Đi Xe Máy Nhưng đội Mũ Bảo Hiểm Xe đạp Thì Có Bị Phạt Không?
Đội mũ bảo hiểm được xem là một trong những cách hữu hiệu nhất để góp phần bảo vệ tính mạng cho người đi xe máy. Tuy nhiên, một số ý kiến nhận xét mũ bảo hiểm xe máy khi đội thời gian dài gây khó chịu, nóng nực, kiểu dáng thì chưa bắt mắt, không thể hiện được phong cách hiện đại, và do sự phát triển gần đây của phong trào đi xe đạp thể thao, rất nhiều người đã dùng mũ bảo hiểm xe đạp để thay cho mũ bảo hiểm xe máy.
Vậy, chúng ta có được phép dùng mũ bảo hiểm xe đạp để thay cho mũ bảo hiểm xe máy không? Khi chạy trên đường có bị xử phạt không? Nếu có thì phạt bao nhiêu? Mời các bạn cùng tìm hiểu trong bài viết sau.
Theo Điều 6 và Điều 11 Nghị định số 100/2019 đã được sửa đổi bổ sung năm 2021,
3. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây: … n) Không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách khi điều khiển xe tham gia giao thông trên đường bộ; o) Chở người ngồi trên xe không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 06 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật” |
Như vậy, liên quan tới nhóm hành vi vi phạm về mũ bảo hiểm, kể từ ngày 01/01/2022, người lái xe hoặc người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” sẽ bị phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng, tăng gấp đôi so với quy định cũ.
Theo quy định, mũ bảo hiểm dành cho người đi mô tô, xe máy là một trong những sản phẩm, hàng hóa thuộc Danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn (Quyết định số 3810/QĐ-BKHCN năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ) và bắt buộc phải tuân thủ các quy chuẩn kỹ thuật liên quan đến quá trình sản xuất, chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy theo quy chuẩn kỹ thuật tương ứng trước khi lưu thông ra thị trường.
QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC CÔNG BỐ SẢN PHẨM, HÀNG HÓA NHÓM 2 THUỘC TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ CỦA BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BỘ TRƯỞNG BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ … PHỤ LỤC SẢN PHẨM, HÀNG HÓA NHÓM 2 THUỘC TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ CỦA BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ (Kèm theo Quyết định số 3810/QĐ-BKHCN ngày 18 tháng 12 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ) … 3 Mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy |
Hiện tại, mũ bảo hiểm dành cho người đi mô tô, xe máy có Quy chuẩn kỹ thuật mã số QCVN 2:2021/BKHCN (Thông tư số 04 năm 2021 của BKHCN).
Theo đó, để đáp ứng điều kiện sản xuất và lưu thông mũ bảo hiểm dành cho người đi mô tô, xe máy thì mũ bảo hiểm phải được công bố hợp quy và dấu hiệu để nhận biết là trên sản phẩm sẽ có tem hợp quy.
Hay nói cách khác, nếu mũ bảo hiểm không có tem hợp quy thì mũ bảo hiểm đó không đáp ứng điều kiện kỹ thuật của mũ bảo hiểm dành cho người đi mô tô, xe máy.
Như vậy, việc sử dụng các loại mũ bảo hiểm thể thao không đáp ứng điều kiện vừa nêu, CÓ THỂ bị coi là không phải mũ bảo hiểm dành cho người đi mô tô, xe máy và sẽ bị XỬ PHẠT về hành vi không đội mũ bảo hiểm.
Với mức phạt theo quy định là từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng thì CSGT sẽ không ra Quyết định xử phạt tại chỗ để người vi phạm đóng phạt mà sẽ lập biên bản và tạm giữ bằng lái của người vi phạm một thời hạn nhất định, người vi phạm chờ nhận Quyết định xử phạt và đóng phạt theo Quyết định của cơ quan CSGT.
Nếu quá thời hạn ghi trong Quyết định mà vẫn chưa nộp phạt và người vi phạm vẫn tiếp tục điều khiển phương tiện hoặc đưa phương tiện ra tham gia giao thông thì sẽ bị CSGT áp dụng xử phạt như hành vi không có bằng lái.
Như vậy, mặc dù mũ bảo hiểm thể thao với thiết kế theo xu hướng hợp thời trang và đa phong cách nhưng không phải mũ bảo hiểm nào cũng đảm bảo được các tiêu chuẩn và đủ điều kiện lưu thông theo quy định pháp luật dành cho mũ bảo hiểm dành cho người đi xe mô tô, xe gắn máy.
Để biết thêm thông tin, bạn vui lòng xem video của Công ty Luật CIS:
CÔNG TY LUẬT CIS
109 Hoàng Sa, Phường Đa Kao, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh 028 38257196 – 0938548101
Từ khóa » Nón Poc đi Xe Máy được Không
-
Có Thể Dùng Nón POC đi Xe Máy được Không? - SBIKER
-
[GIẢI ĐÁP NHANH] Dùng Nón POC Có Bị Bắt Không? - SBIKER
-
Đội Mũ Bảo Hiểm Thể Thao Có Bị Phạt Không?
-
Đội Nón Xe đạp #POC đi Xe Máy Có Bị Công An Phạt Hay Không
-
Đội Mũ Bảo Hiểm XE ĐẠP để đi Xe Mô Tô, Xe Máy Thì Có Bị PHẠT ...
-
Đội Nón Bảo Hiểm Xe đạp Có Bị Phạt Không? - Tinhte
-
Đội Nón Bảo Hiểm Xe đạp Có Bị Phạt Không?
-
Mũ Bảo Hiểm POC đi Xe Máy - đi Xe đạp
-
Đội Mũ Bảo Hiểm Xe đạp đi Xe Máy Có Bị Phạt? - VnExpress
-
Top 9 đội Nón Xe đạp Có Bị Bắt Không 2022 - Blog Của Thư
-
Mũ Bảo Hiểm Xe đạp Có được Sử Dụng Khi đi Xe Gắn Máy? - VnExpress
-
Đi Xe đạp điện Mà Không đội Mũ Bảo Hiểm Thì Bị Xử Phạt Bao Nhiêu ...
-
Đội Mũ Bảo Hiểm Thời Trang Có Bị Phạt Không? | Luật Hùng Thắng
-
Quy Tắc đội Mũ Bảo Hiểm An Toàn, đúng Chuẩn, Bảo Vệ Cho Chính Bạn