Di Truyền Học Thể Thực Khuẩn (Bacteriophage Hay Phage)

  • Trang chủ

Lý thuyết SINH HỌC

Navigation
  • Home
  • Tips SEO
  • Desain Blog
  • Post Tips
  • CB Blogger
  • Download This Theme
  • Dropdown Menu
  • Links
Home » tham khao , Tư liệu sinh học » Di truyền học thể thực khuẩn (Bacteriophage hay phage) Di truyền học thể thực khuẩn (Bacteriophage hay phage) Posted by Hải Quảng on 14:08

1. Sự hình thành vết tan và các thể đột biến phagePhage  được  phát  hiện  dễ  dàng  vì  trong  chu  trình  tan,  một  tế  bào  bị nhiễm phage vỡ ra và giải phóng các hạt phage vào môi trường . Sự tạo thành các đốm đã được quan sát.Một số lớn tế bào vi khuẩn (khoảng 108  tế bào) được trãi lên trên môi trường đặc. Sau một thời gian sinh trưởng, tạo một lớp tế bào vi khuẩn màu trắng đục. Nếu phage có mặt ở thời điểm vi khuẩn được trãi lên môi trường, nó sẽ nhiễm vào tế bào vi khuẩn. Sau đó tế bào nhiễm phage bị làm tan và giải  phóng  nhiều  phage  mới.  Thế  hệ  sau  này  của  phage  lại  nhiễm  vào  vi khuẩn gần đó, và tham gia vào chu trình tan khác, các vi khuẩn này bị vỡ giải  phóng  ra  nhiều  phage,  chúng  có  thể  nhiễm  vào  các  vi  khuẩn  khác  ở vùng lân cận. Chu trình xâm nhiễm của phage được tiếp tục và sau nhiều giờ, phage phá huỷ tất cả các tế bào vi khuẩn của một vùng, tạo đốm (plage) trong suốt khác với lớp tế bào vi khuẩn màu trắng đục.-095_500Chu trình sinh tan của bacteriophage-096_500Sự xâm nhập của phage vào tế bào vật chủ theo cả 2 dạng bố mẹ đồng thời.r+: đốm nhỏ, r-: đốm lớn, h+: đốm mờ, h-: đốm trongPhage  chỉ  có  thể  được  nhân  lên  chỉ  khi  sinh  trưởng  trong  tế  bào  vi khuẩn, vì vậy làm cạn nguồn dinh dưỡng trong môi trường sinh trưởng, làm hạn chế sự nhân lên của phage và kích thước của đốm. Vì mỗi đốm là kết quả của  sự nhiễm một  hạt phage  ban đầu, có  thể đếm  được số  lượng  các đốm riêng biệt có trên môi trường .Kiểu gene của các thể đột biến phage có thể được xác định nhờ nghiên cứu các đốm. Trong một số trường hợp, sự xuất hiện của các đốm là đầy đủ. Chẳng hạn, đột biến phage làm giảm số lượng phage thế hệ sau từ những tế bào bị nhiễm thường tạo đốm nhỏ hơn. Các đốm lớn có thể được tạo ra bởi các đột biến gây ra sự tan sớm các tế bào bị nhiễm, nên mỗi đốm đó tiếp tục nhiễm nhanh hơn. Kiểu đột biến khác của phage có thể được xác định bởi phage có khả năng hoặc không có khả năng tạo đốm trên những chủng vi khuẩn đặc biệt.2. Tái tổ hợp di truyền trong một chu kỳ sinh tan (Lytic cycle)2.1. Chu trình tan (Lytic cycle)-097_500Sư kêt hơp đâu va đuôi đê tao phage hoan chinhCác  bacteriophage  làm  chết  tế  bào  chủ  gọi  là  độc,  chúng  sinh  sản theo chu trình tan. Chu trình bắt đầu khi sợi đuôi của phage gắn vào điểm nhận bề bề ngoài của E.coli. Ống đuôi co lại tạo lỗ thủng xuyên vách tế bàovà bơm DNA của nó vào.Capside của phage còn lại bên ngoài tế bào. Sau khi bị nhiễm ở cáctế bào E.coli có quá trình phiên mã và dịch mã các gen của virus. Phage T4có khoảng 100 gen và phần lớn đã được biết rõ. Một trong những enzyme được tạo ra đầu tiên cắt DNA của tế bào chủ. DNA của phage được phiên mã đầu tiên nhờ DNA polymerase của tế bào chủ tạo ra mARN sớm. Các mARN  muộn  hơn  có  thể  được  tổng  hợp  bởi  ARN  polymerase  của  phage hoặc ARN polymerase  của vi khuẩn bị biến đổi để phiên mã các gen của phage.  Các  mARN  muộn  được  dịch  mã  tạo  các  loại  protein  enzyme  điều hòa và cấu trúc. Các protein điều hòa của phage kiểm soát sự phiên mã nối tiếp của các gen.Khi DNA của tế bào chủ bị phân hủy, bộ gen của phage kiểm soát toàn bộ hoạt động của tế bào để tạo ra các cấu phần của nó. DNA của phage được sao chép ra hàng trăm bản sao. Các protein của capsid được tổng hợp thành 3 phần riêng: đầu, ống đuôi và các sợi đuôi. Chúng tự ráp với nhau thành các virion con. Phage hoàn tất chu trình khi enzyme lysozyme được tạo  ra  để  tiêu  hóa  vách  tế  bào  vi  khuẩn.  Tế  bào  vi  khuẩn  bị  vỡ,  100-200 virion thoát ra và chúng có thể lặp lại chu trình mới.Toàn bộ chu trình từ lúc phage tiếp xúc đến tan diễn ra trong khoảng20-30 phút ở 370C. Trong thời gian đó số lượng phage T4  tăng hơn cả 100 lần, trong khi đó số lượng tế bào E.coli mọc nhanh nhất cũng chỉ tăng gấp đôi.Phần lớn các phage độc theo chu trình vừa nêu trên. Tuy nhiên có một số ngoại lệ như phage sợi M13 của E.coli hầu như không bao giờ làm chết hoặc làm tan tế bào. Các tế bào vi khuẩn và các phage kí sinh có sự đồng tiến hóa. Các tế bào vi khuẩn có các cơ chế bảo vệ như biến đổi màngtế bào để phage không bám vào được hoặc các enzyme cắt hạn chế cắt DNAcủa phage. Phage cũng biến đổi để xâm nhập được vào tế bào vi khuẩn.Các phage tuy có kích thước nhỏ bé phải nhìn dưới kính hiển vi điệntử mới thấy được. Nhưng các tính trạng của phage được quan sát dựa theo các vết tan hoặc biên độ chủ. Cho hai dòng phage T4  có kiểu gene khác nhau nhiễm vào một tế bào vi khuẩn E.coli, một vài phage thế hệ sau sẽ thực hiện tái  tổ  hợp  di  truyền.  Allele  r-   tan  nhanh,  kết  quả tạo  ra đốm  lớn,  allele  h-nhiễm vào các tế bào chủ, kết quả tạo đốm trong. Phép lai như sau:r-h+         x      r+h-Kết quả thu được bốn kiểu đốm. Hai kiểu đốm đục, lớn và đốm trong, nhỏ  tương  ứng  với  kiểu  hình  của  phage  bố  mẹ.  Hai  kiểu  hình  khác,  đốm trong lớn, đốm mờ nhỏ là dạng tái tổ hợp tương ứng kiểu gene r-h-  và r+h+. Khi nhiều vi khuẩn bị nhiễm số dạng tái tổ hợp thuận nghịch thường được tìm thấy trong số các phage ở thế hệ sau. Trong thí nghiệm, mỗi kiểu gene trong số bốn kiểu gene trên sinh ra kiểu hình khác nhau về dạng đốm. Số lượng kiểu gene có thể xác định được bằng kiểm tra các đốm tạo thành. Tần số tái tổ hợp, được biểu diễn dưới dạng phần trăm, được xác định như sau:Tần số tái tổ hợp = (Số phage tái tổ hợp/Tổng số phage) x 100Nguồn: thuviensinhhoc.com

Tweet

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Bài đăng Mới hơn Bài đăng Cũ hơn Trang chủ kkkp[[[[[[[ Được tạo bởi Blogger.

Popular Posts

  • Tương tác bổ trợ với tỷ lệ 9:7 và 9 : 6 : 1 Tương tác bổ trợ với tỷ lệ 9:7 Ví dụ : Thí nghiệm của Bateson và Punnett về sự di truyền màu sắc hoa ở cây đậu ngọt ( Lathyrus odoratus ). T...
  • Tương tác át chế (epistasis) Tương tác át chế là hiện tượng một gene này kìm hãm sự biểu hiện của một gene khác không allele với nó. Gene át chế có thể là trội hoặc lặn....
  • Trao đổi chéo kép Trao đổi chéo ở giai đoạn 4 cromatid, tức trao đổi chéo xảy ra sau khi nhiễm sắc thể đã tự nhân đôi (còn gọi là giai đoạn 4 sợi). Về nguyên ...
  • Hiệu quả dòng mẹ lên chiều xoắn vỏ ốc Trứng và phôi chịu ảnh hưởng của môi trường cơ thể mẹ nhiều hơn cơ thể bố. Ngay cả khi bị tách khỏi cơ thể mẹ từ một giai đoạn rất sớm, chún...
  • Các tính chất của DNA 1. Biến tính (denaturation) và hồi tính (renaturation) Hai  mạch  đơn  của  phân  tử  AND  gắn  với  nhau  nhờ  các  liên  kết hydro.Khi  đu...
  • Hiện tượng bất dục bào chất đực Tính bất dục do  nhiều nguyên nhân, bất dục đực (không tạo  phấn hoa hay tạo phấn hoa không có khả năng thụ tinh) ở thực vật có các trường h...
  • Cơ chế gây đột biến điểm Khi kiểm tra dãy đột biến được gây tạo bới các tác nhân đột biến khác nhau cho thấy mỗi tác nhân đột biến được đặc trưng bởi một đặc tính độ...
  • Biến nạp ( Transformation) 1. Hiện tượng và điều kiện - Định nghĩa: biến nạp là hiện tượng truyền thông tin di truyền  bằng DNA. Hinh :  Biên nap cua vi khuân Trong bi...
  • Tải nạp (Transduction) 1. Phage là nhân tố chuyển gen Thí nghiệm được tiến hành trong ống hình chữ U. Giữa hai ống của hình  chữ  U  được  ngăn  cách  bằng  màng  ...
  • Tái tổ hợp và trao đổi chéo Khi  các  gen  liên  kết  không  hoàn  toàn,  xuất  hiện  các  dạng  giao  tử mới không giống cha mẹ do có sự sắp xếp lai các gen. Hiện tượn...

Sinh học | Quảng Văn Hải

Đang tải...

Sinh học | Quảng Văn Hải

Đang tải...

Dạy học blog | Dạy học môn sinh học

Đang tải... Copyright © 2015. Lý thuyết SINH HỌC. All rights reserved NJW V3 Template by Creating Website & CB Blogger. Blogging Tools: Chkme. GT Metrix. Structured Data Testing Tool. Feedburner. Powered by Blogger & Google Webmaster.

Từ khóa » Sự Xâm Nhập Của Phage Vào Tế Bào Chủ