Di Truyền Liên Kết

I. Thí nghiệm của Morgan

1. Đối tượng nghiên cứu

Morgan chọn ruồi giấm làm đối tượng nghiên cứu, vì:

- Có vòng đời ngắn ( 10-14 ngày)

- Có nhiều biến dị dễ quan sát.

- Đẻ nhiều.

- Số lượng NST ít ( 2n=8)

- Dễ nuôi trong ống nghiệm. 

2. Tiến hành thí nghiệm

Đầu tiên Morgan lai ruồi kiểu dại thuần chủng với ruồi thân đen cánh cụt để tạo ra con lai dị hợp tử F1 ( thân xám cánh dài)

 Sau đó ông cho ruồi đực F1 kiểu dại lai với ruồi cái thân đen cánh cụt

Đời con thu được 2 loại kiểu hình.

Ông quy ước gen:

gen B: thân xám

gen b: thân đen

gen V: cánh dài

gen v : cánh cụt

3. Giải thích kết quả

Như vậy. thân xám và cánh dài cũng như thân đen và cánh cụt luôn luôn di truyền đồng thời với nhau được giải thích bằng sự di truyền liên kết gen.

Các gen quy định nhóm tính trạng này nằm trên một NST cùng phân li về giao tử và cùng được tổ hợp qua quá trinh thụ tinh.

Kiểu gen của P: \({{BV} \over {BV}} \times {{bv} \over {bv}}\)

II. Ý nghĩa của di truyền liên kết

Các gen phân bỏ dọc theo chiều dài của NST và tạo thành nhóm  gen liên kết. Số nhóm gen liên kết ờ mồi loài thường ứng với số NST trong bộ đơn của loài. Ví dụ : ở ruồi Rấm có 4 nhóm gen liên kết tương ứng với n = 4.

Nếu sự phân li độc lập của các cặp gen làm xuất hiện nhiểu biến dị tổ hợp thì liên kết gen không tạo ra hay hạn chế sự xuất hiện biến dị tổ hợp. Ví dụ : trong thí nghiệm trên của Moocgan, ở thế hệ lai không xuất hiện những kiểu hinh khác P.

Di truyền liên kết đảm bảo sự di truyền bền vững của từng nhóm tính trạng được : định bởi các gen trên một NST. Nhờ đó, trong chọn giống người ta có thể chọn những nhóm tính trạng tốt luôn đi kèm với nhau.

Từ khóa » Các Kiểu Gen Di Truyền Liên Kết