Dị ứng Và Các Xét Nghiệm Chẩn đoán Dị ứng - Medlatec

1. Bệnh dị ứng là gì?

Dị ứng là tình trạng bệnh lý của phản ứng miễn dịch với dị nguyên dẫn đến tổn thương tổ chức và rối loạn chức năng của một số cơ quan.

Nổi mẩn do dị ứng

Hình 1: Hình ảnh phát ban do dị ứng

Dị nguyên (allergen) là một chất mà có thể gây ra các phản ứng dị ứng. Các dị nguyên ở một số người có thể xem nó như thể vật lạ ("foreign") hoặc chất nguy hiểm ("dangerous") nhưng không có phản ứng chống lại. Đó có thể là vật lạ hay loại chất nào đó nguy hiểm đối với người này nhưng lại không hề gì với người khác - nghĩa là phản ứng dị ứng còn tùy thuộc vào cơ địa mỗi người.

Như vậy khi gặp vật lạ, thì cơ thể sẽ có những phản ứng nhằm mục đích bảo vệ. Tuy nhiên, nếu phản ứng xảy ra quá mức, gây ra những bất thường cho cơ thể thì gọi là phản ứng dị ứng hay trầm trọng hơn, có thể dẫn đến tử vong thì gọi là sốc phản vệ.

Đặc điểm

‒ Biểu hiện lâm sàng trên mỗi bệnh nhân phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra dị ứng.

‒ Khi có triệu chứng lâm sàng, xét nghiệm cho thấy thường có tăng số lượng bạch cầu ái toan và IgE trong máu.

‒ Xuất hiện theo đợt và xen kẽ khoảng thời gian hoàn toàn bình thường.

2. Tỷ lệ mắc các bệnh dị ứng

Trong những năm 2000-2002, theo những số liệu khảo sát trên 8000 người ở 6 tỉnh thành phố của Việt Nam (Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Hoà Bình, Nghệ An, Lâm Đồng) các bác sỹ Bộ môn Dị ứng và Khoa Dị ứng - Miễn dịch lâm sàng Bệnh viện Bạch Mai đã phát hiện tỷ lệ mắc các bệnh dị ứng như sau:

Hen

4,9%

Dị ứng thuốc

8,73%

Mày đay, phù Quincke

11,68%

Viêm mũi dị ứng

10,97%

Dị ứng thời tiết

9,81%

Dị ứng do thức ăn

6,02%

3. Cơ chế gây dị ứng

a. Những yếu tố tham gia vào cơ chế bệnh sinh của bệnh dị ứng

- Đường xâm nhập của dị nguyên:

+ Đường hô hấp

+ Đường tiêm

+ Da

+ Đường tiêu hoá

- Kháng thể IgE đóng một vai trò quan trọng trong bệnh sinh của các bệnh dị ứng, đặc biệt là trong sự hoạt hóa các tế bào mast, tế bào basophil và trong sự trình diện kháng nguyên.

- Các cytokin đóng vai trò cơ bản trong biểu hiện các triệu chứng như mày đay, nổi ban xuất huyết, ngứa…

Các loại thức ăn dễ gây dị ứng

Hình 2: Các loại thức ăn dễ gây dị ứng

b. Các giai đoạn trong cơ chế dị ứng (3 giai đoạn)

- Giai đoạn mẫn cảm: Khi tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng lần đầu sẽ gây ra một phản ứng ở tế bào miễn dịch lympho bào TH2 (một trong 4 loại tế bào TH: tế bào trình diện kháng nguyên). Những lympho bào TH2 này tương tác với các lympho bào khác gọi là tế bào B có vai trò sản xuất kháng thể. Tương tác này kích thích các tế bào B bắt đầu sản xuất một số lượng lớn một loại kháng thể được gọi là IgE. IgE tiết ra lưu thông trong máu và gắn vào một thụ thể IgE đặc hiệu (một loại thụ thể gọi là FcεRI Fc) trên bề mặt của các loại tế bào miễn dịch gọi là tế bào mast và basophils, cả hai đều tham gia vào các phản ứng viêm cấp tính.

- Giai đoạn sinh hoá bệnh: Khi cơ thể tiếp xúc với các chất gây dị ứng tương tự, các chất gây dị ứng đó liên kết với các phân tử IgE được tổ chức trên bề mặt của các tế bào mast hoặc basophils. Liên kết chéo của các thụ thể IgE và Fc xảy ra khi nhiều hơn một thụ thể IgE phức tạp tương tác với các phân tử gây dị ứng, và kích hoạt các tế bào mast và basophils. Kích hoạt này trải qua một quá trình gọi là degranulation, lúc đó từ thể hạt của các tế bào này phóng thích ra histamine và các chất hóa học gây viêm trung gian vào các mô xung quanh.

- Giai đoạn sinh lý bệnh: Khi các hoạt chất trung gian được giải phóng gây ra một số hiệu ứng như giãn mạch, bài tiết chất nhầy, kích thích thần kinh và sự co cơ trơn. Điều này dẫn đến sổ mũi, ngứa, khó thở, và sốc phản vệ, từ đó tác động cơ quan gây rối loạn chức năng, tổn thương tổ chức và gây nên bệnh lý trên lâm sàng như mày đay, phù quinck, hen phế quản, ban xuất huyết...

Sơ đồ phản ứng dị ứng

Hình 3: Sơ đồ phản ứng dị ứng

4. Các xét nghiệm chẩn đoán dị ứng

Xét nghiệm dị ứng được chỉ định khi có các dấu hiệu hoặc triệu chứng gợi ý về sự dị ứng với một hoặc nhiều chất. Các dấu hiệu và triệu chứng dị ứng có thể bao gồm: phát ban, viêm da, chàm, mắt đỏ, ngứa, ho, nghẹt mũi, hắt hơi, hen, đau bụng, khó thở, buồn nôn, nôn, tiêu chảy.

+ Tổng phân tích máu: Đánh giá tỷ lệ bạch cầu ái toan

+ Xét nghiệm IgE toàn phần.

+ Xét nghiệm IgE đặc hiệu dị nguyên (Panel dị nguyên): đo một sự đáp ứng với các dị nguyên riêng biệt.

Ý nghĩa

+ Chẩn đoán dị ứng ở người có các triệu chứng giống như dị ứng cấp hoặc mạn tính.

+ Theo dõi trị liệu miễn dịch.

+ Xét nghiệm Panel dị ứng bao gồm có 60 dị nguyên thường gặp trên lâm sàng, tập trung chủ yếu ở nhóm thức ăn như tôm, cua, cá, sữa, táo và một số dị nguyên tiếp xúc với môi trường bên ngoài như bụi, lông chó, mèo…

5. Xét nghiệm panel dị ứng 60 dị nguyên

Với mong muốn giúp người dân dễ dàng tiếp cận các kỹ thuật tiên tiến trên thế giới, từ tháng 10/2018, được sự cho phép của Bộ Y tế, Bệnh viện ĐK MEDLATEC triển khai xét nghiệm Panel Dị ứng – xét nghiệm tìm từ 60 đến 107 dị nguyên.

Thông qua xét nghiệm này, người dân có cơ hội xác định cùng lúc từ 60 đến 107 dị nguyên gây dị ứng phổ biến nhất trên 1 mẫu xét nghiệm.

- Bảng 60 dị nguyên có thể được xác định bởi PROTIATH Allergy

TT

Allergens (Tiếng Anh)

Dị nguyên (Tiếng Việt)

TT

Allergens

Dị nguyên

1

Total IgE

Dị nguyên IgE tổng thể đặc hiệu

31

Tuna/Salmon

Cá ngừ/Cá hồi

2

Housedust

Bụi nhà

32

Plaice/Anchovy Alasska Pollock

Cá bơn sao/Cá minh thái Alaska

3

D.pteronyssinus

Mạt bụi (mạt nhà) D.pteronyssinus

33

Lobster/Pacific squid

Tôm hùm/Mực Thái Bình Dương

4

D.farinae

Mạt bụi (mạt nhà) D.farinae

34

Eel

Lươn

5

Cat epithelium & dander

Lông và biểu mô mèo

35

Blue mussel/Oyster /Clam/Scallop

Vẹm Xanh/Hàu /Nghêu (ngao)/Sò điệp

6

Dog dander

Lông chó

36

Skilkworm pupa

Nhộng tằm

7

Egg white

Lòng trắng trứng

37

Pork

Thịt lợn

8

Milk

Sữa

38

Beef

Thịt bò

9

Cockroach

Gián

39

Chicken

Thịt gà

10

Peanut

Đậu phộng (lạc)

40

Lamb meat

Thịt cừu

11

Soy bean

Đậu nành (Đậu tương)

41

Cheese/Cheddar type

Pho mát/Pho mát Cheddar

12

Wheat

Lúa mì

42

Barley

Lúa mạch

13

Alder

Gỗ trăn (gỗ Alder)

43

Rice

Gạo

14

Birch

Gỗ phong vàng (gỗ Birch)

44

Buckwheat

Kiều mạch

15

Oak

Gỗ sồi

45

Yeast, baker's

Nấm men bánh mỳ

16

Common ragweed

Cỏ phấn hương

46

Corn

Ngô

17

Japanese hop

Hoa hublông Nhật Bản

47

Carrot

Cà rốt

18

Mugwort

Cây ngải cứu

48

Potato

Khoai tây

19

Alternaria alternata

Nấm Alternaria alternata

49

Garlic/Onion

Tỏi/Hành tây

20

Cladosporium herbarum

Nấm Cladosporium herbarum

50

Celery

Cần tây

21

Aspergillus fumigatus

Nấm Aspergillus fumigatus

51

Cucumber

Dưa chuột

22

Crab

Cua

52

Tomato

Cà chua

23

Shrimp

Tôm

53

Citrus mix

Cam, chanh

24

Mackerel

Cá thu

54

Strawberry

Dâu tây

25

Cultivated rye

Lúa mạch đen

55

Kiwi/Mango/Banana

Kiwi/Xoài/Chuối

26

CCD (Cross-reactive Carbohydrate Determinants)

Dị nguyên phản ứng chéo

56

Sweet chestnut

Quả dẻ thơm

27

Peach

Đào

57

Walnut

Quả óc chó

28

Apple

Táo

58

Hazelnut

Hạt phỉ

29

Sesame

Vừng

59

Almond/Pine nut /Sunflower

Hạt hạnh nhân/Hạt thông/Hạt hướng dương

30

Codfish

Cá tuyết đen (ca mè)

60

Cacao

Cacao

- Giá trị bình thường: Âm tính

Biện luận kết quả

+ Các kết quả âm tính bình thường chỉ ra rằng một người có thể không có dị ứng thực sự với chất gây dị ứng đó.

+ Kết quả dương tính ở những mức độ khác nhau với một dị nguyên nào đó thường chỉ ra là có thể dị ứng với dị nguyên đó, khi đó cần kết hợp với bác sỹ lâm sàng để đưa đến kết luận cho bệnh nhân.

Cách lấy mẫu

- 2 ml máu toàn phần vào ống không chống đông.

Bảo quản

- 2-8oC trong 24h.

- 20oC trong 3 tháng.

Thời gian trả kết quả

- Nhận trước 9h sáng trả kết quả trước 16h cùng ngày.

- Nhận mẫu sau 9h trả kết quả trước 16h ngày hôm sau.

Hội tụ đội ngũ chuyên gia cố vấn, bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm như: BS Lê Thị Hường – chuyên khoa Da liễu; BS Nguyễn Hải An – chuyên khoa Da liễu,… Và tiên phong cập nhật các xét nghiệm hiện đại của thế giới, Bệnh viện ĐK MEDLATEC mong muốn luôn là địa chỉ đồng hành khám chữa bệnh uy tín của người dân.

Tài liệu tham khảo

- GS.TSKH Nguyễn Năng An (2007). Sách Nội bệnh lý- Phần Dị ứng- Miễn dịch lâm sàng-Gs.TSKH Nguyễn Năng An- Nhà xuất bản Y học (trang 17).

- Bài viết: Dị ứng- Bách Khoa toàn thư

- https:/vi.wikipedia.org/wiki/D%E1%BB%8B_%E1%BB%A9ng

- Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh về dị ứng – miễn dịch lâm sàng BYT 02/10/2014.

- Bài viết: Để không còn nỗi lo dị ứng- BS. Lê Đức Thọ

Mọi chi tiết, Quý vị vui lòng liên hệ:

Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC

Cơ sở 1: 42 Nghĩa Dũng, Ba Đình, Hà Nội

Cơ sở 2: 99 Trích Sài, Tây Hồ, Hà Nội

Cơ sở 3: 5 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội

Tổng đài: 1900 56 56 56

Website: medlatec.vn * Email: [email protected]

Từ khóa » Dị ứng Có Nghĩa Là Gì