Dị ứng Mủ Cao Su (latex) Và Những điều Cần Biết để điều Trị Ngay

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Y học cổ truyềnPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN

Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Đặt lịch

Cách hiểu đơn giản nhất về dị ứng mủ cao su là tình trạng cơ thể phản ứng với một số protein chứa trong mủ cao su. Khi bị căn bệnh này có thể gây các triệu chứng dị ứng như: ngứa da, nổi mề đay… Nếu không điều trị sớm sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm như sốc phản vệ, khó thở.  Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn nhận diện chính xác tình trạng dị ứng mủ cao su và cách điều trị hiệu quả.

Triệu chứng dị ứng mủ cao su

Nếu một người bị dị ứng với mủ cao su thì có thể các triệu chứng sẽ xuất hiện ngay sau khi tiếp xúc với sản phẩm có chứa mủ cao su, mà thường gặp nhất là găng tay hoặc bóng bay. Ngoài ra việc hít phải hơi của mủ cao su cũng có thể gây ra các dấu hiệu tương tự.

Dị ứng mủ cao su
Rất nhiều người đang rất khổ sở vì bị dị ứng mủ cao su

Triệu chứng dị ứng mủ cao su xuất hiện từ nhẹ đến nặng, phụ thuộc vào cơ địa cũng như mức độ phản ứng của từng người. Có nhiều người có triệu chứng rất nặng sau mỗi lần tiếp xúc. Sau đây là biểu hiện bệnh theo từng cấp độ, cụ thể như sau:

# Triệu chứng ở mức độ nhẹ

  • Ngứa da
  • Đỏ da
  • Phát ban

# Triệu chứng ở mức độ trung bình

  • Hắt xì hơi
  • Sổ mũi
  • Ngứa, chảy nước mắt
  • Rát họng
  • Khó thở
  • Ho

# Triệu chứng đe dọa đến tính mạng

Nguy hiểm nhất là tình trạng sốc phản vệ, có thể gây tử vong. Thông thường hay có các triệu chứng sau:

  • Khó thở
  • Phát ban hoặc sưng
  • Buồn nôn hoặc ói mửa
  • Hạ huyết áp
  • Chóng mặt
  • Mất trí nhớ, hay nhầm lẫn
  • Mạch đập bất thường

Khi có những triệu chứng của sốc phản vệ thì phải nhanh chóng gặp bác sĩ để tìm phương án điều trị. Tuyệt đối không được tự ý điều trị tại nhà, rất dễ gây ra những trường hợp đáng tiếc.

Nguyên nhân dị ứng mủ cao su

Đối với người có cơ địa dị ứng mủ cao su thì hệ thống miễn dịch mặc nhiên cho rằng mủ cao su là chất có hại và kích hoạt một số kháng thể nhất định để chống lại nó. Chính vì vậy, từ lần tiếp xúc tiếp theo các kháng thể sẽ giải phóng histamin và tạo ra hàng loạt các dấu hiệu dị ứng. Nếu tiếp xúc càng nhiều thì các phản ứng càng diễn ra mạnh mẽ hơn.

nguyên nhân dị ứng mủ cao su
Dị ứng mủ cao su thường xảy ra khi đeo bao tay cao su

Việc dị ứng mủ cao su có thể xảy ra khi:

  • Tiếp xúc trực tiếp: Dùng găng tay cao su, bao cao su, bóng bay
  • Hít phải: Các sản phẩm từ cao su, nhất là từ găng tay. Nồng độ mủ cao su trong từng loại găng tay có thể có sự khác nhau.

Một số phản ứng da khác có thể xảy ra khi tiếp xúc với mủ cao su:

  • Viêm da dị ứng tiếp xúc: phản ứng này là kết quả của việc tiếp xúc với chất phụ gia để tạo nên các sản phẩm từ mủ cao su. Thông thường, người bệnh hay có triệu chứng mụn nước xuất hiện từ 1-2 ngày sau khi tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng.
  • Viêm da tiếp xúc kích ứng: thường do đeo găng tay và tiếp xúc với chất bột trong găng tay. Thường làm cho da bị khô, ngứa và bị kích thích.

Xem thêm: Vì sao bị dị ứng bao cao su? Cách nhận biết, xử lý

Đối tượng dễ bị dị ứng mủ cao su

Ai trong chúng ta cũng có thể trở thành nạn nhân của căn bệnh này. Nhưng có một số đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Chẳng hạn như:

đối tượng dễ bị dị ứng mủ cao su
Nhân viên y tế rất dễ bị dị ứng mủ cao su do thường xuyên đeo bao tay
  • Người bị gai cột sống thường bị rối loạn các phản ứng trong cơ thể khi tiếp xúc với mủ cao su. Vì vậy tốt nhất là nên hạn chế sử dụng.
  • Người hay dùng găng tay cao su
  • Nhân viên y tế
  • Công nhân sản xuất cao su
  • Gia đình có người mắc bệnh: Bệnh dị ứng mủ cao su có tính di truyền. Nếu gia đình bạn có người mắc bệnh thì khả năng mắc bệnh của bạn sẽ cao hơn những người khác.

Cách điều trị dị ứng mủ cao su

Khi có các triệu chứng dị ứng mủ cao su, hãy nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được áp dụng các biện pháp điều trị. Thông thường các bác sĩ sẽ tiến hành khám lâm sàng và áp dụng các xét nghiệm cận lâm sàng. Chẳng hạn như xét nghiêm da, xét nghiệm máu…

kiểm soát dị ứng mủ cao su
Luôn mang theo bút epinephrine nếu bạn có tiền sử dị ứng

Hiện nay vẫn chưa có phương pháp điều trị dứt điểm căn bệnh này, chính vì vậy mà việc áp dụng các biện pháp phòng tránh cũng như hạn chế nguy cơ mắc bệnh là hết sức cần thiết. Nếu biết mình hay bị dị ứng thì nên mang theo Epinephrine dạng tiêm để sử dụng bất cứ khi nào cần.

Với các triệu chứng đơn giản thì bác sĩ có thể kê toa dùng thuốc kháng histamin để kiểm soát dị ứng. Với trường hợp khẩn cấp do sốc phản vệ thì phải đến gặp bác sĩ để tránh trường hợp đáng tiếc.

Việc điều trị bằng bất cứ phương pháp nào cũng cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ. Trong quá trình chữa bệnh khi có bất cứ dấu hiệu bất thường nào hoặc bệnh có xu hướng nặng hơn thì cần phải đến bệnh viện càng sớm càng tốt.

Tìm hiểu thêm: Các loại thuốc chống dị ứng, giảm ngứa hiệu quả và lưu ý khi dùng

Cách phòng tránh dị ứng mủ cao su

Do trong cuộc sống có rất nhiều sản phẩm có chứa mủ cao su. Vì vậy cách phòng tránh bệnh tốt nhất là cần phải biết và hạn chế sử dụng các sản phẩm này. Chẳng hạn như:

  • Găng tay rửa chén
  • Một số loại thảm
  • Đồ chơi làm bằng cao su
  • Núm vú bình sữa
  • Dây thun
  • Bao cao su
  • Mặt nạ chống độc
  • Mặt nạ phẫu thuật

Ngoài ra cũng nên hạn chế ăn một số loại trái cây có chứa chất tương tự như trong mủ cao su. Đó là: Quả bơ, hạt dẻ, hạt kiwi…

Chúng ta cũng cần phải nâng cao sức khỏe, nâng cao sức đề kháng để tăng cường khả năng phòng chống bệnh. Chẳng hạn như: có chế độ ăn khoa học, thường xuyên tập luyện thể thao và có tinh thần sống tích cực.

ThuocDanToc.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Có thể bạn quan tâm

  • Dị Ứng Sưng Phù Mặt: Cách Khắc Phục Hiệu Quả An Toàn
  • Bị dị ứng nên ăn gì và không nên ăn gì?

Từ khóa » Dị ứng Găng Tay Y Tế