Dị ứng Thời Tiết: Triệu Chứng Và 22 Cách Chữa Trị Phòng Ngừa Kiêng Kỵ

Dị ứng mẩn ngứa gây ra những triệu chứng khó chịu ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của khá nhiều người. Hãy cùng Cleanipedia khám phá nguyên nhân và cách chữa dị ứng thời tiết khi chuyển mùa qua bài viết dưới đây.

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Khi trẻ mắc bệnh, bạn cần tham khảo ý kiến tư vấn của chuyên gia, bác sĩ và không nên tự chữa để đề phòng những biến chứng nguy hiểm.

Ảnh minh họa về dị ứng, nguyên nhân, triệu chứng, và cách điều trị.

1. Dị ứng thời tiết là gì và có gây nguy hiểm không?

Đây là một trong những căn bệnh dị ứng phổ biến và thường gặp ở cả người lớn và trẻ em. Nó gây ra những triệu chứng khó chịu, gây khó khăn trong sinh hoạt cũng như ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.

Đây là căn bệnh gây ra bởi hiện tượng rối loạn hệ miễn dịch bên trong cơ thể và sản sinh ra những kháng thể để chống lại các tác nhân bên ngoài. Đọc thêm 3 cách điều trị tại nhà khi bị dị ứng thời tiết như thế nào?

Dị ứng nổi mề đay không phải là căn bệnh lây nhiễm nên bạn có thể hoàn toàn an tâm khi tiếp xúc với người đối diện. Nó xuất hiện ngẫu nhiên ở mọi độ tuổi cũng như tỉ lệ mắc bệnh ở cả 2 giới là như nhau. Đọc thêm 10 loại thuốc ngăn ngừa kịp thời dị ứng thời tiết chuyển biến.

Loại bệnh mẩn ngứa khó chịu này có thể xảy ra bất cứ thời gian nào trong năm, nhưng thường thấy nhất là vào thời kỳ giao mùa. Căn cứ vào tình trạng và triệu chứng của bệnh mà có thể chia thành 2 loại như sau:

Bệnh dị ứng thời tiết cấp tính

Tình trạng của bệnh sẽ khởi phát và thuyên giảm hoàn toàn trong vòng từ 24 giờ cho đến 6 tuần. Các triệu chứng thường bùng phát mạnh và ồ ạt nhưng lại giảm nhanh chóng ngay cả khi không cần dùng thuốc hoặc áp dụng các biện pháp điều trị nào. Các căn bệnh dị ứng thời tiết cấp tính thường gặp là: viêm mũi, sổ mũi, da nổi mẩn đỏ, mề đay. Đọc thêm các dạng cơ địa dễ nhiễm mẩn ngứa nổi mề đay để phòng tránh kịp thời khi tiết trời chuyển mùa.

Bệnh dị ứng thời tiết mãn tính

Thường có triệu chứng kéo dài nhiều hơn 6 tuần. Ở giai đoạn này, các triệu chứng của bệnh thường ít bùng phát mạnh như trong giai đoạn cấp tính nhưng cứ tiến triển kéo dài và âm ỉ. Dị ứng thời tiết kéo dài khiến cơ thể có thể phát sinh thêm một số hệ lụy như mề đay mãn tính, viêm xoang, hen phế quản, viêm mũi dị ứng quanh năm, viêm da cơ địa. Phụ nữ mang thai bị dị ứng mẩn ngứa khi thời tiết giao mùa có nguy hiểm không?

Và theo như các chuyên gia, nếu bạn đang gặp phải bệnh rối loạn thời tiết thì không nên chủ quan mà cần phải được điều trị nhanh chóng. Vì nó không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu ảnh hưởng đến sinh hoạt cá nhân của bạn.

Mà nếu tình trạng bệnh kéo dài và tiến triển nặng có thể gây ra hiện tượng nhiễm trùng da, hạ huyết áp, sốc phản vệ… dẫn đến nguy cơ tử vong cao. Vậy dị ứng thời tiết chuyển mùa có thật sự nguy hiểm với người lớn và trẻ nhỏ không?

2. Nguyên nhân gây ra bệnh dị ứng thời tiết khi chuyển mùa

Nguyên nhân gây ra bệnh dị ứng thời tiết là do sự thay đổi đột ngột của thời tiết dẫn đến tình trạng cơ thể không kịp thích ứng. Từ đó làm rối loạn hệ miễn dịch bên trong và khiến cơ thể phản ứng quá mức với các tác nhân bên ngoài môi trường như: nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm… Và dẫn đến nhiều căn bệnh dị ứng như: phù nề, nổi mề đay, xung huyết, sổ mũi, nghẹt mũi…

3. Một số biểu hiện của bệnh dị ứng thời tiết khi chuyển mùa

Biểu hiện dị ứng nổi mẩn đỏ thường gặp nhất là các triệu chứng ngoài da hoặc qua đường hô hấp. Đọc thêm 4 cách để biết bạn đang bị nhiễm dị ứng thời tiết?

Biểu hiện ngoài da

  • Da nổi nhiều ban đỏ kèm biểu hiện ngứa ngáy khó chịu ở nhiều vùng da khác nhau như da mặt, cổ, da toàn thân, da bàn tay bàn chân…

  • Da bị phồng rộp, viêm hay tấy đỏ, phù lên hoặc xuất hiện tình trạng xung huyết da như: dưới da xuất hiện nhiều vết bầm hay nhiều mạch máu đỏ tím…

  • Da xuất hiện nhiều mảng mề đay màu trắng hoặc đỏ hồng với mật độ thưa thớt hoặc dày cộm. Nếu tình trạng nổi mề đay đi kèm với triệu chứng khó thở, hạ huyết áp… sẽ dễ dẫn đến tình trạng sốc phản vệ gây nguy hiểm đến tính mạng.

  • Chàm da được biểu hiện với nhiều mảng da đỏ, nổi mụn nước li ti, gây ngứa ngáy, thậm chí còn chảy dịch vàng. Nếu không điều trị chàm da kịp thời, sau một thời gian, các mụn nước sẽ vỡ ra, gây lở loét khiến da bị khô ráp, dày sừng và nứt nẻ, khiến mất đi vẻ thẩm mỹ của da.

Biểu hiện qua đường hô hấp

  • Khó thở hoặc hơi thở khò khè và ho nhiều, tình trạng này xuất hiện phổ biến ở trẻ nhỏ. Khi xuất hiện triệu chứng trên, người bệnh cần đến thăm khám để chẩn đoán có bị mắc bệnh lý hen phế quản và để được điều trị kịp thời.

  • Viêm mũi dị ứng là căn bệnh thường xuất hiện vào thời điểm giao mùa hoặc khi khí hậu thay đổi đột ngột với các triệu chứng như hắt hơi, nghẹt mũi, chảy nước mũi, sổ mũi, ngứa mũi…

Biểu hiện khác

Bên cạnh đó, người mắc bệnh dị ứng thời tiết còn xuất hiện nhiều triệu chứng khác nhưng ít gặp như thường xuyên đau đầu, mệt mỏi, chán ăn, kém tập trung…

4. Các biện pháp phòng ngừa bệnh dị ứng thời tiết khi chuyển mùa

Ngoài việc áp dụng các biện pháp điều trị chuyên môn hay sử dụng thuốc để chữa trị thì bạn cũng có thể thay đổi lối sống lành mạnh để phòng ngừa bệnh. Hãy cùng Cleanipedia tìm hiểu cách chữa trị dị ứng nổi mẩn đỏ ngứa rát khó chịu khi chuyển mùa đơn giản như sau:

Tăng cường sức đề kháng cho cơ thể

Tăng cường sức đề kháng của cơ thể bằng cách thường xuyên tập thể dụng thể thao và bổ sung nhiều loại vitamin qua việc ăn rau xanh hoặc hoa quả. Bạn cũng nên uống đủ 2 lít nước mỗi ngày hoặc nhiều hơn, và nên uống bổ sung nước trái cây để tăng cường vitamin C cho cơ thể. Khi cơ thể khỏe mạnh và hệ thống miễn dịch được tăng cường thì có thể giúp bạn chống lại bệnh dị ứng thời tiết hiệu quả. Đọc thêm 5 cách trị nổi mề đay tại nhà hiệu quả tức thì.

Bổ sung vitamin cho cơ thể

Một cách có thể giảm được tình trạng dị ứng do thời tiết là bạn cũng có thể dùng một số loại thực phẩm chức năng để bổ sung các loại Vitamin như B6, B12 để hạn chế hoặc ngăn ngừa tình trạng đau đầu ngay từ ban đầu do dị ứng với thời tiết. Tham khảo 6 cách trị rôm sảy mẩn ngứa cho người lớn và trẻ nhỏ.

Hạn chế dùng những thực phẩm và các tác nhân gây dị ứng

Bạn nên hạn chế hút thuốc hoặc sử dụng các thức uống có cồn. Nên tránh xa cũng như hạn chế tiếp xúc với các tác nhân dễ gây dị ứng như: phấn hoa, khói bụi, lông động vật hoặc các thực phẩm mà gây dị ứng cho cơ thể của bạn. Đọc thêm cách phòng ngừa dị ứng trời giao mùa bằng mẹo dân gian hữu ích.

Cân bằng và duy trì ổn định nhiệt độ cơ thể

Hãy đảm bảo duy trì nhiệt độ cơ thể ổn định qua việc làm mát, cung cấp đầy đủ nước cho cơ thể khi trời nóng và giữ ấm cho cơ thể khi trời lạnh. Cách này giúp ích rất nhiều cơ thể không chỉ ngăn ngừa bệnh dị ứng mà còn giúp bạn không bị cảm.

Cách điều chỉnh nhiệt độ điều hòa hợp lý

Khi sử dụng điều hòa, bạn không nên chỉnh nhiệt độ quá thấp so với thời tiết bên ngoài (nhiệt độ lý tưởng là sự chênh lệch từ 1 đến 2 độ so với nhiệt độ không khí ngoài trời). Điều này sẽ hạn chế gây ra dị ứng cho cơ thể bạn. Đọc thêm cách chăm sóc trẻ bị mẩn ngứa nổi mụn rát như thế nào?

Không nên trực tiếp dưới ánh nắng quá lâu

Bạn cũng nên hạn chế ở ngoài trời hoặc tiếp xúc lâu và trực tiếp dưới ánh mặt trời gay gắt hay dưới thời tiết lạnh giá. Việc ở lâu bên ngoài sẽ khiến da bạn bị bỏng hoặc rát, gây nên tình trạng sưng đỏ, khiến da bạn bị tổn thương nghiêm trọng. Bạn cũng nên hạn chế đến những nơi ồn ào, đông đúc và không khí ngột ngạt.

Dự trữ thuốc dị ứng hoặc đến cơ sở y tế

Bạn cũng nên dự trữ một số thuốc chống dị ứng thời tiết chuyên dụng để sử dụng ngay khi có những biển hiện hoặc triệu chứng dị ứng nhẹ.

Nếu như các biểu hiện của bệnh ngày càng nặng và không có dấu hiệu thuyên giảm, bạn nên đến ngay cơ sở y tế, bệnh viện gần nhất để được chữa trị kịp thời.

Đóng cửa sổ

Dù đó là một ngày tuyệt đẹp nhưng nếu số lượng phấn hoa cao, hãy đóng cửa sổ và cửa ra vào để bảo vệ bầu không khí trong nhà của bạn. Bạn cũng có thể lắp bộ lọc HEPA trên hệ thống điều hòa không khí và lưới lọc hoặc tấm lọc panel trên lò nướng của bạn.

Cân nhắc các phương pháp điều trị thay thế

Butterbur là một trong những loại có triển vọng nhất và được nghiên cứu kỹ lưỡng trong việc chữa trị dị ứng thời tiết. Một số nghiên cứu cho thấy chiết xuất từ ​​cây bơ gọi là Ze 339 có thể hoạt động tốt như thuốc kháng histamin. Các nghiên cứu khác cho thấy rằng Phleum pratense và pycnogenol có nguồn gốc thực vật cũng có tác dụng tương tự.

Đeo khẩu trang

Nó sẽ ngăn chặn các chất gây dị ứng xâm nhập vào hệ thống đường hô hấp của bạn khi bạn không thể tránh được một số môi trường chứa tác nhân gây dị ứng, như khi bạn làm việc trong sân vườn hoặc sử dụng máy hút bụi.

Khẩu trang N95, có bán ở hầu hết các hiệu thuốc và cửa hàng cung cấp đồ y tế, sẽ chặn được 95% các hạt nhỏ, chẳng hạn như phấn hoa và các chất gây dị ứng khác. Việc đeo khẩu trang là cách chữa dị ứng thời tiết đơn giản và hiệu quả bằng việc giúp bạn hạn chế tiếp xúc với các tác nhân gây ứng.

Ăn uống lành mạnh

Trong một nghiên cứu, trẻ em ăn nhiều rau tươi, trái cây và các loại hạt - đặc biệt là nho, táo, cam và cà chua - thường có ít triệu chứng dị ứng hơn so với trẻ không ăn hoặc ăn ít. Các nhà nghiên cứu vẫn đang cố gắng tìm ra mối liên hệ giữa 2 việc trên.

Nhưng chắc chắn rằng một chế độ ăn uống lành mạnh sẽ tốt cho toàn bộ cơ thể của bạn, do đó đừng quên thêm ít nhất một trái cây tươi và rau xanh vào mỗi bữa ăn của bạn nhé! Tham khảo 5 loại lá tắm giảm ngứa và mụn nhọt khi thời tiết chuyển mùa.

Xông mũi

Xông mũi làm sạch chất nhầy trong mũi và có thể làm dịu các triệu chứng dị ứng ở vùng mũi một cách nhanh chóng. Nó cũng có thể đánh bay vi khuẩn và chất nhầy loãng cũng như giảm chảy dịch mũi sau.

Mua một bộ dụng cụ xông mũi bán sẵn hoặc tự làm một bộ dụng cụ tương tự bằng cách sử dụng bình rửa mũi hoặc ống xông mũi họng. Trộn 3 thìa cà phê muối không chứa i-ốt với 1 thìa cà phê muối nở (bột baking soda) và bảo quản hỗn hợp này trong hộp kín.

Để sử dụng, cho 1 thìa cà phê hỗn hợp bột này vào 30ml nước cất hoặc nước đun sôi để nguội. Tựa người trên bồn rửa mặt và nhẹ nhàng xả nước vào sâu bên trong từng lỗ mũi một bằng dụng cụ xông mũi bán sẵn hoặc tự chế.

Uống nhiều nước trái cây

Nếu bạn cảm thấy nghẹt mũi hoặc chảy nước mũi sau khi bị dị ứng, hãy nhấm nháp thêm vài ngụm nước trái cây hoặc đồ uống không cồn khác. Chất lỏng bổ sung có thể làm loãng chất nhầy trong đường mũi của bạn và giúp bạn giảm đau mũi hiệu quả. Các chất lỏng ấm như trà, nước dùng hoặc canh súp có thêm một lợi ích tương tự như xông hơi vùng mũi.

Giữ nhà của bạn sạch sẽ

Đó là một trong những cách chữa dị ứng thời tiết tốt nhất vì nó làm sạch và loại bỏ tất cả các chất gây dị ứng trong nhà. Nhưng các hóa chất tẩy rửa nhà cửa mạnh có thể gây kích ứng mũi và làm trầm trọng thêm các triệu chứng dị ứng của bạn.

Vì vậy, hãy tự làm ra các chất tẩy rửa tự nhiên bằng những nguyên liệu hàng ngày như giấm trắng, chanh tươi hoặc muối nở. Sử dụng máy hút bụi có bộ lọc HEPA để giữ lại các chất gây dị ứng bên trong. Nếu bạn bị dị ứng nghiêm trọng, hãy nhờ sự trợ giúp từ một thợ vệ sinh nhà cửa chuyên nghiệp. 

Tránh khói thuốc lá

Nó có thể làm trầm trọng thêm tình trạng chảy nước mũi, ngứa mũi, nghẹt mũi và chảy nước mắt của bạn. Hãy chọn những nhà hàng, câu lạc bộ đêm và phòng khách sạn không có khói thuốc. Bạn cũng nên tránh xa các loại khói khác có thể làm cho các triệu chứng của bạn tồi tệ hơn, chẳng hạn như bình xịt hóa mỹ phẩm và khói từ lò sưởi đốt bằng củi,...

Xem xét châm cứu

Cách trị liệu cổ xưa này có thể mang lại một cảm giác nhẹ nhõm và dễ chịu cho các giác quan được châm cứu của bạn. Cách thức châm cứu có ảnh hưởng như thế nào đến việc điều trị dị ứng mũi vẫn chưa được chứng minh rõ ràng.

Nhưng một vài nghiên cứu cho thấy nó có thể hữu ích cho việc điều trị dị ứng. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia y tế trước khi bạn muốn thử nghiệp cách chữa dị ứng thời tiết này.

Giấm táo

Giấm táo có tác dụng tăng cường sức khỏe hệ thống miễn dịch cũng như giúp phá vỡ chất nhầy và hỗ trợ hoạt động của hệ thống bạch huyết. Các chuyên gia khuyên bạn nên pha 1 đến 2 thìa canh giấm táo với một cốc nước lọc và nước chanh rồi uống thành 3 lần trong 1 ngày để làm giảm nhanh các triệu chứng dị ứng.

Giải độc cơ thể

Thông thường, tình trạng dị ứng trở nên tồi tệ hơn do các chất độc tồn tại bên trong cơ thể quá lâu. Gan là trung gian tuyệt vời để loại bỏ các chứng viêm trong cơ thể, và khi nó làm việc quá sức và không thể chuyển hóa thuốc men, rượu và thực phẩm chế biến sẵn, triệu chứng dị ứng có thể bùng phát.

Giải độc cơ thể của bạn bằng cách loại bỏ thức ăn chiên rán, nhiều đường, rượu và các chất độc hại khác ra khỏi chế độ ăn uống hằng ngày của bạn. Hãy thử các loại thực phẩm và thảo mộc hỗ trợ hoạt động của gan như nghệ, atisô, trái cây họ cam quýt và các loại hạt.

Uống men vi sinh

Dị ứng là kết quả của sự mất cân bằng trong hệ thống miễn dịch khiến cơ thể phản ứng quá mức với các chất kích thích. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng sự hiện diện của vi khuẩn có lợi trong ruột có liên quan đến việc giảm tỷ lệ dị ứng.

Probiotics có thể giúp kích thích sản xuất các hoạt chất tăng cường miễn dịch bên trong cơ thể, đặc biệt là đường ruột, từ đó gây cản trở cho sự phát triển của mầm bệnh, các chất dị ứng và vi khuẩn có hại bên trong cơ thể.

Tinh dầu

Thêm vài giọt tinh dầu vào bồn tắm, dầu xoa bóp hoặc máy khuếch tán tinh dầu có thể giúp thuyên giảm các triệu chứng dị ứng.  Dầu bạc hà, húng quế, bạch đàn và cây trà có tác dụng chống viêm và tăng cường hệ thống miễn dịch. Tinh dầu trị dị ứng sẽ giúp giải độc cơ thể và chống lại sự nhiễm trùng, vi khuẩn, ký sinh trùng, vi sinh vật và các độc tố có hại khác.

Dọn nhà sạch sẽ

Dọn dẹp nhà cửa thường xuyên có thể loại bỏ nhiều tác nhân gây dị ứng và giúp thuyên giảm các triệu chứng dị ứng thời tiết của bạn. Thường xuyên vệ sinh hoặc thay mới bộ lọc không khí trong nhà.

Ngoài ra, hãy lau sạch giá sách, lỗ thông hơi và những nơi khác mà phấn hoa có thể tích tụ. Hút bụi thảm hoặc thay vỏ gối một vài lần mỗi tuần cũng như vệ sinh máy lọc không khí thường xuyên là một trong các bước quan trọng không được bỏ qua.

Thay áo gối thường xuyên bởi vì đây là nơi lý tưởng để các chất gây dị ứng có thể truyền từ tóc sang gối hàng đêm và dễ đi vào cơ thể khi bạn sử dụng chiếc gối này để ngủ

Hy vọng qua bài viết trên bạn đã có thêm được nhiều cách phòng ngừa dị ứng thời tiết hiệu quả nhất. Hãy ghé thăm Cleanipedia mỗi ngày để có thêm nhiều mẹo hay chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của bản thân.

>>> Xem thêm:

  • Trẻ bị dị ứng thời tiết tắm lá gì? 6 loại lá chữa dị ứng tốt nhất

Tác giả: Team Cleanipedia 

Facebook | Youtube | Instagram | Pinterest | Twitter

Bản quyền thuộc về: Unilever Vietnam. Ghi rõ nguồn khi tham khảo.

Từ khóa » Cách Chữa Bệnh Dị ứng Thời Tiết