Dị ứng, Biểu Hiện Ra Sao Và Xử Lý Thế Nào Cho đúng?

Nội dung bài viết

  • 1. Dị ứng là như thế nào? 
  • 2. Nguyên nhân của trạng thái này là gì? 
  • 3. Dị ứng có những loại nào? 
  • 4. Biểu hiện triệu chứng của tình trạng này là gì? 
  • 5. Dị ứng có nguy hiểm không? 
  • 6. Xử lý như thế nào khi gặp các triệu chứng trên? 
  • 7. Phòng ngừa dị ứng như thế nào?
  • 8. Lời kết

Dị ứng là một trong những biểu hiện cực kỳ hay gặp. Mỗi người đều bị nhiều lần trong đời. Tuy rất phổ biến như vậy nhưng rất có nhiều cái nhìn và hiểu biết chưa đầy đủ về nó và có thể đưa đến những hệ quả không tốt. Cùng tham khảo bài viết này để hiểu rõ hơn về tình trạng phổ biến trên, cũng như là cách phòng ngừa xử lý phù hợp nhất có thể nhé. 

1. Dị ứng là như thế nào? 

Một cách nhìn tổng thể thì đây không hoàn toàn là bệnh, trừ một số bệnh lý đặc trưng như hen, chàm,…. Đây được định nghĩa là tình trạng phản ứng của cơ thể, trong khoa học y học thì được nhắc đến với khái niệm “Phản ứng quá mẫn”. Xuất hiện khi hệ miễn dịch bản thân cá thể bị kích hoạt do các kháng nguyên lạ. Kháng nguyên nôm na được hiểu là các đặc điểm nhận dạng của các chất mà cơ thể có thể nhận biết là “bạn bè” hay là “kẻ ngoại lai. 

Trong trường hợp bình thường, các protein hay các chất rất đỗi vô hại như sữa bò, đạm từ tôm, cá,… sẽ được cơ thể bỏ qua. Tuy nhiên trên cơ địa dị ứng, những thành phần này có thể bị cơ thể nhận diện và đưa đến các phản ứng. Và là cơ sở để biểu hiện các triệu chứng của tình trạng này. 

Dị ứng là gì

Có rất nhiều loại tác nhân có thể gây phản ứng phản vệ

2. Nguyên nhân của trạng thái này là gì? 

Nguồn gốc của tình trạng này rất không rõ ràng và thường do nhiều yếu tố kết hợp. Gồm có: 

Di truyền

  • Ba hay mẹ có thể di truyền có con cái sự nhạy cảm với một số chất mà bản thân mình bị.

Chủng tộc

  • Lúa mì, thịt, phấn hoa,… Là các đặc điểm mà sự khác biệt trong chủng tộc có mức độ dị ứng có thể khác nhau. 

Tuổi

  • Trẻ em và người lớn có mức độ và tần suất dị ứng khác nhau với loại kháng nguyên khác nhau. Dẫn đến các biểu hiện loại bênh khác nhau, ví dụ như chàm sữa, dị ứng đậu phộng, viêm mũi dị ứng ở trẻ em,… 

Một số yếu tố khác

  • Giới tính
  • Ô nhiễm không khí, môi trường. 
  • Bệnh truyền nhiễm. 
  • Vật liệu công nghiệp. 

Nói chung, các chất ngoài cơ thể đều ít nhiều có khả năng gây dị ứng. Tuy vậy có một số chất có khả năng gây dị ứng rất cao, thậm chí là chắc chắn sẽ gây phản ứng quá mẫn như: Nọc ong, nọc rắn, … Những tình huống này có thể dẫn đến nguy hiểm nếu không được can thiệp kịp lúc.

3. Dị ứng có những loại nào? 

Người ta có thể phân chia tình trạng này bằng nhiều cách khác nhau. Có thể theo mức độ từ nhẹ tới nặng và cả nguy kịch. Một số phân loại có thể dựa trên đặc điểm của chất gây nên phản ứng này (kháng nguyên). 

Nói một cách đơn giản thì có rất rất nhiều nhất có thể gây nên trạng thái này. Miễn là chất ngoại lai thì vẫn có thể gây ra tuy với mức độ khác nhau. Việc phân chia các nhóm này sẽ giúp ích cho việc quản lý, nhận biết, điều trị và cả phòng ngừa.

3.1. Dị ứng thực phẩm

Các loại thực phẩm có thể gây phản ứng bao gồm nhiều thứ khác nhau. Thường là các nhất có hàm lượng protein (đạm) cao. Các loại thức ăn phổ biến bao gồm: 

Các loại đậu

Thường nhất là đậu phộng, các biểu hiện triệu chứng do các loại hạt thay đổi từ nhẹ tới nặng. Tuy nhiên theo các báo cáo gần đây, tần suất dị ứng đậu phộng ở trẻ em là một con số cao và có xu hướng gia tăng. Quan trọng là, dị ứng đậu phộng có thể nặng thậm chí là nghiêm trọng với biểu hiện nặng nhất là sốc phản vệ. Cần đặc biệt chú ý khi trẻ có các dấu hiệu bất thường khi ăn loại thực phẩm này, dù chỉ là một ít.

Life-Threatening Allergies: Triggers, Emergencies, And Prevention

Sữa 

Là một thực phẩm nguyên nhân thường gặp, đặc biệt là ở trẻ em.

Dị ứng là một tình trạng mà cơ thể phản ứng với những thứ mà nó cho là có hại. Hệ thống miễn dịch cố gắng bảo vệ trẻ bằng cách tạo ra các kháng thể. Những kháng thể này sẽ tác động làm cơ thể giải phóng một số chất như histamin. Chất này khiến cơ thể trẻ phát ban ngoài da kèm theo ngứa. Nguy hiểm hơn, chúng kích thích gây co thắt đường thở khiến trẻ khó thở.

Hải sản

Cũng là một trong những loại thức ăn cực kỳ phổ biến gây phản ứng trên. Làm giới hạn lượng thức ăn mà họ có thể dùng.

Dị ứng hải sản là một tình trạng khá phiền toái nhưng lại rất thường gặp. Người bị dị ứng hải sản thường bị ngứa, nổi mẩn đỏ sau khi ăn. Trong một số trường hợp, dị ứng hải sản có thể nghiêm trọng đến mức đe dọa tính mạng. Bài viết này sẽ chỉ ra nguyên nhân, cách nhận biết nguy hiểm và cách phòng ngừa tình trạng dị ứng hải sản.

Các loại thức ăn khác

Lúa mì, Gà, thịt bò, thịt dê, thịt cừu, trứng gà, trứng vịt,… đều có thể gây nên tình trạng tương tự. Do đó, tốt nhất là vẫn nên hạn chế các thực phẩm đó.

3.2. Dị ứng da

Có thể hiểu đây là các bệnh lý da liễu, với biểu hiện phản ứng tại da bao gồm nhiều bệnh khác nhau: Viêm da dị ứng (Chàm tiếp xúc),  côn trùng đốt, mỹ phẩm, niken,…

3.3. Dị ứng thuốc

Tình trạng này là một trong những vấn đề y khoa. Việc lạm dụng hay sử dụng thuốc chưa kiểm soát tốt có thể dẫn đến nhiều kết cục đáng tiếc, thậm chí ở tử vong. Thuốc là một tác nhân có thể gây phản ứng mạnh mẽ. Đặc biệt là các thuốc đường tiêm. Một khi đã sử dụng thuốc tiêm, nhất là tiêm tĩnh mạch nhanh thì khi có phản ứng thì có thể vào trạng thái sốc phản vệ và cần xử lý tối khẩn. Các thuốc gây tình trạng này thường là các họ của Penicillin, thuốc cản quang, aspirin, thuốc giảm đau NSAID, thậm chí là các thuốc bắc, thuốc nam,… 

3.3. Dị ứng khác 

Ngoài các thứ đặc biệt kể trên, còn rất nhiều thứ khác có thể gây ra trạng thái này. Bao gồm các vật liệu như găng tay cao su, đồ nhựa,… Một số tình trạng đặc biệt khác nguồn gốc do dị ứng như hen suyễn sẽ được thảo luận ở bài viết riêng. 

4. Biểu hiện triệu chứng của tình trạng này là gì? 

Như đã nói, các biểu hiện của dị ứng có thể thay đổi từ mức độ nhẹ đến nguy kịch. Tuy nhiên, một điều cần chú ý rằng, không phải tình trạng phản vệ này sẽ luôn ở một mức độ. Có thể nạn nhân sẽ tiến triển triệu chứng rất nhanh nếu không được chú ý. Đặc biệt là các thực phẩm nguy cơ cao nhưng lại được sử dụng số lượng nhiều hay đặc biệt hơn nữa là thuốc. Biểu hiện triệu chứng có thể khác nhau giữa các loại dị ứng. 

4.1. Viêm mũi dị ứng (Sốt hoa cỏ)

  • Nhảy mũi, hắt xì liên tục. 
  • Ngứa dữ dội ở mũi, mắt và trần họng. 
  • Chảy nước mũi, nghẹt mũi. 
  • Sưng đỏ, ngứa, đau và chảy nước mắt (viêm kết mạc)
  • Nổi mề đay, ngứa

4.2. Dị ứng thức ăn

  • Nổi mề đay.
  • Ngứa họng. 
  • Sưng tấy môi, lưỡi, mắt, mặt.
  • Chảy nước mắt.
  • Khò khè.
  • Các biểu hiện của sốc phản vệ.

4.3. Côn trùng đốt

  • Sưng (phù) rộng rãi tại vị trí bị côn trùng chích
  • Ngứa hoặc nổi mề đay khắp cơ thể.
  • Ho, tức ngực, thở khò khè hoặc khó thở.
  • Các biểu hiện của sốc phản vệ.

4.4. Dị ứng thuốc

  • Ngứa, mề đay.
  • Sưng mặt.
  • Chảy nước mũi.
  • Khò khè, khò thở.
  • Đau bụng, tiêu chảy.
  • Các biểu hiện của sốc phản vệ.
Mày đay dị ứng
Mề đay là biểu hiện thường gặp nhất

5. Dị ứng có nguy hiểm không? 

Không bao giờ được xem thường! Đó là câu nói của các bác sĩ dành cho bạn. Tuy phổ biến là mức độ nhẹ và không ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ. Nhưng khả năng phản ứng nặng nề, thậm chí nguy kịch là có, thậm chí là rất nhiều. Không khó khi tìm báo cáo về các tình trạng tử vong do xử trí không kịp thời các trường hợp sốc phản vệ.

Sốc phản vệ là tình trạng nặng nhất. Nạn nhân sẽ nhanh chóng tử vong nếu không được phát hiện, chẩn đoán và can thiệp kịp thời. Nhưng khi được xử trí, có thể thấy sự hồi phục rất ngoạn mục và cá nhân đó sẽ quay lại cuộc sống hoàn toàn bình thường.

6. Xử lý như thế nào khi gặp các triệu chứng trên? 

Đối với những trẻ hoặc người lớn với cơ địa dị ứng. Nhạy cảm với thành phần các loại thực phẩm và sự thay đổi thời tiết, môi trường. Hãy tham vấn bác sĩ điều trị để được hướng dẫn chẩn bị sẵn thuốc chống dị ứng và sử dụng khi có các dấu hiệu dị ứng nhẹ. 

Một khi xuất hiện các dấu hiệu từ mức độ nặng hoặc triệu chứng tiến triển mỗi lúc một tăng, không đáp ứng với thuốc thông thường. Đừng chần chừ một phút giây nào mà hãy đến ngay cơ sở y tế gần nhất. Thông báo ngay cho bác sĩ điều trị / bác sĩ cấp cứu về tiền sử nhạy cảm và loại tác nhân vừa tiếp xúc trước khi xuất hiện triệu chứng. 

Xử lý tình huống nhẹ nhàng như ngứa và mày đay có thể rất đơn giản. Một liều thuốc antihistamin có thể khống chế được nhưng không phải bao giờ cũng dễ dàng như vậy. Sự chủ quan có thể khiến ta phải trả giá đắt. Vì vậy, khi thuốc đã dùng mà không cho thấy dấu hiệu khả quan, đừng tìm cách gì kế tiếp mà hãy đưa bệnh nhân đi đến bệnh viên càng sớm càng tốt nhé.

7. Phòng ngừa dị ứng như thế nào?

Đầu tiên phải nói rằng, cơ địa là thứ không thay đổi được. Do ảnh hưởng bởi di truyền, chủng tộc và ngẫu nhiên trong quá trình phát triển phôi thai. Nên đặc điểm cá thể nhạy cảm sẽ không thể thay đổi được. Hoặc có thể nói rằng, người đó sẽ nhạy cảm với loại thuốc hay thực phẩm đó cả đời. Hãy tìm cách sống hoà bình với nó. 

  • Tuyệt đối không sử dụng loại thực phẩm hoặc có thành phần đã từng gây phản ứng. 
  • Tham khảo ý kiến bác sĩ khi muốn đổi sang sử dụng loại thức ăn khác. Đặc biệt phổ biến là trên những trẻ dị ứng sữa. Có sự dị ứng chéo giữa các loại thực phẩm, một người dị ứng loại này sẽ có nguy cơ rất cao lên đến trên 90%. Ví dụ như dị ứng sữa bò thì khả năng phản ứng với sữa dê lên 92%. 
  • Kiểm soát tất cả các loại thuốc, thực phẩm, nước uống, vật dụng, tiền căn hen suyễn,… và báo cho bác sĩ tất cả những thứ đó khi người bệnh đi khám, nhập viện vì bất cứ lý do gì. Điều này là vô cùng quan trọng để tránh phản ứng bất lợi có thể xảy ra.
  • Đối với những bệnh nhân hen suyễn, các bệnh lý đặc thù khác, cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ trong cách thức phòng ngừa và cắt cơn khi cần thiết.
  • Không tự ý sử dụng thuốc, kể cả thuốc bắc, thuốc nam khi chưa tham vấn y tế.
  • Giữ gìn vệ sinh môi trường, vệ sinh chăn, gối thường xuyên.
  • Sử dụng nguồn thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng, hợp vệ sinh.

8. Lời kết

Dị ứng là một trong những tình trạng phổ biến nhất mà ai cũng luôn phải đối mặt. Đặc biệt là trên những đối tượng có cơ địa nhạy cảm. Triệu chứng có thể thay đổi từ nhẹ như ngứa, nổi mề đay cho đến nặng nề như khó thở và nguy kịch trong tình huống sốc phản vệ. Cần lưu ý né tránh các loại tác nhân đã từng gây phản ứng và theo dõi sát các triệu chứng ở những cá nhân này để có xử trí kịp thời nhé.

Bác sĩ Đinh Gia Khánh

Từ khóa » Dị ứng Có Ngứa Không