Dị ứng Da Có Mấy Loại? Loại Nào Nguy Hiểm Không? | Cleanipedia

Các loại dị ứng da

Đa số các loại dị ứng da phổ biến hiện nay tuy có thể kéo dài đến tận vài năm đối với một số trường hợp đặc biệt, và có thể tái phát nhiều lần thường sẽ không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Có thể kể đến một số loại dị ứng da thường gặp như:

  • Viêm da cơ địa: Hay còn gọi là chàm tiếp xúc, nguyên nhân là do tiếp xúc với một số chất gây dị ứng. Mức độ nghiêm trọng của bệnh còn tùy thuộc vào thời gian tiếp xúc, nồng độ hóa chất và cơ địa của mỗi người. Dấu hiệu nhận biết rõ rệt nhất là người bệnh sẽ bị phát ban đỏ và có cảm giác ngứa ngáy liên tục tại vùng da tiếp xúc.

  • Mề đay cấp tính và phù mạch: Nổi mề đay kèm theo các triệu chứng sưng đỏ, trên da xuất hiện các vết loang lổ. Còn phù mạch sẽ xảy ra dưới da, không phải trên bề mặt da. 

  • Dị ứng với thực vật: Một số người bị dị ứng với chất mủ của một số loại cây, chẳng hạn như cây thường xuân độc, cây sồi độc. 

  • Dị ứng với vết đốt, vết cắn của côn trùng: Vết cắn hay vết đốt của côn trùng cũng là một trong những nguyên nhân gây nên dị ứng da. 

  • Dị ứng với ánh nắng mặt trời: Nguyên nhân chính gây ra dị ứng da đó là tia cực tím từ ánh sáng mặt trời gây tổn thương đến các tế bào trên bề mặt da và gây ảnh hưởng đến phần protein bên trong cơ thể. 

  • Dị ứng mỹ phẩm: Một số sản phẩm làm đẹp tuy hiệu quả với người này nhưng lại chứa các thành phần dị ứng với người khác. Chính vì thế, bạn nên tham khảo thật kỹ thành phần sản phẩm trước khi sử dụng. 

  • Dị ứng Niken: Xảy ra khi da tiếp xúc với niken hoặc các đồ vật làm từ kim loại. 

Các loại dị ứng da nguy hiểm

Phụ nữ mặc áo cúp ngực màu trắng và đang vịn vào vai sau, lưng có dấu hiệu của vết xước hoặc phát ban.

Để trả lời cho câu hỏi dị ứng da có nguy hiểm không, thì ngoài những loại dị ứng thông thường với những phản ứng thường gặp kể trên, vẫn còn một số loại dị ứng da có thể gây nguy hiểm đến tính mạng con người. Dù các trường hợp này rất hiếm khi xảy ra, nhưng nếu không may mắc phải những loại dị ứng dưới đây, bạn cần liên hệ với trung tâm y tế và đến gặp bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể nhất. 

1. Dị ứng Pemphigus Vulgaris (PV)

Pemphigus thuộc nhóm dị ứng da hiếm gặp, với các bọng nước hình thành ở vùng thượng bì, có tỉ lệ mắc khoảng 0,5 – 3,2/100000 dân số. Dị ứng PV thường khởi phát ở 40-60 tuổi và dễ dàng bắt gặp ở nhóm người Do thái. Theo thống kê cho biết, khoảng 50 – 70% bệnh nhân bắt đầu xuất hiện bọng nước và bị tổn thương ở miệng trong giai đoạn đầu của bệnh. Khoảng vài tuần hoặc vài tháng sau, bệnh mới bắt đầu biểu hiện rõ rệt trên da. Dị ứng thường tập trung ở những vị trí như niêm mạc má, vòm miệng và lợi. Tại những vị trí này sẽ bắt đầu xuất hiện các bọng nước mềm, nhỏ li ti và rất dễ vỡ. Sau khi vỡ sẽ bắt đầu tiết dịch và đóng vảy trên da. 

Dị ứng PV có thể điều trị bằng Corticosteroid liều cao và ức chế miễn dịch như Azathioprine. Ngoài bị tổn thương ở các bộ phận kể trên, các biểu hiện của bệnh còn có thể xuất hiện ở hầu, thanh quản, kết mạc, thực quản, niệu đạo, cổ tử cung hay niêm mạc hậu môn. Bệnh cũng khiến tăng tỉ lệ u ác tính như u tuyến ức, u lympho, Kaposi sarcoma.

2. Hội chứng Stevens-Johnson (SJS)

Bị ngứa da do hóa chất chống nhăn

Hội chứng Steven-Johnson - hay còn được biết đến với tên khoa học là Stevens-Johnson Syndrome (SJS) -  được hai vị bác sĩ người Mỹ là Albert Mason Stevens và Frank Chambliss Johnson nghiên cứu ra vào năm 1922. Đây được xem là một dạng phản ứng dị ứng, thường do gặp phải một số phản ứng dị ứng với thuốc, chẳng hạn như thuốc kháng sinh, các loại thuốc chống động kinh, thuốc điều trị bệnh gout hay thuốc giảm đau.

Tuy trường hợp mắc hội chứng SJS là rất hiếm, với tần suất chỉ khoảng 2/1000000 người trong dân số, nhưng lại gây nguy hiểm đến tính mạng với tỉ lệ tử vong từ 5-30%. 

Đa số các trường hợp mắc bệnh đều là trẻ em, có một vài người ở độ tuổi trưởng thành, và tỉ lệ nam mắc bệnh cao hơn nữ. Bệnh rất dễ bùng phát vào thời điểm mùa hè và mùa xuân trong năm. 

3. Hoại tử biểu bì nhiễm độc (TEN)

Cánh tay của một người với vết bầm tím.

Về mặt lâm sàng, hoại tử biểu bì nhiễm độc (TEN) và hội chứng SJS đều tương tự nhau, chỉ khác nhau ở mức độ phân bố của chúng. Nếu tổn thương trên bề mặt da dưới 10% thì đó là SJS, còn từ 30% trở lên thì là TEN, và tổn thương từ 15-30% trở lên sẽ được liệt vào SJS và TEN phối hợp. 

4. Hội chứng sốc nhiễm độc (TSS)

Hội chứng sốc nhiễm độc (TSS) bùng phát do các chất độc gây ra bởi tụ cầu hoặc liên cầu Các triệu chứng kèm theo bao gồm sốt cao, huyết áp hạ, phát ban đỏ lan ra toàn thân và làm rối loạn chức năng của nhiều cơ quan khác. Hội chứng TSS nguy hiểm ở điểm có thể nhanh chóng dẫn đến sốc nặng và không thể hồi phục nếu không được phát hiện và cấp cứu kịp thời.

5. Hội chứng da tróc vảy do tụ cầu (SSS)

Da bị mẩn đỏ và sưng tấy, có vẻ như là triệu chứng của phản ứng dị ứng hoặc viêm da.

Hội chứng da tróc vảy do tụ cầu (SSS - Staphylococcal Scalded Skin Syndrome) là triệu chứng dị ứng da hay nhiễm trùng da cấp tính do ngoại độc tố của tụ cầu gây nên. Hội chứng SSS thường được bắt gặp ở trẻ em nhiều hơn bởi khả năng đào thải độc tố thận của bé vẫn còn yếu, chưa hoàn chỉnh. Ở người lớn thì bệnh sẽ dễ mắc phải đối với những người suy giảm miễn dịch. 

Các triệu chứng điển hình của hội chứng này là da ửng đỏ, sưng tấy, xuất hiện mụn nước và mụn mủ, khi vỡ ra sẽ để lại các lớp vảy bong tróc trên da, kèm theo các hiện tượng sốt cao, mệt mỏi, toàn thân phù nề đau đớn. 

Dị ứng da tưởng chừng như vô hại, nhưng cũng có những loại đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe và tính mạng con người. Chính vì vậy, việc hiểu được có những loại dị ứng da nào, dị ứng da có nguy hiểm không sẽ giúp bạn có thể tự phòng tránh, bảo vệ cho cả bản thân và gia đình.

>> Xem thêm: 

  • Dị ứng da nên làm gì? Các cách chữa dị ứng da hiệu quả

  • Dấu hiệu dị ứng da mặt là gì? Cách điều trị ra sao?

Tác giả: Team Cleanipedia

Facebook | Youtube | Instagram | Pinterest | Twitter

Bản quyền thuộc về: Unilever Vietnam. Ghi rõ nguồn khi tham khảo

Từ khóa » Các Loại Dị ứng Da Thường Gặp