Dị ứng Hải Sản Nguy Hiểm Không? Kéo Dài Bao Lâu? Có Tự Khỏi Không?

Nội dung chính
  1. Dị ứng hải sản có nguy hiểm không?
  2. Dị ứng hải sản kéo dài bao lâu thì khỏi?
  3. Dị ứng hải sản có tự khỏi không?
  4. Biện pháp giúp rút ngắn thời gian phục hồi khi bị dị ứng hải sản

Dị ứng hải sản có nguy hiểm không?

Hầu hết những trường hợp bị dị ứng hải sản đều có biểu hiện nổi mề đay trên da và cơ cảm giác ngứa họng, những triệu chứng này có thể nhanh chóng thuyên giảm sau vài giờ đến vài ngày, tuy nhiên bạn cũng không nên chủ quan vì nhiều khi dị ứng hải sản có thể gây ra sốc phản vệ về không được chữa trị kịp thời.

Dị ứng hải sản nguy hiểm không? Kéo dài bao lâu? Có tự khỏi không?

Dị ứng hải sản có thể làm bùng phát những bệnh lý như sau:

  • Viêm da cơ địa
  • Chàm
  • Hen suyễn
  • Viêm mũi, viêm xoang
  • Sốt
  • Rối loạn hệ tiêu hóa, khiến cơ thể mệt mỏi
  • Trẻ em bị dị ứng hải sản thường chậm lớn, chán ăn, kém phát triển...

Tham khảo: Dị ứng hải sản có vỏ có nguy hiểm không? Điều trị như thế nào?

Dị ứng hải sản kéo dài bao lâu thì khỏi?

Dị ứng hải sản kéo dài bao lâu là thắc mắc của nhiều bạn đọc. Dù ít khi đe dọa đến tính mạng nhưng các triệu chứng do dị ứng hải sản gây ra không ít phiền toái trong cuộc sống.

Cụ thể, hiện tượng nổi mề đay, phát ban do dị ứng có thể gây ngứa ngáy, khó chịu, ảnh hưởng trực tiếp đến ngoại hình và chất lượng giấc ngủ. Ngoài ra, dị ứng hải sản còn gây rối loạn tiêu hóa nên cũng tác động không nhỏ đến hoạt động ăn uống và sức khỏe tổng thể.

Phần lớn những trường hợp dị ứng hải sản thường chỉ kéo dài trong khoảng vài ngày (3 – 5 ngày) nếu được điều trị và chăm sóc tốt. Nếu mức độ dị ứng nhẹ, các triệu chứng có thể thuyên giảm nhanh chỉ sau vài giờ. Ngược lại ở những người có cơ địa quá mẫn cảm, tình trạng này có thể kéo dài trong vài tuần và dẫn đến mề đay mãn tính (tình trạng mề đay tiến triển hơn 6 tuần liên tục).

Dị ứng hải sản nguy hiểm không? Kéo dài bao lâu? Có tự khỏi không? 2

Có thể thấy, thời gian phục hồi sau dị ứng hải sản phụ thuộc chủ yếu vào mức độ dị ứng. Ngoài ra, tình trạng này còn phụ thuộc vào những yếu tố sau:

  • Cơ địa: Cơ địa là yếu tố chi phối phản ứng của hệ miễn dịch đối với những tác nhân bên ngoài và bên trong cơ thể. Với những người có cơ địa nhạy cảm, hệ miễn dịch thường phản ứng thái quá với protein có trong các loại hải sản.
  • Chế độ chăm sóc: Chế độ chăm sóc là yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phục hồi sau khi bị dị ứng hải sản. Thực tế cho thấy, chăm sóc hợp lý giúp nâng cao sức đề kháng và hỗ trợ đào thải các dị nguyên ra khỏi cơ thể. Trong khi đó, những trường hợp chỉ điều trị không kết hợp với các biện pháp chăm sóc thường mất nhiều thời gian để kiểm soát hoàn toàn các triệu chứng dị ứng.
  • Một số yếu tố khác: Thời gian phục hồi sau khi bị dị ứng hải sản còn phụ thuộc vào một số yếu tố khác như sức khỏe tổng thể của từng người, độ tuổi, các vấn đề sức khỏe đi kèm (tiểu đường, suy giảm miễn dịch, stress, mang thai,…).

Dị ứng hải sản có tự khỏi không?

Dị ứng hải sản là một trong những dạng dị ứng thức ăn thường gặp nhất. Trên thực tế, hầu hết các loại thực phẩm đều có khả năng gây dị ứng. Tuy nhiên, hải sản lại có khả năng dị ứng cao hơn do chứa hàm lượng đạm cùng với khoáng chất dồi dào. Hơn nữa, một số loại cá biển còn chứa kim loại nặng như thủy ngân.

Như đã biết, dị ứng hải sản là tình trạng hệ miễn dịch bị kích thích và phản ứng thái quá với các protein có trong hải sản. Mức độ dị ứng phụ thuộc hoàn toàn vào cơ địa nên sẽ có sự khác biệt rõ rệt ở từng trường hợp. Sau khi dung nạp hải sản gây dị ứng, tế bào miễn dịch sẽ sản sinh kháng thể, hoạt hóa tế bào mast sau đó giải phóng hàng loạt các chất trung gian vào da và niêm mạc của các cơ quan hô hấp, tiêu hóa.

Dị ứng hải sản nguy hiểm không? Kéo dài bao lâu? Có tự khỏi không? 1

Phần lớn những trường hợp dị ứng hải sản đều có mức độ nhẹ đến trung bình. Một số trường hợp nhẹ có thể tự khỏi sau 24 – 48 giờ mà không cần điều trị. Tuy nhiên để phản ứng dị ứng thuyên giảm, cần cách ly hoàn toàn với dị nguyên (mà ở đây là các loại hải sản gây dị ứng).

Những trường hợp dị ứng hải sản có mức độ trung bình đến nặng cần phải điều trị vì không có khả năng tự khỏi. Nếu chủ quan, tình trạng này có thể chuyển biến nặng dẫn đến sốc phản vệ và đe dọa đến tính mạng. Vì vậy nếu nhận thấy các triệu chứng nghiêm trọng như đau đầu, chóng mặt, hạ huyết áp, choáng váng, khó thở, sụp mí mắt, cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu.

Biện pháp giúp rút ngắn thời gian phục hồi khi bị dị ứng hải sản

Dị ứng hải sản có thể kéo dài trong nhiều tuần nếu không có các biện pháp chăm sóc và điều trị hợp lý. Chính vì vậy, ngoài các phương pháp điều trị, bạn nên thực hiện thêm một số biện pháp chăm sóc để đẩy nhanh tốc độ phục hồi.

Dị ứng hải sản nguy hiểm không? Kéo dài bao lâu? Có tự khỏi không? 4

Các biện pháp giúp rút ngắn thời gian hồi phục khi bị dị ứng hải sản:

  • Ngay khi nhận thấy các dấu hiệu bất thường sau khi dùng hải sản, bạn nên thăm khám và điều trị sớm để giảm nhanh các triệu chứng dị ứng. Nếu chậm trễ trong việc chữa trị, các triệu chứng sẽ kéo dài và mất nhiều thời gian điều trị hơn.
  • Sử dụng thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ/ dược sĩ. Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc khi chưa tham vấn y khoa. Tình trạng này có thể không mang lại hiệu quả dẫn đến dị ứng kéo dài gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống.
  • Để dị ứng hải sản thuyên giảm nhanh, cần tránh dùng loại hải sản gây dị ứng. Ngoài ra, nên hạn chế sử dụng các loại hải sản cùng họ (cá biển, giáp xác, hải sản thân mềm) để hạn chế nguy cơ dị ứng chéo.
  • Các triệu chứng dị ứng hải sản có thể kéo dài dai dẳng nếu thường xuyên tiếp xúc với các chất dị ứng và kích ứng khác (phấn hoa, lông chó mèo,…). Chính vì vậy, trong thời gian điều trị, bạn nên cách ly với dị nguyên để đẩy nhanh tốc độ hồi phục.
  • Trong thời gian điều trị dị ứng hải sản, nên tăng cường bổ sung nước lọc, rau xanh và trái cây để đào thảo dị nguyên ra bên ngoài. Ngoài ra, vitamin và khoáng chất cũng giúp nâng cao sức khỏe và chức năng miễn dịch, từ đó giảm nhanh các triệu chứng dị ứng như nổi mề đay, phát ban, ngứa ngáy, đầy hơi, tiêu chảy,…
  • Có thể dùng một số nguyên liệu tự nhiên có khả năng chống dị ứng như trà hoa cúc, nước mật ong ấm, trà quế,… để hỗ trợ làm giảm các triệu chứng dị ứng hải sản.

Trên đây là những thông tin giải đáp "Dị ứng hải sản nguy hiểm không? Kéo dài bao lâu? Có tự khỏi không?" và đề cập thêm một số biện pháp giúp đẩy nhanh tốc độ hồi phục. Để được tư vấn cụ thể hơn, bạn nên trao đổi thêm với bác sĩ chuyên khoa Dị ứng – miễn dịch lâm sàng.

Từ khóa » Dị ứng Hải Sản Bao Lâu Thì Khỏi