Dị ứng Hải Sản Khi Nào Là Nguy Hiểm?
Có thể bạn quan tâm
Dị ứng hải sản chia thành hai dạng: dị ứng cá và dị ứng động vật có vỏ. Những người bị dị ứng với động vật có vỏ không nhất thiết cũng sẽ dị ứng với cá và ngược lại. Do đó không nên tự chẩn đoán tình trạng dị ứng hải sản.
Các nhóm hải sản chính có nguy cơ gây dị ứng cao là:
- Động vật có xương sống (cá có xương sống): cá hồi, cá tuyết, cá thu, cá mòi, cá trích, cá cơm, cá ngừ, cá tuyết chấm đen, lươn, cá đuối…
- Động vật không xương sống: Các loài động vật giáp xác bao gồm tôm, tôm hùm, cua, tôm càng, tôm càng xanh,…
- Động vật thân mềm: Hàu, trai, bạch tuộc, mực, bào ngư…
Nhận biết các triệu chứng dị ứng hải sản
Hầu hết các triệu chứng dị ứng hải sản đều xảy ra sau vài phút. Ở mức độ nhẹ, dị ứng hải sản thường gây phát ban (nổi mề đay), sưng (sưng mặt, môi, lưỡi, họng, tai, ngón tay, bàn tay) hoặc phản ứng đường ruột như nôn mửa hay tiêu chảy.
Dị ứng hải sản còn có thể gây ra các triệu chứng nguy hiểm, nhất là khó thở hoặc bất tỉnh do tụt huyết áp nghiêm trọng, có thể đe dọa đến tính mạng. Đây còn gọi là sốc phản vệ, đòi hỏi chăm sóc y tế ngay lập tức. Các triệu chứng của sốc phản vệ bao gồm: cổ họng sưng (hoặc vón cục trong cổ họng) gây khó thở, mạch đập nhanh, chóng mặt hoặc mất ý thức. Khi bị dị ứng động vật có vỏ, bạn có thể tăng nguy cơ sốc phản vệ nếu bị hen suyễn hay có tiền sử sốc phản vệ với thực phẩm.
Đôi khi tình trạng khó thở còn có thể xảy ra khi hít phải khói lúc đun nấu hải sản hay trong các nhà máy chế biến hải sản. Trẻ em có tiền sử hen suyễn có thể có nhiều nguy cơ bị dị ứng hải sản nặng hơn.
Dị ứng hải sản có thể phòng ngừa?
Cách duy nhất để phòng ngừa dị ứng hải sản là tránh tất cả các loài hải sản thuộc dạng giáp xác hay thân mềm vì chúng thường có liên hệ dị ứng cùng nhau. Ngoài ra, một số mẹo sau sẽ giúp bạn bảo vệ bản thân tốt hơn:
- Tìm hiểu kỹ thực đơn khi dùng bữa tại các quán ăn, nhà hàng
- Hạn chế mua sắm trong chợ hải sản. Một số người dị ứng ngay cả khi hít phải mùi hoặc hơi nước có vị hải sản
- Đọc nhãn thực phẩm cẩn thận
- Luôn mang theo thuốc tiêm epinephrine để kịp thời xử lý khi xảy ra sốc phản vệ
Cuối cùng, chia sẻ để mọi người biết mình bị dị ứng hải sản để phòng bị và xử lý thức ăn an toàn hơn. Với trẻ nhỏ có thể đeo vòng tay hoặc vòng cổ y tế có chứa thông tin dị ứng
Theo Mayo Clinic - Healthline
Từ khóa » Dị ứng Khi ăn Bào Ngư
-
Ăn Hải Sản Cần Tránh Xa Những Bộ Phận Này Kẻo Bị Ngộ độc
-
Ăn Bào Ngư Có Bị Dị ứng Không? 3 Lưu ý Khi Chế Biến ... - Hải Sản MR.D
-
LÀM GÌ KHI BỊ DỊ ỨNG HẢI SẢN?... - Bào Ngư Hàn Quốc | Facebook
-
Vì Sao Có Người Bị Dị ứng Hải Sản? - Vinmec
-
10 điều Cần Biết Về Dị ứng Hải Sản - Sức Khỏe
-
Dị ứng Hải Sản Là Gì? Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách điều Trị
-
Dị ứng Hải Sản Vì Sao, Chữa Trị Thế Nào?
-
Cẩn Trọng Tác Dụng Phụ Và Rủi Ro Khi Sử Dụng Bào Ngư
-
Bào Ngư Là Gì? 15 Công Dụng Của Bào Ngư Cho Sức Khỏe
-
Dị ứng đồ Biển
-
Bào Ngư: 7 Tác Dụng Tuyệt Vời Cho Sức Khỏe - Hello Bacsi
-
Giải Mã Lý Do Vì Sao ăn Hải Sản Dễ Bị Dị ứng - Bách Hóa XANH
-
Mẹo Chữa Dị ứng Khi ăn Hải Sản
-
Làm Gì Khi Bị Dị ứng Hải Sản? - .vn