Dị ứng Bia Có Phổ Biến Không? Chẩn đoán Và điều Trị Như Thế Nào?

Tình trạng dị ứng bia hay dị ứng với bia nặng có thể khiến bạn bị tiêu chảy, đau bụng, chóng mặt, buồn nôn, cảm thấy khó thở, rối loạn nhịp tim và hô hấp, thậm chí là dẫn đến sốc phản vệ gây nguy hiểm cho tính mạng.

Dị ứng bia có thể xảy ra do rất nhiều nguyên nhân, bạn cần hiểu rõ để phòng tránh và cứu chữa hiệu quả!

Dị ứng bia là tình trạng gì?

Trong bia, ngoài nước còn có nhiều thành phần khác, như đại mạch, men bia cùng với hoa bia hoặc các loại hương liệu tạo nên hương vị đặc trưng cho bia. 

Dị ứng rượu bia hay dị ứng với bia là một tình trạng hiếm, xảy ra khi bạn dị ứng với một thành phần cụ thể trong bia, thường là dị ứng cồn. Ngoài ra, nếu không dụng nạp được bia, bạn cũng bị dị ứng bia.

Triệu chứng dị ứng bia

Những dấu hiệu và triệu chứng dị ứng bia là gì?

dấu hiệu dị ứng với bia

Nếu bị dị ứng bia, bạn có thể có các triệu chứng giống như các phản ứng dị ứng khác, bao gồm:

  • Đỏ mặt
  • Phát ban
  • Hắt xì
  • Thở khò khè
  • Khàn tiếng
  • Buồn nôn
  • Nôn
  • Có các triệu chứng tiêu hóa như đau bụng, tiêu chảy hoặc ợ chua, đầy hơi
  • Tức ngực

Phản ứng dị ứng với thực phẩm thường xảy ra trong vòng một vài giờ. Đây là tình trạng xảy ra khi hệ miễn dịch cơ thể phản ứng lại với protein thực phẩm mà cơ thể cho là có hại. Các triệu chứng phát ban, thở khò khè, sưng họng, lưỡi và đau ngực có thể xảy ra gần như ngay lập tức. Các triệu chứng này thường nghiêm trọng và có nguy cơ đe dọa tính mạng. Do vậy, bạn nên đi cấp cứu ngay nếu có các dấu hiệu trên.

Nếu các triệu chứng xảy ra chỉ ở mức rất nhẹ, bạn có thể bị nhạy cảm với thực phẩm hơn là dị ứng. Tình trạng này được gọi là không dung nạp thực phẩm mà cụ thể ở đây là không dung nạp bia. 

Khi nào bạn nên gặp bác sĩ?

Nếu có triệu chứng dị ứng sau khi uống bia, bạn nên đi khám. Các bác sĩ có thể giúp xác định xem bạn có dị ứng với một thành phần cụ thể trong bia không. Điều này cũng giúp bạn tránh thành phần đó trong các sản phẩm khác.

Nếu đã từng bị sưng lưỡi hoặc cổ họng hay khó thở sau khi uống bia, bạn nên ngừng uống bia và đi gặp bác sĩ.

Tìm hiểu thêm Uống rượu đỏ mặt nguyên nhân do đâu? Cách khắc phục tình trạng này

Nguyên nhân dị ứng bia là gì?

nguyên nhân dị ứng bia

Tại sao bị dị ứng với bia hay nguyên nhân gây dị ứng bia là gì? Theo các chuyên gia, thành phần trong bia có thể gây dị ứng bia hoặc không dung nạp rượu cồn gồm:

1. Histamine

Histamine có trong nhiều đồ uống có cồn, đặc biệt là rượu vang đỏ. Chất này có thể gây đau đầu, nghẹt mũi, đỏ bừng mặt, hen suyễn và các triệu chứng tiêu hóa. Tình trạng không dung nạp histamine có thể do cơ thể không thể phá vỡ hoặc loại bỏ hợp chất này.

2. Nấm men: Nguyên nhân gây dị ứng bia 

Mặc dù hàm lượng nấm men có trong bia rất thấp nhưng một số người có thể phản ứng với bào tử nấm có trong nút chai rượu. Các triệu chứng bao gồm thở khò khè, hắt hơi, tiêu chảy, buồn nôn, ợ nóng, chóng mặt, lưỡi trắng, đau họng, nổi mẩn da và đau bụng.

3. Sulphite hoặc Sulfur Dioxide

Rượu vang và bia có thể chứa natri metabisulphite hoặc sulfur dioxide – một hóa chất được sử dụng để làm sạch các thiết bị sản xuất bia và có trong bia với lượng lớn. 10% bệnh nhân hen phản ứng với sulphites trong đồ uống có cồn với các biểu hiện như thở khò khè, ho, tức ngực, nghẹt mũi, hắt hơi, ngứa… nhưng hiếm khi xảy ra sốc phản vệ.

4. Dị ứng với bia do chất phụ gia

Nguyên nhân dị ứng bia hay dị ứng với bia là do đâu? Theo các chuyên gia sức khỏe, các chất như natri benzoate và tartrazine có trong bia có thể là thủ phạm kích hoạt các cơn hen và nổi mề đay.

5. Dị ứng với thành phần có nguồn gốc thực vật

  • Chiết xuất trái cây: Mặc dù các chiết xuất từ ​​trái cây như nho, quả mọng, cam, táo và dừa có thể bị phá hủy trong quá trình chế biến bia và đồ uống có cồn khác, nhưng bất kỳ lượng dư nào cũng có thể gây ra phản ứng dị ứng.
  • Lúa mì và gluten: Một số loại bia có chứa lúa mì và gluten, một loại protein có trong lúa mì gây ra phản ứng dị ứng với lúa mì. 
  • Hoa bia: Một số người có thể nhạy cảm với hoa bia, một thành phần giúp bia có vị đắng. Họ có thể có các triệu chứng như sổ mũi, sưng mí mắt, nổi mẩn da và hen suyễn.
  • Lúa mạch: Phản ứng dị ứng với lúa mạch thường gặp ở những người nhạy cảm với phấn hoa, gây cảm giác ngứa ran ở mặt, nổi mề đay, sưng lưỡi và môi, chóng mặt, ho và khó chịu ở ngực.

Nguy cơ mắc dị ứng bia

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc dị ứng bia?

Bạn có khả năng bị dị ứng nếu có tiền sử gia đình bị dị ứng, tiền sử cá nhân và gia đình bị hen suyễn. 

Dị ứng thực phẩm thực sự là một vấn đề nghiêm trọng. Do đó, bạn phải hết sức cẩn thận trong việc đọc nhãn và chọn thực phẩm và đồ uống. 

Trong những trường hợp nghiêm trọng nhất, dị ứng thực phẩm hoặc đồ uống có thể dẫn đến sốc phản vệ. Các triệu chứng có thể bao gồm nổi mề đay, thở khò khè và đau ngực. Nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào trong số này, hãy đi cấp cứu ngay vì sốc phản vệ là một tình trạng đe dọa tính mạng.

Chẩn đoán và điều trị dị ứng bia

xét nghiệm dị ứng với bia

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những phương pháp nào giúp chẩn đoán dị ứng bia?

Làm sao để biết có bị dị ứng với bia hay không hay việc chẩn đoán dị ứng với bia được thực hiện như thế nào?

Để xác định xem bạn có bị dị ứng rượu bia hoặc không dung nạp với một trong các thành phần của bia hay không, bác sĩ sẽ hỏi về tiền sử bệnh và các triệu chứng bạn gặp phải khi uống đồ uống có cồn.

Bác sĩ cũng sẽ kiểm tra thể chất và làm các xét nghiệm khác để loại trừ các tình trạng tương tự có thể gây ra các triệu chứng của bạn.

Xét nghiệm dị ứng da sẽ hữu ích trong việc xác định chất cụ thể mà bạn có thể bị dị ứng. Xét nghiệm máu giúp đo mức IgE để xác định xem hệ thống miễn dịch có phản ứng dị ứng với một số chất không.

Tìm hiểm thêm Xét nghiệm dị ứng da

Những phương pháp nào giúp điều trị dị ứng bia?

Bị dị ứng với bia phải làm sao, điều trị thế nào? Một số biện pháp giúp bạn điều trị dị ứng bia như:

  • Tránh các chất gây dị ứng: Cách tốt nhất để tránh các triệu chứng dị ứng bia hoặc bất kỳ tình trạng không dung nạp cồn nào là tránh xa bia, đồ uống có cồn hoặc bất kỳ thành phần cụ thể nào gây ra phản ứng dị ứng. Bạn cũng có thể cần đọc kỹ nhãn trên đồ uống để xem chúng có chứa chất phụ gia hoặc thành phần có thể gây ra phản ứng dị ứng hay không.
  • Uống thuốc: Các phản ứng phổ biến như ngứa và nổi mề đay có thể thuyên giảm bằng cách uống thuốc chống dị ứng theo toa hoặc không kê đơn. Tuy nhiên, thuốc kháng histamine không thể điều trị hoàn toàn một phản ứng dị ứng nghiêm trọng như khó thở, lưỡi sưng, rối loạn hô hấp, tức ngực… Do đó, bạn nên đến gặp bác sĩ để được điều trị chính xác.
  • Đeo vòng tay hoặc vòng cổ y tế: Nếu đã trải qua một phản ứng dị ứng nghiêm trọng với bia hoặc bất kỳ thứ gì khác, bạn nên đeo vòng đeo tay y tế hoặc vòng cổ tương tự để cảnh báo cho người khác rằng bạn có thể bị dị ứng, để họ có thể giúp bạn tránh những chất gây dị ứng.

Hello Bacsi hy vọng rằng, qua những thông tin được chia sẻ trong bài, bạn đã hiểu rõ hơn về tình trạng dị ứng bia, biết cách nhận diện triệu chứng và phòng ngừa hiệu quả. 

[embed-health-tool-bmr]

Từ khóa » Dị ứng Cồn Bia Rượu Nên Làm Gì