Dị ứng Với ánh Nắng: Chớ Xem Thường - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
Có thể bạn quan tâm
Dị ứng với ánh nắng có thể gặp ở mọi lứa tuổi và không phân biệt chủng tộc. Đối với những trường hợp này, cuộc sống của họ không chỉ bị xáo trộn mà còn bị hiểu lầm do luôn phải bịt kín mặt, mũi hay toàn thân để bảo vệ da khỏi ánh nắng mặt trời vào bất cứ lúc nào.
Câu chuyện của chàng trai từ nước Anh
Chàng trai Sam Phelps (27 tuổi) đến từ Bristol (Anh), là một kỹ sư hàng hải bị mắc một chứng bệnh hiếm gặp có tên tiếng Anh là Erythropoietin Protoporphyria - EPP (hay còn gọi là porphyria). Porphyria là một dạng dị ứng cực hiếm gây ra bởi ánh sáng mặt trời. Người mắc bệnh lý này chỉ sau một vài giây tiếp xúc với ánh nắng mặt trời chiếu vào, làn da sẽ sưng tấy lên, mẩn đỏ, ngứa ran, đau đớn vô cùng. Chính vì vậy mà Sam Phelps luôn phải mặc áo dài, quần dài, đeo găng tay, đội mũ, đeo khẩu trang bịt kín người trong ngày nắng, dù mùa hè hay mùa đông nếu muốn ra ngoài trời. Và cũng chính vì căn bệnh này mà anh bị bạn bè trêu trọc gọi là ma cà rồng, bị nhân viên an ninh hiểu lầm là tội phạm và yêu cầu bỏ găng tay, khẩu trang khi vào cửa hàng mua đồ. Để có thể đi chơi với bạn bè hay bạn gái, Sam phải nghiên cứu cẩn thận về thời tiết để có kế hoạch trước.
Sam phải nai nịt cẩn thận khi ra ngoài trời để tránh da tiếp xúc với ánh sáng.
Sam Phelps được chẩn đoán mắc porphyria vào 6 năm trước sau khi được nhập viện trong lúc đi nghỉ với gia đình ở Cornwall, Anh với biểu hiện bàn tay và khuôn mặt phồng lên, trong vòng một vài giờ, anh thấy da bắt đầu nóng lên, nứt toét ra và đau dữ dội. Cha của Sam phải đưa anh đến Bệnh viện Cộng đồng Falmouth và bác sĩ khẳng định anh mắc bệnh porphyria - một dạng dị ứng với ánh nắng. Kể từ khi phát hiện bệnh, Sam Phelps liên tục phải điều trị bằng phương pháp ánh sáng 3 lần/tuần trong suốt mùa hè để giúp làn da thích nghi với ánh sáng. Mặc dù việc điều trị không chữa khỏi hoàn toàn được căn bệnh nhưng nó giúp anh ít chịu đau đớn hơn. Ngoài ra, để hạn chế tối đa việc tái phát dị ứng, Sam phải liên tục uống thuốc giảm đau, cố gắng giữ cho người mát mẻ, không để lộ bất kỳ phần da nào với ánh nắng vì nếu không che kín người, Sam không thể tận hưởng thời gian vui chơi với bạn bè.
Ngoài Sam, còn có nhiều người khác cũng bị dị ứng với ánh nắng và tất cả họ cũng giống anh, đều phải tránh ánh nắng vào mọi thời điểm, bằng nhiều trang phục hỗ trợ cũng như thực hiện những công việc yêu thích khi trời tắt nắng, kể cả bơi lội.
Nguyên nhân gây EPP là gì?
Thủ phạm chính gây ra dị ứng ánh nắng là tia cực tím trong ánh nắng mặt trời. Đối với một số trường hợp đặc biệt, khi tia cực tím tiếp xúc trực tiếp với da sẽ khiến tế bào bị tổn thương và ảnh hưởng tới phần protein bên trong. Các protein sau khi bị biến đổi bởi tia cực tím sẽ trở thành chất lạ đối với cơ thể và bị hệ miễn dịch đào thải và phản ứng của hệ miễn dịch càng mạnh, vùng da bị ảnh hưởng càng xuất hiện những vấn đề khó chịu. Bên cạnh đó, một số loại thuốc như thuốc kháng sinh, giảm đau, chống viêm, hóa chất, các chất kích thích, thường xuyên lo lắng, đói, mệt mỏi… cũng có thể tăng độ nhạy cảm của ánh sáng với làn da khiến hiện tượng này thêm trầm trọng. Có 4 hình thức dị ứng nắng phổ biến nhất là nổi ban đa hình (mẩn ngứa, nổi sần có màu trắng hoặc vàng viền đỏ), viêm da quang hóa (sần, ngứa xuất hiện nhiều trên bề mặt da, dễ nhầm với viêm da tiếp xúc), ngứa sần quang hóa (sần, ngứa, lan rộng khắp các vùng da, kể cả khu vực không tiếp xúc với ánh nắng) và nổi mề đay (phát ban da, mụn nước và ngứa ngáy khó chịu ngay khi vừa tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong vài phút).
Sam phải nghiên cứu kỹ thời tiết nếu muốn đi chơi với bạn gái.
Bệnh có biện pháp điều trị không?
Hiện nay, trên thế giới vẫn chưa có phương pháp điều trị tận gốc bệnh EPP nhưng có thể sử dụng một số loại thuốc có chứa corticoid, thuốc kháng histamin để hạn chế hoạt động của hệ miễn dịch. Biện pháp chiếu tia cực tím ở vùng da nhạy cảm để chúng quen với việc tiếp xúc với ánh sáng mặt trời cũng được áp dụng và cho kết quả khá khả quan. Tuy nhiên, biện pháp tốt nhất chính là giảm thiểu tác động của ánh nắng lên da như hạn chế ra ngoài trời nắng, kể cả ngày nắng trong mùa đông, sử dụng quần áo dài, khẩu trang, kính râm, ô che nắng, mũ… Khi gặp bất kỳ vấn đề nào về da, cần nhanh chóng tìm đến sự trợ giúp của các chuyên gia y khoa để được chẩn đoán và điều trị sớm nhất nhằm ngăn chặn bệnh tiến triển nặng thêm cũng như các biến chứng có thể xảy ra.
Từ khóa » đi Ra Nắng Bị Ngứa
-
Phòng Bệnh Dị ứng Do ánh Nắng - Bệnh Viện Hồng Ngọc
-
Dị ứng ánh Nắng Và Những điều Cần Biết - ISofHcare
-
Dị ứng ánh Sáng Mặt Trời Có Nguy Hiểm Không? - Hello Bacsi
-
Phòng Tránh Viêm Da Do ánh Nắng Mặt Trời | Vinmec
-
Vì Sao Nhiều Người Bị Viêm Da Do ánh Nắng Và Cách Phòng Ngừa
-
Dị ứng Với ánh Nắng, Làm Sao Tránh? - Tuổi Trẻ Online
-
Mẫn Cảm Với ánh Sáng - Rối Loạn Da Liễu - Cẩm Nang MSD
-
Bị Sẩn Ngứa Khi Trời Nóng: Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục - Dr.Binh
-
Bệnh Da Do ánh Nắng
-
Tại Sao Cơ Thể Nổi Mẩn Ngứa Khi Trời Nóng? Cách Điều Trị
-
Dị ứng ánh Sáng Mặt Trời Có Nguy Hiểm Không Và Cách Phòng Ngừa ...
-
Nổi Mẩn Ngứa Khi Trời Nóng, Phải Làm Sao? - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
-
Hiện Tượng Ngứa Da đầu Khi Ra Nắng Là Bệnh Gì? - ICare Pharma
-
Da Mặt Bị Ngứa Là Bệnh Gì? Cách điều Trị Ra Sao? - BookingCare