Dị ứng Thuốc - Bệnh Viện Trung ương Quân đội 108

Video

Xem thêm tin
Thiếu tướng GS.TS Lê Hữu Song - Viện trưởng Viện NCKHYDLS 108 chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Thiếu tướng GS.TS Lê Hữu Song - Viện trưởng Viện NCKHYDLS 108 chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

20/11/2024 Chiều ngày 19/11, Viện NCKHYDLS 108, Bệnh viện TWQĐ 108 tổ chức Lễ Kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam. Thay mặt Thường vụ, Đảng uỷ, lãnh đạo Viện NCKHYDLS 108, Thiếu tướng GS.TS Lê Hữu Song - Viện trưởng Viện NCKHYDLS 108, Giám đốc Bệnh viện đã phát biểu chúc mừng, tri ân quý Thầy cô; đề ra các mục tiêu cụ thể cho đội ngũ giảng viên và phương hướng hoạt động năm 2025. Trân trọng kính mời quý vị xem video phát biểu chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 của Thiếu tướng GS.TS Lê Hữu Song dưới đây: Chi tiết
Bệnh đái tháo đường có xu hướng trẻ

Bệnh đái tháo đường có xu hướng trẻ

14/11/2024 Chi tiết
Phẫu thuật thay khớp nhân đạo tại Bệnh viện TWQĐ 108

Phẫu thuật thay khớp nhân đạo tại Bệnh viện TWQĐ 108

11/11/2024 Chi tiết
Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng và phong trào thi đua quyết thắng năm 2024

Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng và phong trào thi đua quyết thắng năm 2024

30/10/2024 Chi tiết Trang chủ | Y Học Sức Khỏe Dị ứng thuốc 03:17 PM 11/08/2016 Dị ứng thuốc là thuật ngữ chuyên môn nói về phản ứng của cơ thể đối với một loại thuốc nào đó. Tất cả các loại thuốc đều có thể có những phản ứng phụ không mong muốn, trong đó có dị ứng thuốc. Các loại thuốc kháng sinh, thuốc uống, thuốc tiêm, thuốc dùng ngoài, kem mỹ phẩm…đều có thể gây dị ứng. Tỷ lệ dị ứng thuốc trước đây từ 2,5-3% dân số, đến nay tăng lên 7-8% và có xu hướng tăng dần. Có nhiều kiểu dị ứng thuốc khác nhau. Có loại xảy ra trong vòng 1 vài ngày đến vài tuần sau khi dùng thuốc. khi dị ứng thường có các dấu hiệu như ngứa, đỏ da, nổi ban đỏ, mụn nước, phỏng nước…. Một trong những loại hình dị ứng nguy hiểm là sốc phản vệ (anaphylacxis). Thống kê bệnh nhân điều trị tại Khoa Da liễu - Dị ứng Bệnh viện TƯQĐ 108 từ tháng 07/2012 đến tháng 07/2013 cho thấy có 383 bệnh nhân bị bệnh dị ứng trên tổng số 1070 bệnh nhân điều trị nội trú, chiếm 26,36%. Trong số các bệnh nhân dị ứng thì có 216 bệnh nhân nghi do thuốc, chiếm 56,4% bệnh nhân dị ứng. 85,5% bệnh nhân dùng thuốc do chỉ định của bác sĩ, chỉ có 14,4% là do tự ý mua thuốc về dùng. Theo đường đưa thuốc vào cơ thể thì 97,2% là đường uống, chỉ có 2,8% theo đường tiêm và bôi. Thời gian xuất hiện tổn thương sau dùng thuốc: 1,4% dị ứng xảy ra trong vòng 6 giờ, 7,3% xảy ra sau 6 giờ đến trước 24 giờ, 72,5% xảy ra trong vòng 2-7 ngày, 18,8% xảy ra sau 7 ngày. 100% bệnh nhân có triêu chứng đầu tiên là ban đỏ kèm ngứa. 23,2% bệnh nhân có sốt đi kèm. Trong số 69 bệnh nhân có làm tiêu bạch cầu đặc hiệu với thuốc thì có 26,1% dương tính với kháng sinh, 19,2% dương tính với thuốc giám đau hạ sốt, các loại thuốc khác dao động trên dưới 10%, đặc biệt có 7,3% bệnh nhân dương tính với cả các thuốc chống dị ứng như chlopheniramin, telfast, methylprednisolone…Trong số thuốc kháng sinh gây dị ứng chủ yếu nhóm β-lactam (Cefuroxim: 27,7%; amoxillin: 22,1%). Trong nhóm thuốc giảm đau hạ sốt thì có 30,8% bệnh nhân dương tính với paracetamol là loại thuốc thường dùng nhất. Các hình thái lâm sàng gặp là: nhiễm độc da dị ứng chiếm 50,7%, mày đay cấp 18,9%, hội chứng Stevens-Johnsons 11,7%, đỏ da toàn thân 7,3%, hồng ban nhiễm sắc cố định 5,8%, hồng ban đa dạng, phù Quinck, sốc phản vệ đều chiếm 1,4%. Tóm lại, bất kỳ một loại thuốc nào cũng đều có thể gây dị ứng. trước khi dùng thuốc phải đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và khi có các biểu hiện nghi ngờ của dị ứng thuốc phải ngừng ngay thuốc và khám tại các cơ sở có uy tín. Khoa Da liễu – Bệnh viện TƯQĐ 108 Chia sẻ

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng chuyên mục

    Một số điều cần biết về kéo dài chân, nâng chiều cao

    Một số điều cần biết về kéo dài chân, nâng chiều cao

    14:14 07/07/2019
    Chăm sóc người bị cảm cúm

    Chăm sóc người bị cảm cúm

    13:46 21/12/2018
    Một số điều cần biết về bệnh Viêm tụy cấp

    Một số điều cần biết về bệnh Viêm tụy cấp

    03:08 12/07/2018

Từ khóa » Thành Phần Thuốc Gây Dị ứng