Đi Vệ Sinh Nặng Bị đau Hậu Môn Với 5 Cách Hiệu Quả [ Tiết Lộ ]
Có thể bạn quan tâm
Đi vệ sinh nặng bị đau hậu mônlà triệu chứng gây nhiều bất tiện, khó chịu cho mọi người. Tuy nhiên, mức độ nghiêm trọng, nguyên nhân xuất hiện của triệu chứng này không phải ai cũng nắm rõ nên chưa có biện pháp phòng ngừa và điều trị hiệu quả. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thêm cho mọi người các thông tin cần thiết về vấn đề này để hạn chế được các nguy hiểm.
Khi nào đi vệ sinh nặng bị đau hậu môn?
Đi vệ sinh nặng bị đau hậu môn có thể xuất hiện trong quá trình đại tiện, niêm mạc ở hậu môn bị nứt hoặc rách. Ngoài ra, hiện tượng này có thể xảy ra khi người bệnh lâu chùi quá mạnh, có chứa vi khuẩn ở hậu môn dẫn tới lớp da xung quanh bị kích ứng, đỏ rát.
Đau hậu môn sau khi đi vệ sinh nặng thường bị đau dữ dội, đau theo từng cơn khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi, khó chịu. Tình trạng này kéo dài, nhiều trường hợp bệnh nhân đứng hay ngồi đều khó khăn, cử động nhẹ cũng cảm thấy đau rát ở hậu môn.
Trên thực tế, có nhiều nguyên nhân sinh lý tác động vào hậu môn khiến hậu môn có hiện tượng đau rát, đặc biệt là khi đi vệ sinh nặng. Nắm rõ được các nguyên nhân gây bệnh này có thể giúp mọi người điều trị và phòng ngừa an toàn, nhanh chóng và hiệu quả hơn.
- Ăn nhiều đồ cay nóng khiến hệ tiêu hóa của nhiều người bị rối loạn, gặp nhiều rắc rối. Quá trình tiêu hóa không hoàn toàn khiến nhiều chất vẫn tồn tại khi được đào thải ra ngoài, kích thích hậu môn mẫn cảm.
- Thói quen nhịn đi vệ sinh lâu khiến cho cơ thể mất nước, tình trạng đi táo bón thường xuyên. Phân cứng, khó rặn ra ngoài nên hậu môn bị tác động lực lớn, niêm mạc bị tổn thương gây đau rát.
- Quan hệ tình dục không an toàn, quan hệ qua hậu môn không đảm bảo vệ sinh, mạnh bạo khiến hậu môn bị tổn thương, tăng nguy cơ bị nhiễm các bệnh lây truyền qua hậu môn.
- Vấn đề vệ sinh cá nhân, đặc biệt là bộ phận sinh dục không được đảm bảo sạch sẽ và đúng cách gây tổn thương tới hậu môn. Vi khuẩn thuận lợi cư trú tại hậu môn, tăng các cơn đau ở hậu môn.
Nguy cơ mắc bệnh nguy hiểm khi bị đau hậu môn
Đi vệ sinh nặng bị đau hậu môn không chỉ do các nguyên nhân sinh lý mà còn là dấu hiệu cảnh báo của nhiều bệnh lý hậu môn trực tràng phức tạp, cần phải được thăm khám và điều trị sớm. Theo chuyên gia Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng, các bệnh lý này có diễn biến khôn lường, triệu chứng phát tác khó chịu và nhiều bất tiện, kéo dài thời gian dễ bị biến chứng nguy hiểm.
Nếu mọi người phát hiện ngoài cơn đau rát ở hậu môn khi đi vệ sinh còn có những triệu chứng sau thì nên nhanh chóng đi điều trị tại cơ sở y tế uy tín: vùng dưới có cảm giác ngứa ngáy, ra nhiều chất dịch nhờn bất thường, thậm chí chảy máu hoặc mủ ở hậu môn.
1. Bệnh trĩ
Bệnh trĩ có triệu chứng điển hình đi vệ sinh nặng bị đau hậu môn là căn bệnh hậu môn trực tràng phổ biến nhất. Có 3 loại trĩ thường xuất hiện là trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp với từng cấp độ phát bệnh từ 1 đến 4. Gia tăng áp lực do ngồi nhiều, rặn khi đi đại tiện khiến tĩnh mạch ở hậu môn giãn ra, hình thành nên búi trĩ.
Bệnh trĩ có mức độ khó chịu và đau đớn dựa vào vị trí hình thành các búi trĩ, nếu trĩ ngoại sẽ khó chịu và dễ viêm nhiễm hơn trĩ nội. Tuy nhiên, dù là loại trĩ nào thì đều cần được điều trị sớm để tránh:
- Tình trạng bị thiếu máu nghiêm trọng.
- Bị tắc mạch, sa búi trĩ ra ngoài hậu môn.
- Viêm da, viêm nhiễm xung quanh hậu môn.
2. Rò hậu môn
Bên cạnh bệnh trĩ, đi vệ sinh nặng bị đau hậu môn cũng là dấu hiệu tiêu biểu giúp nhận biết bệnh rò hậu môn chính xác. Bệnh lý này khiến các vùng da nhạy cảm xung quanh hậu môn bị vi khuẩn tấn công, gây viêm nhiễm, kéo theo đó là triệu chứng ớn lạnh, sốt cao không lùi, sức khỏe suy nhược, cơ thể luôn thấy mệt mỏi.
Thường rò hậu môn lành tính hơn bệnh trĩ, nhưng vẫn gây ra nhiều bất tiện trong sinh hoạt, nếu không vệ sinh cẩn thận vẫn có thể xuất hiện biến chứng nguy hiểm. Đặc biệt liên quan tới hệ tiêu hóa, có thể bị ung thư với tiên lượng xấu và chất lượng cuộc sống thấp.
3. Áp xe hậu môn
Đi vệ sinh nặng bị đau hậu môn cảnh báo áp xe hậu môn trực tràng đang phát triển mạnh. Khi rơi vào tình trạng bị apxe, cơ thể người bệnh mệt mỏi, bị sốt cao, đồng thời vùng da xung quanh hậu môn viêm nhiễm, đỏ rát, rỉ mủ vàng hoặc máu. Cơn đau kéo dài, cả lúc ngồi và đứng khiến nhiều bệnh nhân cảm thấy khó chịu.
Nếu người bệnh không nhanh chóng đi khám và điều trị sớm các triệu chứng trên thì có nguy cơ gặp phải các biến chứng:
- Viêm nang lông, đặc biệt vùng xung quanh hậu môn.
- Nhiễm trùng hậu môn, có các vết rách, nứt kẽ.
- Tăng nguy cơ mắc ung thư hậu môn trực tràng rất nguy hiểm.
4. Ung thư trực tràng
Đi vệ sinh nặng bị đau hậu môn là triệu chứng nghiêm trọng vì có thể là dấu hiệu cho thấy bị ung thư trực tràng, căn bệnh ung thư nguy hiểm thứ 3 trên thế giới. Ngoài đau hậu môn khi đại tiện, bệnh nhân có thể phát hiện máu lẫn trong phân, bụng đau dữ dội, tình trạng tiêu hóa bị rối loạn, cơ thể mệt nhọc, suy nhược.
Ung thư trực tràng có tỷ lệ tử vong cao, là căn bệnh ác tính không thể chủ quan, cần được phát hiện và điều trị sớm. Bệnh lý này có thể xuất hiện ở mọi đối tượng từ người già tới trẻ em và chỉ được chẩn đoán chính xác thông qua các xét nghiệm, nội soi cần thiết. Vì thế, mọi người nên chú ý tới các thay đổi của cơ thể để nhanh chóng đi gặp bác sĩ có chuyên khoa, được tiến hành khám lâm sàng và làm các xét nghiệm với công nghệ y khoa hiện đại.
Đi vệ sinh nặng bị đau hậu môn áp dụng 5 cách sau
Sau khi đi vệ sinh nặng bị đau hậu môn đa số người bệnh đều cảm thấy khó chịu, muốn giảm đau ngay lập tức. Nếu thấy đau thường xuyên bạn hãy đến thăm khám các bác sĩ, chuyên gia để được chẩn đoán và điều trị bệnh phù hợp. Bên cạnh việc điều trị bạn có thể áp dụng một số những phương pháp giảm đau đơn giản dưới đây.
Chườm đá lạnh :
Đá lạnh có thể làm giảm triệu chứng đau hậu môn an toàn và hiệu quả. Bạn chỉ cần chuẩn bị 1 miếng gạc để quấn đá và chườm vào hậu môn mỗi ngày khoảng 10 phút, một ngày có thể thực hiện nhiều lần sẽ khiến vùng trĩ bớt sưng đau. Sau khoảng 3 ngày bạn sẽ thấy các triệu chứng búi trĩ giảm đau dần.
Ngâm hậu môn trong nước muối ấm :
Nước muối có tác dụng hiệu quả trong việc sát khuẩn, tuy nhiên khi pha nước ấm bạn không nên pha quá nhiều dễ gây xót, nhiễm trùng nhất là khi vùng hậu môn bị tổn thương. Cách tốt nhất là bạn nên pha nước muối với tỉ lệ vừa phải và ngâm hậu môn khoảng 15 phút mỗi ngày, cơn đau sẽ được giảm bớt nhanh chóng.
==> Xem Thêm : Đi ngoài xong bị đau hậu môn: Nguyên nhân & cách khắc phục
Tắm nước ấm trong bồn :
Tắm nước ấm ở trong bồn sẽ giúp lưu thông máu được tốt hơn nhất là máu ở khu vực hậu môn. Biện pháp này phù hợp với những người bị bệnh trĩ khi các tĩnh mạch vùng hậu môn bị sưng phồng. Bạn hãy xả lượng nước tối thiểu là 30cm và ngâm cơ thể trong khoảng 30 phút hoặc cho đến khi nước bớt nguội.
Thoa dầu dừa :
Thường cách giảm đau ở hậu môn này áp dụng trong trường hợp hậu môn bị đau rát do nứt nẻ hậu môn. Bạn có thể dùng dầu dừa sau khi đi nặng bị đau hậu môn bằng cách thoa dầu dừa 2 lần mỗi ngày để cấp ẩm cho vùng da này. Hơn nữa, chất béo trong dầu dừa còn giúp hỗ trợ, làm phục hồi các vết nứt hậu môn và ngăn ngừa viêm nhiễm.
Đắp lá rau diếp cá :
Trong rau diếp cá có chứa Quercetin, có tác dụng bảo vệ thành mạch và giảm sung huyết. Bạn có thể dùng rau diếp cá rửa sạch, ngâm với muối hạt rồi đem giã nát và đắp lên hậu môn. Trước khi đắp cần vệ sinh vùng hậu môn sạch sẽ, không nên đắp trong thời gian quá lâu.
Bên cạnh những biện pháp, mẹo giảm đau này bạn cần xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, thực đơn giàu chất xơ, uống nhiều nước, hạn chế ăn nhiều chất béo, đồ cay nóng. Xây dựng chế độ sinh hoạt khoa học, không nên nhịn đi đại tiện, khi có nhu cầu cần đi đại tiện ngay, mặc trang phục rộng rãi, tránh căng thẳng, thể dục thể thao thường xuyên.
==> Xem Thêm : [ Giải đáp ] Cách chữa đi ngoài ra máu tươi ( hiệu quả ) và (an toàn )
Đi vệ sinh nặng bị đau hậu môn do nhiều nguyên nhân gây nên, những biện pháp trên đây không thay thế cho việc điều trị của bác sĩ, cũng không thể chữa trị dứt điểm tình trạng này. Tốt nhất bạn vẫn nên thăm khám các bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị phù hợp với tình trạng của mình.
Từ khóa » đau Rát Hậu Môn Khi đi Vệ Sinh
-
Nguyên Nhân Bạn đi đại Tiện Bị đau Rát Hậu Môn - Vinmec
-
Đau Rát Hậu Môn Khi đi đại Tiện Do đâu? Cách điều Trị
-
Đi Ngoài Bị Nóng Rát Hậu Môn: 8 Nguyên Nhân Gây Nên
-
Đau Rát Hậu Môn Khi đi đại Tiện Có Phải Bị Bệnh Trĩ Không?
-
Đi đại Tiện đau Rát Hậu Môn Là Bị Bệnh Gì ? Cách Khắc Phục Hiệu Quả
-
Rát Hậu Môn: Nguyên Nhân Do đâu Và Cách Khắc Phục
-
Đi Ngoài đau Rát Hậu Môn Là Dấu Hiệu Của Bệnh Gì?
-
Đau Hậu Môn - Tuổi Trẻ Online
-
Đi Cầu Ra Máu Và đau Rát Hậu Môn - Coi Chừng Bệnh Nguy Hiểm
-
Đau Rát Khó Chịu Hậu Môn Phải Làm Sao?
-
Đi Ngoài Ra Máu Tươi, đau Rát Hậu Môn Là Bệnh Gì? - COTRIPRO Gel
-
Làm Thế Nào để Hết đau Rát Hậu Môn - COTRIPRO Gel
-
Cách Giảm Đau Rát Hậu Môn Tại Nhà Do Trĩ, Táo Bón
-
Đau Hậu Môn Là Bệnh Gì, Nguyên Nhân Và Cách điều Trị Ra Sao
-
Đừng Chủ Quan Khi Bị Táo Bón - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
-
8 Nguyên Nhân Khiến Hậu Môn Bị Sưng Mà Bạn Cần Biết - Hello Bacsi
-
Bị đau Hậu Môn Sau Khi đi Cầu Là Bệnh Gì?