Dị ứng Mắt, Chớ Chủ Quan! - Báo Sức Khỏe & Đời Sống

Dị ứng mắt xảy ra khi mắt phản ứng với dị nguyên. Hệ thống miễn dịch luôn làm việc để bảo vệ cơ thể, giúp cơ thể chống lại các yếu tố có hại từ bên ngoài như virus, vi khuẩn… Tuy nhiên, khi hệ thống miễn dịch tạo ra các chất chống lại dị nguyên, các chất này vô hại với cơ thể nhưng lại dẫn đến nhiều triệu chứng khó chịu như ngứa mắt, đỏ và chảy nước mắt và gây nên hiện tượng dị ứng mắt.

Việc xác định chính xác nguyên nhân và điều trị phù hợp sẽ làm giảm tình trạng bệnh, tránh các biến chứng xấu cho mắt.

Dị ứng mắt có thể gặp bất cứ lúc nào thế nhưng hay gặp hơn vào mùa xuân, hè và thu.

Dị ứng mắt có thể gặp bất cứ lúc nào nhưng hay gặp hơn vào mùa xuân, hè và thu.

1. Nguyên nhân và triệu chứng dị ứng mắt

Nguyên nhân

Dị ứng mắt có thể gặp bất cứ lúc nào, nhưng hay gặp hơn vào mùa xuân, hè và thu. Dị ứng mắt do gặp phải một phản ứng miễn dịch bất lợi với một dị nguyên nhất định. Hầu hết các phản ứng được kích hoạt bởi chất gây dị ứng có trong môi trường sống như phấn hoa, nấm mốc, khói bụi, lông thú...

Phản ứng dị ứng mắt thường xảy ra với những người nhạy cảm tiếp xúc với dị nguyên. Bên cạnh đó, nếu bạn bị dị ứng thức ăn, dị ứng thời tiết cũng là nguyên nhân gây ra các triệu chứng dị ứng ở mắt.

Triệu chứng

Dị ứng mắt có triệu chứng khá rõ ràng so với các bệnh khác về mắt, nó có thể xảy ra ở cả một hoặc hai mắt. Đó là:

  • Mắt ngứa, cảm giác mắt bị bỏng rát.
  • Chảy nước mắt.
  • Mắt bị đỏ, có thể có gỉ xung quanh mắt hoặc không.
  • Mi mắt sưng tấy, sưng húp, phù mọng kết mạc...
  • Ngoài các triệu chứng trên bệnh nhân còn bị nghẹt mũi, sổ mũi, hắt hơi…

2. Các tổn thương có thể gặp khi dị ứng mắt

- Viêm kết mạc dị ứng

Đây là bệnh thường gặp của kết mạc, gồm những phản ứng viêm khi tiếp xúc với các dị nguyên. Sau khi tiếp xúc, mi mắt và kết mạc sưng phù. Mắt đỏ, cộm có nhiều dử ghèn, thường đỏ một mắt trước, sau đó có thể lan qua mắt thứ hai. Một số trường hợp có thể có xuất huyết dưới kết mạc hoặc có giả mạc. Một số người còn có biểu hiện toàn thân mệt mỏi, sốt nhẹ, nổi hạch trước tai, họng đau.

  • Hè về tăng nguy cơ dị ứng mắt

  • Dị ứng mắt và những lưu ý trong chữa trị

- Viêm giác mạc

Viêm giác mạc là bệnh nguy hiểm, có thể để lại những di chứng nặng nề, ảnh hưởng trực tiếp đến thị lực của người bệnh như là sẹo giác mạc, lồi mắt cua, thủng nhãn cầu, thậm chí là đánh mất một phần hoặc toàn bộ thị lực. Khi giác mạc bị viêm, mắt của bạn khó chịu, mỏi mắt, đau nhức, cảm giác mắt nóng rát. Chảy nước mắt nhiều, nhìn mờ, khó mở mắt. Mắt nhiều ghèn, dử mắt màu trắng vàng hoặc vàng.

- Viêm nội nhãn

Viêm nội nhãn là các phản ứng viêm trong mắt gây ra bởi quá trình nhiễm khuẩn hoặc chấn thương các tổ chức, mô trong nhãn cầu. Khi gặp các triệu chứng như nhìn mờ, đau nhức mắt, kích thích khó chịu, đau đầu, sợ ánh sáng, đỏ mắt, sưng nề xung quanh mắt, mệt mỏi, sốt, mất ngủ, kém ăn… đó dấu hiệu phổ biến của bệnh viêm nội nhãn. Bệnh viêm nội nhãn có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng về thị lực cần được chẩn đoán và điều trị sớm. Bác sĩ sẽ xem xét các triệu chứng, hỏi về bệnh sử, đặc biệt là quy trình phẫu thuật mắt hoặc chấn thương mắt nào đã trải qua để qua đó điều trị triệt để và hiệu quả .

Tra nước mắt nhân tạo hàng ngày để làm sạch và cấp ẩm cho mắt.

Tra nước mắt nhân tạo hàng ngày để làm sạch và cấp ẩm cho mắt.

3. Cách hạn chế và phòng ngừa dị ứng mắt

Điều trị dị ứng tại mắt không khó, khỏi hoàn toàn được. Tuy nhiên người bệnh cần chú ý đến các biểu hiện và đi khám sớm, không tự ý điều trị. Để tránh những biến chứng không đáng có, bạn cần thực hiện:

  • Thường xuyên đi khám mắt theo dõi.
  • Dùng kính bảo hộ khi chơi các môn thể thao, làm các công việc ở khu công nghiệp, chế xuất, đi xe đạp, đi xe máy…
  • Tránh dụi mắt hay những vật thể có tác động đến mắt.
  • Cung cấp đủ vitamin A cho mắt và thường xuyên chớp mắt để tránh khô mắt.
  • Tránh tiếp xúc với những dị nguyên, các chất kích thích được cho là có khả năng gây dị ứng mắt.
  • Giữ vệ sinh nơi ở, sạch sẽ, thoáng mát.
  • Tra nước mắt nhân tạo hàng ngày để làm sạch và cấp ẩm cho mắt.

Xem thêm video được quan tâm

Hiểu đúng về sức đề kháng và cách tăng sức đề kháng

Từ khóa » Dị ứng Gây Ngứa Mắt