Dị ứng Hải Sản Vì Sao, Chữa Trị Thế Nào?Dị ứng Hải Sản Vì Sao, Chữa ...
Có thể bạn quan tâm
- Giới thiệu
- Lãnh đạo trung tâm
- Chức năng nhiệm vụ
- Tổ chức bộ máy
- Tin tức CDC
- Tin trong tỉnh
- Tin trong ngành
- Y tế Hà Tĩnh
- Y tế dự phòng
- Khám chữa bệnh
- Kiểm soát dịch bệnh
- Truyền thông GDSK
- ATVS Thực Phẩm
- Y Tế Công Cộng
- Kiểm soát dịch bệnh
- Nghiên cứu khoa học
- Sức khỏe cộng đồng
- Sức khỏe trẻ em
- Sức khỏe người cao tuổi
- Dinh dưỡng
- Bệnh không lây nhiễm
- Tim mạch
- Đái tháo đường
- Huyết Áp
- Giới thiệu
- Tin tức CDC
- Tin trong tỉnh
- Tin trong ngành
- Y tế Hà Tĩnh
- Y tế dự phòng
- Khám chữa bệnh
- Kiểm soát dịch bệnh
- Truyền thông GDSK
- ATVS Thực Phẩm
- Y Tế Công Cộng
- Kiểm soát dịch bệnh
- Nghiên cứu khoa học
- Sức khỏe cộng đồng
- Sức khỏe trẻ em
- Sức khỏe người cao tuổi
- Dinh dưỡng
- Bệnh không lây nhiễm
- Tim mạch
- Đái tháo đường
- Huyết Áp
Dị ứng hải sản vì sao, chữa trị thế nào?Dị ứng hải sản vì sao, chữa trị thế nào?
Hải sản là thực phẩm chính trong các bữa ăn tại biển, đồng thời cũng là sở thích của nhiều người. Hải sản là những thức ăn bổ dưỡng, tốt cho cơ thể mà không làm tăng cân. Đi kèm với đó là nguy cơ dị ứng hải sản luôn kề cận. Vì vậy, kiến thức xử trí và dùng thuốc khi bị dị ứng hải sản (DƯHS) là rất cần thiết. Hải sản dễ gây dị ứng Hải sản là những thực phẩm quý, giàu chất dinh dưỡng nhưng cũng là nhóm thức ăn gây dị ứng nhiều nhất trong các trường hợp bị dị ứng thực phẩm. Nhiều loại hải sản có thể gây dị ứng như: cua, tôm, ghẹ, cá nhám, cá ngừ, sò, mực, ốc... Trường hợp nguy cơ cao dễ bị DƯHS là: trẻ em, người cao tuổi, người mắc một trong các bệnh dị ứng như: bệnh suyễn, chàm, phát ban, viêm mũi xoang dị ứng, viêm da cơ địa..., hoặc gia đình có nhiều người (bố mẹ, anh em) có cơ địa dị ứng. Do hải sản có chứa nhiều loại protein bổ dưỡng nhưng cũng có những protein “lạ”, khi ăn vào cơ thể sẽ là những kháng nguyên thực sự. Những kháng nguyên này sẽ kích hoạt hệ thống miễn dịch của cơ thể gây dị ứng. Chất gây dị ứng có trong hải sản khi vào cơ thể sẽ gây ra phản ứng quá mẫn. Đầu tiên, cơ thể sản sinh ra một loại kháng thể chống lại chất gây dị ứng trong thức ăn. Nếu tiếp tục ăn, chất dị ứng sẽ thúc đẩy kháng thể này kết hợp với các tế bào của hệ miễn dịch để tạo ra histamin. Histamin sinh ra trong các tổ chức, cơ quan khác nhau sẽ gây nên những bệnh lý khác nhau (histamin phóng ra ở mũi, vòm miệng và họng sẽ làm hắt hơi, ngạt mũi, khó nuốt, khó thở; phóng ra ở ruột thì gây đau bụng, tiêu chảy; phóng ra trên da sẽ gây ngứa, mề đay...). Biểu hiện của DƯHS rất đa dạng và thường xảy ra rất nhanh, thường chỉ sau khi ăn vài giờ, có người chỉ chục phút. Phản ứng dị ứng không phụ thuộc số lượng ăn nhiều hay ít mà phụ thuộc vào độ mẫn cảm của từng cá thể. Trường hợp dị ứng nhẹ thì nổi mề đay, ngứa, nôn nao khó chịu. Bình thường vài giờ sau, các triệu chứng sẽ giảm và hết dần. Cũng có trường hợp có các biểu hiện thần kinh như đau đầu, chóng mặt, ngất. Người bị nặng thì ngoài nổi ban và ngứa còn phù nề mặt, khó thở, nôn, đau quặn bụng, có cảm giác nóng rát vùng thượng vị, tiêu chảy... Các triệu chứng hô hấp như hắt hơi, ngạt, chảy nước mũi, khó thở kiểu hen, co thắt thanh quản. Biểu hiện dị ứng trên đường tiêu hóa như đau bụng, tiêu chảy, nôn mửa. Đặc biệt là sốc phản vệ khi có trụy tim mạch với các triệu chứng sốc như da tái lạnh, mạch nhanh nhỏ, nổi vân tím, tụt huyết áp... Các trường hợp tối cấp như co thắt thanh quản, sốc phản vệ có thể gây tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.Người có cơ địa dị ứng cần cẩn trọng khi ăn hải sản. Cách ăn hải sản an toàn Biện pháp phòng ngừa DƯHS tốt nhất là ăn chín uống sôi. Tuyệt đối tránh ăn cá mực hoặc các loại cá biển còn sống, tái hay chưa nấu chín, nhất là cá hồi, cá mòi, cá thu... Không ăn hải sản đã chế biến từ lâu. Không ăn tôm, cua, sò, hến chết. Đặc biệt là cua chết càng lâu thì lượng histamin sinh ra càng nhiều, khi ăn vào càng dễ bị dị ứng, ngộ độc. Không ăn hải sản cùng với thực phẩm giàu vitamin C vì hải sản chứa hàm lượng lớn asen pentavenlent. Bình thường những chất này không gây hại cho cơ thể, nhưng nếu ăn kèm với lượng lớn thực phẩm giàu vitamin C thì asen pentavenlent sẽ chuyển hóa thành asen trioxide (thường gọi là thạch tín) gây ngộ độc thạch tín cấp tính, nếu nghiêm trọng có thể nguy hiểm đến tính mạng. Hải sản vốn dĩ đã có sẵn tính hàn, do đó khi ăn tốt nhất nên tránh ăn kèm với những thực phẩm mang tính hàn khác (như: rau muống, dưa chuột, dưa hấu, lê, những đồ uống có gas, nước lạnh...) dễ gây cảm giác khó chịu, đầy bụng, khó tiêu. Không nên ăn các hải sản được đánh bắt ở vùng có thủy triều đỏ có thể mang tảo độc và gây ngộ độc, đặc biệt các loài động vật thân mềm có hai mảnh vỏ (như trai, sò, ngao,...) Khi ăn những món hải sản lạ thì nên thử từng ít một. Đặc biệt cẩn trọng với trẻ em do hệ miễn dịch của trẻ chưa hoàn chỉnh, vì thế nguy cơ dị ứng, ngộ độc của bé cũng cao hơn. Tuyệt đối không cho bé thử những loại hải sản lạ. Ngay cả với những loại hải sản thông thường, cha mẹ cũng chỉ nên cho bé tập ăn thử một ít, nếu sau đó thấy an toàn mới ăn tăng lên. Với người có cơ địa dị ứng, cũng cần cẩn trọng khi ăn hải sản. Làm gì khi bị dị ứng hải sản? Dị ứng hải sản chỉ xảy ra trên một số ít người có cơ địa không tiếp nhận những loại thực phẩm này. Tuy nhiên để đề phòng dị ứng hải sản, những người đã bị dị ứng với loại nào thì nên tránh dùng lại. Sau khi có các biểu hiện của dị ứng, việc đầu tiên cần làm khi bị DƯHS là gây nôn, để loại bỏ các chất dị ứng trong thức ăn không phóng thích vào cơ thể thêm nữa. Trường hợp nặng phải đưa ngay người bệnh đến bệnh viện để dùng các loại thuốc chống dị ứng và điều trị thích hợp. Đặc biệt, không được sử dụng bừa bãi các loại thuốc chống dị ứng mà chưa có chỉ định của bác sĩ. Mỗi ngày nên uống từ 1,5-2l nước sẽ làm giảm các triệu chứng về dị ứng, dặc biệt là dị ứng hải sản. Không những thế nước còn giúp thanh lọc cơ thể, giúp bạn khỏe khoắn, tươi vui mỗi ngày. Việc dùng thuốc khi bị DƯHS nhằm giảm nhẹ hoặc mất các triệu chứng dị ứng, quan trọng nhất là chống phản ứng phản vệ. Đối với một phản ứng dị ứng nhẹ (mày đay cấp, ngứa, chảy nước mũi, hắt hơi...), chỉ cần dùng thuốc kháng histamin như: phenergan, cetirizin, chlopheniramin, loratadin... để giảm triệu chứng. Về ngoài da có thể bôi kem dịu da, chống ngứa có methol, phenol, sulfat kẽm, nhưng bệnh nhân phải không gãi vì càng gãi càng tăng ngứa, tăng sẩn nề. Với các biểu hiện DƯHS nặng hơn thì cần phối hợp thuốc kháng histamin như trên để loại bỏ nhanh các triệu chứng dị ứng kết hợp vài loại thuốc uống hoặc tiêm, truyền, theo chỉ định của bác sĩ. (Nguồn: suckhoedoisong.vn) Tin trước 3 cách đối phó với trời nồm để tránh mắc bệnh Tin sau 5 triệu chứng lặp đi lặp lại chứng tỏ gan đang tích tụ quá nhiều độc tốCùng chuyên mục
Hội nghị trực tuyến tăng cường công tác phòng chống bệnh truyền nhiễm
Cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh sốt xuất huyết Dengue
Tập trung khống chế các ổ dịch sởi ở một số địa phương Hà Tĩnh
Phát hiện 06 ca sốt phát ban nghi mắc sởi tại huyện Lộc Hà
Người dân không nên chủ quan với bệnh sởi
Khẩn trương ngăn ngừa dịch sởi lây lan ở Hương Khê
Tăng cường giám sát các ca mắc sởi tại xã Hương Trạch, huyện Hương Khê
Giám đốc CDC Hà Tĩnh nói về phòng chống dịch bệnh trong và sau mưa lũ
Ngành Y tế triển khai nhiều giải pháp kiểm soát tốt dịch bệnh
Hà Tĩnh khống chế thành công ổ dịch sốt xuất huyết tại xã Kỳ Lợi
Tỉnh Hà Tĩnh
.PM Hồ sơ công việc
.Dịch vụ
. Khám Sức Khỏe Định Kì & Bệnh Nghề Nghiệp Dịch vụ xét nghiệm Dịch vụ kiểm dịch y tế THƯ MỜI BÁO GIÁ NHIỀU LOẠI VẮC XIN ĐÃ CÓ MẶT TẠI PHÒNG KHÁM TRUNG TÂM KIỂM SOÁT BỆNH TẬT, 121 NGUYỄN CÔNG TRỨ, TP HÀ TĨNH!Thông báo
.- Hội nghị trực tuyến tăng cường công tác phòng chống bệnh truyền nhiễm
- Giám sát ca bệnh sốt rét ngoại lai tại xã Kỳ Văn, huyện Kỳ Anh
- Trên 27 ngàn trẻ em Hà Tĩnh sẽ được tiêm vắc-xin phòng uốn ván - bạch hầu
- Cảnh báo những nguy hiểm khi giun ký sinh trong cơ thể
- Cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh sốt xuất huyết Dengue
Tiện ích
.Tin nổi bật
.- Hội nghị trực tuyến tăng cường công tác phòng chống bệnh truyền nhiễm
- Giám sát ca bệnh sốt rét ngoại lai tại xã Kỳ Văn, huyện Kỳ Anh
- Trên 27 ngàn trẻ em Hà Tĩnh sẽ được tiêm vắc-xin phòng uốn ván - bạch hầu
- Cảnh báo những nguy hiểm khi giun ký sinh trong cơ thể
- Cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh sốt xuất huyết Dengue
- Đảng bộ bộ phận Trung tâm Kiểm soát bệnh tật hoàn thành đại hội các chi bộ trực thuộc nhiệm kỳ 2024- 2027
Tin ảnh
.Hàng nghìn người chạy thi trong bùn đất để bảo vệ môi trường ở Israel
Giải bóng chuyền hơi nữ Cúp CDC Hà Tĩnh
Hình ảnh những chú chó gây bão mạng với tài lướt sóng như “dân chơi”
Phát thanh
.- Lịch tiêm chủng cho trẻ em từ 12 tuổi đến 17 tuổi
- Thông tin dành cho cha mẹ, người giám hộ khi cho trẻ đi tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19
- Thông điệp hướng dẫn theo dõi sau tiêm chủng vắc xin Covid-19
- Thông điệp truyền thông phòng, chống sốt xuất huyết
- Vì Cuộc Sống Vì Hành Tinh Xanh Chống Thuốc Lá
Liên kết
.Video clips
. Liên kết nhanh- Giới thiệu
- Tin tức CDC
- Y tế Hà Tĩnh
- Kiểm soát dịch bệnh
- Sức khỏe cộng đồng
- Bệnh không lây nhiễm
- Giám đốc: ThS. Nguyễn Chí Thanh
- 229 Nguyễn Huy Tự - Thành phố Hà Tĩnh
- Email: cdchatinh@gmail.com
- Điện thoại: (0239) 3891183
Từ khóa » Dị ứng Hải Sản Tôm Cua
-
Dị Ứng Tôm Cua: Cách Chữa Nhanh Nhất Và Lưu ý Cần Biết
-
Vì Sao Có Người Bị Dị ứng Hải Sản? - Vinmec
-
Dị ứng Hải Sản Có Nguy Hiểm Không? - Vinmec
-
Dấu Hiệu Bị Dị ứng Tôm Và Cách Khắc Phục đơn Giản
-
Dị ứng Hải Sản – Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách điều Trị Hiệu Quả
-
Dị ứng Tôm Là Gì? Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Phòng Ngừa
-
Dị ứng Hải Sản Phải Làm Sao? Điều Trị Và Phòng Ngừa Như Thế Nào?
-
Chữa Dị ứng Hải Sản Không Cần Thuốc - Báo Thanh Niên
-
Nguyên Nhân Gây Dị ứng Hải Sản & Cách Chữa Trị Hiệu Quả - VinID
-
Dị ứng Hải Sản, Từ Nhẹ đến Tối Cấp
-
Cẩn Thận Với Dị ứng Hải Sản Khi Du Lịch Biển
-
Dị Ứng Tôm Cua: Cách Nhận Biết Và Xử Lý Nhanh Chóng
-
Dấu Hiệu Dị ứng Hải Sản Và Cách Chữa - Tràng Phục Linh