam. Công việc này được ủy thác cho các tín đồ đặc trách một chức vụ quan trọng trong triều đình Huế hay một chức vụ gần như thường trực kế cạnh ông vua bù nhìn do Liên Minh Pháp - Vatican dựng nên. Đây là kế sách của Vatican.

Trong thời gian Thành Thái, Duy Tân và Khải Định tại vị, những tín đồ được trao cho nhiệm vụ này là Ngô Đình Khả và Nguyễn Hữu Bài. Cả hai người này đều được Vatican đưa sang Trung Tâm Huấn Luyện Điệp Viên và Thông Ngôn ở Pinang thuộc đảo Paulo Pinang (Malaysia ngày nay) học hỏi kỹ thuật gián điệp và làm thông ngôn.

Vai trò của các tín đồ Ca-tô tin cẩn này khá phức tạp, thí dụ như trường hợp của ông Ca-tô Ngô Đình Khả. Đối với người Pháp, thì ông Ngô Đình Khả là một tên mật vụ được gài vào triều đình Huế để dò xét nhà vua. Sự kiện này được ông sử nô Ca-tô Lữ Giang ghi lại trong cuốn Những Bí Ẩn Lịch Sử Đàng Sau Cuộc Chiến Việt Nam như sau:

"Khi đưa cụ Ngô Đình Khả vào làm phụ đạo cho vua Thành Thái, người Pháp muốn cụ theo dõi các hoạt động của vua và báo cáo cho Pháp biết những ý định phản nghịch của vua để có biện pháp kịp thời. Nhưng cụ Ngô Đình Khả đã hướng dẫn Thành Thái đi một hướng khác."[5]

Nhưng đối với Vatican, thì ông Ngô Đình Khả có nhiệm vụ phải biến Vua Thành Thái thành người của Giáo Hội La Mã. Câu nói "Nhưng cụ Ngô Đình Khả đã hướng dẫn Thành Thái đi một hướng khác" có nghĩa là hướng dẫn Thành Thái đi theo con đường chống Pháp dưới sự điều khiển của các ông truyền giáo (quan thày của Ngô Đình Khả). Đúng vào lúc này, chúng ta thấy lá cờ vàng ba sọc đỏ được cho ra đời. Vì Thành Thái là con cờ của Vatican, cho nên khi Pháp quyết định truất phế Thành Thái thì bọn truyền giáo Ca-tô ra lệnh cho Ngô Đình Khả phản đối. Cũng vì thế mới có câu vè "Bài vua không Khả".

Những sự kiện trên đây cho chúng ta thấy rõ, việc ông vua Thành Thái bị “cụ Ngô Đình Khả (người của Vatican) hướng dẫn đi một hướng khác” đã hé mở một giải đáp cho nghi vấn cho việc thay thế Đại Nam kỳ bằng là cờ vàng ba sọc đỏ trong thời Vua Thành Thái. Dĩ nhiên là việc này có liên hệ với sự tranh chấp giữa Pháp và Vatican như đã nói ở trên. Nói cho rõ hơn Vatican dùng ông Ca-tô Ngô Đình Khả xúi giục Vua Thành Thái chống lại Pháp và đạo diễn cho Thành Thái dùng lá cờ vàng ba sọc đỏ. Ý nghĩa lá cờ này sẽ được trình bày ở sau.

Thâm ý của việc Vatican phản đối Pháp truất phế vua Thành Thái giống y hệt như thâm ý của việc các ông truyền giáo Ca-tô (có Vatican ở hậu trường) phản đối việc Vua Gia Long không lập Hoàng Tôn Đán (con trai của Hoàng Tử Cảnh, đã theo đạo Ca-tô) mà lập Thái Tử Đảm làm Đông Cung Thái Tử vào năm 1816.[6]

Kết luận về lá cờ vàng ba sọc đỏ trong thời Vua Thành Thái (1889-1907):):

Qua phần trình bày trên đây, chúng ta thấy rằng cái "chính nghĩa quốc gia" (coi như là chống Pháp) của lá cờ vàng nếu thực sự đã có trong thời Vua Thành Thái (1889-1907) chống Pháp cũng đáng "nghi ngờ" lắm, vì rằng:

Vua Thành Thái lên ngôi vào lúc 10 tuổi (sinh năm 1879, lên ngôi năm 1879) và bị truất vào năm 18 1907) lúc 18 tuổi. Vấn đề đặt ra là, khi lên ngôi, ấu quân này mới có 10 tuổi và khi bị trất mới có 18 tuổi, ở vào cái tuổi quá nhỏ như vậy, ấu quân này không có đủ kiến thức để nghĩ đến một việc lớn về vấn đề thiết kế một lá cơ làm biểu tượng cho một đất nước độc lập và thống nhất như  một số nguời đã nói. Vậy thì phải có một cá nhân hay một thế lực nào ờ hậu trưởng đạo diễn việc này. Dưới đây là một số sữ kiện giúp cho chúng ta tìm ra giải đáp cho nghi vấn trên đây.

Thứ nhất là trong bài  viết. “Sự Hình Thành Phong Trào Quốc Gia Mới: Từ Trung Quân sang Ái Quốc.”, Tiến-sĩ Vũ Ngự Chiêu viết:

“Trước viễn ảnh rạn nứt khó tránh giữa chế độ Bảo hộ Pháp và Hội truyền giáo – đồng thời, để tạo áp lực với các viên chức “rối đạo” – các giáo sĩ tìm cách móc nối, ăn rễ vào Hoàng tộc và những phong trào kháng Pháp.....”

Thứ hai, trong cuốn Những Bí Ẩn Lịch Sử  ở Đàng Sau Cuộc Chiến Việt Nam Quyển I (Califfornia, 1990), tác giả Lữ Giang viết:

“Lúc đó, Pháp đã năm hết mọi  quyền hành nên Thành Thái chỉ lo ăn học và giải trí. Cụ Ngô Đình Khả được cử làm Phụ Đạo và Cố Vấn cho vua Thành Thái. Năm 1904, cụ được cử làm Tổng Quan Cấm Thành, trông coi Tử Cấm Thành…. Khi đưa cụ Ngô Đình Khải vào làm Phụ Đạo cho vua Thành Thái, người Pháp muốn cụ theo dõi các hoạt động của vua và báo cáo cho Pháp những tình ý phản nghịc của vua để có biện pháp kịp thời. Nhưng cụ Ngô Đình Khả đã hướng Thành Thái đi một hướng khác.” Lữ Giang, Những Bí Ẩn Lịch Sử  ở Đàng Sau Cuộc Chiến Việt Nam Quyển I (Califfornia: TXB, 1990), tr, 395

Thứ ba, Ngô Đình Khả “được một cố đạo nhận làm con nuôi, gửi qua Pénang (Hạ Châu tứ Mã Lai) sau bỏ tu làm thông ngôn cho Pháp leo lên đến chức Chánh Phòng Thông Siw  trong dinh Khâm Sư Huế dưới thời  Pierre Rheinart…” Chính Đạo, Việt Nam Niên Biểu Nhân Vật Chi (Houston, TX: Văn Hóa, 1997), tr. 306.

Dựa và ba đoạn văn trên đây, chúng ta có thể đi đến kết luận là thê lực đứng đàng sau vua Thành Thái để thiết kế ra lá cờ vàng ba sọc đỏ trong thời Vua Thành Thái là Vatican hay Giáo Hội La Mã.

II.- Lá Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ Tái Xuất Hiện

Như đã trình bày nơi Chương 2 ở trên, ngày 5/6/1948, Liên Minh Xâm Lược Pháp – Vatican cho ra đời cái gọi là ”chính quyền Quốc Gia” với ông Bảo Đại làm quốc trưởng để chống lại cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam dưới quyền lãnh đạo của cụ Hồ Chí Minh. Đồng thời, lá cờ vàng ba sọc đỏ trước đó đã được sử dụng làm hiệu kỳ của Triều Đình Huế trong những năm 1889-1916 được tái sử dụng làm cờ hiệu cho cái chính quyền bù nhìn này.

Có Bao Nhiêu Lá Cờ Bảo Đại?

Vì lá cờ vàng ba sọc đỏ được cho ra đời cùng với chính quyền bù nhìn Bảo Đại vào ngày 5/6/1948 (có tài liệu ghi là ngày 2/6/1948), cho nên, trong thời Kháng Chiến 1945-1954, người dân Việt Nam thường gọi lá cờ này là cờ Bảo Đại.

Ông Bảo Đại sinh tại Huế vào ngày 22/10/1913, tên thật là Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy, con trai độc nhất của ông vua Khải Định và Bà Hoàng Thị Cúc (sau gọi là Đoan Huy và cũng gọi là bà Từ Cung). Ngày 24/4/1922, chú bé Vĩnh Thụy được vợ chồng cựu Khâm Sứ Pháp tại Huế tên là Jean Francois Eugène Charles nhận làm con nuôi. Bốn ngày sau, ngày 28/4/1922, bé Vĩnh Thụy được đưa lên làm Đông Cung Thái Tử. Ngày 15/5/1922 chú bé này đươc đưa sang Pháp sống với gia đình cha mẹ nuôi (lúc đó, mới có 8 tuổi) và được gửi theo học trường Lycée Condorcet và École Libre Des Siciences Politiques tại Paris. Ngày 16/11/1925 Khải Định chết, ngày 31/12/1925, bé Vĩnh Thụy (12 tuổi) được đưa về tới Huế và chính thức được lên ngôi lấy đế hiệu là Bảo Đại, còn có tên khác là Nguyễn Phúc Thiển hay Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy. Sau đó, Bảo Đại trở lại Pháp để tiếp tục việc học, giao cái triều đình bù nhìn cho Khâm Sứ Pháp và Hội Đồng Thượng Thư dưới quyền điều khiển của tên Ca-tô Việt gian Nguyễn Hữu Bài.

Ngày 6/9/1932, Bảo Đại từ Pháp trở về Huế, chính thức trực tiếp đảm nhiệm ngôi vua. Dưới sự sắp đặt toàn diện của Pháp, Bảo Đại không làm gì được với cương vị Vua, ông lao mình vào các cuộc đi săn, chơi thể thao,... làm ông vua bù nhìn cho Liên Minh Xâm Lược Pháp - Vatican. Bảo Đại dùng lá cờ Long Tinh (nền vàng và một sọc đỏ nằm ngang) mà trước đó ông vua bố Khải Định đã dùng làm cờ hiệu.

Chiều tối ngày 9/3/1945, Liên Minh Pháp - Vatican bị Nhật lật đổ. Lúc đó Bảo Đại đang đi săn ở Quảng Trị và được Nhật đưa về Huế. Kể từ ngày này, Đại Sứ Nhật Yokohama nắm chức vụ Toàn Quyền Đông Dương thay thế Toàn Quyền Pháp Jean Decoux.

Ngày 11/3/1945, Đại Sứ Nhật Yokohama đến gặp Bảo Đại và báo cho biết Việt Nam đã được độc lập. Bảo Đại như từ trên trời rớt xuống về lòng tử tế của người Nhật! Phải chăng trời đã ban cho ông phép lạ "bất chiến tự nhiên thành"? Nhưng, người Nhật cũng yêu cầu (hay ra lệnh) rằng nhiệm vụ của ông là phải thành lập chính phủ Việt Nam (nội các) để nhận lệnh của họ quản lý nhân dân. Vị đại sứ Nhật không nói ra cái chính phủ Việt Nam này phải như thế nào, nhưng khi Bảo Đại yêu cầu họ giúp đỡ để đưa ông Ca-tô Ngô Đình Diệm lên làm thủ tướng, thì họ lại lờ đi, không cho Ngô Đình Diệm hay biết tin này, mà đưa cụ Trần Trọng Kim từ Tân Gia Ba về và yêu cầu Bảo Đại ủy thác cho cụ Trần thành lập nội các. Cùng ngày hôm đó, Bảo Đại cho công bố đạo dụ "Tuyên Cáo Việt Nam Độc Lập" và tuyên bố hủy bỏ các Hòa Ước Quý Mùi 1883 và Hòa Ước Giáp Thân 1884 mà triều đình Huế đã ký vớ Pháp hơn 60 năm về trước.

Cũng nên biết, lúc đó ông Diệm là đại diện cho đảng Việt Nam Quang Phục thân Nhật của ông Cường Để đang lưu vong ở Nhật.

Ông Ngô Đình Diệm với tư thế là nhân vật số 2 của cái đảng thân Nhật này lúc bấy giờ. TẠI SAO người Nhật lại không đưa ông Ngô Đình Diệm lên làm thủ tướng?

Lý do: họ là những người thấu hiểu lịch sử thế giới, biết rõ con cáo già Vatican có dã tâm thống trị toàn cầu. Dã tâm này đã được thể hiện ra qua những sắc chỉ hay thánh lệnh mà Giáo Hội đã ban hành trong thế kỷ 15. Đặc biệt là họ đã có kinh nghiệm máu với Giáo Hội La Mã trong biến cố tại Nagazaki vào năm 1638, cho nên họ mới quyết định không đưa ông Ngô Đình Diệm (một tín đồ cuồng tín của Vatican) lên làm thủ tướng.

Theo sách Con Rồng Việt Nam, sở dĩ ông Bảo Đại muốn dùng ông Ca-tô Ngô Đình Diệm làm thủ tướng, vì nhà vua tin rằng ông Diệm là nhân vật số 2 của Đảng Việt Nam Quang Phục vốn được Nhật nâng đỡ và bap che (sẽ nói rõ hơn ở sau), tất nhiên là sẽ giúp cho nhà vua dễ dàng làm việc với người Nhật. Cựu hoàng Bảo Đại kể lại:

Trong óc tôi, người tiêu biểu nhất trong số này là Ngô Đình Diệm. Ông ta đang ở Sàigòn. Tôi biết ông ta đang có liên lạc với người Nhựt, và sự có mặt của ông ta sẽ giúp tôi mọi sự dễ dàng với nhà cầm quyền Nhựt. Tôi liền yêu cầu Đại Sứ Nhựt tới, và nói cho bết ý định của tôi và yêu cầu Đại Sứ là mọi cách để Ngô Đình Diệm có thể tới kinh đô Huế gặp tôi ngay. Đại Sứ Yokoyama nhận lời, và đoan (quyết) với tôi sẽ cố gắng tìm gặp ông ta. Ngày 19/3 (1945), tối báo cho Phạm Quỳnh biết tôi sẽ tự tay đảm trách nhiệm quyền lãnh đạo quốc gia. Ý thức được tình thế, Phạm Quỳnh liền đệ đơn từ chức tập thể của cả nội các.

Ba tuần lễ trôi qua mà chẳng thấy tăm hơi Ngô Đình Diệm ở đâu. Trước sự thúc giục ngày càng khẩn thiết của tôi, Đại Sư Yokoyama trả lời chưa thể tìm thấy vị thủ tướng dự trù này. Sự chậm trễ ấy làm tôi suy nghĩ. Người Nhựt rất thành thạo những sự kiện xẩy ra ở Việt Nam. Cơ quan tình báo của họ rất đắc lực, và họ biết chỗ và biết cách tìm thấy nhân vật này. Về sau, tôi biết, qua lời nói của Đại Sứ Yokoyama là Ngô Đình Diệm không được cảm tình của chính phủ Nhựt.” [17]

Ngày 17/4/1945, Cụ Trần Trọng Kim thành lập xong nội các và bắt tay làm việc dưới quyền ông vua bù nhìn Bảo Đại để phục vụ cho quyền lợi của người Nhật và lấy lá cờ Quẻ Ly làm cờ hiệu cho tân chế độ. Đây cũng là thời điểm dân ta rơi vào thảm họa chết đói tới hai triệu người do chính sách bóc lột cực kỳ dã man của Liên Minh Xâm Lược Pháp - Vatican gây ra.

Nói về các lá cờ của chính quyền Pháp và triều đình Huế trong những năm 1932-1945 và trong thời gian 10/3/1945-30/8/1945, sách Việt Sử Khảo Luận - Cuốn 4 viết:

"Thời Pháp thuộc (1900-1932) triều đình Huế được Pháp bảo dùng cờ màu vàng, góc bên trên phía trái có chiếc cờ nhỏ tam tài Pháp, dân chúng gọi là "cờ Bảo Hộ". Thời Bảo Đại thuộc Pháp (1932-1945), có "cờ Bảo Đại" nền vàng một sọc đỏ, lấy mẫu ở cái giải huy chương Long Bội Tinh.

Nay độc lập, nội các Kim chọn lá "cờ chữ Ly": màu vàng là màu "từ xưa nước ta vẫn dùng" (như bà Triệu "đầu voi phất ngọn cờ vàng"; quẻ ly (hai sọc đỏ liền là dương, ở giữa có một vạch đỏ đứt là âm" "chỉ phương Nam, lại có nghĩa là lửa, là văn minh, là ánh sáng phóng ra bốn phương".

Cụ Kim viết thêm năm 1949 rằng chữ LY này là một trong 8 quẻ "bát quái" của Kinh Dịch, chứ không phải chũ LY nghĩa là "lìa" mà có người cho là điềm xấu nên thất bại."[18]

Ngày 15/8/1945, Nhật đầu hàng Đồng Minh. Vai trò chủ nhân ông của người Nhật ở Đông Dương thực sự chấm dứt, và cũng là ngày cái thân phận bù nhìn làm tay sai cho Nhật của ông Bảo Đại cũng chấm dứt.

Ngày 19/8/1945, Mặt Trận Việt Minh lên nắm chính quyền tại Hà Nội. Ngày 23/8/1945, Chính Phủ Lâm Thời (của Mặt Trận Việt Minh tại Hà Nội) đánh điện yêu cầu Bảo Đại thoái vị. Ngày 24/8, Bảo Đại quyết định đồng ý thoái vị và gửi ông Phạm Khắc Hòe (chức vụ Ngự Tiền Văn Phòng Hoàng Đế) đến gặp đại diện Ủy Ban Hành Chính của Mặt Trận Việt Minh tại Huế là ông Tố Hữu để bàn luận việc làm thủ tục và tổ chức lễ thoái vị.

Ngày 30//8/1945, lễ thoái vị được cử hành tại Phú Văn Lâu. Bản tuyên chiếu thoái vị đề ngày 25/8/1945 được công bố. Lá cờ Que Ly cũng bị hạ xuốngvà bị khai tử.

Độc giả có thể tìm thấy nội dung của bàn tuyên chiếu thoái vị này ở nơi trang 2001 trong sách Việt Sử Khảo Luận - Cuốn 4 (Paris: Nam Á, 2002, trang 2001) của tác giả Hoàng Cơ Thụy, hoặc là nơi các trang 47-49 trong sách Việt Nam Máu Lửa (Los Alamitos, CA: Xuân Thu, 1989) của tác giả Nghiêm Kế Tổ.

Ngày 11/9/1945, Cụ Hồ Chí Minh ký sắc lệnh số 23 bổ nhậm ông (với cái tên là Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy, chứ không phải là Bảo Đại) làm cố vấn chính phủ. (Chính Đạo, Việt Nam Niên Biểu Nhân Vật Chí (Houston, TX: Văn Hóa, 1997), tr. 39.

Ngày 16/3/1946, ông được chính phủ Việt Nam cử đi cùng với phái đoàn Việt Nam đến Trùng Khánh thăm viếng xã giao chính phủ Tưởng Giới Thạch. Nhân chuyến đi, ông ở lại sống lưu vong ở Trung Hoa. Ít lâu sau, ông di chuyển đến cư ngụ ở Hồng Kông.

Như đã nói ở Chương 2, ngày 28/12/1945 vị Khâm Sứ đại diện của Tòa Thánh tại Hà Nội là Tổng Giám Mục Antoni Drapier công khai đưa ra đề nghĩ đem ông Bảo Đại trở lại chính quyền này để làm con bài chống lại cuộc kháng chiến của nhân dân ta do cụ Hồ Chí Minh lãnh đạo. Hơn một năm sau, trước khi hết nhiệm kỳ về nước, ngày 14/1/1947, Cao Ủy Đông Dương Thierry D' Argenieu (một cựu linh mục) chính thức yêu cầu chính quyền Paris chấp thuận đề nghị này, tìm cách đưa Bảo Đại về nước thành lập một chính quyền Việt Nam để chống lại chính quyền Kháng Chiến Việt Minh. Sách sử gọi đề nghị này là Giải Pháp Bảo Đại (The Bao Dai Solution).

Như vậy là ông Bảo Đại có ba thời kỳ làm vua bù nhìn cho các đế quốc xâm lược:

11.- Thời kỳ thứ nhất (31/12/1935-9/3/1945) làm vua bù nhìn cho Liên Minh Xâm Lược Pháp - Vatican với là cờ hiệu là cờ Long Tinh có nền vàng và một sọc đỏ lớn vắt ngang. Đây là thời kỳ nối tiếp ông vua bố Việt gian Khải Định làm tay sai cho Liên Minh Xâm Lược Pháp - Vatican của thời "Trăm năm nô lệ giặc Tây".

22.- Thời kỳ thứ hai (11/3/1945 - 15/8/1945), ông làm vua bù nhìn cho Đế Quốc Xâm Lược Nhật với là cờ hiệu là cờ Quẻ Ly. Cờ này có nền vàng và ở chính giữa có một Quẻ Ly màu đỏ (gồm một vạch đứt ở giữa và hai vạch liền ở hai bên). Đây là thời kỳ ông mang tội bán nước cho giặc Nhật. Thời gian này ngắn ngủi, chỉ có 5 tháng 4 ngày.

33.- Thời kỳ thứ ba (5/6/1948 - 23/10/1955), ông làm vua bù nhìn cho Liên Minh Xâm Lược Phap - Vatican và Liên Minh Xâm Lược Mỹ- Vatican với lá cờ hiệu là cờ vàng ba sọc đỏ. Đây là thời kỳ ông làm Việt gian bán nước cho Liên Minh Xâm Lược Pháp - Vatican trở lại tái chiếm Đông Dương.

Nếu con tắc kè phải thay đổi mầu sắc vào những khi thời tiết thay đổi để thích nghi với cảnh sắc chung quanh, thì ông Bảo Đại cũng thay đổi hiệu kỳ mỗi khi được quan thầy ngoại nhân mới sử dụng làm tay sai cho chúng.

Quốc kỳ là cờ hiệu của một nước phải biểu tượng cho lý tưởng và khát vọng của toàn dân mà những người yêu nước đã chiến đấu để đạt được. Ấy thế mà lá cờ vàng ba sọc đỏ không những đã không có cái đặc tính cao đẹp này, mà lại còn là một biểu tượng cho sự nhục nhã về những hành động tội ác chống lại tổ quốc và dân tộc của những tên đại Việt gian như Bảo Đại, Ngô Đình Diệm, Nguyễn Văn Thiệu và tất cả những người tự nhận là người Việt Quốc Gia.

Chứng Minh Vatican Đạo Diễn Lá Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ

Như đã nói trước đây, Vatican là thế lực chủ động đưa ra Giải Pháp Bảo Đại. Tất nhiên Vatican cũng là thế lực chủ động đưa ra lá cờ vàng ba sọc đỏ. Những cá nhân hay một nhóm người nào tự nhận là người họa kiểu chỉ làm theo lệnh của Vatican mà thôi.

Chúng ta đã thấy lá cờ vàng ba sọc đỏ đã có từ năm 1890 và được Vua Thành Thái sử dụng làm cờ hiệu cho triều đình Huế và bị người Pháp ra lệnh dẹp bỏ vào năm 1916. Vậy thì, vấn đề còn lại chỉ là những giả thuyết phân tích cá nhân nào được Vatican trao phó cho cái việc khởi xướng sử dụng lá cờ này làm cờ hiệu cho chính quyền bù nhìn Bảo Đại mà chính Vatican đã chủ trương dựng nên.

Theo sự tìm hiểu của chúng tôi, có ba nguồn tài liệu nói về tác giả họa kiểu hay "chế" ra lá cờ vàng ba sọc đỏ:

1.- Theo tài liệu của Bách Khoa Toàn Thư Wikipedia, lá cờ vàng ba sọc đỏ là do ông Lê Văn Đệ (họa sĩ, người Ca-tô giáo, xem chi tiết ở chú thích 11) họa kiểu và đệ trình lên ông Bảo Đại ở Hồng Kông vào năm 1948. Dưới đây là bản văn của tài liệu này:

"Cờ vàng ba sọc đỏ được họa sĩ Lê Văn Đệ vẽ lại và đã được trình cho Bảo Đại trong một phiên họp ở Hồng Kông năm 1948. Nó có nền vàng với ba sọc đỏ và hai sọc vàng chen nhau nằm vắt ngang ở giữa, tượng trưng cho quẻ Càn trong Bát Quái, giống như cờ của An Nam trong thời gian từ 1890 đến 1920, có thông tin cho rằng ba sọc đỏ trên lá cờ còn tượng trưng cho dòng máu nhân dân ba miền của Việt Nam [cần dẫn chứng]. Bề ngang của mỗi sọc đỏ và vàng này bằng nhau và bề ngang chung của năm sọc bằng một phần ba bề ngang chung của lá cờ. Ngày 2 tháng 6, 1948, chính phủ lâm thời Nguyễn Văn Xuân chính thức dùng lá cờ vàng ba sọc đỏ làm quốc kỳ của Quốc Gia Việt Nam. Lá quốc kỳ vàng ba sọc đỏ sau này tiếp tục là quốc kỳ chính quyền Quốc Gia Việt Nam (1949-1955), và sau đó là quốc kỳ cho suốt thời Đệ Nhất và Đệ Nhị Việt Nam Cộng Hòa (1955-1975)."[11]

2.- Trong bài viết Quốc Kỳ của Quốc Gia Việt Nam và Việt Nam Cộng Hòa, ông John Phan ghi nhận là có nguồn tin cho rằng lá cờ vàng ba sọc đỏ "đã được toàn quyền Đông Dương và Khâm Sứ Huế LeMaitre cùng với một nhóm linh mục, đã cho vẽ ra, trong chiêu bài "Giải Pháp Bảo Đại", để làm lá cờ cho chính phủ "Quốc Gia Việt Nam". Sau đó chính phủ nầy đã được chuẩn thuận bởi Tổng Thống Pháp, Vincint Auriol." Kỳ của Quốc Gia Việt Nam và Việt Nam Cộng Hòa. Phan@santa-ana.org. Ngày 20/5/2008.

3.- Theo sách Tâm Thư, của tác Đỗ Mậu, lá cờ này là do Linh-mục Trần Hữu Thanh họa kiểu. Dưới đây là bản văn nói về nguồn gốc của lá cờ này trích ra từ cuốn sách trên đây:

“Ai là tác giả lá cờ vàng ba sọc đỏ?

Đọc trong cuốn Việt Nam Nhân Chứng của Tướng Trần Văn Đôn, ở trang 74, ông có cho biết ông đã đề nghị thay lá cờ chữ Ly của chính phủ Trần Trọng Kim ra lá cờ vàng ba sọc đỏ.

Nhưng ai đã vẽ ra lá cờ đó?

Tình cờ tôi đọc được trong quyển: Giải Phóng: The Fall and Liberation of Saigon của Tiziano Terzani (St. Martin’s Press, New York, 1976), viết như sau:

With LeMaitre gone, relations improved between the new authorities and the Church, even the official one. Archbishop Nguyen Van Binh gave his support to Father Thi’s group and to the magazine Cong Giao va Dan Toc (“Catholics and People”), and participated along with 250 other prelates in a meeting organized at Doc Lap where members of the PRG explained their policy and reassured the Catholics.

Binh tried to bring Monseigneur Thuan along to the meeting, but the palace told him that his presence was not needed. When I left Saigon, Thuan was rumored to be negotiating his resignation in exchange for permission to leave Vietnam.

As a first concession to the new authorities the Church agreed to participate in a joint committee that quietly began studying the possibility of changing the wording of prayers.

“I don’t see what there is to change. Thousands of Vietnamese have gone to heaven with those prayers,” Father Tran Huu Thanh said acidly. Father Thanh had stayed in Saigon. He had not placed himself at the head of an armed band of Catholic resisters and he had not been imprisoned by the bo doi, as it was rumored after the liberation. Even he, one of the symbols of the most deepseated Catholic anti-Communism, was able to carry on with his life in the Redemptorist church on Ky Dong street. When I went to see him one Sunday in June he had just finished saying mass. The sacristy was full of people coming to confess or to ask advice, and in front of the gaudy Madonna there was the usual crowd of women praying and beggars holding out their hands.

Of all the parish priests who had fled from the North in 1954, he had been one of the most influential. An ideologue and adviser to Diem, it was who designed the “three banded” flag that flew over Saigon until the Liberation.

“The three red stripes represent the three regions of Vietnam – Tonkin, Annam, and Cochin-China – but also the Trinity,” he once explained to me. (tr, 261).”

Tạm dịch: Với sự ra đi của Khâm-sứ LeMaitre, sự liên hệ giữa chính quyền mới và Nhà Thờ sẽ tốt hơn ngay cả với giới lãnh đạo. Được sự hậu thuẫn của nhóm Linh-mục Thi và tờ báo Công Giáo và Dân Tộc, Tổng Giám Mục Nguyễn Văn Bình cùng với 250 tu sĩ cao cấp khác đến tham dự buổi họp với các thành viên của Ủy Ban Quân Quản Sàigon tại Dinh Độc Lập để họ giải thích chính sách của họ và để trấn an những người Thiên Chúa giáo.

Đức Cha Bình cố gắng đưa Đức Cha Thuận đi theo tới chỗ họp, nhưng Ủy Ban Quân Quản Sàigon bảo rằng sự hiện diện của Đức Cha Thuận là không cần thiết. Khi tôi rời Sàigon, có tin đồn rằng Đức Cha Thuận đã thương lượng xin từ chức để đổi lấy sự ra đi khỏi Việt Nam.

Sự nhượng bộ đầu tiên với chính quyền mới là Nhà Thờ đã đồng ý cộng tác với chính quyền để xem chỗ nào có thể thay đổi được trong những lời cầu nguyện.

Linh-mục Trần Hữu Thanh chua chát nói: “Tôi không thấy cần phải thay đổi điều gì. Hàng ngàn người Việt Nam đã lên thiên đường với những lời cầu nguyện đó.” (sic)

Linh-mục Thanh ở lại Sàigon. Ông ta không chịu làm lãnh tụ nhóm Da-tô vũ trang chống chính phủ, và ông cũng không bị bộ đội bắt bỏ tù như tin đồn sau Giải Phóng. Ngay cả ông ta, một trong những biểu tượng của Da-tô giáo chống Cộng mãnh liệt nhất, vẫn có thể tiếp tục cuộc sống trong Nhà Thờ Dòng Chúa Cứu Thế ở đường Kỳ Đồng.

Tôi đến gặp Linh-mục Thanh vào một ngày Chủ Nhật trong Tháng 6 (1975) khi ông vừa làm lễ xong. Nhà thờ đầy người tới xưng tội hay xin ý kiến, và ở trước tượng Đức Mẹ là đám đông đàn bà thường hay đến đó cầu nguyện và có những người ăn mày chìa tay ra xin.

Trong số các linh mục di cư từ Bắc vào Nam năm 1954, Linh-mục Thanh là một trong số những linh mục có nhiều ảnh hưởng nhất. Vừa là một người có ý thức hệ cực đoan vừa là cố vấn cho ông Diệm, chính ông là người vẽ ra lá cờ “ba sọc” bay phất phới tại Sàigon cho đến ngày Giải Phóng. Ba sọc đó tượng trưng cho ba miền của Việt Nam: Bắc, Trung, Nam – nhưng cũng là “Ba Ngôi” (Trinity, tam vị nhất thể, chúa cha, chúa con và Thánh thần), ông đã có lần giải nghĩa cho tôi nghe như vậy.” [12]

Cụ Đỗ Mậu nhận xét:

“Một linh mục đã nói ra tôi tin ông không nói dối và trong giai đoạn đó nói dối được cái gì. Linh-mục Thanh còn sống. Tác giả Terzani còn sống, chúng ta có thể kiểm chứng được. Như vậy, người vẽ ra lá cờ vàng ba sọc đỏ là Linh-mục dòng Tên Trần Hữu Thanh, người chấp nhận là Quốc Trưởng Bảo Đại, ông ta là con nuôi của Khâm-sứ Jean Charles. Bảo Đại sang Pháp đi học đã ở nhà bố nuôi từ năm 1922 đến năm 1932 (Bảo Đại còn sống có thể kiểm chứng). Người ký “Pháp Qui Tạm Thời” cho thi hành treo Quốc Kỳ vàng ba sọc đỏ và bài Quốc Ca của Lưu Hữu Phước vào ngày 1/6/1948 tức là ngày 24/4 năm Mậu Tý là Thủ Tướng dân Tây Nguyễn Văn Xuân có vợ đầm, có Đổng Lý Văn Phòng Phủ Thủ Tướng là ông Tây André Bauvais - Người đề nghị lấy lá cờ vàng ba sọc đỏ thay cho cờ quẻ Ly là André Trần Văn Đôn, từng xách cặp, tức “Aide de camp” của ông Xuân.

(Lại có tin ông Nguyễn Văn Tâm, Hùm Xám Cai Lậy, cũng tự nhận là tác giả lá cờ vàng ba sọc đỏ. Lịch sự hình thành lá cờ vàng ba sọc đỏ là như thế.).

Tôi chẳng thấy chỗ nào là có tính dân chủ, chỗ nào là biểu quyết. Có quốc hội đâu mà biểu quyết, và cũng chẳng thấy chỗ nào là biểu tượng quốc gia mà chỉ thấy hình ảnh biểu tượng quốc tế mà thôi, ông Vũ Hoàng Anh Bốn Phương thấy thế nào, xin lên tiếng.

Đến thời Tổng Thống Diệm có dự định thay lá cờ và bài quốc ca của Lưu Hữu Phước. Quốc Hội đã tuyển chọn 350 mẫu cờ của 350 người dự thi mà không chọn được mẫu cờ nào cả, chắc quý vị đã hiểu không có mẫu cờ nào “đẹp hơn” lá cờ cũ. Tuyển chọn 50 bài dự thi thì chọn được một bài là “Việt Nam Minh Châu Trời Đông” của nhạc sĩ Hùng Lân. Bài này khó hát và vì đã là đảng ca của Đại Việt nên cũng bị bác luôn. Đến ngày 17/10/1956, Quốc Hội tuyên bố không chọn được bản quốc ca hay mẫu quốc kỳ nào dự thi cả.

Viết ra như vậy để thấy rằng, trước đây ở trong nước, đã có nhiều người đòi thay đổi lá cờ và bài quốc ca, nhưng đã không làm nổi vì thấp cổ bé miệng hoặc vì lý do chính trị mà họ không thực hiện được. Bây giờ thì lá cờ vàng ba sọc đỏ chỉ còn là biểu tượng của một số người Việt. Đối với quốc tế, lá cờ đó đã là dĩ vãng, không còn nữa.” [13]

4. Trong bài viết “Ai Đã Vẽ Ra Lá Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ” đăng trên trang nhà Ba Cây Trúc, (http://www.bacaytruc.com/) tác giả Trường Sơn viết:

Trong bài của Cụ Tôn Thất Bình có đoạn viết rằng : Năm 1947, ông Trần Điền, cán bộ uy tín của Đảng Đại Việt, Giám Đốc Thông Tin Trung Bộ, đã nhờ Cụ Sa vẽ cho một bức tranh cổ động kêu gọi nhân sĩ tham gia tái thiết Đất Nước..... Cụ Sa đã vẽ một đoàn người hăng hái tiến lên, bước theo sau một người cầm lá Quốc Kỳ. Quốc Kỳ thời Nội Các Trần Trọng Kim là cờ “quẻ LY”.

Lúc vẽ lá Quốc Kỳ này Cụ Tôn Thất Sa khựng lại vì không đồng ý. Cụ bàn với Linh Mục Trần Hữu Thanh, Dòng Chúa Cứu Thế rằng quẻ LY có gạch giữa bị đứt đoạn là điềm không lành cho Đất Nước. Chữ LY có một nghĩa khác là ly tán. Đó là điềm xui xẻo cho Đất Nước trong khi đang kêu gọi nhân sĩ bỏ chiến khu trở về hợp tác. Cụ đề nghị đổi quẻ LY thành quẻ CÀN, nghĩa là nối lại gạch giữa bị đứt đoạn..... Vua Bảo Đại chấp thuận. Từ giờ phút đó lá cờ vàng ba sọc đỏ trở thành lá Quốc Kỳ của Việt Nam

Tôi cũng không có căn cứ nào để tin đoạn trên là trung thực cho mãi đến khi đọc được một đoạn trích trong sách “The Fall and Liberation of Saigon” của tác giả Tiziano Terzani (St. Martin ‘s Press, New York, 1976), thì tôi mới thấy rằng chuyện của Linh Mục Trần Hữu Thanh bàn thảo với cụ Tôn Thất Sa về thiết kế của lá cờ Vàng Ba Sọc Đỏ là chuyện có thật. Tác giả này đã phỏng vấn linh mục Trần Hữu Thanh về tình trạng của Giáo Hội Công Giáo sau khi Sài Gòn bị mất và chính quyền Việt Cọng đã kiểm soát toàn bộ miền Nam VN. Đoạn văn ấy như sau:

As a first concession to the new authorities the Church ....

The three red stripes represent the three regions of Việt Nam – Tonkin, Annam, and Cochin China – but also the Trinity,’ he once explained to me. (tr261).”

(cả phần tiếng Anh trên đây giống như đã chép trong mục 3 ở trên)

Như vậy là có bốn nguồn tin khác nhau về tác giả chế ra lá cờ vàng ba sọc đỏ. Chúng ta thấy cả bốn nguồn tin trên đây đều ghi nhận tác giả vẽ ra lá cờ này đều có chung một đặc tính là tín đồ và tu sĩ Ca-tô, có nghĩa là nguồn gốc chung của họ là Giáo Hội La Mã hay Tòa Thánh Vatican. Nhưng mỗi nguồn tin trên lại có vẻ rất cục bộ thiếu lai lịch cụ thể. Tại sao "sự ra đời của lá quốc kỳ" lại bí hiểm như thế? Chắc chắn rằng cái nguồn gốc của "cái ban kế hoạch" cho lá cờ này cần phải luôn luôn được che giấu cho đến khi mất tích trong dòng lịch sử. Nói ra thì "lòi đuôi" trắng trợn quá. Câu chuyện có vẻ hợp lý nhất phải nói là: "Một linh mục có thế lực trong thời Bảo Đại, hay một nhóm linh mục "quyết định" dùng lại lá cờ vàng ba sọc đỏ thời Thành Thái, ra lệnh, hay đề nghị với những tay vẽ để minh họa trước khi công bố. Các họa sĩ "được cố vấn" như thế đều có thể được ghi công là tác giả của lá quốc kỳ này."

Hơn nữa, suy cho kỹ nghĩ cho cùng, hồi đầu thập niên 1890, khi kình chống phe thực dân Pháp, Vatican đã dùng Thành Thái làm con cờ để giành chiếm ưu thế quyền lực và dùng lá cờ vàng ba sọc đỏ làm cờ hiệu cho triều đình Nhà Nguyễn. Tất nhiên, vào cuối tháng 12/1945, khi đề nghị đưa Bảo Đại trở lại ngồi trên ngai vàng, Vatican cũng lại nghĩ đến việc dùng lá cờ vàng ba sọc đỏ này làm cờ hiệu cho triều đình nhà Nguyễn.

Thiết nghĩ rằng tác giả chế ra lá cờ vàng ba sọc đỏ không phải là điều quan trọng. Điều quan trọng là lá cờ này được dùng làm biểu tượng cho thế lực nào, và thế lực đó thực sự đã làm được gì cho đất nước và dân tộc?

Lịch sử và thực tế cho thấy rằng:

1.- Về thế lực khai sinh ra lá cờ vàng ba sọc đỏ, hiển nhiên là thế lực nặn ra chính quyền Quốc Gia do ông Bảo Đại làm Quốc Trưởng cũng là thế lực nặn ra lá cờ vàng ba sọc đỏ. Thế lực đó là Liên Minh Đế Quốc Thực Dân Xâm Lược Pháp - Vatican mà chủ chốt là Vatican Người họa kiểu lá cờ vàng ba sọc đỏ cũng chỉ là người làm theo lệnh của quan thày là Liên Minh Xâm Lược Pháp – Vatican mà chủ chốt cũng là Vatican. Vậy thì tác giả họa kiểu lá cờ này là ông Lê Văn Đệ (một tín đồ Ca-tô), hay Linh Mục Trần Hữu Thanh hoặc là một nhóm linh mục thì cũng chỉ là làm theo lệnh và làm theo ý muốn của quan thày là Vatican mà thôi.

2.- Về tác giả họa kiểu lá cờ vàng ba sọc đỏ, có chính quyền tất nhiên là phải có cờ hiệu. Liên Minh Đế Quốc Thực Dân Xâm Lược Pháp - Vatican đã nặn ra được chính quyền Quốc Gia để làm tay sai cho họ, thì tất nhiên họ cũng phải tìm cách nặn ra lá cờ hiệu cho cái chính quyền bù nhìn này. Vatican là thế lực tiên khởi đưa ra Giải Pháp Bảo Đại vào ngày 28/12/1945, nghĩa là thiết lập chính quyền Quốc Gia để chống lại chính quyền Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa do Cụ Hồ Chí Minh lãnh đạo, tất nhiên Vatican cũng là thế lực đưa ra kiểu mẫu của lá cờ cho bọn tay sai dưới quyền phải làm theo ý muốn của Vatican. Người được Vatican chỉ định làm công việc này có thế là ông Lê Văn Đệ (một tín đồ Ca-tô), cũng có thể là Linh Mục Trần Hữu Thanh và có thể là một nhóm linh mục như tài liệu do John Phan sưu tầm đã khẳng định. Chuyện này cũng giống như một kiến trúc sư phác họa kiểu mẫu một ngôi nhà cho một thân chủ rồi giao cho một chuyên viên dưới quyền thi hành và hoàn tất.

3.- Về ý nghĩa của lá cờ vàng ba sọc đỏ, nếu Vatican là thế lực chủ động đưa ra Giải Pháp Bảo Đại và cũng là thế lực chủ động họa kiểu là cờ vàng ba sọc đỏ, thì cái ý nghĩa của lá cờ này phải đúng với tôn chỉ hoằng dương cái thủ thuyết Chúa Ba Ngôi của Giáo Hội La Mã mà Linh-mục Trần Hữu Thanh đã giải thích như trên.

4.-Về mục đích của việc nặn ra lá cờ vàng ba sọc đỏ, việc thiết lập chính quyền Quốc Gia Việt Nam và chế ra là cờ vàng ba sọc đỏ có mục đích là dùng mấy thứ này làm bức bình phong che đậy cho mưu đồ bất chính trong chính sách dùng người Việt đánh người Việt và dùng tín đồ Da-tô để cai trị đại khối dân tộc thuộc tam giáo cổ truyền. Đây là một đối sách được Liên Minh Xâm Lược Pháp – Vatican sử dụng để đánh phá và chống lại cuộc kháng chiến của nhân dân ta dưới quyền lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam và Mặt Trận Việt Minh. Do đó, chúng ta thấy rằng, trước và sau khi khai sinh ra chính quyền Quốc Gia và lá cờ vàng ba sọc đỏ, bộ máy tuyên truyền của Vatican đã liên tục khua chiêng gióng trống tô hồng chuốt lục cho ông vua bù nhìn Bảo Đại và bọn Việt gian phản quốc bán nước cho Pháp và Vatican bằng những luận điệu bịp bợm với những cụm từ “chính quyền quốc gia”, “chính nghĩa quốc gia”, “người Việt quốc gia” chiến đấu dưới “lá cờ vàng ba sọc đỏ”,

5.- Về việc chính quyền Quốc Gia và lá cờ vàng ba sọc đỏ đổi chủ, tháng 5/1954, tập đoàn cứ điểm của Liên Quân Pháp - Vatican tại Điên Biên Phủ bị thảm bại. Biến cố này khiến cho Pháp bắt buộc phải thương thuyết nghiêm chỉnh với phái đoàncủa chính quyền Việt Nam Kháng Chiến tại Hội Nghị Genève 1954 để công nhận chủ quyền độc lập của dân tộc Việt Nam và rút quân về Pháp trong danh dự. Sự kiện này làm cho Liên Minh Xâm Lược Pháp - Vatican chính thức tan vỡ kể từ đó. Cũng từ đây, Liên Minh Xâm Lược Mỹ - Vatican thành hình, thay thế Liên Minh Xâm Lược Pháp - Vatican làm chủ nhân ông ở miền Nam Việt Nam. Cũng vì thế mà lá cờ vàng ba sọc đỏ được ông chủ mới là Liên Minh Xâm Lược Mỹ - Vatican dùng làm biểu tượng cho chính quyền miền Nam Việt Nam do ông Ca-tô Việt gian Ngô Đình Diệm làm thủ tướng để làm tay sai cho họ. Kể từ đó, số phận lá cờ vàng ba sọc cùng chung một số phận với chính quyền miền Nam Việt Nam và hoàn toàn tùy thuộc vào sự hiện diện quyền lực và đoàn quân Viễn chinh của Hoa Kỳ ở miền Nam vĩ tuyến 17 mà cơ quan đầu nào là Tòa Đại Sữ Mỹ tại Sàigòn, nằm dưới quyền chi huy của chính quyền Mỹ tại Hoa Thịnh Đốn. Ngày nào Tòa Đại Sứ Mỹ ở Sàigòn được lệnh phải cuốn gói ra đi, thì ngày đó chính quyền và Quân Đội miền Nam cùng rã đám, và lá cờ vàng ba sọc đỏ cũng bị khai tử và liệng vào xọt rác. Lịch sử đã cho thấy rõ sự thật này. Ngày đó là ngày 30/4/1975.

Sự thật này được thể hiện ra thành cụ thể trong thời gian từ 11/3/1975 cho đến buổi trưa ngày 30/4/1975. Trong những ngảy này, nhân dân miền Nam Việt Nam được chứng kiến tận mắt chính quyền và quân đội miền Nam tự động tan ra từng mảnh. Nhân viên cao cấp trong chính quyền miền Nam từ trung ương tới địa phương và các sĩ quan cấp tướng, cấp tá, cấp úy từ bộ tổng tham mưu đến quân đoàn, sư đoàn, trung đoàn, tiểu đoàn và đại đội tranh nhau đào nhiệm, co giò bỏ chạy biến dạng về với gia đình rồi bỏ trốn theo quan thày Mỹ đi sống lưu vong ở Mỹ hay một quốc gia khác. Chức vụ lớn chạy trước, chức vụ nhỏ chạy sau. Tình trạng này khiến cho cơ quan chính quyền và các đơn vi trong quân đội miền Nam giống như rắn mất đầu. Xin xem Chương 11 (Mục IV, Phần II) trong bộ sách Lịch Sử và Hồ Sơ Tội Ác Của Giáo Hội La Mã đã được đưa lên sachhiem.net kể từ ngày 11//9/2008, hoặc là tiểu mục 16 (tiểu mục chót) trong Chương 12 ở dưới, quý vị sẽ thấy rõ cái hình ảnh thê thảm này. Độc giả cũng có thể kiểm chứng sự kiện này bằng cách xem các hình ảnh kỷ niệm ngày 30 tháng 4 ở trang này:

http://sachhiem.net/EMAILS/TonyNgo24.php#SLIDE_SHOW_5:

Phần trình bày trên đây cho chúng ta thấy rõ “lá cờ vàng ba sọc” do chính Giáo Hội La Mã chủ động họa kiểu đưa ra với mục đích làm biểu tượng cho quyền lực của Vatican ở Việt Nam và được ngụy tạo làm biểu tượng cho “chính nghĩa quốc gia” của “những người Việt quốc gia”. Việc cho thành lập chính quyền Quốc Gia và việc chế ra là cờ vàng ba sọc đỏ có mục đích là để vừa làm bức bình phong che đậy cái bản chất Việt gian làm tay sai cho Pháp và cho Vatican của cái chính quyền do ông Bảo Đại làm quốc trưởng, vừa giúp cho những tên Việt gian trong hàng ngũ quan lại trong thời “trăm năm nô lệ giặc Tây” bấu víu lấy nó để trút bỏ cái gánh nặng mặc cảm tội ác làm Việt gian của họ.

Đồng thời, trong việc "cho ra đời chính quyền Bảo Đại", Giáo Hội La Mã cũng có thâm ý là để vừa lạc dẫn (đánh lừa) những thị dân tiểu tư sản hay các thành phần phú hào sống trong vùng “tạm chiếm” nhằm lôi cuốn họ theo phe Liên Minh Xâm Lược Pháp – Vatican mà cứ tưởng rằng họ sẽ không bị mang tiếng là Việt gian phản quốc dù rằng thực sự họ đã chống lại cuộc Kháng Chiến của nhân dân ta lúc đó đang tiến hành dưới quyền lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam và Mặt Trận Việt Minh. Sở dĩ những thành phần này dễ bị lạc dẫn (misled), một phần vì bản chất xu thời của họ, và một phần vì họ ngây thơ và ít học, không bao giờ được học lịch sử thế giới và cũng chẳng bao giờ được học đầy đủ những bài học lịch sử Việt Nam trong thời cận và hiện đại một cách trung thực. Do đó, họ không biết gì về vai trò của Vatican trong chủ trương tấn chiếm và thống trị Việt Nam từ hồi thế kỷ 19 cũng như trong mưu đồ tái chiếm Việt Nam vào giữa năm 1945.

III. Kết Luận

Lá Cờ Vàng Ba Sọc Là Hình Ảnh Của Nhóm Người Việt Gian Bán Nước Cho Vatican Và Đồng Minh Của Vatican

Đối với đại khối nhân dân Việt Nam, nhất là những người đã hy sinh mồ hôi, nước mắt và xương máu trong hai cuộc chiến đánh đuổi Liên Minh Xâm Lược Pháp - Vatican (1945-1954) và Liên Minh Xâm Lược Mỹ - Vatican (1954-1975) để hoàn thành nhiệm vụ lịch sử giành lại chủ quyền độc lập cho dân tộc và đòi lại miền Nam đem lại thống nhất cho đất nước, thì:

A.- Lá cờ vàng ba sọc đỏ là một biểu tượng cho sự ô nhục

của bọn người vong bản "thà mất nước, chứ không thà mất Chúa". Bọn người này đã cấu kết với bọn phong kiến phản động và bọn lưu manh xu thời đón gió đã cam tâm bán nước cho các thế lực ngoại xâm. Họ được bộ máy tuyên truyền của Vatican khoác cho cái danh nghĩa là “Người Việt Quốc Gia”.

B.- Lá cờ này cũng là biểu tượng cho những hành động dã man

của bọn người phản phúc, đành lòng gục mặt phản lại dân tộc, tiếp tay cho quân cướp xâm lăng trong những chiến dịch tấn công, càn quét, truy lùng bắt bớ và tra tấn dân ta một cách cực kỳ dã man.

Bàn tay máu của chúng đã gây nên không biết là bao nhiêu ngàn hay bao nhiêu triệu người bị tra tấn, bị giết hại và bị tàn sát. Chưa kể những con số lớn lao về những miếu đình, đền đài, chùa chiền và rất nhiều công trình kiến trúc bị phá hủy, chưa kể những con số tài sản khổng lồ bị cướp đoạt và bị hủy hoại, chưa kể con số những đàn bà con gái bị hãm hiếp, chưa kể những con số khổng lồ nạn nhân bị sát hại trong thời Kháng Chiến 1945-1954 bởi bàn tay máu của quân lính Liên Minh Xâm Lược Pháp - Vatican và các đạo quân thập ác Việt Nam tại các xóm đạo, làng đạo, các giáo khu Phát Diệm và Bùi Chu (Xin xem chương sách nói về Những Hành Động Dã Man Của Quân Lính Liên Hiệp Pháp và Lính Đạo Việt Nam trong Mục XV, Phần IV của bộ sách Lịch Sử và Hồ Sơ Tội Ác của Giáo Hội La Mã, và Chương 5, sách Nói Chuyện Với Tổ Chức Việt Nam Cộng Hòa Foundation (Hou ston, TX: Đa Nguyên, 2004, tr. 213-248), chỉ nói riêng những con số tài nguyên đất nước bị hủy hoại và con số nạn nhân bị tàn sát ở miền Nam Việt Nam trong những năm 1954-1975 bởi bàn tay máu của Quân Đội Liên Minh Mỹ - Vatican và Quân Đội miền Nam Việt Nam (còn gọi là Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa) cũng cho chúng ta thấy rõ tình cảnh đau thương của dân ta gây ra bởi Liên Minh Xâm Lươc Mỹ - Vatican cấu kết với chính quyền miền Nam Việt Nam và đạo quân đánh thuê của nó với những hành động cực kỳ dã man trong việc sử dụng:

1.- Số lượng "77 triệu lít chất độc da cam rải xuống miền Nam và Trung Việt Nam, gây ảnh hưởng và tác hại đến môi truờng của 2,630,000 mẫu Tây và gần 5 triệu người sống trong 35,585 thôn ấp.”[14]

2.- Số lượng "thuốc nổ thuộc loại tối tân được nhồi trong bom và đạn đại pháo do quân đội miền Nam và quân đôi Mỹ sử dụng trong những năm từ 1965 cho đến năm 1973 ở Việt Nam lên đến hơn 14 triệu tấn, và riêng vế số lượng bom do Không Quân sử dụng đã lên đến khoảng 7 triệu tấn, hơn ba lần toàn bộ số bom cả hai phe Trục và Đồng Minh sử dụng trong Thế Chiến Thứ Hai." Nguyên văn: "Between 1965 and 1973, the United States used more than 14 million tons of air – and artillery high explosives on the area. The bombing done accounted about 7 million tons or more than three times the tonnage used during World War II. Most of the bombs and artillery shells, and virtually all the defoliant (nearly 12 million tons), fell on the southern half of the country. The purpose to destroy the National Liberation Front revolutionaries’ infrastructure and to deprive them of popular support in the South by driving the population into areas controlled by the South Vietnamese government."[15]

3.- Số lượng thuốc nổ tối tân nhất được biến chế theo những kỹ thuật hiện đại nhất để có thế hủy diệt được nhiều nhất và tàn sát được nhiều người nhất bằng những phương tiện siêu việtnhất và hữu hiệu nhất như B 52 và những loại vũ khí khủng khiếp nhất như "cluster bombs", "anti-personnel ammunition", "defoliants",và tấn công bằng những chiến lược tàn bạo và dã man nhất như "free fire zones", "carpet bombing"...

Với những hành động dã man như trên, ta có thể nói đây là những việc làm ô nhục của Liên Minh Mỹ - Vatican và bọn Ca-tô Việt Nam phản quốc đã nhẫn tâm làm như vậy. Những sự kiện này cho chúng ta thấy rõ ràng là lá cờ vàng ba sọc đỏ là biểu tượng cho những việc làm nhục nhã của nhóm thiểu số Việt gian mang danh nghĩa là “người Việt Quốc Gia” bán nước cho quân cướp ngoại xâm mà đại đã số là tín đồ Ca-tô thuộc loại "thà mất nước, chứ không thà mất Chúa". Vì tính cách ô nhục của lá cờ này, cho nên suốt thời gian từ ngày nó được cho ra đời vào ngày 5/6/1948 cho đến khi nó bị khai tử vào ngày 30/4/1975), không có một nhạc sĩnào tìm thấy ở nó một nguồn cảm hứng để sáng tác ra một bài quốc ca dù rằng trong thời gian này (từ ngày 5/6/1948 cho đến ngày 30/4/1975), có hàng trăm nhạc sĩ tài ba sống ở trong vùng do Liên Minh Xâm Lược Pháp - Vatican kiểm soát và ở miền Nam vĩ tuyến 17 trong những năm 1954-1975. Vô kế khả thi, thế lực ĐEN ở hậu trường sân khấu chính quyền Quốc Gia quái đản này mới cuỗm bài hát Tiếng Gọi Thanh Niên do nhạc sĩ Lưu Hữu Phước đã sáng tác trước đó hơn 6 năm trờiđể làm quốc ca. Đây là một trong những đặc tính nghịch thường trong tiến trình hình thành quốc kỳ và quốc ca của cái gọi là "chính quyền Quốc Gia Việt Nam".

Vì được sử dụng làm biểu tượng cho các chính quyền Việt gian bán nước cho Liên Minh Xâm Lược Pháp - Vatican và Liên Minh Xâm Lược Mỹ - Vatican với những tội ác chống lại tổ quốc và chống lại dân tộc như đã nói ở trên, cho nên, ngày nay, mỗi khi nhìn thấy lá cờ vàng ba sọc, người dân Việt lại nhớ đến những rặng núi tội ác của những quân vong bản phản dân tộc đã tiếp tay cho các đế quốc xâm lược Vatican, Pháp và Mỹ với những hành động gây nên không biết bao nhiêu thảm họa đau thương cho dân tộc và đất nước thân yêu của chúng ta. Viết đến đây, người viết lại nhớ đến lời nhạc của một bài ca do nhạc sĩ Phạm Duy sáng tác trong đó có hai câu:

Trách ái bán nước cầu vinh,

Bán quê hương lại quên tình nước non.

C. Lá cờ vàng ba sọc đỏ là biểu tượng cho quyền lực của Vatican ở Việt Nam

Lá cờ vàng ba sọc đỏ rõ ràng là biểu tượng cho quyền lực của Vatican ở Việt Nam và được ngụy tạo làm biểu tượng cho “chính nghĩa quốc gia” của “những người Việt quốc gia”. Việc Liên Minh Xâm Lược Pháp - Vatican cho thành lập chính quyền Quốc Gia và việc chế ra là cờ vàng ba sọc đỏ có mục đích:

1.- Làm bức bình phong che đậy cho cái bản chất làm tay sai cho Liên Minh Xâm Lược Pháp - Vatican của cái chính quyền do ông Bảo Đại làm quốc trưởng.

2.- Làm cái phao cho những tên Việt gian trong hàng ngũ quan lại trong thời “trăm năm nô lệ giặc Tây” bấu víu lấy nó để trút được cái gánh nặng mặc cảm tội ác làm Việt gian của chúng.

3.- Giúp cho bọn tư sản thị dân giầu có phản động và bọn phú hào phản động ở trong nông thôn đã, đang và sắp sửa nhẩy ra cộng tác chắt chẽ với Liên Quân Xâm Lăng Pháp – Vatican hay chính quyền bù nhìn Bảo Đại giảm bớt cái gánh nặng mặc cảm làm Việt gian bán nước cho giặc.

4.- Làm cho những người sống trong vùng Pháp – Vatican tạm chiếm nhẩy ra làm việc cho Liên Minh Xâm Lược Pháp – Vatican hay chính quyền bù nhìn Bảo Đại lầm tưởng rằng họ phục vụ cho đất nước trong hàng ngũ của những người Quốc Gia.

Như vậy, lá cờ vàng ba sọc đỏ đã trở thành một biểu tượng cho những việc là nhục nhã của bọn người vong bản "thà mất nước, chứ không thà mất Chúa" cấu kết với bọn phong kiến phản động và bọn lưu manh xu thời đón gió đã cam tâm bán nước cho các thế lực ngoại xâm.

Ấy thế mà, có những người Việt tự nhận là “người Việt Quốc Gia chống Cộng” tụ tập với nhau, trương lá cơ này kéo nhau đi biểu tình chống phá những cơ sở truyền thông không đồng chính kiến với chúng và chống lại các viên chức chính quyền Việt Nam hiện nay và chống đối những chính khách từ Việt Nam đến Mỹ tham quan, mà không biết nhục. Tình trạng này đã làm cho Giáo-sư Trần Chung Ngọc không cầm được lòng mới phải viết bài Thắc Mắc Cần Được Giải Đáp trong đó cỏ một đoạn nhu sau:

“Cầm lá cờ đó đi chống Cộng dưới bất cứ hình thức nào: chống đối những chính khách từ Việt Nam qua, biểu tình chống Vietweekly hay Người Việt “thân Cộng”, tranh đấu để được công nhận là lá cờ chính thức của Việt Nam, tranh đấu để được treo ở vài nơi công cộng, vài trường học, hay cả bắt tôi phải chào nó coi như nó là quốc kỳ v..v.., thì đối với tôi là một sự sỉ nhục. Sỉ nhục vì đó là những hành động của những kẻ “không biết ngượng”, sỉ nhục vì đã hạ thấp tư cách công dân Mỹ gốc Việt của những người đang sống trong một nước tự do dân chủ, sỉ nhục vì nó trái với sự hiểu biết thông thường, sỉ nhục vì làm cho cả cộng đồng người Việt di cư mang tiếng là những kẻ có những hành động côn đồ, bất chấp luật pháp v..v… Vì vậy tôi thắc mắc là những hành động vô lối trên đã mang lại cho cộng đồng người Việt di cư cái gì, sự vinh danh hay sự nhục nhã.” [16]

Phần trình bày trên đây cho chúng ta thấy rõ lá cờ vàng ba sọc đỏ thực sự đã trở thành biểu tượng cho những việc làm ô nhục của bọn Việt gian phản quốc trong những năm 1948-1975.

CHÚ THÍCH

[1] Theo Bách Khoa Toàn Thư Wikipedia.

[2] Hoàng Cơ Thụy, Việt Sử Khảo Luận, Cuốn 4 (Paris: Nam Á, 2002), Sđd., tr. 1925.

[3] Nguyễn Mạnh Quang, Thực Chất Của Giáo Hội La Mã, Quyển Hai (Tacoma, WA: TXB, 1999), tr. 681-682. Bản chụp của lá thư viết tay trên đây có đăng trong sách này nơi các trang 683-684.

[4] Vũ Ngự Chiêu.“ Sự Hình Thành Phong Trào Quốc Gia Mới: Từ Trung Quân sang Ái Quốc.” chuyenluan.net Tháng 6/2006.

[5] Lữ Giang, Những Bí Ẩn Lịch Sử Đàng Sau Cuộc Chiến Việt Nam (Garden Grove, CA: TXB, 1999), tr. 395.

[6] Vũ Ngự Chiêu. Các Vua Cuối Nhà Nguyễn 1883-1945 - Tập 1 (Houston, TX: Văn Hóa, 1999), tr. 52.

[7] Nguyễn Mạnh Quang, Việt Nam Đệ Nhất Cộng Hòa Toàn Thư 1954-1963 (Houston, TX: Văn Hóa, 2000), tr. 64. Xin xem thêm sách Tài Liệu Soi Sáng Sự Thật (Wesminster, CA: Văn Nghệ, 1996, tr. 18 của tác giả Lế Hữu Dản và Văn Học Sử Thời Kháng Pháp (Sàigòn: Trí Đăng, 1974, trang 93) của tác giả Lê Văn Siêu.

[8] Trần Điều. “Giám mục Puginier, một trong những kẻ cướp chùa Báo Thiên và những âm mưu thâm độc của một số giáo sĩ thừa sai khác”, www.giaodiemonline.com đăng ngày 09/06/2008.

[11] Bách Khoa Toàn Thư Wikipedia: Năm 1931 ông (Lê văn Đệ) sang Pháp với học bổng học trường Cao đẳng Mỹ thuật Paris rồi tu nghiệp ở Roma và Athena. Sở trường của ông là tranh lụa, tranh sơn dầu và bích họa với khuynh hướng tân cổ điển. Ông đoạt Giải nhất Triển lãm Báo chí Công giáo Thế giới tại Rôma (1st prize World Catholic Press Exhibition). Trong số những tác phẩm nổi tiếng của ông trong thời kỳ này là các tranh "Bà thầy bói", "Trên sân ga Montparnasse", "Thiếu nữ điểm trang" và "Trong gia đình". Riêng bức "Trong gia đình" được Bộ Văn hóa Pháp mua và trưng bày tại Viện Bảo tàng Luxembourg. Đặc biệt là có hai bức bích họa (fresco) tựa Thánh mẫu nhân từ (Mater amabilis) và Thánh nữ Madeleine dưới chân thánh giá nay giữ ở viện Bảo tàng Vatican. Cũng trong khoảng thời gian ông được Tòa Thánh La Mã bổ làm họa sĩ cho Tòa Thánh.

[12] Đỗ Mậu, Tâm Thư (Houston, TX: Đa Nguyên, 1995), tr.336-338.

[13] Đỗ Mậu, sđd., tr. 388-389.

[14] Nguyễn Văn Tuấn, Chất Độc Màu Da Cam và Cuộc Chiến Việt Nam (Garden Grove, CA: Giao Điểm, 2005), tr. 171.),

[15] Stanley I. Kutler (Ed.) Encyclopedia of the Vietnam War (New York: Simon & Schuster McMillan, 1996), pp. 591-592.

[16] Trần Chung Ngọc. “Những Thắc Mắc Cần Được Giải Đáp.” Sachhiem.net Ngày 7/5/2008.

Trang Nguyễn Mạnh Quang

Từ khóa » Sọc đỏ Là Gì