Dị ứng Thời Tiết Do đâu? Cách điều Trị Hiệu Quả, Phòng Ngừa Tái Phát

backup og meta

🐰Tặng Blindbox Baby Three cho thành viên mới, đăng ký nhận ngay!

hellobacsi logoChuyên mục

Chuyên mục sức khỏe

Tiểu đường

Tiểu đường

Bệnh tim mạch

Bệnh tim mạch

Bệnh hô hấp

Bệnh hô hấp

Ung thư - Ung bướu

Ung thư - Ung bướu

Bệnh tiêu hóa

Bệnh tiêu hóa

Tâm lý - Tâm thần

Tâm lý - Tâm thần

Xem tất cả chuyên mục

Tâm điểm

Các chủ đề Tâm điểmTăng tạo máu cho ngày thật "MÁU"

Tăng tạo máu cho ngày thật "MÁU"

Cả nhà ơi Mẹ, Mẹ vẫn Thảnh Thơi

Cả nhà ơi Mẹ, Mẹ vẫn Thảnh Thơi

Gia nhập đội ngũ Bác Sỹ Chuyên Gia

Gia nhập đội ngũ Bác Sỹ Chuyên Gia

Cắt cơn chóng mặt

Cắt cơn chóng mặt

Kiểm tra sức khỏe

Công cụ sức khỏe

Trắc nghiệm: Bạn đã nuôi con bằng sữa mẹ đúng cách?

Trắc nghiệm: Bạn đã nuôi con bằng sữa mẹ đúng cách?

Bài test trầm cảm BECK - Đánh giá mức độ trầm cảm

Bài test trầm cảm BECK - Đánh giá mức độ trầm cảm

Công cụ kiểm tra sức khoẻ da

Công cụ kiểm tra sức khoẻ da

Công cụ dự đoán chiều cao của bé

Công cụ dự đoán chiều cao của bé

Theo dõi cử động của thai nhi

Theo dõi cử động của thai nhi

Tính ngay với Hello Bacsi app

Hộp thuốc cá nhân

Hộp thuốc cá nhân

Tính ngay với Hello Bacsi app

Xem tất cả công cụ

Công cụ nổi bật

Ứng dụng đo số cân nặng tiêu chuẩn của các mẹ khi mang thai

Với mỗi trường hợp, công cụ tính cân nặng khi mang thai cho biết cân nặng của mẹ bầu và thai nhi bao nhiêu là an toàn.

Xem thêmỨng dụng đo số cân nặng tiêu chuẩn của các mẹ khi mang thai

Đo chỉ số BMI

Kết quả đo chỉ số BMI giúp bạn biết mình đang thừa cân, béo phì hay suy dinh dưỡng để kịp thời điều chỉnh lối sống.

Xem thêmĐo chỉ số BMI

Hình ảnh trực quan phân trẻ sơ sinh như thế nào là bình thường?

Khi chăm sóc trẻ, cha mẹ thường có xu hướng đánh giá sức khỏe bé thông qua phân. Tuy nhiên, sự đi tiêu của mỗi em bé là không giống nhau, mỗi một loại phân đều có sắc thái riêng và nguyên do kèm theo. Vậy tình trạng phân như thế nào là tốt? Hãy cùng Hellobacsi khám phá ngay bên dưới.

Xem thêmHình ảnh trực quan phân trẻ sơ sinh như thế nào là bình thường?Cộng đồng

Tìm cộng đồng của bạn

Mang thai

Mang thai

Tiểu đường

Tiểu đường

Nuôi dạy con

Nuôi dạy con

Bệnh truyền nhiễm

Bệnh truyền nhiễm

Sức khỏe phụ nữ

Sức khỏe phụ nữ

Sức khỏe tinh thần

Sức khỏe tinh thần

Xem tất cả cộng đồng

Bài đăng nổi bật

Xem thêmavatarCommunity AdminMang thai•8 months📌 CÁCH ĐẶT CÂU HỎI CHO BÁC SĨ ĐỂ ĐƯỢC TRẢ LỜI NHANH NHẤTavatarCommunity AdminMang thai•9 days🔥 [Minigame] - Giáng sinh lung linh - Rinh blindbox "Baby three" 🔥 Cửa hàngĐặt lịch với bác sĩTải AppDị ứngCác vấn đề dị ứng khác

Tổng quan

Dị ứng thời tiết do đâu? Cách điều trị hiệu quả, phòng ngừa tái phát
  • Dị ứng thời tiết là gì? 
  • Những triệu chứng và dấu hiệu dị ứng thời tiết là gì?
  • Nguyên nhân gây ra bệnh dị ứng thời tiết là gì?
  • Dị ứng thời tiết được điều trị như thế nào?
  • Những thói quen sinh hoạt giúp phòng ngừa và kiểm soát tốt biểu hiện dị ứng
Dị ứng thời tiết do đâu? Cách điều trị hiệu quả, phòng ngừa tái phát

Da bạn nổi mẩn đỏ mỗi khi trời lạnh hay thường xuyên cảm thấy ngứa khi thời tiết thay đổi? Nếu đang có những triệu chứng này, bạn có thể đang gặp phải trường hợp da bị dị ứng thời tiết.

Bài viết sau đây của Helo Bacsi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng sức khỏe này, đồng thời mách bạn một số mẹo kiểm soát và cách trị các triệu chứng dị ứng thời tiết khó chịu.

Dị ứng thời tiết là gì? 

Đây là hiện tượng xảy ra khi cơ thể phản ứng với các tác nhân gây kích ứng (nấm mốc, phấn hoa, bụi mịn…) phát triển bất thường trong không khí do sự thay đổi tiết trời hoặc độ ẩm.

Thực tế, tình trạng này có thể ảnh hưởng đến mọi đối tượng, đồng thời xuất hiện ở bất kỳ thời điểm nào trong năm. Đặc biệt, vào những ngày hè, khi cơ thể tiết ra nhiều mồ hôi, khiến làn da luôn trong tình trạng ẩm ướt, dễ dẫn tới tình trạng viêm nhiễm. Bên cạnh đó, nhiệt độ cao còn dễ ảnh hưởng đến cơ thể, làm bệnh dị ứng thời tiết càng nặng hơn.

Mặt khác, vào mùa đông, nhiệt độ xuống thấp, không khí hanh khô khiến da trở nên thô ráp và hiện tượng da dị ứng thời tiết lạnh bắt đầu xuất hiện. Ngay cả vào những ngày gặp mưa gió thì một số người vẫn có thể bị dị ứng thời tiết lạnh nổi mẩn đỏ, do cơ địa ứ đọng độc tố hoặc do các bệnh lý khác.

Những triệu chứng và dấu hiệu dị ứng thời tiết là gì?

triệu chứng dị ứng thời tiết

Theo bác sĩ, các biểu hiện của dị ứng thời tiết hay dấu hiệu dị ứng thời tiết phổ biến có thể bao gồm:

  • Da nổi phát ban với các mẩn đỏ và ngứa khi tiếp xúc đột ngột với nhiệt độ nóng hoặc lạnh, đặc biệt là các vùng da như bàn tay, chân, mặt. Đó là những nơi dễ bị nổi mẩn nhất. Lúc này, ngoài dấu hiệu dị ứng thời tiết kể trên thì người bệnh sẽ cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu.
  • Da bị sưng rộp hay tấy đỏ.
  • Các nốt dị ứng thường mẩn đỏ và có xuất hiện vảy ở đầu. Mẩn đỏ thường mọc ở khu vực mặt, đầu gối và khuỷu tay.
  • Nổi mề đay cấp tính. Đây là triệu chứng rất nguy hiểm, khiến người bệnh bị khó thở, tụt huyết áp nhanh và đột ngột, có các dấu hiệu dị ứng thời tiết trên khắp cơ thể.

Bạn có thể gặp các triệu chứng dị ứng thời tiết khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Dị ứng thời tiết uống thuốc gì hoặc cách chữa dị ứng thời tiết là gì hay bị dị ứng thời tiết thì cần gặp bác sĩ khi nào? Câu trả lời là nếu bạn có bất kỳ triệu chứng, dấu hiệu dị ứng thời tiết nào nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng đi khám và tham khảo ý kiến bác sĩ. Nguyên do là cơ địa mỗi người là khác nhau và phản ứng dị ứng cũng không giống nhau. Vì vậy, tốt nhất hãy hỏi ý kiến bác sĩ để có được phương án thích hợp nhất.

Nguyên nhân gây ra bệnh dị ứng thời tiết là gì?

Khi thời tiết thay đổi, đặc biệt là khi trời chuyển lạnh, độ ẩm cao khiến da giảm tiết mồ hôi và chất bã nhờn, chất sừng của da bị mất nước, da trở nên khô hơn, đóng ít vảy. Điều này cũng khiến các protein trong cơ thể biến chất trở thành chất đối nghịch với cơ thể làm cơ thể phản ứng với các tình trạng như ngứa, nổi mẩn, sẩn, mề đay.

Đã có rất nhiều nghiên cứu thực hiện để tìm ra nguyên nhân và ảnh hưởng của bệnh. Một số nghiên cứu cho thấy nhận thức của con người có nguy cơ bị suy giảm qua mỗi lần bị dị ứng.

Nguy cơ da bị dị ứng thời tiết có thể tăng lên nếu bạn:

  • Có cơ địa dị ứng
  • Mắc các bệnh lý như hen suyễn, viêm da tiếp xúc, viêm mũi dị ứng…

Dị ứng thời tiết được điều trị như thế nào?

thuốc dị ứng thời tiết

Những thông tin được cung cấp trong bài viết này không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Cách chẩn đoán bệnh

Phần lớn trường hợp, bác sĩ sẽ hỏi bạn về bệnh sử và tình trạng kích ứng vào các mùa nóng, lạnh, đồng thời tìm kiếm các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh như hen suyễn, viêm da, viêm mũi dị ứng. Từ đó, họ sẽ đưa ra kết luận chẩn đoán cuối cùng.

Bị dị ứng thời tiết uống thuốc gì cho mau khỏi?

Nhiều người thường thắc mắc da bị dị ứng thời tiết phải làm sao, bị dị ứng thời tiết uống thuốc gì cho mau khỏi hay cách chữa dị ứng thời tiết là gì? Thực tế, không có cách chữa dị ứng thời tiết hoàn toàn. Tuy nhiên, việc dùng một số loại thuốc kê toa có thể giúp kiểm soát tốt những triệu chứng khó chịu.

Các loại thuốc dị ứng thời tiết thường được bác sĩ chỉ định bao gồm:

  • Thuốc kháng histamin như cetirizine, loratadin
  • Thuốc kháng thụ thể H2 (cimetidine) hoặc doxepin được kê toa cho những trường hợp nổi mề đay nặng gây lo lắng và trầm cảm
  • Prednisolone được chỉ định điều trị trong hội chứng phù mạch, mề đay, tăng bạch cầu ái toan.
  • Corticoide được dùng để điều trị phòng ngừa các phản ứng kéo dài liên tục.

Những thói quen sinh hoạt giúp phòng ngừa và kiểm soát tốt biểu hiện dị ứng

phòng ngừa dị ứng thời tiết

Bên cạnh cách chữa dị ứng thời tiết lạnh, nóng… bằng thuốc dị ứng thời tiết, bạn cũng có thể hạn chế cũng như kiểm soát tốt các triệu chứng khó chịu mỗi khi thời tiết thay đổi bằng một số thói quen sống lành mạnh sau:

  • Uống nước ép trái cây thường xuyên giúp tăng cường hệ miễn dịch
  • Tránh hút thuốc, dùng đồ uống có cồn, tiếp xúc với khói bụi và phấn hoa vì đây là những yếu tố nguy cơ cho bệnh dị ứng khởi phát
  • Giữ nhiệt độ cơ thể ổn định, tránh việc thay đổi môi trường có nhiệt độ đột ngột hoặc liên tục
  • Nếu ngồi trong máy lạnh, bạn chỉ nên chỉnh nhiệt độ ở mức lý tưởng trong khoảng 25 – 27 độ để giảm nguy cơ nhiệt độ quá chênh so với nhiệt độ ngoài trời
  • Để phòng tránh những cơn đau đầu thường xảy ra khi chuyển mùa, bạn nên ăn nhiều rau xanh, rau quả có nhiều vitamin C, uống đủ 2 lít nước mỗi ngày nhằm điều hòa cơ thể, tập thể dục thể thao điều độ nhằm tăng cường sức khỏe. Bạn cũng có thể sử dụng viêm uống bổ sung các vitamin B1, B6, B12
  • Tránh làm việc dưới trời nắng gắt, khi đi ngoài trời nắng, cần che chắn da cẩn thận (mặc áo khoác, đội mũ rộng vành). Về mùa đông, bạn nên mặc ấm và giữ ấm đầu, cổ, chân tay, tránh những nơi ồn ào náo nhiệt, nơi có không khí ngột ngạt vì dẫn đến hạ huyết áp và gây ra những cơn đau đầu.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn hiểu hơn về tình trạng dị ứng này. Đồng thời, mong rằng bài viết cũng giúp bạn biết được cách trị bệnh phù hợp bằng thuốc và cách phòng ngừa bệnh tại nhà không dùng thuốc.

[embed-health-tool-bmr]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

Weather Affects Allergies. https://www.webmd.com/allergies/how-weather-affects-allergies#1. Ngày truy cập 17/10/2017

Seasonal Allergies. https://www.webmd.com/allergies/features/seasonal-allergies-4-routes-to-relief Ngày truy cập 17/10/2017

Seasonal Allergies. https://www.healthline.com/health/allergies/seasonal-allergies Ngày truy cập 17/10/2017

Can severe weather changes make allergies worse? https://www.bcm.edu/news/can-severe-weather-changes-make-allergies-worse Ngày truy cập: 11/02/2022

Seasonal Allergies (Hay Fever) https://kidshealth.org/en/parents/seasonal-allergies.html#:~:text=Seasonal%20allergies%20are%20sometimes%20called,air%20to%20fertilize%20other%20plants Ngày truy cập: 11/02/2022

Seasonal allergies: Nip them in the bud https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/hay-fever/in-depth/seasonal-allergies/art-20048343 Ngày truy cập: 11/02/2022

Seasonal Allergies https://acaai.org/allergies/allergic-conditions/seasonal-allergies/ Ngày truy cập: 11/02/2022

Lịch sử phiên bản

Phiên bản hiện tại

07/06/2022

Tác giả: Hoàng Hiệp

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Cập nhật bởi: Lan Quan

Bài viết liên quan

12 cách chống dị ứng tự nhiên giúp bạn đỡ khó chịu

Trẻ bị dị ứng thời tiết: Mách mẹ bí quyết để bé nhanh khỏi?

Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh

Tác giả: Hoàng Hiệp · Ngày cập nhật: 07/06/2022

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáoad iconQuảng cáoLoading

Từ khóa » Hình ảnh Viêm Da Dị ứng Thời Tiết