Dị ứng Da Mặt: Triệu Chứng, Nguyên Nhân Và Cách Chữa Trị
Có thể bạn quan tâm
Đặt lịch hẹn
Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN
Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội
Đặt lịch
Phản ứng dị ứng da mặt có thể làm cho da nổi ửng đỏ, môi sưng và chảy nước mắt. Bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về những triệu chứng, nguyên nhân cũng như cách phòng ngừa và điều trị hiệu quả căn bệnh này với thảo dược tự nhiên.
Triệu chứng dị ứng da mặt
Các triệu chứng dị ứng da mặt có thể khác nhau, tùy thuộc vào chất kích hoạt, hay còn có tên gọi khác là chất gây dị ứng. Chẳng hạn như một người có thể bị ban đỏ khi sử dụng một loại kem bôi mặt nào đó nhưng cũng có người chỉ cần hít phấn hoa là cũng có thể bị phát ban khắp mặt.
Khi bị dị ứng da mặt, người bệnh hay có các biểu hiện sau:
- Phát ban hoặc nổi mề đay
- Da sưng húp
- Xuất hiện những đốm nhỏ, có màu đỏ trên da
- Có các giá ngứa, châm chích hoặc nóng rát.
- Môi và mắt bị sưng
- Lưỡi bị sưng
- Có dấu hiệu đỏ và ngứa mắt
- Chảy nước mắt
- Da có thể khô và nứt nẻ.
Các triệu chứng có thể xuất hiện trong một thời gian ngắn hoặc kéo dài trong vài giờ. Thông thường chỉ là các biểu hiện nhẹ nhưng một số trường hợp có thể gây sốc phản vệ, dễ đe dọa đến tính mạng. Vì vậy, việc điều trị hiệu quả và an toàn cần được thực hiện ngay.
Tìm hiểu thêm: Dị ứng da là gì? Có nguy hiểm không?
Nguyên nhân gây dị ứng da mặt
Phản ứng dị ứng da mặt có thể được kích hoạt bởi một thứ gì đó khi chúng ta tiếp xúc. Bệnh này thường xuất phát do rất nhiều nguyên nhân. Chẳng hạn như:
# Tiếp xúc trực tiếp với chất gây dị ứng
Da phản ứng khi tiếp xúc trực tiếp với một chất thì gọi là viêm da, tình trạng này rất phổ biến trên da và mặt. Phản ứng này có thể xảy ra khi tiếp xúc với các tác nhân sau:
- Xà phòng, chất tẩy rửa, đồ dùng vệ sinh cá nhân
- Dùng mỹ phẩm cũng như các sản phẩm làm đẹp
- Dùng trang sức kim loại
- Tiếp xúc với mủ cao su
- Tiếp xúc với dung môi và hóa chất gây kích ứng
- Tiếp xúc với bụi đất
Khi bệnh xuất hiện do nguyên nhân này thường có triệu chứng: Đỏ, ngứa, da bị viêm và xuất hiện mụn đỏ… Các dấu hiệu thường xuất hiện khoảng 2 ngày nhưng cũng có thể chỉ kéo dài trong thời gian ngắn.
# Dị ứng thực phẩm
Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tình trạng dị ứng da mặt. Mức độ nghiêm trọng có thể khác nhau, một số người hay bị đau bụng, nhưng một số trường hợp hay bị phát ban, sưng quanh môi.
Nếu biểu hiện dị ứng thực phẩm kéo dài có thể đe dọa đến tính mạng khiến cho lưỡi, khí quản của bạn bị sưng lên do sốc phản vệ. Những trường hợp này cần được can thiệp của bác sĩ ngay lập tức.
# Dị ứng thuốc
Một người có thể có phản ứng dị ứng với một số loại thuốc, cho dù họ được chỉ định. Các trường hợp dị ứng thường tương tự như dị ứng thực phẩm và có kèm theo sốt.
Có rất nhiều loại thuốc dễ gây dị ứng như: Thuốc kháng sinh, penicillin, thuốc chống viêm không steroid, thuốc chống co giật, thuốc dùng để hóa trị.
Xem chi tiết: Dị ứng thuốc: Dấu hiệu và cách xử lý, khắc phục
# Viêm mũi dị ứng theo mùa
Thường xảy ra do tiếp xúc với phấn hoa từ cây cỏ khi chúng ta hít vào hoặc khi chúng tiếp xúc với da. Căn bệnh này có thể tác động đến khuôn mặt với các triệu chứng cụ thể như sau:
- Ngứa, đỏ mắt
- Chảy nước mắt
- Ngứa và kích ứng ở mũi, miệng, cổ họng và tai
- Đau và cảm thấy có áp lực ở vùng xung quanh mũi, trán và thái dương
Ngoài sốt thì người bệnh cũng hay bị ho, hắt hơi, sổ mũi hoặc nghẹt mũi. Kèm theo đó là đau đầu và mệt mỏi. Thông thường bệnh viêm mũi dị ứng hay xuất hiện vào những tháng mùa hè khi lượng phấn hoa cao.
Cách điều trị dị ứng da mặt
Việc điều trị bệnh dị ứng da mặt cần được tiến hành càng sớm càng tốt. Vì càng để lâu bệnh sẽ càng nặng và càng gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Chính vì vậy chúng ta cần áp dụng các biện pháp chẩn đoán và điều trị như sau:
# Chẩn đoán
Bác sĩ sẽ kiểm tra các triệu chứng và hỏi tiền sử bệnh. Nếu dị ứng nghiêm trọng mà không rõ nguyên nhân thì sẽ tiến hành ngay các xét nghiệm dị ứng. Chẳng hạn như:
- Xét nghiệm chích da
- Xét nghiệm máu
- Kiểm tra chế độ ăn kiêng
- Thử thách với các tác nhân dị ứng.
# Điều trị bằng thuốc
Tùy thuộc vào loại dị ứng và mức độ nghiêm trọng của bệnh mà bác sĩ sẽ áp dụng các biện pháp điều trị phù hợp. Thông thường hay dùng các loại thuốc như:
Thuốc kháng histamin
Có thể làm giảm sưng đỏ, ngứa do phát ban, nổi mụn nước trên mặt. Ngoài ra thuốc này cũng có thể hỗ trợ cải thiện được triệu chứng chảy nước mắt, khó thở.
Một người hay có biểu hiện của bệnh này có thể dùng thuốc kháng histamin trước để ngăn ngừa hoặc giảm phản ứng dị ứng.
Thuốc có thể dùng dưới dạng viên nén, kem bôi, thuốc nhỏ mắt…
Thuốc corticosteroid
Có thể giảm viêm, thông đường thở… vừa điều trị triệu chứng ngoài da vừa hạn chế khó thở.
Kem dưỡng ẩm
Có thể dùng loại kê đơn hoặc không kê đơn nhằm duy trì độ ẩm cho da. Nhờ đó mà cân bằng được lớp ẩm tự nhiên, giúp chống lại tác nhân gây dị ứng.
Ngoài ra bệnh nhân cũng có thể dùng miếng khăn lạnh để chườm lên vùng da bị dị ứng để giảm ngứa. Bên cạnh đó, cách ăn uống, sinh hoạt cũng tác động không nhỏ đến quá trình điều trị bệnh.
Mách bạn: Cách trị dị ứng da mặt bằng sữa chua ít người biết
Cách phòng ngừa dị ứng da mặt nên áp dụng
Thông thường các phản ứng dị ứng có thể được ngăn chặn và phòng ngừa theo những cách khác nhau. Chẳng hạn như:
- Tránh dị ứng thực phẩm bằng cách cẩn trọng khi ăn uống, nhất là khi ăn ở hàng quán. Hạn chế ăn thức ăn lạ nếu chưa hiểu rõ về nó.
- Tránh tiếp xúc với lông vật nuôi bằng cách chỉ nuôi ở khu vực nhất định, vệ sinh nhà cửa thường xuyên
- Tránh những nơi có phấn hoa cao, mùa hè nên hạn chế mở cửa sổ và nên dùng thêm thuốc kháng histamin để phòng bệnh.
- Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao để nâng cao sức đề kháng cũng như khả năng phòng chống bệnh.
Hầu hết các trường hợp dị ứng da mặt đều có thể chữa trị được. Nhưng nếu phát hiện sớm thì việc khắc phục các biểu hiện bệnh sẽ đơn giản hơn rất nhiều. Chính vì vậy ngay khi có các triệu chứng ban đầu hãy tiến hành việc điều trị càng sớm càng tốt.
Có thể bạn quan tâm
- Cách xử lý các loại dị ứng da thường gặp hiện nay
- Hướng dẫn cách chữa dị ứng mỹ phẩm trên mặt
ThuocDanToc.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.
Từ khóa » Dị ứng Khuôn Mặt
-
Dấu Hiệu Bị Dị ứng ở Mặt - Vinmec
-
Nguyên Nhân, 7 Cách Chữa Dị ứng Da Mặt Tại Nhà Hiệu Quả Nhất
-
Tìm Hiểu Các Thông Tin Về Dị ứng Da Mặt
-
Làm Gì Khi Bị Dị ứng Mỹ Phẩm? Cách Xử Trí Và Phòng Tránh Hiệu Quả
-
Da Mặt Bị Dị ứng Phải Làm Sao? Top 8 Nguyên Nhân Gây Dị ứng Da Mặt
-
Dị ứng Da Mặt: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Nhận Biết Và Cách điều Trị
-
11 Cách Trị Dị Ứng Da Mặt Tại Nhà Đơn Giản, Hiệu Quả Nhanh
-
Dấu Hiệu Dị ứng Da Mặt Là Gì? Cách điều Trị Ra Sao? | Cleanipedia
-
Dị ứng Da Nên Làm Gì? Các Cách Chữa Dị ứng Da Hiệu Quả
-
Mẩn Ngứa ở Mặt Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân Và Cách điều Trị
-
Viêm Da Tiếp Xúc - Rối Loạn Da Liễu - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Cách Chăm Sóc Da Mặt Bị Dị Ứng Chị Em Cần Áp Dụng Ngay
-
Da Mặt Bị Dị ứng Và Cách điều Trị - Nhà Thuốc Long Châu