Dị Vật đường Thở - Tai Nạn Nguy Hiểm Thường Gặp ở Trẻ Nhỏ
Có thể bạn quan tâm
Dị vật đường thở là một tai nạn nguy hiểm thường gặp ở trẻ em, nhất là ở trẻ dưới 2 tuổi, do vật lạ rơi vào đường thở làm hẹp hoặc tắc hoàn toàn đường thở. Tai nạn thường xảy ra khi trẻ vừa ăn vừa cười hoặc ăn không đúng cách, nhiều trường hợp do người lớn để trẻ tự ăn, chơi, ngậm, nuốt những thức ăn, đồ vật có kích thước nhỏ.
TIN LIÊN QUANDị vật đường thở là tình trạng cấp cứu khẩn cấp, nếu không xử lý kịp thời có thể dẫn đến các hậu quả nặng nề như tổn thương não không hồi phục, thậm chí gây tử vong.
Các dị vật đường thở có thể có nhiều loại:
- Động vật: tôm, vỏ tôm, xương cá...
- Thực vật: hột na, hạt lạc, hạt ngô, hạt đỗ, hạt bí...
- Hoặc viên thuốc, kẹo viên, nắp bút, thạch...
Các dị vật khi rơi vào đường thở có thể mắc ở thanh quản, khí quản hay phế quản.
Các dấu hiệu nhận biết trẻ bị dị vật đường thở:
1. Hội chứng xâm nhập: Là triệu chứng nổi bật của tai nạn dị vật đường thở.
- Trẻ đang khỏe mạnh trước đó, tự nhiên ho sặc sụa, ho rũ rượi liên hồi, dãy giụa rồi khó thở, tím tái và có thể chết vì ngạt trong vài ba phút hoặc nửa giờ sau đó. Người ta gọi đó là một tai nạn “chết đuối trên cạn”, trẻ ngạt thở có thể do đường hô hấp bị bít kín đột ngột, cũng có thể do phản xạ ức chế thanh quản.
- Một số trường hợp, hội chứng thâm nhập ban đầu diễn ra bằng cơn ho sặc sụa, ho tống ho tháo hoặc trớ hay khạc ra trong vài phút sau đó trẻ thở lại được bình thường, dễ bị bỏ qua. Nhưng một, hai giờ sau triệu chứng khàn tiếng, sốt, khó thở bắt đầu xuất hiện và tăng dần.
- Đối với trẻ nhỏ, không phải bao giờ cũng dễ dàng xác định được hội chứng xâm nhập ban đầu ngay lúc xảy ra tai nạn, nhất là nếu không chứng kiến lúc tai nạn xảy ra đối với trẻ. Những trường hợp này, trẻ được đưa đến bệnh viện thường chỉ vì có triệu chứng của viêm thanh quản, khí, phế quản cấp mà thôi.
2. Hội chứng khu trú: Rất khác nhau tùy vị trí dị vật mắc lại trong đường thở.
- Nếu sau các triệu chứng của hội chứng thâm nhập ban đầu mà trẻ có khó thở càng tăng, ho càng rũ rượi, thỉnh thoảng có đợt khó thở, tím tái, thở rít, khàn tiếng có chiều hướng tăng dần; trẻ mỗi lúc thêm vật vã quấy khóc thì có khả năng dị vật đã cắm vào thanh quản hay thanh môn.
- Nếu khó thở xuất hiện từng đợt, trẻ có lúc yên tĩnh, có lúc giãy giụa thì có thể dị vật đang di động trong khí quản.
- Ở trẻ lớn, hội chứng xâm nhập ban đầu cũng rõ như trẻ nhỏ, nhưng có thể sau đó vài phút trẻ trở lại yên tĩnh, thể trạng vẫn tốt, đi lại, ăn uống bình thường, chỉ ho húng hắng từng cơn. Nếu đau tức ngực xuất hiện một bên, lúc ho đau hơn thì khả năng dị vật đã cắm vào phế quản.
Tiên lượng của tai nạn dị vật đường thở phụ thuộc vào:
- Bản chất của dị vật: là hạt hữu cơ hay hạt thực vật, cứng hay mềm nhẵn hay sắc nhọn, có ngấm nước trương to không...
- Tuổi của bệnh nhân: trẻ càng nhỏ thì càng nguy hiểm khi bị dị vật đường thở.
- Được cấp cứu sớm hay muộn và nhiều yếu tố khác liên quan đến dụng cụ và điều kiện y tế... Nhiều trường hợp cấp cứu muộn khi đường thở của trẻ bị phù nề, xung huyết làm cho các thủ thuật lấy dị vật khó khăn hơn rất nhiều.
Khuyến cáo phòng tránh và sơ cứu khi bị dị vật đường thở đối với trẻ nhỏ:
- Cần chú ý và tránh không để trẻ chơi với những vật dụng bằng kim loại, đồ nhựa có kích thước nhỏ dễ bị hóc khi đưa vào mồm. Phải hết sức cẩn trọng khi cho trẻ ăn hoặc phải để ý khi trẻ tự ăn các loại thức ăn, hoa quả có hạt nhỏ như na, ngô, đỗ, lạc, kẹo viên...đây là `những loại thức ăn rất dễ gây cho trẻ hóc và sặc thức ăn dẫn tới dị vật chui vào đường thở gây bít tắc đường thở và trẻ có thể tử vong ngay lập tức trước khi tới bệnh viện.
- Khi trẻ bị dị vật đường thở: nếu trẻ còn hồng hào, khóc được, la được, nói được, không khó thở: nên đặt ở tư thế ngồi thở, giữ yên trẻ, đưa đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu. Tuyệt đối không được tự ý móc họng hoặc dùng các biện pháp chữa mẹo theo dân gian. Các thao tác không đúng có thể gây rách thực quản, hoặc vô tình đẩy dị vật chui sâu vào đường thở dẫn đến tắc thở, khi đó trẻ có nguy cơ tử vong rất cao.
- Với trẻ nhỏ dưới 2 tuổi, nếu có tím tái, khó thở, không khóc được hoặc khóc yếu, nhanh chóng gọi cấp cứu và tiến hành sơ cứu như sau:
+ Đặt trẻ nằm sấp, đầu thấp trên cánh tay trái, giữ chặt đầu và cổ trước bằng bàn tay trái.
+ Dùng gót bàn tay phải vỗ 5 cái thật mạnh vỗ lưng trẻ ở khoảng giữa hai bả vai.
+ Sau đó lật ngửa trẻ sang tay phải, nếu còn khó thở, tím tái, dùng hai ngón tay trái ấn mạnh ở vùng 1/2 dưới xương ức 5 cái.
+ Nếu dị vật vẫn chưa rơi ra ngoài, hãy lật người trẻ lại tiếp tục vỗ lưng. Luân phiên vỗ lưng và ấn ngực cho tới khi dị vật rơi khỏi đường thở hoặc trẻ khóc được.
Sau khi lấy được dị vật, hoặc trẻ la khóc được, vẫn phải đưa trẻ đến cơ sở y tế để được kiểm tra.
Thanh Thủy
Admin Sở Y Tế
Các tin khác- Sàng lọc trước sinh và các xét nghiệm sàng lọc trước sinh
- 7 sai lầm thường gặp khi điều trị tay chân miệng cho trẻ
- Thụ tinh trong ống nghiệm cho phụ nữ bị buồng trứng đa nang không cần kích trứng
- Trẻ em mắc đái tháo đường do đâu?
- Cách xử trí hạ đường huyết khi dùng insulin trị đái tháo đường
- 4 món cháo từ sơn dược trợ tiêu hoá, kiện tỳ ích vị
- Hướng dẫn về việc bổ sung về việc đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương năm 2024
- Giám sát phản ứng có hại của thuốc (ADR) tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
- Tăng cường các biện pháp phòng chống dịch bệnh tại các cơ sở kinh doanh thuốc trong dịp Tết Nguyên đán 2022
- Đảm bảo cung ứng thuốc phòng chống dịch bệnh và nhu cầu sử dụng thuốc trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022
- 4289/QĐ-SYT Quyết định về việc giao chỉ tiêu Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán thu, chi ngân sách năm 2022 cho các đơn vị thuộc Sở Y tế Hà Nội
- 10722/BYT-DP Về việc tiêm vắc xin phòng Covid-19 liều cơ bản và nhắc lại
- Công văn 10696/BYT-MT về việc cách ly y tế cho trường hợp F1 đã tiêm đủ liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh Covid-19
- Công văn 10688/BYT-MT của Bộ Y tế về phòng, chống dịch Covid-19 đối với người nhập cảnh
- Sử dụng kết quả xét nghiệm để phát hiện người mắc Covid-19 và cho người bệnh ra viện
- Quyết định 696/QĐ-SYT của Bộ Y tế ban hành Sổ tay thực hành tại cơ sở bán lẻ thuốc
Dịch vụ công trực tuyến | |
Phần mềm Quản lý văn bản | |
Phần mềm QLHS Một cửa | |
Phần mềm Một cửa (Mới) | |
Tiếp nhận ý kiến công dân | |
Danh mục TTHC công | |
Tra cứu hồ sơ Một cửa | |
Thư điện tử TP Hà Nội | |
Thông tin người phát ngôn |
Từ khóa » Cách Nhận Biết Bé Nuốt Dị Vật
-
Dị Vật đường Tiêu Hóa | Bệnh Viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng
-
Dấu Hiệu Và Sự Nguy Hiểm Khi Mắc Dị Vật đường Tiêu Hóa | Vinmec
-
Dị Vật Tiêu Hóa ở Trẻ Em - Bệnh Viện Nhi Trung Ương
-
Biểu Hiện Khi Bé Nuốt Phải Dị Vật: Cách Xử Trí Dành Cho Cha Mẹ
-
Nuốt Dị Vật ở Trẻ Nhỏ | Tin Tức
-
Các Dị Vật Dạ Dày Và Ruột - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Dị Vật đường Thở Trẻ Em: Dấu Hiệu Nhận Biết Và Cách Xử Trí - YouMed
-
Nuốt Phải Dị Vật
-
Những Triệu Chứng Cho Thấy Con Bạn Có Thể đã Nuốt Dị Vật Gây Chết ...
-
BS.CK2 Đinh Thu Oanh: Nếu Nuốt Phải Dị Vật Bạn Nên Xử Trí Thế Nào?
-
Hóc Dị Vật ở Trẻ Em – Những điều Cha Mẹ Cần Biết
-
CẢNH BÁO NUỐT DỊ VẬT VÀO ĐƯỜNG TIÊU HÓA Ở MỌI ĐỘ TUỔI
-
Dị Vật đường Tiêu Hóa - BỆNH VIỆN BÌNH DÂN
-
Trẻ 2 Tháng Tuổi Khó Thở Khi Nuốt Phải Dị Vật - Báo Người Lao động