Dia Cau 67 Qua The Phap

NAM MÔ CAO ĐÀI TIÊN ÔNG ĐẠI BỒ TÁT MA HA TÁT.

* * *

ĐỊA CẦU 67 QUA THỂ PHÁP.

LỜI THƯA TRƯỚC & CẬP NHẬT

ĐỊA CẦU 67 QUA THỂ PHÁP là một chuyên đề viết vào tháng 5 năm 2013. Được cập nhập lần cuối vào ngày 12-10-2013. Do phát hiện cửa số 2 Nội Ô Tòa Thánh bị chi phái Hội Đồng Chưởng Quản (1997) cho 04 cây cột ở cửa số 2 mọc thêm 04 bông sen.

Phần lớn các bài viết đã đăng trên các trang web caodaivn.com và caodai.net.vn và BNS THÔNG LIÊN.

Chúng tôi sắp thành một tập sách nhờ trang web TỦ SÁCH ĐẠI ĐẠO đăng tải để tặng quí đồng đạo xa gần.

Chúng tôi tin rằng đề tài nầy sẽ còn nhiều phần tiếp theo...

Đây là sách chưa được Hội Thánh ĐĐTKPĐ kiểm duyệt nên chúng tôi không dám đề đại tự ĐĐTKPĐ trên bìa sách. Do vậy kính xin quí vị vui lòng để câu chú của Thầy: NAM MÔ CAO ĐÀI TIÊN ÔNG ĐẠI BỒ TÁT MA HA TÁT khi chép lại để xem.

Khi Hội Thánh ĐĐTKPĐ cầm quyền Hành Chánh trở lại chúng tôi sẽ kính dâng lên Hội Thánh kiểm duyệt.

Khi đọc xin quí vị cẩn thận vì có thể có những sai sót mà chúng tôi không nhận ra. Nên rất mong quí vị góp ý chỉ ra chổ sai hay chưa chắc chắn thì chúng tôi hết sức cảm ơn.

NAY KÍNH.

KÍNH DÂNG.

Quí đồng đạo gần xa.

08-9- QUÍ TỴ.

(12-10-2013).

Trần Văn Chí.

XIN VUI LÒNG GÓP Ý QUA

EMAIL: hoabinhchungsong220513@yahoo.com

THÀNH THẬT TRI ÂN.

DÀN BÀI:

ĐỊA CẦU 67 QUA THỂ PHÁP.

LỜI THƯA TRƯỚC & CẬP NHẬT

BÀI 01.

1/- THỂ PHÁP QUA KIẾN TRÚC.

1.1/- Thầy dạy mở thể pháp trước bí pháp sau:

1.2/- Cửa Hòa Viện (cửa số 01).

CHÚ THÍCH BÀI 01:

(1)/- Phật Giáo thất kỳ truyền.

(2)/- Chỉ còn nhà đánh trống báo giờ.

BÀI 02.

***: CẬP NHẬT BÀI VIẾT.

Chi phái thêm 04 bông sen nơi Cửa số 2

1.3/- Cửa số 02.

a/- NGHI VẤN VỀ CỬA SỐ 2.

b/- CHỌN NĂM 1925.

1.4/- Quan sát các cửa còn lại.

1.5/- Kết hợp cửa Hòa Viện và cửa số 02.

BÀI 03.

2/- TÌM HIỂU TỪ: Pháp Chánh Truyền, Tân Luật và PCT chú giải.

2.1/- Pháp Chánh Truyền nguyên văn.

a/- Từ Thánh Ngôn Hiệp Tuyển.

b/- Từ Đạo Sử.

2.2/- Từ Tân Luật.

2.3/- Từ Pháp Chánh Truyền chú giải.

Nhận xét:

a/- Pháp Chánh Truyền

b/- Pháp Chánh Truyền chú giải có sự khác biệt.

BÀI 04.

c/- Kinh Thiên Đạo và Thế Đạo.

d/- Thánh Ngôn Hiệp Tuyển.

d.1/- Tòa-Thánh Tây-Ninh, tháng 10 năm (1932)

d.2/- Ngày 9-4 Giáp-Tuất (1934)

BÀI 05.

***: Về Bà Đoàn Thị Điểm.

PHẦN CHÚ THÍCH.

(3)/- Thanh Tịnh Đại Hải Chúng là gì?

(4)/- Quốc hiệu Đại Nam.

a/- Đại Nam thực lục gồm tiền biên và chính biên.

BÀI 06.

Quả Càn Khôn trong Đền Thánh là mô hình hay biểu tượng?

3/- TRA CỨU TỪ THIÊN THƠ.

3.1/- QUẢ CÀN KHÔN.

a/- Quả Càn Khôn là mô hình hay là biểu tượng?

a.1/- Không là mô hình của Thái dương hệ.

a.2/- Không phải là biểu tượng cho địa cầu 68.

a.2.1/- Nguồn gốc địa cầu 68.

a.2.2/- Hiện trạng địa cầu 68.

a.2.3/- Đạo lập sắc dân Tân Dân vậy sắc dân Tân Dân ở đâu?

BÀI 07.

***: Tên Ngài Bính cũng là thể pháp.

CHÚ THÍCH SỐ (5).

a/-Trong chương trình Hiến Pháp.

b/- Tòa Thánh Tây Ninh, Le 18-04-1929 (09-03-Kỷ Tỵ).

(1đc): Đối chiếu bài trên với bài ngày 07-03-Kỷ Tỵ (16-04-1929).

c/- Ngài Thái Bính Thanh quê ở Kiên Giang...

BÀI 08.

Thầy dạy: Khai Đạo muôn năm trước định giờ...

Dùng phương pháp loại suy thì kết lại ta thấy rằng Quả Càn Khôn trong Đền Thánh chỉ có thể là

biểu tượng cho địa cầu 67.

BÀI 09.

a.2.4/- Diễn văn ngày 15-7-Nhâm Thân (1932) của Đức Hộ Pháp.

a.2.5/- Vì sao chỉ có 3072 ngôi sao?

BÀI 10.

a.2.6/- Địa Cầu 72 ở đâu?

a.2.7/- sụt các con cho đến địa cầu bảy mươi hai,

BÀI 11.

3.2/- Xác định địa cầu 68 (lần 01).

3.3/- Xác định địa cầu 68 (lần 02)

3.4/- Xác định địa cầu 68 (lần 03).

3.5/- Ngày 20 tháng Giêng Đinh-Mão (21-2-1927) Thầy dạy:

BÀI 12.

3.6/- ...Đứng bậc Đế-Vương nơi trái địa-cầu nầy, chưa đặng vào bực chót của Địa-cầu 67....

Bực chót của Địa Cầu 67 là Đạo Hữu.

BÀI 13.

3.7/- Thầy lập Tiểu Thiên Địa.

3.8/- Thầy dạy Đức Quyền Giáo Tông Thượng Trung Nhựt.

BÀI 14.

4/- LỜI TẠM KẾT.

4.1/- KHAI CỬU.

4.2/- ĐẠI TƯỜNG. (chung).

4.2/- TIỂU TƯỜNG (riêng).

CHÚ THÍCH. (6)

CHÚ THÍCH TRONG CHÚ THÍCH (i):

Đức Chí Tôn mở Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, chớ không phải mở Đạo Cao Đài,

BỔ SUNG.(Lần một). 09-07-2013.

1/- Phần Cửu Trùng Đài ở các Thánh Thất:

2/- Phần Bát Quái Đài ở các Thánh Thất cũng không được phép tạo lập Quả Càn Khôn. Tại sao như thế?

3/- Nhân đây cũng nên nói thêm

* * *

VÔ CỰC & THÁI CỰC TRONG ĐỊA CẦU 67.

PHẦN MỘT.

NGUYÊN LÝ TẠO LẬP CÀN KHÔN THẾ GIỚI.

1/- Thánh Ngôn Hiệp Tuyển.

1.1/- Ngày 13-6- Bính Dần 1926):

1.3/- Năm Mậu-Thìn (1928)

2/- Lời Thuyết Đạo của Đức Hộ Pháp.

3/- Quan sát thể pháp

PHẦN HAI.

VÔ CỰC VÀ THÁI CỰC CỦA ĐỊA CẦU 67.

1/- Thái Cực tạo vô cực:

Thái Cực là Đức Chí Tôn. Vô cực là vô cực của địa cầu 67.

2/- Vô cực tạo ra Thái cực.

Vô cực là Bàn Thờ Hộ Pháp. Thái cực là ngọn đèn bên trong Quả Càn Khôn.

MỘT VÀI NGÔN LUẬN.

ĐỊA CẦU 67 QUA THỂ PHÁP.

“Địa cầu trong địa cầu”

“Địa cầu 67: ý thức & địa điểm”

“Chung & Riêng”.

BÀI 01.

ĐĐTKPĐ có thể pháp và bí pháp.

Thể pháp là phần hữu hình nhìn thấy được như: một văn bản, một nghi thức, một cách thức bố trí, một cách sắp xếp trong tôn giáo, một công trình kiến trúc theo bộ phận hay tổng thể ....

Bí pháp là phần ý nghĩa hay thông điệp ẩn tàng trong thể pháp. Bí pháp là phần tìm hiểu, vạch ra chương trình, đề ra kế hoạch để thực thi. Nên nó tùy theo tài nguyên, môi trường (khoa học kỷ thuật, phương tiện, nhân sự) của Đạo hay Đời mà ứng hiện.

Thể pháp là đất đứng mà bí pháp là đôi mắt, là trí huệ... hướng đến cái chơn pháp của Thầy là công bình, bác ái đến vô tận không có một sự giới hạn nào như trời xanh bao la kia vậy.

Trong tầm mắt của con người hay trong hội họa....thì có đường chân trời. Nhưng trên thực tế không ai có thể đi đến đường chân trời được. Con người tiến lên thì đường chân trời lùi lại và chúng ta lại đối diện với đường chân trời mới với khoảng không vô tận mới dù rằng đã tiến....Bí pháp là một ước định như đường chân trời kia vậy, nhân sự ĐĐTKPĐ có khám phá ra được tầng nầy của bí pháp thì lập tức có tầng mới phát sinh dành cho thế hệ mai sau những công án mới...cứ thế mà luân chuyển hóa sanh cho hết chu kỳ thất ức niên.... Mảnh đất ta đứng là phương tiện, đôi mắt, tâm hồn ta hướng tới là cứu cánh cũng như thể pháp là phương tiện mà bí pháp là cứu cánh.

Nhìn lại lịch sử tôn giáo thì nhứt kỳ và nhị kỳ đi theo nguyên lý: Nhứt bản tán vạn thù và đạo đi từ vô vi đến hữu hình [Đạo từ một gốc sinh ra rất nhiều (Một cội sanh ba nhánh in nhau) và các vị giáo chủ (của tam giáo) lúc tại thế không vị nào có danh hiệu giáo chủ (vô vi). Khi các vị tạ thế thì các đệ tử mới tôn vinh là giáo chủ (hữu hình)]. Do vậy mà các tôn giáo thời đó không có thể pháp. Thầy khai đạo thì Phật Giáo trước, Tiên Giáo kế và Nho giáo là chót. (1)

ĐĐTKPĐ do Thầy làm chủ, Thầy quyết định phản tiền vi hậu nên đi theo nguyên lý: Vạn thù qui nhứt bản và đạo đi từ hữu hình đến vô vi. [từ cái rất nhiều trở về cái một (Thâu các đạo hữu hình làm một), đạo đi từ cái nhìn thấy được (...Đạo tức là con đường để cho Thánh, Tiên, Phật đọa trần do theo mà qui hồi cựu vị. Đạo là đường của các nhơn phẩm do theo mà lánh khỏi luân hồi...) tiến lần đến vô vi (Đạo hư vô sư hư vô)].

Thầy qui nhứt tam giáo thì: Nho là trước, Lão là giữa, Thích là chót. Do vậy mà đến ĐĐTKPĐ mới có thể pháp (hữu hình). Từ thể pháp mới có căn cứ để tìm về bí pháp (vô vi).

Bài viết có mục đích tìm hiểu địa cầu 67 qua thể pháp nên chúng tôi xin phép trình bày thể pháp qua kiến trúc trước. Chúng tôi đi lần từ đơn sơ, riêng lẽ đến sự kết hợp tinh vi của Hội Thánh ĐĐTKPĐ bố trí qua kiến trúc và kinh văn....

1/- THỂ PHÁP QUA KIẾN TRÚC.

1.1/- Thầy dạy mở thể pháp trước bí pháp sau:

Đức Hộ Pháp kể rằng khi vâng lịnh Đức Chí Tôn mở đạo Thầy mới hỏi: Mở thể pháp trước hay bí pháp trước?

Đức Ngài trả lời: Mở bí pháp trước.

Thầy dạy: Mở bí pháp trước thiên hạ sẽ giành giựt và làm hư bí pháp. Vậy nên phải mở thể pháp trước.

Điều nầy nhất quán với nguyên lý của ĐĐTKPĐ là đi từ hữu hình đến vô vi. Thể pháp là hữu hình. Bí pháp là vô vi.

Hậu tấn học đạo căn cứ vào thể pháp mà tìm hiểu về bí pháp.

Thể pháp đã ra đời (như một văn bản, một công trình kiến trúc...) nếu chẳng may có bị sửa đổi ắt cũng có người phát hiện và chứng minh cụ thể để phục hồi thể pháp lại như thuở ban sơ.

Thể pháp là hữu hình do người phàm lập ra thì đương nhiên cũng có thể có sơ sót. ĐĐTKPĐ thực thi dân chủ mục (là nhìn thấy được), tự do quyền (không phải xin cho) nên bất cứ ai có phát hiện sơ sót chi thì có quyền đệ trình ra cho môn đệ Thầy cùng xem xét và quyết định qua 03 Hội Lập Quyền Vạn Linh.

Ngoại trừ 15 vị có dây sắc lịnh theo PCT chú giải với uy quyền đặc biệt được Thầy ban cho khi hành chánh; còn lại bất cứ phẩm nào trong ĐĐTKPĐ tự ý chỉnh đốn (không thông qua 03 Hội Lập Quyền) là bất hợp pháp. ĐĐTKPĐ dạy môn sinh theo Đạo chớ không có theo người là như vậy.

Đức Hộ Pháp dạy rõ: mổi kiến trúc trong ĐĐTKPĐ đều ẩn tàng bí pháp trong đó. Chỉ một chi tiết nhỏ đã tạo nên sự khác biệt. Đó là một trong những ý nghĩa của thể pháp.

1.2/- Cửa Hòa Viện (cửa số 01).

Cửa Hòa Viện nằm trên Lộ Bình Dương Đạo.

Hai bên có bố trí 02 căn nhà nhỏ. (2) Căn nhà nhỏ ở hướng Tây có trống báo giờ cho cả Nội Ô. Trống báo giờ ở đây khởi trước rồi trống báo giờ ở Báo Ân Từ mới được khởi sau.

Nóc cả hai căn nhà đều có bố trí đồng hồ bằng xi măng để làm mốc định thời gian cho Đông bán cầu và Tây bán cầu theo lịch của ĐĐTKPĐ.

Con đường cắt ngang Lộ Bình Dương Đạo theo nhà biên khảo Huỳnh Minh trong quyển Tây Ninh xưa và nay thì khi xưa có tên có CON ĐƯỜNG SỨ. Đó là đường của sứ thần nước Cao Miên và Xiêm La đi tấn cống cho triều đình nhà Nguyễn ở Huế. Sau đổi thành Liên Tỉnh Lộ 13. Nay là Đường Cách Mạng Tháng 8.

Đây là cửa đi vào mặt tiền Đền Thánh gần nhất. Khi đi ra hay vào Nội Ô Tòa Thánh bằng cửa Hòa Viện là đi theo trục Bắc Nam.

Cung hàng rào Hướng Đông có bố trí 06 bông sen.

Cung hàng rào Hướng Tây có bố trí 07 bông sen.

Mặt trời mọc ở hướng Đông và lặn ở hướng Tây nên đọc theo thứ tự trước sau ta được số 67.

* * *

CHÚ THÍCH BÀI 01:

(1)/- Nếu như việc Đức Phật trao Y Bát cho Ngài Ca Diếp được hiểu như một thể pháp hiếm hoi thì đến đời thứ 33 thể pháp ấy cũng đã thất kỳ truyền.

Lục Tổ Huệ Năng nhận Y Bát từ Ngũ Tổ. Nhận xong thì bị Thần Tú tranh. Người của Thần Tú đuổi theo Lục Tổ để đoạt Y Bát. Lục Tổ ném Y ra và hỏi các ngươi đến đây vì Y hay vì Pháp?

Người đuổi theo tỉnh ngộ qui phục Lục Tổ.

Sau đó Lục Tổ quyết định từ đây về sau chỉ truyền bát không truyền Y. Không truyền Y là đã thất kỳ truyền.

Những lời dạy của Lục Tổ được kết tập lại thành quyển PHÁP BẢO ĐÀN KINH. Trong PHÁP BẢO ĐÀN KINH Ngài dạy rõ: Lời ta nói là kinh. Từ đây về sau không có kinh nữa.

Thầy có dạy vốn từ Lục Tổ thì Phật Giáo đã thất kỳ truyền.

* * *

(2)/- Ảnh dưới (bên trái) là căn nhà nhỏ phía Tây có trống báo giờ chi phái 1997 còn để lại. Căn nhà đối diện bị đập bỏ còn nền trống đối diện nhau Đại Lộ Phạm Hộ Pháp.

Căn nhà nhỏ phía Tây kim đồng hồ

chỉ 11 giờ 55 phút 25 giây (23 giờ 55 phút 25 giây).

Căn nhà nhỏ phía Đông kim đồng hồ chỉ

11 giờ 35 phút 20 giây (23 giờ 35 phút 20 giây) bị chi phái 1997 đập mất.

Căn nhà nhỏ bên phía Đông (phía có Tòa Nội Chánh Cửu Trùng Đài) hiện nay Chi phái 1997 với danh nghĩa ĐĐTKPĐ (CĐTTTN) đã đập bỏ.

Hai căn nhà nhỏ đơn sơ đối diện nhau qua Đại Lộ Phạm Hộ Pháp là một thể pháp trong cụm ĐỊNH LÝ THỜI GIAN của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ... là một thể pháp khác.

(Còn tiếp bài 02)

Trần Văn Chí.

Email: hoabinhchungsong220513@yahoo.com

facebook:

http://www.facebook.com/profile.php?id=100005939084186

* * *

ĐỊA CẦU 67 QUA THỂ PHÁP (tt).

BÀI 02.

***: CẬP NHẬT BÀI VIẾT.

Chúng tôi viết bài nầy vào tháng 7 năm 2013. Khi viết chúng tôi căn cứ vào hình chụp năm 2011. Theo hình chụp năm 2011 thì cửa số 2 có 06 bông sen.

Đến tháng 10 năm 2013 chúng tôi định nhờ trang web TỦ SÁCH CAO ĐÀI phổ biến đến bạn đọc thì ngày 12-10-2013 chúng tôi phát hiện chi phái 1997 đang chiếm cứ Nội Ô Tòa Thánh đã gắn thêm 04 bông sen trên 04 đầu cột. Thành ra Cửa số 2 ngày nay (năm 2013) có 10 bông sen.

Chi phái đã hóa phép cho 04 cây cột gạch ở cửa số 2 mọc thêm 04 bông sen nhằm phá hoại thể pháp của Đức Hộ Pháp để lại.

Trước đây người đạo đã thỉnh giáo Ngài Hiến Pháp Chưởng Quản Bộ Pháp Chánh về việc vì sao cửa số 2 đề năm 1925 trong khi năm 1927 mới mua đất và dời về....Ngài Hiến Pháp trả lời do ý của Đức Hộ Pháp Ngài không rõ và đề nghị mấy em tìm hiểu thêm. Các bậc tiền bối không dám thay đổi thể pháp của Đức Hộ Pháp vì các Ngài biết rằng có bí pháp ẩn tàng trong đó.

Chi phái 1997 được chính phủ cấp pháp nhân và chiếm cứ luôn Nội Ô Tòa Thánh Tây Ninh, với quyền thế trong tay họ phá hết thể pháp nầy đến thể pháp khác trong tôn giáo. Điển hình như lấp mấy cái giếng đầu tiên của ĐĐTKPĐ (bên hông Tòa Thánh – phía Nữ Phái). Đạo Sử viết rằng khi xây dựng Tòa Thánh người công quả bị bịnh rất nhiều. Đức Chí Tôn dạy Đức Cao Thượng Phẩm lấy nước ở giếng đó đem lên Thiên Bàn cầu nguyện rồi cho người bịnh uống rất hiệu nghiệm. Một di sản hiếm có đến vậy mà chi phái lấp bỏ. Đập bỏ căn nhà nhỏ đối diện với nhà đánh trống báo giờ ở Cửa Hòa Viện (nằm trong thể pháp ĐỊNH LÝ THỜI GIAN của ĐĐTKPĐ. Giờ tới việc cho cột gạch cửa số 2 mọc bông sen.

Chi phái 1997 đã tùy tiện phá hoại dưới mọi hình thức nên người đạo cần chú ý gìn giử những hình ảnh có được từ thời chi phái 1997 chưa thành lập để ngày sau chúng ta có bằng cớ đầy đủ phục hồi lại những thể pháp của Tôn Sư Hộ Pháp để lại.

Cửa số 2 năm 2011: 06 bông sen

Cửa số 2 năm 2013: mọc thêm 04 bông sen (trên đầu 04 cây cột)

* * *

1.3/- Cửa số 02.

a/- NGHI VẤN VỀ CỬA SỐ 2.

Ngày nay chúng ta thấy cửa số 02 ghi là năm 1926.

Nhưng một số vị lão thành sống ở Thánh Địa xác định với chúng tôi là trước kia ghi năm 1925.

Ông Hiền là một tín đồ ĐĐTKPĐ về dự khóa học về Đại Đạo Thanh Niên Hội vào tháng 06 năm 1970 trong Nội Ô Tòa Thánh Tây Ninh. Ông Hiền thấy cổng đề năm 1925 và có cửa số 05 thì lấy làm lạ và có làm TỜ THỈNH GIÁO gởi đến Ngài Hiến Pháp Trương Hữu Đức lúc đó là Chưởng Quản Bộ Pháp Chánh.

Ngài Hiến Pháp đem Tờ Thỉnh Giáo ra đọc trước lớp và giải thích. Cửa số 05 là sai nên cho xây bít lại.

Còn việc cửa số 02 ghi năm 1925 là do ý Đức Hộ Pháp Ngài không biết được vì lúc đó Ngài chưa về Tòa Thánh hành đạo. Có lẽ Đức Hộ Pháp ghi năm 1925 là ghi năm Thầy đến dạy Đạo... Qua nghĩ vậy... nhưng khuyên mấy em để tâm tìm hiểu thêm ....

Hiện giờ Hội Thánh ĐĐTKPĐ không cầm quyền hành chánh.

Hội Thánh ĐĐTKPĐ (CĐTTTN) đang cầm quyền hành chánh trong Nội Ô nên chúng tôi không có cách chi làm rõ được.

Hẳn nhiên khi Hội Thánh ĐĐTKPĐ cầm quyền hành chánh trở lại thì việc nầy sẽ được đem ra thảo luận công khai và chỉ cần có một tấm ảnh chụp trước năm 1975 thì việc ghi năm 1925 hay 1926 sẽ sáng tỏ.

* * *

Dù ghi năm 1925 hay 1926 thì cũng THỂ HIỆN cửa số 02 không ghi năm tạo lập cổng số 02. Đây là điều khác biệt so với các cổng khác.

Do vậy đứng ở góc độ tìm hiểu về địa cầu 67 qua thể pháp chúng tôi thấy cho dù ghi năm 1925 hay 1926 cũng vẫn phù hợp ở chổ CÁCH GHI NĂM tại cửa số 02 đánh dấu một sự kiện khác, một ý nghĩa khác chớ không đơn thuần là ghi năm lập cửa.

Bởi lẽ đến năm 1927 Hội Thánh ĐĐTKPĐ mới tìm ra cuộc đất xây dựng Tòa Thánh hiện nay.

Chúng tôi chọn năm 1925 trong khi chờ xác định bởi vì chúng tôi được biết chuyện cửa số 02 ghi năm 1925 khoản 15 năm về trước. Khi ấy chúng tôi chẳng có ý niệm gì... rất vô tư lự.

Đến khi tìm hiểu để về địa cầu 67 qua thể pháp thì chi tiết ấy sống lại trong ký ức. Chúng tôi không cho đó là sự tình cờ....nên chọn vậy. Cho dù chi tiết về năm 1925 có sai đi nữa thì phần trình bày còn lại vẫn có đầy đủ giá trị. Chúng tôi không vì sự an toàn của bài viết mà chấp nhận năm 1926 như hiện thấy.

Đó là con đường mà người tìm hiểu phải chấp nhận để tiến bộ.

* * *

b/- CHỌN NĂM 1925.

Theo chúng tôi biết thì đây là một trong những cửa được nên hình trước trong số các cửa ở Nội Ô Tòa Thánh.

. Nếu như cửa Hòa viện bố trí 06 bông sen và 07 bông sen để ta được số 67 thì cánh cung nối cổng với tường rào cửa số 02 mổi bên đều có 03 bông sen.

Người có học kinh dịch đều biết câu thiệu: Càn tam liên.

Ngày xưa với cách viết chữ tượng hình chữ liên trong câu trên thể hiện quẻ Càn có 03 vạch liền nhau. Ngày nay tiếng An Nam được thể hiện bằng chữ quốc ngữ là loại chữ ký âm. Khi đọc chữ liên thì nó có rất nhiều nghĩa, không cố định như chữ tượng hình. Chữ liên cũng có nghĩa là hoa sen. Hiểu chữ liên là hoa sen được thì cũng hiểu quẻ Càn tượng bằng 03 bông sen. Như vậy cửa số 02 với mổi bên 03 bông sen chúng tôi thiễn nghĩ thể hiện cho quẻ Bát Thuần Càn cũng là hợp lý.

. Phần hai cổng nhỏ dùng để ra vô hằng ngày bên trên bố trí một nữa mặt trời. Từ nữa vầng mặt trời mổi bên đều có 09 tia sáng phát ra.

. Cửa số 02 không ghi năm xây dựng như các cửa khác mà ghi năm theo MỘT Ý NGHĨA KHÁC để tạo nên thể pháp đặc trưng.

Cửa số 02 đề là 1925.

Đọc Đạo Sử chúng ta thấy ngày tổ chức LỄ KHAI ĐẠO tại chùa Gò Kén là 15-10- Bính Dần (19-11-1926). Sau Lễ Khai Đạo Hội Thánh ĐĐTKPĐ mới tìm đất xây dựng Đền Thánh.

Ngày 23-01- Đinh Mão (24-02-1927) Hội Thánh ĐĐTKPĐ mới tìm được đất xây dựng Tòa Thánh hiện nay.

Nếu xét về thời gian thành lập thì năm 1925 chưa có LỄ KHAI ĐẠO. Chưa tìm ra cuộc đất để xây dựng Tòa Thánh. Tại cổng số 02 chỉ là rừng thuộc quyền sở hữu của ông kiểm lâm người Pháp tên Aspar.

Vậy thì tại sao Hội Thánh ĐĐTKPĐ lại cho đề năm 1925.

Đây là sự nhầm lẫn hay cố ý đề vậy? Chúng tôi cho rằng đây là sự cố ý đề như thế. Hoàn toàn không có sự nhầm lẫn nào hết. Đề như thế để tạo ra một thể pháp cho hậu tấn tìm hiểu.

* * *

1.4/- Quan sát các cửa còn lại.

Phần các cửa còn lại trong Nội Ô Tòa Thánh chúng tôi thấy:

. Cửa Chánh Môn lập năm 1969 cũng bố trí bông sen nhưng không như cửa Hòa Viện.

. Một số cửa khác cũng ghi năm tạo lập cửa và bố trí bông sen nhưng không cửa nào bố trí như cửa Hòa Viện. Các cửa theo mẫu chung là cửa chính ở giữa hai bên có cửa phụ đề chữ RA hay VÔ chung cho mọi người, không phân biệt cửa dành riêng cho Nam hay Nữ.

. Phần lớn các cửa đều có bố trí một nữa vầng thái dương ở bên trên 02 cửa phụ. Nó giống như cảnh mặt trời mọc chưa đầy đủ hay lặn chưa hết hằng ngày vậy. Điều đó có thể hiện cho một Tiểu Thiên Địa riêng biệt của ĐĐTKPĐ hay không? Chúng ta đang đi tìm câu trả lời.

1.5/- Kết hợp cửa Hòa Viện và cửa số 02.

Tại sao chọn cửa Hòa Viện và Cửa số 02?

Chọn cửa Hòa Viện (số 01) vì là cửa khởi đầu cho 12 cửa, khởi đầu tên gọi cho 12 cửa theo chiều Bát Quái Đồ Thiên. Các cửa khác có bố trí bông sen nhưng không cửa nào giống như cửa Hòa Viện.

Đi từ ngoài vào bên trái có 06 bông sen và bên phải có 07 bông sen. Bên ngoài là địa cầu 68 bước vào Nội ô Tòa Thánh là bước vào tiểu thiên địa của Thầy lập, một địa cầu khác là địa cầu 67.

Chọn cửa số 02 vì đó là cửa duy nhất trong các cửa không ghi năm xây dựng cửa mà ghi năm theo một Ý NGHĨA KHÁC. Hai cửa nầy liền lạc nhau theo chiều Bát Quái Đồ Thiên.

Cửa số 02 không ghi năm tạo lập cửa mà ghi năm 1925 là năm Thầy thâu nhận đệ tử để mở ĐĐTKPĐ có những sự kiện quan trọng như:

. Lễ Hội Yến Diêu Trì Cung lần đầu tiên trong ĐĐTKPĐ: 15-8 -Ất Sửu (dl. 01-09-1925).

. Đức Chí Tôn đến với danh xưng” A.Ă.Â. Ngày 03-09-Ất Sửu (20-10-1925).

. Lễ Vọng Thiên Cầu Đạo: Ngày 01-11-Ất Sửu (16-12-1925).

* * *

Như vậy ghép cửa Hòa Viện (01) và cửa số 02 lại ta được gì?

Số 1&2 ghép lại là số 12. Số 12 là số riêng của Đức Chí Tôn. Nhơn loại dù Nam hay Nữ cũng nằm trong 12 con giáp hàm ý rằng ĐĐTKĐ là mối đạo chung cho nhân loại.

Cửa Hòa Viện (01) ta được số 67.

Cửa số 02 ta được số 1925. Được quẻ Bát Thuần Càn.

Các chi tiết số 12, số 67, năm 1925... là chỉ dấu thể hiện rằng Đức Chí Tôn đem địa cầu 67 đến cho nhân loại từ năm 1925....

Đó là phần căn cơ, là định hướng quan trọng nhưng chỉ là một phần. Muốn sáng tỏ hơn chúng ta phải trình ra tất cả những gì liên quan đến địa cầu 67 trong ĐĐTKPĐ ra trước công luận. Còn tiếp ...

* * *

ĐẠO SỬ Q2.

Ngày 23-11-1926 (âl. 19-10-Bính Dần).

Phan Văn Phường:

Trăm lần nặng nhẹ cuộc đời xây, Chứa hết sức con lại đến Thầy. Tranh cạnh mượn người lo tính trước, Ðẹp lòng nhân sự đặng lòng đây.

Thâu

* * *

ĐỊA CẦU 67 QUA THỂ PHÁP. (tt)

“Địa cầu trong địa cầu”

“Địa cầu 67: ý thức & địa điểm”

“Chung & Riêng”.

BÀI 03.

2/- TÌM HIỂU TỪ: Pháp Chánh Truyền, Tân Luật và Pháp Chánh Truyền chú giải.

Nói cho cụ thể là phần của Giáo Tông liên quan đến Thất Thập Nhị Địa hay Lục Thập Thất Địa Cầu.

2.1/- Pháp Chánh Truyền nguyên văn.

a/- Từ Thánh Ngôn Hiệp Tuyển.

Giáo Tông là Anh Cả các con, có quyền thay mặt Thầy mà dìu dắt các con trong đường Ðạo và đường Ðời. Nó có quyền về phần xác chớ không có quyền về phần hồn. Nó đặng phép thông công cùng Tam Thập Lục Thiên và Thất Thập Nhị Ðịa Giới đặng cầu rỗi cho các con, nghe à! Chư Môn Ðệ tuân mạng.

b/- Từ Đạo Sử.

Thầy lập phẩm Giáo Tông nghĩa là: Anh Cả các con có quyền thay mặt cho Thầy mà dìu dắt các con trong đường Ðạo và đường Ðời.

Thầy mừng các con, Chư Môn Ðệ nghe.

Nó có quyền về phần xác chớ không có quyền về phần hồn.

Nó đặng phép thông công cùng Tam Thập Lục Thiên và Thất Thập Nhị Ðịa Giới đặng cầu rỗi cho các con, nghe à.

Chư Môn Ðệ tuân mạng.

2.2/- Từ Tân Luật.

ĐẠO PHÁP. Chương I. Điều thứ nhứt.

Trên hết có một phẩm Giáo Tông là Anh Cả, có quyền thay mặt Thầy mà dìu dắt cả tín đồ trong đường Ðạo và đường Ðời. Đức Giáo Tong có quyền về phần xác chớ không có quyền về phần hồn.

Đức Giáo Tông đặng phép thông công cùng Tam Thập Lục Thiên và Thất Thập Nhị Ðịa Giới đặng cầu rỗi cho cả tín đồ.

Chư tín đồ phải tuân mạng lịnh phẩm ấy.

2.3/- Từ Pháp Chánh Truyền chú giải.

PHÁP CHÁNH TRUYỀN: Nó đặng phép thông công cùng Tam Thập Lục Thiên, Tam Thiên Thế Giái, Lục Thập Thất Địa Cầu và Thập Điện Diêm Cung, đặng cầu rỗi cho các con.

CHÚ GIẢI: Thầy đã nói, đặng cầu rỗi cho các con thì Thầy đã chỉ rõ rằng, Giáo Tông có phần cầu rỗi mà thôi, chớ phần siêu rỗi là về quyền của Bát Quái Đài chưởng quản.

Đức Giáo Tông làm thế nào mà thông công cùng Tam Thập Lục Thiên, Tam Thiên Thế Giái, Lục Thập Thất Địa Cầu và Thập Điện Diêm Cung mà cầu rỗi cho các Tín Đồ?

Người phải đến Hiệp Thiên Đài cầu huyền diệu Cơ Bút mới đặng.

Xin trích lục ra đây, đoạn Pháp Chánh Truyền Hiệp Thiên Đài nói về việc ấy: “Lại nữa Hiệp Thiên Đài là nơi của Giáo Tông thông công cùng Tam Thập Lục Thiên, Tam Thiên Thế Giái, Lục Thập Thất Địa Cầu, Thập Điện Diêm Cung mà cầu siêu cho cả nhơn loại”.

Ấy vậy về phần Thiêng Liêng là phần Đạo, thì Ngài chẳng có quyền hành chi hết, dầu cho dâng sớ cầu điều chi cùng Bát Quái Đài, thì cũng phải do nơi Hiệp Thiên Đài cả.

Hiệp Thiên Đài là trung gian để liên hiệp Giáo Tông cùng chư Thần, Thánh, Tiên, Phật.

* * *

Nhận xét:

a/- Pháp Chánh Truyền trong TNHT, PCT trong Đạo Sử và Tân Luật có liên quan đến phẩm Giáo Tông đều có nội dung như nhau: Thông công cùng Tam Thập Lục Thiên và Thất Thập Nhị Ðịa Giới để cầu rỗi cho tín đồ.

Trong 03 văn bản trên Tân Luật ra đời sau hết: 01-6-1927.

b/- Pháp Chánh Truyền chú giải có sự khác biệt.

Sự khác biệt nầy là: ...Giáo Tông đến Hiệp Thiên Đài thông công cùng Tam Thập Lục Thiên, Tam Thiên Thế Giái, Lục Thập Thất Địa Cầu, Thập Điện Diêm Cung để cầu rỗi cho tín đồ...

So lại với 03 văn bản trên thì PCT chú giải có: 01 phần giử nguyên và 02 phần mới, 01 phần là điều chỉnh. Cụ thể như sau:

. Phần giử nguyên: Tam Thập Lục Thiên.

. Phần mới: Tam Thiên Thế Giái,

. Phần điều chỉnh: Lục Thập Thất Địa Cầu, (thay cho Thất Thập Nhị Địa).

. Phần mới: Thập Điện Diêm Cung

Hai phần mới và phần điều chỉnh đều có sự hướng dẫn của Đức Lý Giáo Tông....PCT chú giải lại đem cả phần PCT Hiệp Thiên Đài có liên quan đến Giáo Tông vào nên nó cung cấp kiến thức đa chiều hơn.

PCT chú giải không giải thích riêng cho PCT Cửu Trùng Đài Nam Phái mà kết hợp với PCT Hiệp Thiên Đài. Đến đây thể xác (CTĐ) có sự kết hợp với chơn thần (CTĐ) và đi theo hướng của chơn thần....

Thiên thơ dạy rõ HTĐ cầm số mạng nhơn sanh để lập thành chánh giáo nên thể xác phải theo chơn thần....

Còn về hành chánh tôn giáo Hội Thánh ban hành PCT CG ngày 02-04-1931 nên tính cập nhật cao hơn. Pháp có giá trị trên Luật. Nên Luật phải tùng Pháp.

Tóm lại:

PCT Cửu Trùng Đài Nam Phái và Tân Luật dạy Nó đặng phép thông công cùng Tam Thập Lục Thiên và Thất Thập Nhị Ðịa Giới đặng cầu rỗi cho các con, mà chưa dạy rõ đến đâu để thông công.

PCT chú giải nói cụ thể là Giáo Tông đến Hiệp Thiên Đài thông công. Khi thông công thì cầu rỗi cho Địa Cầu 67.....

Hiểu như thế nào về sự thay đổi và thêm vào của PCT chú giải?

Bởi vì nhơn loại đang sống trong địa cầu 68.

Thầy lập ĐĐTKPĐ là lập ra địa cầu 67 cho môn đệ Thầy bước vào đó mà lập vị... Giáo Tông là anh Cả thay mặt cho thầy mà dìu dắt môn đệ Thầy trên đường Đạo và đường Đời...

Cả địa cầu 67 đều nằm trong trách nhiệm của phẩm Giáo Tông. Địa cầu 67 vẫn có nhiều phẩm trật (Trong Địa-cầu 67, nhơn loại cũng phân ra đẳng cấp dường ấy.... ). Môn đệ Thầy bước vào địa cầu 67 là bước vào trường công quả để lập vị mình. Trong cuộc thi nào cũng có người đậu và rớt. Do đó mà có thăng và đọa. Giáo Tông là anh Cả thay mặt Thầy nên vẫn có trách nhiệm với các vị đã thăng và các vị bị đọa theo phẩm trật địa cầu 67. Dù rằng bị đọa vẫn có người theo dạy dỗ đó là một trong những ý nghĩa của Đại Ân Xá mà Đức Hộ Pháp có dạy nhiều lần.

Còn tiếp...

* * *

ĐẠO SỬ Q2 (tt).

Phan Văn Muôn:

Lòng đây nào có khác chi phàm, Biết đặng Ðạo rồi mới biết ham. Ðưa đẩy ít ai dè có Lão, Nếu đời thấy đặng chẳng người tham.

Thâu

Hà Văn Như:

Tham chi thế sự lắm đua tranh, Cái miếng đỉnh chung xúm giựt giành. Bỏ hết trong cơn mê một giấc, Trăm năm ngắn ngủi nhớ làm lành.

Thâu

Ngô Văn Hoài:

Làm lành cho trọn Phật Trời thương, Hai chữ hơn thua chớ liệu lường. Mầng thiệt là khi nương cảnh tịnh, Khen khen giận ghét kẻ đời thường.

Thâu

Lê Văn Hợi:

Bư như Ðạo chích thế khen khôn, Khôn giống ông Nhan gọi chẳng hồn. Lời lẽ đố con phân thiệt giả, Khôn khôn, dại dại cũng đồng phồn.

Thâu

ĐỊA CẦU 67 QUA THỂ PHÁP. (tt)

“Địa cầu trong địa cầu”

“Địa cầu 67: ý thức & địa điểm”

“Chung & Riêng”.

_________________________

BÀI 04.

c/- Kinh Thiên Đạo và Thế Đạo.

Thầy dạy: Trong Địa-cầu 67, nhơn loại cũng phân ra đẳng cấp dường ấy...phải hiểu như thế nào?

Thiễn nghĩ địa cầu nào cũng cảnh thăng và đọa. Đọa ở địa cầu 67 không phải như bị đọa ở địa cầu 68. Phật Mẫu Chơn Kinh dạy:

Vô siêu đọa quả căn hữu pháp,

Vô khổ hình nhơn kiếp lưu oan,

Vô địa ngục vô quỉ quan,

Chí Tôn đại xá nhứt trường qui nguyên.

Đó là dạy cho môn đệ của ĐĐTKPĐ. Mà môn đệ Thầy là được sống trong địa cầu 67. Cho nên cảnh đọa của địa cầu 67 là vẫn được hưởng hồng ân của Thầy là như vậy.

Thầy là Đấng Đại Từ Bi lập ra địa cầu 67 cho môn đệ vào trường công quả thì Thầy cũng thương những con cái còn lặn hụp trong địa cầu 68. Nên Thầy dạy cho Hội Thánh:

Những người chưa nhập môn cầu Đạo, chẳng luận giàu sang hay nghèo-hèn, già cả hay trẻ bé, cùng đã có nhập môn rồi bị sa ngã bỏ Đạo, mà đến giờ chót của người biết hồi tâm tin tưởng Đức Chí-Tôn, hay là người chết rồi mà thân tộc người tin tưởng Đức Chí-Tôn, đến rước chúng ta cầu hồn cùng là cầu siêu thì chúng ta cũng nên thi ân giúp đỡ linh hồn ấy siêu thoát. Ấy là một điều phước đức độ linh hồn con cái của Đức Chí-Tôn y theo chơn truyền tận độ. (Kinh Thiên Đạo & Thế Đạo).

d/- Thánh Ngôn Hiệp Tuyển.

d.1/- Tòa-Thánh Tây-Ninh, tháng 10 năm (1932)

Bát-Nương Diêu-Trì-Cung (Giải-thích về Âm-quang)

....Có nhiều hồn chưa qua khỏi đặng, phải chịu ít nữa, đôi trăm năm, tùy chơn-thần thanh trược, Chí-Tôn buộc trường-trai cũng vì cái quan-ải ấy. Em nói thiệt rằng, mấy anh hiểu thấu, thì kinh-khủng chẳng cùng, nếu để cho chơn-thần ô-trược thì khó mong trở lại cõi thiêng-liêng và về cùng Thầy đặng.

Em biết đặng nhiều hồn còn ở lại nơi ấy trót ngàn năm chưa thoát qua cho đặng. Thất-Nương ở đó đặng dạy-dỗ, nâng-đỡ các chơn-hồn, dầu sa-đọa luân-hồi cũng có người giúp-đỡ. Nghe lại coi có phải vậy chăng? Thăng.

(TNHT Q2 trang 86. Bản in 1963).

* * *

Những hồn sa-đọa luân-hồi còn ở lại nơi ấy trót ngàn năm chưa thoát qua cho đặng hẳn nhiên là ĐĐTKPĐ chưa mở. Thầy chưa lập địa cầu 67 nên các hồn nầy chưa được hưởng cơ Đại Ân Xá.

Trả lời câu hỏi: Bà Thất Nương đến dạy dỗ các hồn bị sa đọa luân hồi vào lúc nào thì sẽ sáng tỏ?

Xin xem bài Thánh Ngôn xác định thời điểm Bà Thất Nương đến với các hồn bị sa đọa luân hồi kế đây.

* * *

d.2/- Ngày 9-4 Giáp-Tuất (1934)

Thất-Nương Diêu-Trì-Cung

.....Thưa cùng mấy chị, em xin nhắc-nhở điều nầy: Ngày hội Ngọc-Hư đặng lo phương tiếp pháp của Tây-Phương Cực-Lạc qua, em đã đặng nghe thấy những lời của Địa-Tạng-Vương Bồ-Tát than thở rằng: Ngài là Phật, nên khó gần-gũi các hồn Nữ-phái mà khuyến-giáo cơ giải-thoát mê-đồ. Bởi cớ nơi Âm-Quang, nữ hồn còn bị luyện tội nhiều hơn nam-phái bội phần. Em lại nghe người ước rằng: Chớ chi có một Đấng Nữ-Tiên dám đảm-đương đến phổ-tế mới mong tận-độ chư vong của Phong-Đô thoát-kiếp. Em mới để dạ lo-lường cả lòng lẫn-ái đến đó; em đã chán thấy nhiều tội tình chẳng trọng hệ, song có hồn chịu sầu-thảm lạ thường. Em đã liệu nhiều phương-thế cho từ đây mấy chơn-hồn có bề dễ tránh khỏi cửa Âm-Quang hãm tội.

(TNHT Q2 trang 91)

Bài trên dạy rõ: Ngày hội Ngọc-Hư đặng lo phương tiếp pháp của Tây-Phương Cực-Lạc qua,

Bà Thất Nương mới nghe thấy lời than của Địa Tạng Vương Bồ Tát. Từ đó Bà mới đến phong đô Phổ Tế mở cơ TẬN ĐỘ... giải thoát mê đồ.

Thiễn nghĩ đến đây cũng nên minh lý hai chữ tận độ trên.

Kinh Thiên Đạo và Thế Đạo phần vừa trích dẫn bên trên đoạn chót có dạy: Ấy là một điều phước đức độ linh hồn con cái của Đức Chí-Tôn y theo chơn truyền tận độ. Theo đây mà hiểu thì những người sa ngã bỏ Đạo. Người chưa nhập môn cầu đạo được hưởng cơ TẬN ĐỘ nếu tin tưởng vào Đức Chí Tôn.

Còn trong TNHT dạy như bài trên đây thì tận độ có nghĩa là dù chơn hồn bị sa đọa luân hồi (ở cõi phong đô địa phủ của mê tín gieo truyền đến ĐĐTKPĐ chính danh lại là Thanh Tịnh Đại Hải Chúng) (3) vẫn có người đến dạy dỗ. Đến tận nơi bị đọa để độ.

Kết hợp cả hai lời dạy về TẬN ĐỘ thì dù là người sa ngã nơi trần thế hay những hồn sa đọa luân hồi vẫn có người giúp đở. Ấy là ý nghĩa chữ Tận Độ.

Đây chính là khoản thời gian Thầy Hội Chư Tiên Phật lo việc lập đạo tại Đại Nam Việt Quốc. (4)

* * *

(còn tiếp: Về Bà Đoàn Thị Điểm...).

ĐỊA CẦU 67 QUA THỂ PHÁP. (tt)

“Địa cầu trong địa cầu”

“Địa cầu 67: ý thức & địa điểm”

“Chung & Riêng”.

BÀI 05.

***: Ngày 26-10-Tân Mão (24-11-1951) Đức Hộ Pháp có dạy về Bà Đoàn Thị Điểm:

"Khi Bà Đoàn Thị Điểm qui vị, bị ngồi nơi Thanh Tịnh Đại Hải Chúng, nhờ Cô Thất Nương xuống độ Bà về Lôi Âm Tự, rồi nhờ Bà viết ra một cuốn Nữ Trung Tùng Phận, Bà mới siêu thoát được.".

Theo đây mà hiểu thì Bà Đoàn Thị Điểm chính là một trong những chơn hồn còn ở nơi sa đọa luân hồi (phong đô). Khi Đức Chí Tôn mở cơ Đại Ân Xá, lập ra địa cầu 67 Bà Đoàn được Bà Thất Nương đến dạy nên được về LÔI ÂM TỰ.

Từ Lôi Âm Tự Bà Đoàn mới về cơ viết quyển NỮ TRUNG TÙNG PHẬN năm 1933 (dạy cho Nữ giới).

Sau khi viết xong NỮ TRUNG TÙNG PHẬN bà đắc vị vào Bạch Ngọc Kinh. Do đâu mà biết? Do nơi mấy câu thi áp chót của tác phẩm mà biết vậy:

Buông ngọn viết vào làn mây trắng,Hễ có thương nhớ dạng là hơn.Cảnh Thiên gởi tấc hương hồn,Đề câu tiết nghĩa vĩnh tồn hậu lai.

Khi đã siêu thoát Bà mới được lịnh viết 08 bài kinh ở phần Kinh Thế Đạo.

Như vậy chơn hồn của Bà Đoàn đã trãi qua 03 giai đoạn: Ở Thánh Tịnh Đại Hải Chúng. Được độ về Lôi Âm Tự và về Bạch Ngọc Kinh.

* * *

Nếu không phân rõ các giai đoạn nầy theo lời Đức Hộ Pháp dạy sẽ có người lầm tưởng (như chúng tôi từng lầm khi mới học đạo) rằng Bà Đoàn về cơ viết sách và kinh khi còn ở Thanh Tịnh Đại Hãi Chúng.

Tóm lại: Căn cứ theo PCT chú giải kết hợp với Kinh Thiên Đạo và Thế Đạo, với Thánh Ngôn có liên quan để hiểu thì Tam Thập Lục Thiên, Tam Thiên Thế Giái, vẫn có môn đệ Thầy tu hành nơi đó. Ấy là những người tùng thị pháp điều Tam Kỳ Phổ Độ nên cao thăng phẩm vị ... còn Thập Điện Diêm Cung, là những môn đệ bị rớt không đạt phải ở cảnh giới đó tu học....hiểu vậy thì địa cầu 67 là nơi xuất phát... từ đó có cao thăng phẩm vị và có người phải vào Thập Điện Diêm Cung. Nhưng Giáo Tông vẫn thay mặt Thầy mà cầu rỗi cho tất cả.

Nhưng đó chưa phải là tất cả mà còn những bằng cứ từ thiên thơ và thể pháp hữu hình tượng trưng cho địa cầu 67 ngay trong Đền Thánh. Tất nhiên là có sự phối hợp với triều nghi của Đức Chí Tôn trong ĐĐTKPĐ.

* * *

PHẦN CHÚ THÍCH.

(3)/- Thanh Tịnh Đại Hải Chúng là gì? Bà Bát Nương dạy:

Vậy thì nơi khiếm ánh Thiêng-liêng là âm-quang, nghĩa là âm-cảnh hay là địa-ngục, Diêm-đình của Chư-Thánh lúc xưa đặt hiệu. Vậy thì chính lời nhiều Tôn-giáo, nơi ấy là những chốn phạt tù những hồn vô căn vô kiếp, nhơn-quả buộc ràng, luân-hồi chuyển thế, nên gọi là âm-quang, đặng sửa chữ phong-đô địa-phủ mê-tín gieo-truyền, chớ kỳ thật là nơi để cho các chơn-hồn giải thân định trí (một nơi trung-gian giữa thiên-đường và địa-ngục hay là mờ-mờ mịt-mịt).

(TNHT. Q2 trang 85. Bản in 1963)

* * *

(4)/- Quốc hiệu Đại Nam.

Khi vua Gia Long thống nhất sơn hà thì nhà vua dâng biểu sang Thanh Triều xin quốc hiệu là Nam Việt. Thanh triều ngại để Nam Việt thì trùng với quốc hiệu thời Triệu Đà (bao gồm cả đất Lưỡng Quảng) mới đảo ngược thành Việt Nam.

Quốc hiệu Việt Nam là do Thanh Triều ban cho.

Sau đến thời vua Minh Mạng nhà vua thấy nhà Thanh đã suy yếu nên cải quốc hiệu là Đại Nam. Thực dân Pháp khi xâm lăng nước ta lúc ấy có quốc hiệu là Đại Nam.

Đến năm 1927 Juillet 1927, Minh-Lý-Đàn. Thầy dạy:

Ta chào các con. Ta cho phép lên hết. Ta chào chung các con. Cười... Ta mừng cho con đó, Trung. Thầy có hội chư Tiên-Phật lại mà thương nghị về sự lập Đạo tại Đại-Nam Việt-Quốc...

(TNHT Q1 trang 111 bản in 1973).

Theo bài Thánh Ngôn trên đây thì Thầy đã dạy cho biết: nước Đại Nam (1926) có tên trong thiên thơ là ĐẠI NAM VIỆT QUỐC.

* * *

Theo wiki thì trong chiều dài lịch sữ các triều đại quân chủ không thấy triều đại nào đề quốc hiệu Việt Nam. Mãi đến đời Vua Gia Long.

Chữ Việt Nam có xuất hiện hiếm hoi trong một vài tác phẩm trước kia nhưng nó không phải là quốc hiệu. Thời vua Gia Long với quốc hiệu là Việt Nam không thấy có tác phẩm nào xuất hiện.

Nhưng quốc hiệu Đại Nam thì có rất nhiều tác phẩm lớn như:

a/- Đại Nam thực lục gồm tiền biên và chính biên.

. Đại Nam Thực lục Tiền biên hayLiệt thánh thực lục tiền biên(gồm 12 quyển) ghi chép các sự kiện lịch sử của 9chúa NguyễnĐàng trongtừNguyễn Hoàng(1558) đến hết đời chúaNguyễn Phúc Thuần(1777).

. Đại Nam thực lục chính biên(gồm 587 quyển) là phần thứ hai viết về triều đại cácvuanhà Nguyễn, nhưng là phần chủ yếu, của bộ biên niên sử viết bằngchữ HánĐại Nam Thực lục.

Đại Nam Thực lục Chính biênghi chép các sự kiện lịch sử từ khiNguyễn Ánhlàm chúa (1778) đến đời Đồng Khánh(1887), và sau này được viết thêm đến đời vuaKhải Định(1925).

Cả hai phần Tiền biên và Chính biên của bộ sử Đại Nam thực lục được soạn bắt đầu từ năm 1821 (nămMinh Mạngthứ hai), sau 88 năm đến năm 1909 mới cơ bản hoàn thành (gồm toàn bộ phần Tiền biên và 6 kỷ đầu phần Chính biên).

. Đại Nam nhất thống chílà bộ sách dư địa chí (địa lý-lịch sử)Việt Nam, viết bằngchữ HándoQuốc sử quán triều Nguyễnbiên soạn thời vuaTự Đức. Có thể coi đây là bộ sách lớn nhất và quan trọng nhất về địa chí Việt Nam dưới thời quân chủ.

* * *

ĐẠO SỬ Q2 (tt).

V. Phên:

Ðồng phồn đưa rước viếng Diêm Cung, Ai đã trước đi hỏi nhắn cùng. Trời với Diêm Ðình đôi ngõ trở, Muốn toan thoát tục liệu mà dùng.

Thâu

Phạm Văn Lắm: (Long Thành, Tây Ninh)

Lời khen miệng thế quí chi đâu, Bất quá như son lộn bả trầu. Thành thật thôi thì mình xử lấy, Ðèo bồng chi rộn trí không sâu.

Thâu

ĐỊA CẦU 67 QUA THỂ PHÁP. (tt)

BÀI 06.

Quả Càn Khôn trong Đền Thánh là mô hình hay biểu tượng?

Quả Càn Khôn trong Đền Thánh

Mô hình Thái Dương Hệ. Mặt Trời, cáchành tinhhành tinh lùn trong hệ Mặt Trời

3/- TRA CỨU TỪ THIÊN THƠ.

Do tầm quan trọng của đề tài nên chúng tôi trích khá dài và khá nhiều để quí hiền tiện bề theo dõi và nhận xét... một cách khách quan.

3.1/- QUẢ CÀN KHÔN.

Ngày 12-8-Bính Dần (1926). Thầy dạy.

Ngọc-Hoàng Thượng-Đế Viết Cao-Đài

Giáo Đạo Nam Phương

....Bính - Thầy giao cho con lo một trái Càn-Khôn; con hiểu nghĩa gì không?... Cười... Một trái như trái đất tròn quay, hiểu không? Bề kinh tâm ba thước ba tấc, nghe con, lớn quá mà phải vậy mới đặng, vì là cơ mầu nhiệm Tạo-Hóa trong ấy, mà sơn màu xanh da trời; cung Bắc-Đẩu và Tinh-Tú vẽ lên Càn-Khôn ấy. Thầy kể Tam-Thập-Lục-Thiên, Tứ-Đại-Bộ- Châu ở không-không trên không khí, tức là không phải Tinh-Tú, còn lại Thất-thập-nhị-Địa và Tam-Thiên thế giái thì đều là Tinh-Tú. Tính lại ba ngàn bảy mươi hai ngôi sao, con phải biểu vẽ lên đó cho đủ. Con dở sách thiên-văn Tây ra coi mà bắt chước. Tại ngôi Bắc-Đẩu con phải vẽ hai cái bánh lái cho đủ và sao Bắc-Đẩu cho rõ ràng. Trên vì sao Bắc-Đẩu vẽ con mắt Thầy, con hiểu chăng? Đáng lẽ trái ấy phải bằng chai, đúc trong một ngọn đèn cho nó thường sáng; ấy là lời cầu nguyện rất qúy báu cho cả nhơn-loại Càn-Khôn Thế-Giái đó; nhưng mà làm chẳng kịp, thì tùy con tiện làm thế nào cho kịp đại-hội - Nghe à!

Còn chư Phật, chư Tiên, Thánh, Thần đã lên cốt thì để dài theo dưới, hiểu không con?

(TNHT Q1 trang 45 bản in 1973)

* * *

a/- Quả Càn Khôn là mô hình hay là biểu tượng?

a.1/- Không là mô hình của Thái dương hệ.

Ngay từ năm 1926 (là năm Thầy dạy làm Quả Càn Khôn) thì khoa học về thiên văn, về vũ trụ của Tây Phương đã lên được mô hình của Thái Dương Hệ chúng ta đang sống. Sao Bắc Đẩu thì phương Đông và phương Tây cũng đều có đề cập đến. Nhưng Thầy chọn theo Phương Tây (khoa học kỷ thuật) thì Quả Càn Khôn trong Bát Quái Đài hiện nay nhất định không phải là biểu tượng của Thái Dương Hệ chúng ta đang sống.

Còn như lý luận rằng Đạo đến Thất ức niên nên Quả Càn Khôn là biểu tượng cho Thái Dương Hệ khác nữa thì lại là một viễn tưởng phi lý và không phù hợp với định nghĩa về Thái Dương Hệ. Chẳng có Thái Dương Hệ nào chỉ có một thiên thể.

Cho nên chúng tôi thấy không phù hợp với giáo lý ĐĐTKPĐ.

* * *

a.2/- Không phải là biểu tượng cho địa cầu 68.

Thầy dạy: giao cho con lo một trái Càn-Khôn; con hiểu nghĩa gì không?... Cười... Một trái như trái đất tròn quay, hiểu không?

Nếu hiểu trái càn khôn là biểu tượng cho trái đất nầy thì đó là địa cầu 68. Vậy chúng ta cùng tìm hiểu xem có phù hợp không?

* * *

a.2.1/- Nguồn gốc địa cầu 68.

Đêm 29-07-Kỷ-Sửu (1949). Đức Hộ Pháp giảng:

....vạn-vật trong Càn-khôn Vũ-Trụ này phải hoạt động mãi thôi không ngừng, nó nhờ hoạt động chuyển luân mà tấn hóa mãi mãi.

Vạn-vật trong Càn-Khôn Vũ-Trụ dù trái địa-cầu thấy trước mắt hay địa cầu chúng ta đương cư ngụ đây, phải vận hành luôn; ngưng là chết mà cả vạn-vật loài người cũng phải vậy. Nó có lưu động là nhờ khí nổ Thái-Cực buổi nọ, Thái-Cực nổ thành khối lửa; khối lửa nổ trong Càn-Khôn Vũ-Trụ hiện ra muôn muôn triệu triệu ức quả địa-cầu trong Càn-khôn Vũ-Trụ. Quả cầu ấy nguội lại thành địa-cầu chúng ta đương ở đây, là quả địa-cầu 68. Quả cầu ấy là vậy.

a.2.2/- Hiện trạng địa cầu 68.

Thầy dạy: Ngày 15-11- Bính Dần (19-12-1926)

.Đứng bậc Đế-Vương nơi trái địa-cầu nầy, chưa đặng vào bực chót của Địa-cầu 67....

* * *

Đêm 18- 8- Mậu-Tý (21-9-1948). Đức Hộ Pháp:

...Tôi xin nói không phải địa-cầu này làm bạn với địa-cầu này mà thôi, mà nơi địa-cầu khác họ đến làm bạn. Những Đấng đến đó họ ở địa-cầu khác họ qua không phải ở địa-cầu này, họ ở địa-cầu về đoạt phẩm-vị cao siêu, chớ địa cầu 68 này, Bần-Đạo nói: Ở địa cầu 68 này có loạn nhiều.... (Con Đường Thiêng Liêng Hằng Sống).

* * *

(CĐTLHS bài 20).18-12-Mậu-Tý (16-01-1949). Đức Hộ Pháp:

Bần-Đạo nói quả quyết rằng: Trong Càn-Khôn Vũ-Trụ này, cái địa-cầu 68 này là hạng chót, hạng khổ não nhứt nơi mặt địa cầu này, kiếp sanh nơi mặt địa-cầu 68 này không phải đáng cho chúng ta lưu-luyến, mặt địa-cầu này khổ não lắm, khổ não hơn hết.

Với 03 trích đoạn trên ta thấy cơ sở để hiểu Quả Càn Khôn tượng cho địa cầu 68 là không thuyết phục.

a.2.3/- Đạo lập sắc dân Tân Dân tại địa cầu 68 nầy; vậy sắc dân Tân Dân ở đâu?

(CĐTLHS). 29-01-Mậu Tý (1948). Đức Hộ Pháp:

...Mấy em có biết tương lai nền Chơn giáo nầy của mấy em là tạo đại nghiệp gia đình cho một sắc dân gọi là Tân Dân của Chí Tôn, để nơi mặt thế nầy, là Thần Thông Nhơn. Mấy em kiếm hiểu hai tiếng Thần Thông, dầu không thấu lý mà nghe nói tiếng ấy cũng hiểu sự quan hệ của nó ra sao.

Ấy vậy, muốn tạo một tinh thần tới Thần Thông cho sắc dân Tân Dân của Chí Tôn đem đến mặt địa cầu nầy, do trong mấy em hiện tượng ra mà mấy em không tầm cái giống Thần Thông thì làm sao tạo Tân Dân ấy cho được. Cả huyền vi bí pháp của Chí Tôn để tạo Thần Thông Nhơn ấy, mắt mấy em nhìn thấy không biết hình ảnh thì làm sao đạt thành được.

* * *

Chơn truyền Đức Chí Tôn đại kỵ những điều ảo ảnh...Đức Hộ Pháp dạy rõ: Cả huyền vi bí pháp của Chí Tôn để tạo Thần Thông Nhơn ấy, mắt mấy em nhìn thấy không biết hình ảnh thì làm sao đạt thành được.

Vậy sắc dân Tân Dân nầy bắt nguồn từ đâu? bắt đầu từ thời gian nào? thành hình năm nào? và sống ở đâu? Xin thưa rằng:

Trong Lời Thuyết Đạo (ngày 14-6-Đinh Hợi- 1947) của Đức Hộ Pháp Q1 trang 51 có câu: …Thần thông nhơn (Race lucidé) do hai sắc da vàng và trắng hiệp lại xuất hiện…Một trong những ý nghĩa của sự hiệp lại từ hai sắc dân da vàng và da trắng xuất hiện ra là CHỮ QUỐC NGỮ. Chữ quốc ngữ hiện nay là một trong những sản phẩm quan trọng bậc nhất do hai sắc da vàng và da trắng hiệp lại tạo nên. Chữ quốc ngữ hiện nay là loại chữ ký âm để ghi lại TIẾNG AN NAM. Tiếng An Nam là chánh tự của Thầy dùng để lập ĐĐTKPĐ.

Thầy dạy: ngày 29-7-Bính Dần (05-9-1926): ...Như Nhãn hiền đồ Thầy không muốn nói với con bằng tiếng Hớn Ngôn vì tiếng An Nam từ đây Thầy cho là Chánh Tự đặng lập Đạo của Thầy nên buộc phải nói rõ ràng với con. Thời kỳ dấu diếm Thiên cơ đã qua rồi…

(Đạo Sử Q.2. T. 237 bản in Hoa Kỳ).

Thần Thông Nhơn cũng chính là sắc dân Tân Dân. Sắc Tân Dân bắt nguồn từ ĐĐTKPĐ. Bắt đầu từ năm 1925 là năm Thầy ban yến sáng cho địa cầu 68. Thành hình vào năm 1926 là tổ chức LỄ KHAI ĐẠO tại Chùa Gò Kén.

ĐỊA CẦU 67 QUA THỂ PHÁP. (tt)

BÀI 07.

***: Tên Ngài Bính cũng là thể pháp.

Trong tìm hiểu thể pháp thì cái tên NGƯỜI ĐƯỢC GIAO VIỆC, thời gian được giao.... cũng đều là thể pháp. Việc Thầy dạy Ngài Bính làm trái Càn Khôn... cũng được hiểu theo hướng đó.

Theo Đạo Sử của Bà Nữ Đầu Sư soạn thì Ngài Bính đắc phong Giáo Sư Phái Thái vào ngày 07-8- Bính Dần (1926).

Đến ngày 12-8-Bính Dần Thầy giao việc làm Quả Càn Khôn.

Như vậy Ngài Thái Bính Thanh là một trong Thất Thập Nhị Hiền (một trong 72 vì sao trên quả Càn Khôn 67). (5)

* * *

Đến ngày 01-01-Đinh Mão (1927) Thầy dạy:

Bính Thầy thưởng công con, cho lên chức Phối-Sư, Thầy cám cảnh lòng yêu mến con, Thầy cảm ơn lòng Đạo-Đức con.

Sanh linh nhờ công con mà thoát qua khổ hải

(TNHT Q1 trang 93. Bản in 1973)

* * *

Bính là can thứ 03 trong Thập Thiên Can. Ngài Bính là một người phàm. Là nhơn sanh ư Dần. (Đức Hộ Pháp: ngày 14-2-Mậu Thìn (1928): Thiên khai ư Tý, Địa tịch ư Sửu, Nhơn sanh ư Dần).

Cái tên của Ngài Bính thể hiện cho năm Bính Dần. Thời gian giao cũng là năm Bính Dần. Giao cái gì? Giao lập một trái càn khôn.

Đó phải chăng là Thầy có ý dạy rằng: Thầy lập ĐĐTKPĐ là lập ra địa cầu 67. Còn làm cho thành Đạo là môn đệ của Thầy.

Nghinh Phong Đài bố trí can Bính ở chánh Đông.

Thầy dạy: Con dở sách thiên-văn Tây ra coi mà bắt chước.

Kết hợp lại có Đông, có Tây. Đông Tây là chiều của Đền Thánh.

Đạo khởi ư Đông xuất qua ư Tây.

Ngay trước Đền Thánh có Đại Đồng Xã (Đại Đồng Xã Hội).

Trong các kỳ Lễ Hội Yến Diêu Trì Cung; Đức Hộ Pháp có dạy lập Văn Minh Điện tại Đại Đồng Xã. Hình thức như một sân khấu lộ thiên ở giữa Đông và Tây Khán Đài để mọi người tham gia giải đáp câu đố. Câu đố xuất phát từ 02 nguồn:

Câu đố do Đức Hộ Pháp và quí vị Thời Quân phò loan nơi Hiệp Thiên Đài tại Đền Thánh... và do quí vị chức sắc, chức việc, đạo hữu có lưu ý tìm tòi trình lên được Hội Thánh chấp nhận.

Người có mặt có đủ quyền lên giải đáp câu đố.

Trình bày ngắn gọn một vài chi tiết về Văn Minh Điện để hiểu rằng đó không phải đơn thuần là giải trí vui chơi trong kỳ lễ Hội Yến Diêu Trì Cung. Văn Minh Điện chắc chắn là nơi mà những phát minh được đem ra trình bày hằng năm trong ĐĐTKPĐ (các gian triễn lãm ở Điện Thờ Phật Mẫu nơi trưng bày). Tóm lại:

Tất cả đều liên quan mật thiết đến nền văn minh do chính Đức Chí Tôn đến lập ra: Văn Minh Cao Đài Giáo (Văn minh Lưỡng Nghi) .

Văn Minh Cao Đài Giáo được kết hợp bởi: Đông Phương Triết Học (Đông Khán Đài) và Tây Phương Khoa Học (Tây Khán Đài) theo thể pháp (mô hình) tại Đại Đồng Xã.

Đến đây cũng nên tự hỏi điểm nút của Đại Đồng Xã là gì?

Đó là Cửu Trùng Thiên.

Cửu Trùng Đài phù họp với Cửu Trùng Thiên. Cửu Trùng Đài là hình trạng của Cửu Thiên Khai Hóa.

Cửu Trùng Thiên kiến trúc hình bát quái và có hình dạng chữ kim (dưới lớn trên nhỏ tượng cho sự vững chãi như Kim Tự Tháp).

Màu sơn tính từ mặt đất lên như sau: đỏ, xanh, vàng và trắng.

Màu đỏ (Phái Ngọc) tượng cho 03 viện: Hòa, Lại, Lễ. Ý nghĩa là nền móng là trật tự cho sự ổn định tôn giáo hay xã hội (Nội Vụ).

Màu xanh (Phái Thượng) tượng 03 viện: Học,Y, Nông. Thể hiện sự mở mang tôn giáo hay xã hội.

Màu vàng (Phái Thái) tượng cho 03 viện: Hộ, Lương, Công thể hiện cho sự vững chắc, tự chủ.

Màu trắng (Hiệp Thiên Đài) tượng cho pháp luật đạo.

Nghĩa là 03 phái, 09 viện có nhiệm vụ riêng nhưng tất cả phải làm đúng pháp: Công Bình; đúng luật: Thương Yêu.

Liên kết vậy để thấy sự liền lạc trong nền chánh giáo của Thầy:

Thầy là chủ của nền Chánh Giáo (Bát Quái Đài).

Hiệp Thiên Đài: Lập thành chánh giáo.

Cửu Trùng Đài: Thực thi chánh giáo.

Tất cả đều theo đúng thiên thơ dạy:

. Ngày 12-2-1933 (29-2- Quí Dậu) Bà Bát Nương dạy:

Em an dạ, từ đây đã quan-kiến sự kết-cuộc của Chí-Tôn đã định trước. Em nhớ lại, khi Ngọc-Hư định cho Hiệp-Thiên-Đài cầm số-mạng nhơn-sanh, lập thành chánh-giáo, thì Đại-Từ-Phụ lại trở pháp, giao quyền ấy cho Cửu-Trùng-Đài. Cả Ngọc-Hư chư Thần, Thánh, Tiên, Phật đều ngạc-nhiên sự lạ. Đại-Từ-Phụ phổ-giáo rằng: Hay, hay không lẽ để phận hèn, ngày sau sẽ rõ thánh-ý Người quyết liệu.

(TNHT Q2 trang 86. Bản in 1963).

* * *

.Cùng một đàn cơ trên, Bà Lục Nương dạy (trang 87):

Khi mơi nầy em đặng tin lành: Ngọc-Hư lo chuyển pháp. Cả Thiên-thơ hủy phá, sửa-cải pháp chơn-truyền. Chư Thần, Thánh, Tiên, Phật vui mừng chẳng xiết, Diêu-Trì Từ-Mẫu đẹp dạ không cùng...

* * *

CHÚ THÍCH SỐ (5).

a/-Trong chương trình Hiến Pháp ngày 14-7-Mậu Thìn (28-8-1928) do Ngài Thái Ca Thanh vâng lịnh Đức Lý Giáo Tông lập thành. Ngài Thái Bính Thanh có ký tên trong vi bằng liền kề với Ngài Phối Sư Thái Ca Thanh.

Trong chương trình hiến pháp điều 22 ghi rõ:

Điều thứ 22 : Nghiêm cấm trong Đạo không ai đặng lấy danh ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ và dùng Thiên Ân, Thiên Nhãn mà đề vào bìa Kinh Sách, Bố Cáo v.v… Hay là in Thánh Tượng, Kinh Sách (bán hoặc phát không), nếu Kinh Sách và Thánh Tượng ấy không có trình Ban Kiểm Duyệt xem xét trước và đóng con dấu kiểm duyệt.

* * *

Điều thứ 24:

Kể từ ngày ban hành “chương trình Hiến Pháp” duy có một mình Hội Thánh Cửu Trùng Đài được quyền in Kinh Sách, Tượng để hiệu Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ.

* * *

Chiếu theo vi bằng nầy thì những sách chưa được Hội Thánh kiểm duyệt mà đề đại tự ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ và dùng Thiên Ân, Thiên Nhãn mà đề vào bìa Kinh Sách, Bố Cáo v.v… khi chưa có Hội Thánh kiểm duyệt là sai.

Cũng chiếu theo đây thì các chi phái của ĐĐTKPĐ mà không có mạng lịnh Hội Thánh thì không được quyền dùng đại tự ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ đề trên cơ ngơi hay sách của họ viết ra

Ngày cơ đạo phục hồi người đạo đủ mạnh mẽ để thực thi điều nầy trong đối nội và đối ngoại. ĐĐTKPĐ sẽ không còn bàn môn tả đạo làm cho con cái Chí Tôn lầm đường lạc lối nữa.

b/- Tòa Thánh Tây Ninh, Le 18-04-1929 (09-03-Kỷ Tỵ).

THẦY

Các con .... Cười ....

Ậy! Cũng tại Thầy mà các con lộn xộn cùng nhau nữa há?

Cười .... Thơ! Con cũng phải mà Bính cũng phải, lỗi ấy nơi Thầy. (1đc).

Bính! Chớ chi con lấy năm lần chín thì con đã trúng rồi đó, con lại sợ thằng... Sang đứng cận đường, song cũng còn xa đó con không hề gì.

Hai con muốn đem vào cây ba nhánh một chút nữa càng tốt, nhưng đã lỡ rồi cứ để vậy.

Tương! Thầy dặn con như có thế ngày mùng 8 tháng tới về Tòa Thánh Thầy dạy việc nghe.

Lịch! Con từ đây phải ở Tòa Thánh nghe.

Thơ! Phải cầu Thái Bạch, nhứt là phải có Chức Sắc Cửu Trùng Ðài cho nó phán dạy nghe con. Thăng.

* * *

Đức Cao Thượng Phẩm về Thiêng Liêng vị ngày 01-3-Kỷ Tỵ (1929). Thiễn nghĩ Thầy dạy Ngài Thái Bính Thanh chọn vị trí làm tháp Đức Cao Thượng Phẩm.

(1đc): Đối chiếu bài trên với bài ngày 07-03-Kỷ Tỵ (16-04-1929) Thầy dạy Ngài Thái Thơ Thanh làm tháp Đức Cao Thượng Phẩm:

Thơ! Con phải xây cái Tháp của Thượng Phẩm phía trước cây ba nhánh, phải day mặt về Ðông, giống như ngó vào Ðiện mà hầu Thầy vậy. Song, ba từng phải lợp ngói như nóc chùa của Ðường Nhơn vậy nghe.

(TNHT Q2 trang 68. Bản in 1963).

Ngài Thái Thơ Thanh và Thái Bính Thanh hiểu ý Thầy khác nhau nên Thầy mới dạy như trên.

* * *

c/- Ngài Thái Bính Thanh quê ở Kiên Giang mãn phần ngày 17 (không rõ tháng, năm). Ngài Đầu Sư Thượng Trung Nhựt có dự tang lễ.

Trong ai điếu có đoạn... Nhớ Linh xưa:

Ý tứ từ hòa, tánh tình liên lạc, nghĩa lân cận không kiêu không hãnh, gặp kẻ nghèo chẳng nỡ làm lơ, tình anh em cư xử chẳng dễ, chẳng khinh, thấy lúc ngặt không hề phai lạt. Lúc khai Ðại Ðạo Tam Kỳ, Thầy dạy làm Quả Càn Khôn. Nhớ anh! Nào ra công, nào tốn của, hiệp cùng Ðạo Hữu mới hoàn thành.

Khi lập Tân Pháp Chánh Truyền, Thầy bảo lập Tân Luật, nhờ anh, nào sắp ghế, sắp bàn hội với Thiên Phong mới kết tác. Buổi dọn đất Tổ Ðình, Thầy chỉ phương hướng cho anh đo độ thước tấc mới thành một cảnh thiên nhiên. Khi dựng hình Phật Tổ, Thầy nhắm chỗ cho anh sắp phương hướng mới nên một nền địa hượt....

* * *

ĐỊA CẦU 67 QUA THỂ PHÁP. (tt)

“Địa cầu trong địa cầu”

“Địa cầu 67: ý thức & địa điểm”

“Chung & Riêng”.

BÀI 08.

Thầy dạy: Khai Đạo muôn năm trước định giờ... vậy thì cái tên của Ngài Bính khi đến thế gian cũng là sự chuẩn bị cho ĐĐTKPĐ chớ đâu phải là tình cờ. Cái ý nghĩa của một kiếp sinh may duyên gặp đạo cũng nằm trong lẽ đó. Đâu phải ngẫu nhiên mà chúng ta được làm môn đệ Đức Chí Tôn khi đến làm khách trần nơi quán tục....

* * *

Vậy trái càn khôn tại Đền Thánh nếu là địa cầu 68 thì không hợp lý. Vì địa cầu 68 có lâu đời rồi chớ đâu phải đến ngày khai ĐĐTKPĐ mới có. Hơn nữa Thầy lập Đạo là để nâng địa cầu 68 lên thành 67.

Vậy Quả Càn Khôn trong Đền Thánh hiểu là biểu tượng của địa cầu 68 liệu có phù hợp?.

Còn như hiểu trái càn khôn đó là địa cầu 67 thì phù hợp với giáo lý và các thể pháp khác.

Trái càn khôn 67 là do Thầy dạy cho môn đệ lập ra khởi từ 1925 và thành hình từ 1926. Nên Đức Lý dạy trong ngày tác thành Tân Luật rằng:

Ngày 16 Janvier 1927 (13-12-Bính Dần). Đức Lý Giáo Tông dạy trong ngày dâng Tân Luật...

Ðạo đã thành, Ðạo đã mạnh, cho đến đổi trái Càn Khôn này dở hổng lên khỏi ngất mấy từng, làm cho các Tôn Giáo đã lập thành trên mặt địa cầu nầy phải kinh khủng sợ sệt... Cười....

Chư Hiền Hữu cầm trọn nhơn loại vào tay, Lão hỏi có chi quý trọng mạnh mẽ bằng chăng?... Hay....

Hễ Ðạo trọng thì tức nhiên chư Hiền Hữu trọng. Vậy thì chư Hiền Hữu biết trọng mà lo sửa vẹn người đời.

(Đạo Sử Q2).

Có những người hiểu rằng phải chờ đến thất ức niên đạo mới thành đó là những người không tra cứu Thánh Ngôn để hiểu ý nghĩa chữ: ĐẠO ĐÃ THÀNH. Nói rõ là họ hiểu lầm chữ Đạo đã thành với chữ thành đạo.

Đạo đã thành là dùng cho ĐĐTKPĐ.

Thành đạo là dùng cho cá nhân.

Hai việc nầy độc lập nhau. Suy gẫm ra thì hiểu.

* * *

Sắc Tân Dân đang sống trong địa cầu 67; mà địa cầu 67 thì ở trong địa cầu 68 nên tự mổi người phải xác định là mình sống trong địa cầu 67 hay 68 chớ Thầy không bồng ẩm ai vào địa cầu 67 mà cũng không từ chối bất cứ một con cái nào của Thầy từ địa cầu 68 muốn gia nhập vào địa cầu 67. Đạo có CUNG NHƯ Ý, có XE NHƯ Ý muốn sao thì được vậy; lành dữ hai đường vừa ý chọn đó là quyền tự do Thầy ban cho.

Họ cứ khăng khăng họ chỉ biết, chỉ sống trong địa cầu 68 không nhìn địa cầu 67 trong Đền Thánh là quyền tự do của họ, ta phải kính trọng quyền tự do được chọn địa cầu để sống của họ.

Giáo lý ĐĐTKPĐ dạy rõ lập một sắc dân mới là Tân Dân, lập nền văn minh mới, lập một Tân Thế Giới mà sao lại phải dùng địa cầu 68 làm biểu tượng để thờ? Điều nầy không phù hợp với giáo lý của Thầy.

Dùng phương pháp loại suy thì kết lại ta thấy rằng Quả Càn Khôn trong Đền Thánh chỉ có thể là biểu tượng cho địa cầu 67.

* * *

Trần Văn Chí.

Email: hoabinhchungsong220513@yahoo.com

facebook:

http://www.facebook.com/profile.php?id=100005939084186

ĐỊA CẦU 67 QUA THỂ PHÁP. (tt)

“Địa cầu trong địa cầu”

“Địa cầu 67: ý thức & địa điểm”

“Chung & Riêng”.

BÀI 09.

a.2.4/- Diễn văn ngày 15-7-Nhâm Thân (1932) của Đức Hộ Pháp.

Đức Hộ Pháp thỉnh giáo Đức Nguyệt Tâm Chơn Nhơn về nguyên thỉ của Thầy....

HỘ PHÁP : - Xin cho tôi hiểu nguyên thỉ của Thầy

chúng ta và quyền hành của người.

Hiểu cho đặng huyền vi khó nổi,

Tra khuôn hồng tỏ mối không minh.

Theo tôi nghĩ thế giới mình,

Ngoài ra còn có lắm hình càn khôn.....

....Nhiều thế giới càn khôn ta có,

Sanh hoạt nầy quả cớ nên nhiều,

Địa cầu chừng đặng cao siêu,

Các Ngài rõ giá những điều phân phô.

* * *

HỘ PHÁP : - Chừng nào trái địa cầu nầy đặng hưởng điều ấy ?

Thần linh dụng tiếng làm Ngài hiểu,

Cho tỏ tường phẩm hiệu dường bao.

Qua luyện tội Thánh cảnh vào,

Còn lâu nữa mới làm trào Phật Tiên.

....Đài Thiên cảnh vừa khi đặng lớn,

Dắt triều đình vào chốn không trung....

* * *

Đoạn trên dạy rõ chữ càn khôn đây là các địa cầu chứ không phải là Thái dương hệ.

Trái địa cầu 68 đến thời gian nào đó sẽ đặng cao siêu.

Đặng cao siêu nghĩa là sao? Nghĩa là nâng lên thành địa cầu 67.

* * *

Đức Hộ Pháp dạy: Các chơn hồn bị luân hồi chuyển kiếp đến thế nầy cũng là nhiều hạng, nhưng mà hạng bị oan oan nghiệt nghiệt vẫn phần đông, nếu muốn cho mặt địa cầu mau tấn hóa thì phải nhờ công quả của loài người, không nghiệt oan buộc chuyển kiếp luân hồi, hồn tình nguyện nghĩ thôi rất ít.

Làm cho trái địa cầu nầy nên Thánh địa đặng giảm khổ cả chúng sanh thì công của các chơn linh rất trọng. Hồn thì lo đền tội, hồn thì đến siêu thăng, hồn thì đến lập công, đều xúm xít nhau mà lập danh phận cùng Trời là chúa cả.

* * *

Câu: Làm cho trái địa cầu nầy nên Thánh địa có ý nghĩa thế nào? Thiễn nghĩ nó đi theo qui luật lượng chất cho cá nhân, tôn giáo và xã hội. Nó tiến lần từ nhỏ đến lớn, từ cục bộ đến toàn bộ.

Đó là...Tùng theo chơn pháp độ lần chúng sanh. (Kinh Xuất Hội).

Chúng sanh ở đây thiễn nghĩ là chúng sanh trong mổi con người chúng ta trước (tự độ) và bước kế tiếp là với tha nhân (tha độ). Cả hai đấp điếm nhau như đôi chân của một cơ thể lần bước trên đường về...

Lắm người nhiệt tình nhưng không học bài rồi cứ nghĩ chúng sanh ở bên ngoài mà không biết rằng mình cũng là một chúng sanh và trong người mình cũng có những chúng sanh khác cần phải tự độ.

Thành phần nầy ta thấy họ không thể hiện được đạo đức và chân thật nhưng cứ đồng hóa mình với đạo đức... lắm khi tự phong cho mình những nhiệm vụ rất cao cả như bảo vệ đạo, bảo vệ chánh pháp... để mượn oai thần thánh, nhục mạ những người không quì lụy họ. Diện nầy thường mượn số đông để làm áp lực tinh thần.

Xin nói rõ rằng khi chưa độ được chúng sanh trong chính con người mình thì đừng mong độ ai hết.

Xem các bài Kinh Thế Đạo như: Kinh Thuyết Pháp, Kinh Nhập Hội, Kinh Xuất Hội... thì dầu chưa rõ hết chơn lý nhưng cũng biết chắc chánh văn.

a.2.5/- Vì sao chỉ có 3072 ngôi sao?

Nó liên quan đến Nho Tông Chuyển Thế.

Đêm 30 tháng 10 Năm Kỷ-Sửu. “Đền Thánh”. Đức Hộ Pháp:

Đức Khổng-Phu-Tữ từ giả quan-trường về giáo-đạo dạy các môn-đệ của Ngài; thiên-hạ gọi là vô-phước mà cảnh thiệt vô-phước của Ngài là lúc Ngài làm quan cho nhà Châu, làm quan cho nước Tề, nước Yên và lúc châu-lưu trong Lục-Quốc.

Bây giờ sống với Thất-Thập Nhị-Hiền, Tam-Thiên Đồ-Đệ của Ngài, là Ngài hạnh-phúc hơn hết, vì Ngài biết cái thú vị cái sống của Ngài thế nào; cái sống của Ngài vui về Đạo mà thôi....

Vậy 3072 ngôi sao trên Quả Càn Khôn còn thể hiện cho Nho Tông Chuyển Thế.

* * *

Ngày 16 Janvier 1927 (13-12-Bính Dần). Đức Lý Giáo Tông dạy trong ngày dâng Tân Luật...

Ðạo đã thành, Ðạo đã mạnh, cho đến đổi trái Càn Khôn này dở hổng lên khỏi ngất mấy từng, làm cho các Tôn Giáo đã lập thành trên mặt địa cầu nầy phải kinh khủng sợ sệt... Cười....

Chư Hiền Hữu cầm trọn nhơn loại vào tay, Lão hỏi có chi quý trọng mạnh mẽ bằng chăng?... Hay....

Hễ Ðạo trọng thì tức nhiên chư Hiền Hữu trọng. Vậy thì chư Hiền Hữu biết trọng mà lo sửa vẹn người đời. (Đạo Sử Q2).

Dở hổng trái càn khôn nầy lên mấy từng là trái càn khôn nào?

Chữ càn khôn đây là chỉ địa cầu 68 hay 67?

Theo thiễn ý là nâng trái càn khôn 68 lên thành 67.

Trong địa cầu 67 thì Hội Thánh cầm nguồn máy hành chánh tôn giáo. Hội Thánh có HTĐ và CTĐ vậy Hội Thánh nào cầm?

Xin thưa rằng Đức Chí Tôn vi chủ Bát Quái Đài là hồn đạo nên Ngài cầm chánh giáo. Đức Chí Tôn thì cao không với tới khuất không rờ đặng nên Ngài giao cho HTĐ cầm số mạng nhơn sanh mà LẬP THÀNH CHÁNH GIÁO.

Lập thành chánh giáo xong rồi thì giao quyền Cầm số mạng nhơn sanh lại cho Cửu Trùng Đài để thực thi chánh giáo.

Vậy thì Hội Thánh HTĐ chỉ nắm một thời gian ngắn để LẬP THÀNH CHÁNH GIÁO. Lập xong rồi thì giao cho CTĐ điều hành cho đến thất ức niên.

Trần Văn Chí.

Email: hoabinhchungsong220513@yahoo.com

facebook:

http://www.facebook.com/profile.php?id=100005939084186

* * *

ĐẠO SỬ Q2.

21-10- Bính Dần (1926).

Ðỗ Thị Diệu:

Ðầu nhà có mắt ngó người hiền, Con vốn giòng lành Lão mới khuyên. Nếu muốn khử tiêu tai nạn đến, Thì nên khẩn nguyện sợ oai quyền.

Thâu

Nguyễn Thị Dự:

Oai quyền làm chủ Phật, Tiên, Thần, Chẳng vị song cầm vững nét cân. Hỏi kẻ còn ai hơn thế nữa, Thì toan đến khẩn độ phàm thân.

Thâu

Lê Thị Chi:

Phàm thân thương kẻ lắm lao đao, Bởi kiếp tiền khiên trả chớ sao. Thành dạ tu tầm Thầy sửa số, Ðem qua biển khổ chẳng ba đào.

Thâu

ĐỊA CẦU 67 QUA THỂ PHÁP. (tt)

“Địa cầu trong địa cầu”

“Địa cầu 67: ý thức & địa điểm”

“Chung & Riêng”.

BÀI 10.

a.2.6/- Địa Cầu 72 ở đâu?

Ngày 23-3-Canh Ngũ. (21-4-1930) Thầy dạy:

.... Đạo tuy cao, song nên biết sức quỉ, cũng chẳng hèn; nếu không ngăn-ngừa, dằn lửa nóng trong tâm, thì lửa Tam-muội của Quỉ-vương đốt cháy. Con khá hiểu lời Thầy, và nên biết rằng, nếu con chẳng dụng quyền-lực của Thầy, ban cho con, mà đương-cự dìu-dắt các em, thì một ngày kia, nó dẫn đi lần hồi hết; rồi còn một mình; như chim lẻ bạn, như phụng lạc bầy; gặp cơn giông-tố kia, cũng chẳng sức gì đởm-đương cho khỏi xa nơi hắc-ám. Chừng ấy thì Thế-giái phải tạo-lập lại, sụt các con cho đến địa cầu bảy mươi hai, đặng chờ lúc thiên-niên đày vào nghiệt-cảnh. Nên biết trách-nhậm rất nặng-nề, nếu chẳng kham, thì con đường thiêng-liêng kia, đâu an-vị được.

(TNHT Q2 trang 75. Bản in 1963)

sụt các con cho đến địa cầu bảy mươi hai, là khi môn đệ Thầy làm hư mối Đạo quí giá Thầy lập cho nhân loại. Làm cho cuộc tiến hóa chậm lại....

Trở chơn ít kẻ lo đi ngược,

Bước đọa xem qua dấu dập dìu...

(Thánh Ngôn).

Đã có nhiều cách giải thích. Nay đem áp dụng vào trường hợp thăng đọa theo các quả địa cầu ta thấy nó hoàn toàn đúng và rất cụ thể cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Đi ngược là đi từ địa cầu 68 lên 67 và lần lên nữa cho tới đệ nhứt cầu....Thầy dạy:

...Cái quý trọng cuả mỗi địa-cầu càng tăng thêm hoài, cho tới Đệ-nhứt-cầu, Tam-Thiên-Thế-Giái; qua khỏi Tam-Thiên-Thế-Giái mới đến Tứ-Đại-Bộ-Châu, qua Tứ-Đại-Bộ-Châu mới vào đặng Tam-Thập-Lục-Thiên; vào -Tam-Thập-Lục-Thiên rồi phải chuyển kiếp tu-hành nữa, mới đặng lên đến Bạch-Ngọc-Kinh, là nơi Đạo Phật gọi là Niết-Bàn đó vậy.

(TNHT Q1 trang 74 bản in 1973).

%%%%

Vậy địa cầu 72 ở đâu? Nó là cảnh giới hay địa điểm?

Có phải là ở tại thế gian nầy? ở trong địa cầu 68 nầy nhưng không được hưởng ánh sáng thiêng liêng của Thầy là Đạo nên sống trong cảnh u u minh minh, tối tăm về tinh thần.

Thiễn nghĩ địa cầu 72 chính là cuộc sống nặng về thú tánh của con người. Cái phần sống của con thú lớn hơn phần sống của người trong mổi con người. Nó quay lại vòng quay tiểu hồi (vật chất, thảo mộc, thú cầm). Còn khi sống với phần sống đậm chất người mới tham dự vào vòng quay đại hồi (đủ quyền vượt cấp không phải tuần tự đi theo thứ tự: Thần, Thánh, Tiên, Phật khi lập vị).

Tóm lại theo chúng tôi hiểu đó là DIỆN tấn hóa rất chậm (về tâm linh) trên địa cầu nầy, ngay trong cõi người nầy.

Thầy dạy đã thả một lũ hổ lang ở lẫn lộn với loài người... vậy lũ hổ lang đó ở đâu? Có phải nó chính là phần THÚ TÁNH trong mổi con người. Tánh có thú tánh, có nhơn tánh... có Tiên tánh, Phật tánh và Thiên tánh. Nên khi Đức Lý dạy: Tu tánh đã xong tới luyện lòng ấy là Ngài dạy tu cái thú tánh trước cho thành nhơn tánh.

Đó là bước căn bản, không tu cái thú tánh trong con người mình cho xong là tự mình bày cái thú tánh của mình ra cho mọi người thấy rồi còn hành đạo được gì? Nói lời đạo đức mà cái tánh thú còn lù lù ra đó có phải là tà nhơn thuyết chánh pháp, chánh pháp qui tà pháp theo kinh Kim Cang dạy đó chăng?

Tu cái thú tánh không xong thì mọi việc khác đều là xây lâu đài trên cát. Đức Hộ Pháp cũng dạy tìm đạo là tìm cách trị cái thú tánh trong con người mình trước. Cái thú tánh nầy rất mạnh mẽ và chực chờ cắn xé chính chúng ta trên đường tu nên Thầy dạy thả lũ hổ lang là vậy.

Đó là hiểu riêng cho chữ TU TÁNH trong bước đầu mà thôi, còn những bước sau xin gác lại...

* * *

Điều ghi nhận được là trước khi Thầy lập ĐĐTKPĐ thì giới khoa học có đưa ra thống kê rằng: Khi có một phát minh của khoa học thì cần thời gian nhiều năm mới đưa ra ứng dụng được. Nhưng càng về sau thì khoản thời gian ấy rút ngắn dần... cho đến hiện nay thì hầu như khi có một phát minh nào về khoa học thì nó được giới kỷ thuật ứng dụng ngay tức khắc. Cái khoản cách giữa một phát minh khoa học đến đưa vào ứng dụng trong kỷ thuật rút ngắn chính là sự tiến hóa nhanh.

Đó là nói về khoa học tự nhiên. Còn về khoa học xã hội thì sao?

Theo Tây lịch thì: Có tháng 30 ngày, có tháng 31 ngày (ngoại trừ tháng 02).

12 tháng thành một năm.

Một thế kỷ là 100 năm.

Một thiên niên kỷ là 1.000 năm.

Nên thế kỷ thứ I được tính từ năm 01 đến năm thứ 100.

Thế kỷ thứ II được tính từ năm 101 đến năm thứ 200.

Nhưng đến năm 2000 thì ở Việt Nam (và nhiều nơi trên thế giới) phần nhiều lại cho rằng đã sang thế kỷ 21. Và được xã hội chấp nhận.

Thiên niên kỷ thứ nhất từ năm 01 đến năm 1.000.

Nhưng thiên niên kỷ thứ 2 lại từ năm 1.001 đến năm 1.999 (ít hơn thiên niên kỷ thứ nhất 01 năm).

Như vậy thiên niên kỷ thứ 03 đã đến sớm hơn 02 thiên niên kỷ trước đó 01 năm.

* * *

Trong trách nhiệm của việc xây dựng một nền văn minh mới thì Hội Yến Diêu Trì Cung năm nào cũng có. Đó là nơi trình bày những phát minh mới của nhân sự trong và ngoài ĐĐTKPĐ.

Long Hoa Thị là nơi Hội Thánh trưng bày những công thức, những mô hình hoàn chỉnh trong các lãnh vực: Học, Y, Nông, Hộ, Lương, Công... để mọi người đến quan sát và thỉnh về để xây dựng quê hương mình. Đó chính là thúc đẩy cho xã hội được mở mang nhanh chóng trong hòa bình, trong dân chủ và tự do... đó là một cuộc tấn hóa cả về tinh thần lẫn vật chất....

Tóm lại đó tài nguyên và môi trường Thầy tạo lập cho nhân loại bước vào sống trong địa cầu 67.

a.2.7/- Câu: sụt các con cho đến địa cầu bảy mươi hai, có nghĩa là địa cầu 72 vẫn có nhơn loại ở.

* * *

Đêm 05-10- Mậu-Tý (05-11-1948). Đức Hộ Pháp giảng:

Ngày nay Bần-Đạo giảng tiếp cuộc dục tấn trên con đường Thiêng Liêng Hằng-Sống....

...Chúng ta lấy sự so-sánh gọi là chủ quyền hơn hết là trong phần 72 trái địa-cầu có nhơn-loại ở,...

...Chẳng phải nơi mặt địa-cầu này thôi, trong Tam-Thiên Thế-Giái, Thất-Thập-Nhị Địa-Cầu cũng vậy, đều có đại-diện của mình nơi đó đặng để bào chữa tội cho Vạn-Linh sanh chúng.

Các bạn duy có tu mà thành, tu hành thì không ai có quyền-hành nào biếm nhẻ các bạn, và không có quyền-hành nào bỏ rơi các bạn. Nhớ hằng ngày tưởng-tượng tới lẽ ấy, để tâm hăng-hái đặng làm bửu-bối mà theo chơn Chí-Tôn cho trọn Đạo.

* * *

Bài 20. (CĐTLHS).

Trong Càn-Khôn Vũ-Trụ này, cái địa-cầu 68 này là hạng chót, hạng khổ não nhứt nơi mặt địa cầu này, kiếp sanh nơi mặt địa-cầu 68 này không phải đáng cho chúng ta lưu-luyến, mặt địa-cầu này khổ não lắm, khổ não hơn hết.

* * *

ĐẠO SỬ (tt).

Trương Văn Ðộng:

Ba đào ngọn nước với nguồn sông, Như một cây trôi ở giữa dòng. Thấy vậy thương tình cho kẻ vớt, Ðem về làm của với làm song.

Thâu.

Thầy sẽ trọng dụng, khá học Ðạo.

* * *

ĐỊA CẦU 67 QUA THỂ PHÁP. (tt)

“Địa cầu trong địa cầu”

“Địa cầu 67: ý thức & địa điểm”

“Chung & Riêng”.

BÀI 11.

3.2/- Xác định địa cầu 68 (lần 01).

Thầy dạy ngày 10-1-1927. Chư Môn-đệ và chư nhu nghe:

Chim về cội, nước tách nguồn, từ xưa kiếp con người giữ thế, chẳng qua là khách đi đường, phận sự muốn cho hoàn toàn, cần phải có bền chí và khổ tâm; có bền chí mới đặng đạt phẩm vị thanh cao; có khổ tâm mới rõ tuồng đời ấm lạnh; lăng-xăng xạo-xự, mùi chung đỉnh, vẻ cân đai, rốt cuộc chẳng khác chi một giấc huỳnh lương mộng; mỗi bậc phẩm đều đặng một vai tuồng cuả Đấng cầm quyền thế-giái ban cho; dầu thanh cao, dầu hèn hạ cũng phải gắng làm cho rồi trách nhậm, hầu buổi chung cuộc, hồn lià cõi trần, đặng đến nơi khởi hành mà phục hồi công cán; ai giữ trọn bậc phẩm thì đặng toà nghiệt-cảnh tương công chiếc tội, để vào địa vị cao hơn chốn Địa cầu 68 nầy; ai chẳng vẹn trách nhậm nhơn sanh, phải bị đọa vào nơi u-minh-địa, để trả cho xong tội tình căn quả cho đến lúc trở về nẻo chánh đường ngay mà phục hồi ngôi cũ; bằng chẳng biết sửa mình thì luật Thiên-điều chồng-chập, khổ A-Tỳ phải vướng muôn muôn đời đời mà đền tội ác. Bậc nhơn-sanh vì đó mà phải chịu thiên niên chìm đắm vào số luân hồi; vay trả, trả vay, căn quả chẳng bao giờ tiêu đặng. Các bậc Thần Thánh nếu chẳng biết mối Đạo là phương châm tìm nguồn trong rửa bợn tục, thì biển khổ trần nầy cũng khó mong thoát đặng.

Trời Nam may đặng một yến sáng của Đấng Đại-Từ-Bi dẫn khách trần bước lần ra con đường hắc ám, để tránh khỏi bến mê; dụng nâu sồng thế cân đai, mượn khổ tâm thay chung đỉnh, lấy hạnh đức làm nấc thang bước lên tột lừng trời, vẹt ngút mây xanh, trông vào cảnh thiên-nhiên, biết rõ cơ màu nhiệm mà làm khách u-nhàn thanh nhã, núi thẫm rừng xanh. Phủi hết muôn sự ở cõi trần vô vị nầy, ấy là một sự khó thi hành của khách phàm tục; mấy ai nong-nã tìm đến cảnh Thiêng-liêng mà nhiều kẻ lại tìm vào vực thẳm.

Đạo Trời qua bến tục, đường Thánh dẫn khách trần; nếu chẳng biết thế thời, giọt nước nhành dương hết chờ khi rưới khổ đặng.

TNHT Q1 trang 80-81 bản in 1973.

* * *

NHẬN XÉT:

Bài trên có thể chia làm 03 phần:

Phần một: Chim về cội, nước tách nguồn, từ xưa kiếp con người.... thì biển khổ trần nầy cũng khó mong thoát đặng. Phần nầy dạy cho biết con đường của khách trần nơi địa cầu 68 là nơi toàn cả nhân loại đang sống.

Phần hai: Trời Nam may đặng một yến sáng của Đấng Đại-Từ-Bi dẫn khách trần bước lần ra con đường hắc ám,.... mấy ai nong-nã tìm đến cảnh Thiêng-liêng mà nhiều kẻ lại tìm vào vực thẳm.

Thầy có dạy: tiếng An Nam là chánh tự của Thầy dùng để lập ĐĐTKPĐ. Trong tiếng An Nam thì chữ YẾN có ít nhất là 02 nghĩa:

. Yến là buổi tiệc (Lễ Hội Yến).

. Yến cũng là ánh sáng như Thầy vừa dạy.

Kết hợp lại ta thấy ngày Hội Yến lần đầu tiên của ĐĐTKPĐ năm 1925 (Ất Sửu) đánh dấu ngày Thầy đem môn đệ vào sống trong cảnh giới của địa cầu 67 vậy.

Câu Trời Nam may đặng một yến sáng của Đấng Đại-Từ-Bi là có ý dạy rằng nước Việt Nam (hay Nam Thiện Bộ Châu) ngày nay may duyên được Thầy mở ĐĐTKPĐ. Phần nầy dạy cho môn đệ biết cái đặc trưng, cái thanh cao và sự quí giá của địa cầu 67.

Phần ba: Đạo Trời qua bến tục, đường Thánh dẫn khách trần; nếu chẳng biết thế thời, giọt nước nhành dương hết chờ khi rưới khổ đặng.

Là Thầy dạy rõ mối đạo đã bày ra sẳn còn mổi người phải tự quyết.

* * *

3.3/- Xác định địa cầu 68 (lần 02)

Tây Ninh, 1 Février 1927 (01-01-Ðinh Mão)

THƯỢNG CHƯỞNG PHÁP TƯƠNG

Hỉ chư đạo hữu, chư đạo muội.

Mừng... Mừng... Mừng... Vui... Vui... Vui...

Ðại phước cho cả nhơn sanh, đại hạnh cho địa cầu số 68 nầy; em còn phải công quả phổ độ mới vào đặng Tam Thập Lục Thiên, nhờ Ðại Từ Phụ cứu độ em; khuyên nhủ cùng chư huynh, khá coi Thiên vị mình là trọng, vì là của quí báu vô giá; còn sụt sè đường đạo, xin nhớ lấy danh em, cự chống cùng tà ma quỉ mị cám dỗ.

(TNHT Q1 trang 92 Bản in 1973).

* * *

3.4/- Xác định địa cầu 68 (lần 03).

Ngày 12-01- Ðinh Mão (13 Fevrier 1927). Thầy dạy:

Thầy đã lập Ðạo nơi cõi Nam nầy, là cốt để ban thưởng một nước từ thuở đến giờ hằng bị lắm cơn thạnh nộ của Thầy. Thầy lại tha thứ, lại còn đến ban thưởng một cách vinh diệu. Từ tạo Thiên lập Ðịa, chưa nước nào dưới quả địa cầu 68 nầy đặng vậy. Cốt để ban thưởng các con thì các con hưởng phần hơn đã đáng, lẽ nào Thầy đã để phần nhiều cho các nước khác sao!....

(TNHT Q2 trang 25-26. Bản in 1963).

3.5/- Ngày 20 tháng Giêng Đinh-Mão (21-2-1927). Thầy dạy:

Thầy mừng cho các con có phúc-hạnh mà biết để ý vào đường Chánh-giáo. Thầy khuyên các con phải chung lưng đâu cật, mà bước đến cảnh nhàn. Cảnh ấy, tuy các con không thể thấy đặng, nhưng mà các con có thể đến đặng, là ngày nào các con rõ đặng lẽ đạo mà Thầy đã đem chỉ cho tận nơi, nếu các con phấn-chí về Đạo, thì ngày đạt mục-đích ấy cũng chẳng xa chi.

Cảnh nhàn chẳng phải đâu xa, chỉ ở nơi địa-đàng đây, mà vì nhơn-loại không để ý tìm ra, cứ theo một lối thấp hèn mà quên đàng cao-thượng.

Các con biết trong Trời-Đất, nhơn-sanh là con quí của Thầy, nên Thầy hằng để ý lo-lường cho chúng con biết hối-ngộ, hầu chung hưởng phước-lành. Thầy hỏi: Chủ-ý các con có phải vậy chăng?

Tr..., Con nói cho các em con nghe!

Thăng.

(TNHT Q2 trang 28-29. Bản in 1963).

* * *

Cảnh ấy, tuy các con không thể thấy đặng, nhưng mà các con có thể đến đặng,

Là Thầy muốn dạy chi trong đó? Có phải Thầy dạy các quả địa cầu từ 66 trở lên là cảnh giới nên mắt thường không thể thấy đặng nhưng nếu có tâm đức, có tạo được công quả thì đặng sống trong các cảnh giới ấy?

Cả bài trên Thầy dạy rõ lập cho môn đệ cảnh địa đàng vậy cảnh địa đàng đó có tên gì? Có phải cảnh địa đàng đó là địa cầu 67 ở trong địa cầu 68 hay không?

* * *

Trần Văn Chí. Email: hoabinhchungsong220513@yahoo.com

facebook:

http://www.facebook.com/profile.php?id=100005939084186

* * *

ĐẠO SỬ Q2 (tt).

Trang Văn Giáo:

Làm song ngăn đón lũ gian hùng, Mạnh yếu đánh thoi cũng gọi hùng. Quyết lập thân danh tua sửa lưỡi, Nói hiền kẻ dữ nịnh thành trung.

Thâu

Ngô Văn Nhạc:

Thân hay gánh vác nỗi nhà nên, Chẳng chịu tìm ra kế vững bền. Lập đặng rồi sợ ra đến đổ, Nơi mình chẳng phải tội bề trên.

Nghe à... Thâu.

ĐỊA CẦU 67 QUA THỂ PHÁP. (tt)

“Địa cầu trong địa cầu”

“Địa cầu 67: ý thức & địa điểm”

“Chung & Riêng”.

BÀI 12.

3.6/- ...Đứng bậc Đế-Vương nơi trái địa-cầu nầy, chưa đặng vào bực chót của Địa-cầu 67....

Thầy dạy: Ngày 15-11- Bính Dần (19-12-1926)

...Các con nghe:

Một sự các con chưa hề biết đến, đặng hiểu Đạo quí trọng là dường nào, lo tu tâm dưỡng tánh.

Các con đã sanh ra tại thế nầy, ở tại thế nầy, chịu khổ não tại thế nầy, rồi chết cũng tại thế nầy. Thầy hỏi: Các con chết rồi các con ra thể nào?

Các con đi đâu?

Chẳng một đứa hiểu đặng cơ mầu nhiệm ấy.

Thầy dạy: Cả kiếp luân hồi thay đổi từ trong nơi vật -chất mà ra thảo mộc, từ thảo mộc đến thú-cầm, loài người phải chịu chuyển kiếp ngàn ngàn, muôn muôn lần, mới đến Địa-vị nhơn-phẩm. Nhơn phẩm trên thế nầy lại còn chia ra phẩm giá mỗi hạng. Đứng bậc Đế-Vương nơi trái địa-cầu nầy, chưa đặng vào bực chót của Địa-cầu 67. Trong Địa-cầu 67, nhơn loại cũng phân ra đẳng cấp dường ấy.

Cái quý trọng cuả mỗi địa-cầu càng tăng thêm hoài, cho tới Đệ-nhứt-cầu, Tam-Thiên-Thế-Giái; qua khỏi Tam-Thiên-Thế-Giái mới đến Tứ-Đại-Bộ-Châu, qua Tứ-Đại-Bộ-Châu mới vào đặng Tam-Thập-Lục-Thiên; vào -Tam-Thập-Lục-Thiên rồi phải chuyển kiếp tu-hành nữa, mới đặng lên đến Bạch-Ngọc-Kinh, là nơi Đạo Phật gọi là Niết-Bàn đó vậy.

(TNHT Q1 trang 74 bản in 1973).

* * *

Tìm hiểu đoạn:

Cả kiếp luân hồi thay đổi từ trong nơi vật -chất mà ra thảo mộc, từ thảo mộc đến thú-cầm, loài người phải chịu chuyển kiếp ngàn ngàn, muôn muôn lần, mới đến Địa-vị nhơn-phẩm. Nhơn phẩm trên thế nầy lại còn chia ra phẩm giá mỗi hạng. Đứng bậc Đế-Vương nơi trái địa-cầu nầy, chưa đặng vào bực chót của Địa-cầu 67. Trong Địa-cầu 67, nhơn loại cũng phân ra đẳng cấp dường ấy.

* * *

Đoạn nầy Thầy dạy sự chuyển kiếp của nhân loại... Riêng đoạn: Đứng bậc Đế-Vương nơi trái địa-cầu nầy, chưa đặng vào bực chót của Địa-cầu 67.

được chứng minh thế nào trong ĐĐTKPĐ?

Chữ trái địa cầu nầy là chỉ địa cầu 68 như đã dẫn chứng từ các bài Thánh Ngôn trên.

Bực chót của Địa Cầu 67 là gì?

Trong ĐĐTKPĐ thì bực chót (phẩm chót) là Đạo Hữu.

Trong phạm vi bài viết chỉ nêu lên 01 khía cạnh nhỏ và rất hữu vi để làm sáng tỏ câu trên.

. Một vị Đạo Hữu của ĐĐTKPĐ phải thọ lễ nhập môn. Đã nhập môn phải hành đạo, phải thông kinh sách và luật lệ đạo, phải ăn chay từ 10 ngày sắp lên....

Khi lìa trần được làm LỄ NHẬP MẠCH. Được thiết lễ CẦU SIÊU với đầy đủ kinh do tôn giáo qui định. Được hành pháp độ thăng (làm phép xác). Được tụng Cửu, làm lễ Tiểu Tường, Đại Tường.

. Một bực quân vương của một quốc gia hay một người giàu sang có danh vọng vang lừng trong thiên hạ...nhưng không phải là tín đồ ĐĐTKPĐ nếu khi qua đời có tin tưởng Đức Chí Tôn, nhờ ĐĐTKPĐ lo tang lễ thì Hội Thánh cũng chỉ được phép hành đám theo Bạt Tiến...

Làm LỄ TẨN LIỆM. Cầu siêu theo Bạt Tiến (không đủ kinh). Khi tới ngày Tuần Cửu, Tiểu, Đại Tường thì thân nhơn bực đế vương đó đến Thánh Thất sở tại xin hành lễ Cầu Siêu (không được tụng kinh Cửu, Tiểu Tường, Đại Tường).

Tóm lại: ĐĐTKPĐ thì nhất luật chớ chẳng phải thấy tiền nhiều, chức lớn, quyền cao rồi cả nễ... mà làm sai luật, sai nghi lễ để tính mối lợi vật chất riêng mà làm cho chánh giáo bị biếm nhẽ chê bai.

Nếu làm việc đó chính là một trong những diện liên hiệp với chánh trị mà Thầy đã cấm.

Việc TỘI hay PHƯỚC là do thiêng liêng cần cân nẫy mực, không một người phàm nào biết; nhưng luật pháp và nghi lễ qui định như vậy thì phải thi hành triệt để.... do đó đã làm sáng tỏ lời Thầy dạy trên đây.

[[[Ngày 1-8-1931 (Tân-Mùi). Đức Lý Giáo Tông dạy:

Ngày nay đã hành-chánh, thì cũng nên lập mình cho đủ tư-cách của một người cầm sanh-mạng của nhân-loại. Chưa có ngôi-vị Đế-vương nào mà sánh với phẩm-vị Thiêng-liêng đặng, khá phân-biệt trượng khinh mà giữ-gìn kẻo bị tà-tâm rối-loạn. Hiểu à. (TNHT Q2 trang 82)

Tìm hiểu đoạn nầy với lời Thầy dạy ta thấy đây là so sánh phẩm vị thiêng liêng (của một phẩm bậc nơi địa cầu 67 với bực đế vương nơi địa cầu 68) chớ không phải dạy so sánh về tiện nghi vật chất...]]]

* * *

Đoạn: Trong Địa-cầu 67, nhơn loại cũng phân ra đẳng cấp dường ấy.

Điều nầy là hẳn nhiên vì trong ĐĐTKPĐ có nhân sự Cửu Trùng Đài, nhân sự Hiệp Thiên Đài. Trong Hiệp Thiên Đài lại có Phước Thiện... sau hết là đến phẩm Đạo Hữu cũng còn có bực Thượng thừa và Hạ thừa trong đó.... nhất nhất đều có đẳng cấp phân biệt chẳng cho loạn hàng thất thứ, giúp cho người đạo êm chơn trên đường lập công bồi đức và người Lương hay tôn giáo bạn nhìn vào cũng thấy tính cách quốc đạo trong đó.

Cả Hội Thánh ĐĐTKPĐ đều là người phàm, là nhân loại. Nhưng Thầy đến cầm chánh giáo dạy cho người phàm nên hiền, nên thánh ấy là Thầy đem địa cầu 67 đến cho môn đệ hưởng trước rồi dìu dắt vạn linh sanh chúng từ địa cầu 68 vào địa cầu 67 cùng hưởng hồng ân Thầy ban.

Cả câu đều không hàm ý rằng địa cầu 67 ở ngoài địa cầu 68. Cho nên nếu hiểu địa cầu 67 là ý thức, là địa điểm ở trong địa cầu 68 theo thể pháp cũng không trái nghĩa với đoạn trên.

* * *

Câu Thầy dạy bực chót của địa cầu 67 có nghĩa là phẩm chót trong địa 67. Phẩm chót trong địa cầu 67 nếu hiểu theo nghĩa là phẩm Đạo Hữu rất trùng khớp với Tân Luật, Luật Hội Thánh và lời dạy của Đức Hộ Pháp.

Tân luật điều 12 qui định:

Nhập môn rồi gọi là tín đồ. Trong hàng tín đồ có hai bực:

1/- Một bực còn ở thế, có vợ chồng làm ăn như người thường, song buộc phải giữ trai kỳ họăc 6 họăc 10 ngày trong tháng, phải giữ Ngũ Giái Cấm và phải tuân theo Thế Luật của Đại Đạo truyền bá. Bực này gọi là người giữ Đạo mà thôi; vào phẩm hạ thừa.

2/- Một bực đã giữ trường trai, giái sát và tứ đại điều qui, gọi là vào phẩm thượng thừa.

* * *

Vậy theo điều 12 Tân Luật định thì Tín đồ ĐĐTKPĐ là gì?

Là những người đã nhập môn cầu đạo (em bé sơ sinh có thọ phép tắm thánh chưa phải là tín đồ vì chưa nhập môn).

Từ hàng tín đồ người đạo tùy vào khả năng để chọn con đường lập công bồi đức: vào hàng phẩm chức việc, chức sắc... còn lại gọi là đạo hữu. Đạo hữu là phần đông hơn hết trong tôn giáo nên đôi khi gọi tín đồ là Đạo Hữu. Còn kỳ thực thì từ Đạo Hữu đến Giáo Tông đều là tín đồ.

Một số văn bút cho rằng Đạo Hữu chưa phải là một phẩm trong ĐĐTKPĐ ấy là những người nhân lúc Hội Thánh ĐĐTKPĐ không cầm quyền hành chánh tôn giáo rồi giải thích bừa bãi theo ý họ để hạ thấp phẩm giá người Đạo Hữu.

Đạo hữu là người đã nhập môn cầu đạo. Nhập môn cầu đạo là tín đồ. Tín đồ hiện diện ở 02 phẩm hạ thừa và thượng thừa. Vậy những người đưa ra văn bút Đạo Hữu không phải là một phẩm họ chưa học được những điều cơ bản của Tân Luật mà đã muốn lập công qua con đường lập ngôn thật là buồn cười.

Xét kỷ thì những người cho rằng Đạo Hữu chưa phải là một phẩm của ĐĐTKPĐ chưa phân biệt được ý nghĩa của chữ tín đồ và đạo hữu.

Luật Hội Thánh: Quan Hôn Tang Lễ.

QUAN HÔN TANG LỄ năm 1976 của Hội Thánh ĐĐTKPĐ cũng ghi rõ PHẨM ĐẠO SỞ VÀ ĐẠO HỮU (chung một nghi thức hành đám khi mãn phần).

Ngày 15-8-Quí Dậu (1933) Đức Hộ Pháp dạy: Bần đạo xin tỏ rằng : Duy bậc phẩm hèn của Đạo mới dày công nghiệp với Chí Tôn, còn có công nghiệp thì có đủ quyền hành, có quyền hành thì có tự do ngôn luận. Cũng vì chư Đạo hữu trong Hội Nhơn Sanh chưa hiểu rõ quyền hành nên Chức Sắc Thiên Phong lộng phép. (Xin chư Đạo hữu lưỡng phái đọc luật cho thường, rồi kiếm hiểu).

* * *

Duy bậc phẩm hèn là phẩm nào?

Duy là chỉ có một không có cái thứ hai. Nếu hiểu chữ duy chỉ hàng phẩm chức việc là hiểu sai. Vì chức việc có 03 phẩm: Chánh Trị Sự, Phó Trị Sự và Thông Sự thì không thể nói là duy. Chữ duy đây là duy nhất.

Phẩm thấp duy nhất trong ĐĐTKPĐ là PHẨM ĐẠO HỮU.

* * *

Đức Hộ Pháp dạy ngày 15-7-Nhâm Thân (1933):

Ông Thiệu Khương Tiết nói rằng :

Thượng phẩm chi nhơn, bất giáo nhi thiện,

Trung phẩm chi nhơn, giáo nhi hậu thiện,

Hạ phẩm chi nhơn, giáo diệc bất thiện.

Lại thêm như vầy :

Bất giáo nhi thiện, phi Thánh nhi hà ?

Giáo nhi hậu thiện, phi Hiền nhi hà ?

Giáo diệc bất thiện, phi ngu nhi hà ?

* * *

Đó là lời cổ nhơn dạy về Thượng Phẩm, Trung Phẩm và Hạ Phẩm mà Đức Hộ Pháp trích lại.

Người tu là người biết tự xét mình trước.

Vậy đối chiếu lại xem Tân Luật dạy vậy; Luật Hội Thánh dạy vậy; Đức Hộ Pháp dạy vậy mà dám cho rằng Đạo Hữu không phải là một phẩm của ĐĐTKPĐ thì thuộc diện nào?

* * *

ĐẠO SỬ Q2 (tt).

Nguyễn Văn Tàu:

Bề trên thương dưới dắt dìu nhau, Ví lỗi muôn xe cũng nhục bào. Thêm sức tại nhà nay đã sẵn, Nhiều cây nên núi dạo nương rào.

Thâu

Nguyễn Văn Tám:

Nương rào tòng bá núp Trời đông, Trí đủ ... chưa phải thiện lòng. Nên nghiệp đôi khi chưa tính trước, Năm tròn trở ngại có mùa Ðông.

Thâu

ĐỊA CẦU 67 QUA THỂ PHÁP. (tt)

“Địa cầu trong địa cầu”

“Địa cầu 67: ý thức & địa điểm”

“Chung & Riêng”.

BÀI 13.

3.7/- Thầy lập Tiểu Thiên Địa.

Thầy dạy cuối năm Đinh-Mão (1927)

Thầy, các con

Thầy đã lắm công-trình dìu-dắt các con vào đường đạo-đức, mà mỗi ngày Thầy hằng thấy những việc bất bình thì biết ngày nào các con làm nên đặng? Thầy đã lắm phen để lời khuyên-dỗ, các con chẳng kể ra chi nên mới có điều trở-ngại như lúc nầy. Các con có thấy, có nghe chăng? Nếu Thầy không vì Tam-Kỳ Phổ-Độ nầy, thì Thầy đã y tấu lời xin của Giáo-Tông mà hủy trường công-quả của các con hết thảy. Vậy nay Thầy cũng lấy lòng nhơn mà để vào trí-não các con ít lời thêm cho rõ việc thi-hành chánh-sách của Đạo....

....Ngày Thầy khai Đạo, Thầy cũng có lời để lại cho các con hiểu rằng: lũ ma-hồn quỉ-xác nó cứ theo phá-khuấy các con là nó muốn phá Đạo đó, lại cũng vì các con không thoát tục đó chớ; các con mà có sức chống-chỏi, thì lũ ấy phải xa và Tòa-Thánh hôm nay đã thành một nơi đô-hội, mà các con cũng đặng sum-vầy một cửa, anh lớn, em nhỏ, một lòng, một dạ, lấy Đạo làm gốc mà lập nên một tiểu Thiên-Địa, há chẳng hơn giàu sang bốn biển sao? Há chẳng phải một điều phước-hạnh lớn-lao hơn mọi sự sao? Há chẳng phải là một nơi giải-thoát chung cho nhơn-quần xã-hội sao? Các con hiểu chăng? Nếu các con hiểu đặng ý Thầy thì rất may cho Đạo đó. Thầy hỏi các con vậy chớ Chức-sắc của Thầy ban cho các con để làm gì? Nếu các con phủi trần-thế mà lo cho Đạo thì sao Tòa-Thánh còn thiếu tay giúp Đạo, để cho đến đổi càng ngày càng tiều-tụy, mà ra một cảnh điêu-tàn. Nếu các con biết Đạo thì hiệp nhau về Tòa-Thánh mà chung lo cho xong, đừng quyến-luyến hồng trần nữa, nghe à!

Thăng.

(TNHT Q2 trang 45, 46 bản in 1963).

* * *

Tìm hiểu câu: lấy Đạo làm gốc mà lập nên một tiểu Thiên-Địa,

Câu nầy Thầy dạy rõ là lấy ĐĐTKPĐ LÀM GỐC lập nên Tiểu Thiên Địa. Vậy Tiểu Thiên Địa đó tên là gì nơi địa cầu 68 nầy?

Thiễn nghĩ Tiểu Thiên Địa đó là địa cầu 67 trong địa cầu 68 như đã trình bày phần thể pháp qua kiến trúc qua Pháp Chánh Truyền chú giải bên trên.

* * *

3.8/- Thầy dạy Đức Quyền Giáo Tông Thượng Trung Nhựt.

Ngày 31-01-1926. THẦY

Khai đàn cho ông Lê Văn Trung

Một Trời một Ðất một nhà riêng, Dạy dỗ nhơn sanh đặng dạ hiền. Cầm mối Thiên Thơ lo cứu chúng, Ðạo người vẹn vẻ mới thành Tiên.

(TNHT Q2 trang 112 bản in 1963)

* * *

Câu Một Trời một Ðất một nhà riêng ... nếu hiểu là Tiểu Thiên Địa chắc cũng an toàn....Tiểu Thiên Địa đó theo chúng tôi trình bày trên đây là địa cầu 67 vậy. (Trời Đất là Càn Khôn nên Quả Càn Khôn đang thờ trong Đền Thánh cũng theo nghĩa nầy. Trên Quả Càn Khôn có 3072 ngôi sao tượng cho Tam Thiên Thế Giới và Thất Thập Nhị Địa “Thiên là Trời, là Càn; Địa là đất, là Khôn. Ấy là Càn Khôn. Lại có Thiên Nhãn. Thiên Nhãn là Thầy. Đó là Thầy lập Tiểu Càn Khôn 67 cho môn đệ).

Cầm mối thiên thơ là gì? Trong thể pháp của ĐĐTKPĐ thiên thơ chính Thánh Ngôn Hiệp Tuyển.

Ngài Trung có nhiệm vụ cầm mối thiên thơ nên Thầy mới ban cho đặc ân rất lớn lao: .... TR...........đã thọ mạng nơi thầy, con đi đâu Thầy theo đó; Lời Đạo-Đức trong miệng con nói ra, ấy là lời của Thầy bố-hóa tâm trí con đặng đi truyền Đạo; tùy cơ mà dạy kẻ; một mình con đâu đủ sức mà phục người. Chẳng luận là Nam hay Nữ, bất kỳ là nước nào, nó muốn biết Đạo Lý con phải độ, biểu chúng nó đến nghe Thầy dạy, mới có thế nó tu-hành đặng; trước con không nên buộc chúng nó lắm.

Thầy nói một lần từ đây nhớ lấy: dầu cho đá, sắt, cây cỏ mà nghe đến Thánh-Ngôn nơi Thầy mà con nói ra, cũng hoan nghinh, huống lựa là người, con nhớ và an lòng.

Đã thấy ven mây lố mặt dương Cùng nhau xúm xít dẫn lên đường Đạo cao phó có tay cao độ Gần gũi sau ra vạn dặm trường.

Thầy đã hàng ngày nói với con rằng: Muôn việc chi Thầy đã bố-hóa vào lòng con. Như con tính điều chi, tức Thầy đã định rồi. Con không cần nặng lòng lo lắng. Đạo cốt để cho kẻ hữu duyên. Những kẻ nào đã làm môn đệ của "Tà-thần Tinh-quái" thì không thế gì làm môn đệ Thầy đặng.

Lẽ chánh tự nhiên có lẽ tà Chánh Tà hai lẽ đoán sao ra; Sao ra Tiên Phật người trần tục, Trần tục muốn thành phải đến Ta

* * *

Lời Thầy dạy trên đây là phần riêng dành Ngài Trung. Là dành cho bậc Thiên Tiên mở Đạo. Trong 04 hạng khách trần còn lại: trả quả, chủ nợ, du học (lập vị) và du thủ du thực đâu đã được hưởng hồng ân đặc biệt như thế.

Những môn đệ khác ai cũng có quyền đọc để hiểu quyền năng của Thầy nhưng nếu tự cho rằng mình cũng được hưởng đặc ân y như Ngài TR trên đây là người có vấn đề về nhận thức. Huống chi lại còn đi xa hơn nữa khi lý luận rằng: Thánh Ngôn của Thầy do họ nói ra đến sắt đá cỏ cây cũng hiểu nên hoan nghinh (không hiểu làm sao hoan nghinh?). Họ lớn tiếng hô ầm lên rằng Thánh Ngôn của Thầy đến con nít lên ba đọc cũng hiểu.... nên họ đọc đến đâu là hiểu đến đó....

Than ôi! 02 quyển Thánh Ngôn Thầy dạy cho ĐĐTKPĐ dùng trong thất ức niên đến như Đức Hộ Pháp còn dạy đi dạy lại là trong Thánh Ngôn của Thầy ẩn chứa nhiều điều huyền vi mầu nhiệm phải gia công học hỏi....mà nay rộ lên một số người hiểu vậy mới làm sao?

Chỉ còn cách chờ cho Thiêng Liêng ban bố ân lành để cho họ hồi tâm tỉnh trí rồi học lại Thánh Ngôn hầu thấy cái cao sâu, mầu nhiệm trong đó thì mới bớt tự cao tự đại. Người xưa dạy càng học càng thấy dốt, hễ càng biết thì lại tự coi là ngu... là vì cái kho tri thức của nhơn loại là vô tận mà mình chỉ là hạt cát trong sa mạc, là giọt nước trong đại dương mênh mông.

Nhà bác học Newton nói rất khiêm nhượng rằng Tôi như đứa trẻ chơi trên bờ biển thấy được một vài cái võ sò đẹp mà thôi... Người có nhiều tiền nhất thế giới hiện nay là Bill Gate (người được coi như phát minh ra vi tính) nói rằng: Tôi là người nghèo có nhiều tiền... có phải ông muốn nói rằng nhiều tiền chưa phải là giàu; cái giàu có ở tâm hồn, ở tinh thần mới đáng là giàu hay chăng?

Thánh Ngôn Thầy dạy người bình dân ít học cũng hiểu theo tầm mức của họ, rồi hạng có tâm hồn đạo đức cũng hiểu theo cách của mình. Đến như hạng nghiên cứu thì càng học càng thấy mình dốt là vì trong đó luôn luôn ẩn chứa điều mới không bao giờ chấm hết....

Đạo người vẹn vẽ mới thành tiên có phải là Thầy dạy rằng hễ lo xong đạo ĐẠO LÀM NGƯỜI nơi cõi thế (là trong gia đình, tôn giáo và xã hội) thì Thầy lấy ngôi Thần, Thánh, Tiên, Phật mà trả công cho y theo nguyên tắc dâng công đổi vị đúng như câu:

Bao nhiêu công quả bấy nhiêu phần hay chăng?

* * *

ĐẠO SỬ Q2 (tt).

Trg Văn Thành: (Cẩm Giang, Giai Hóa)

Ðong đầy đức cả hóa kho vàng, Ðừng thấy phận nghèo chiếp miệng than. Cái cửa Thiêng liêng chưa dễ đặng, Ðỉnh chung thế sự trấu cùng than.

Thâu.

ĐỊA CẦU 67 QUA THỂ PHÁP. (tt)

“Địa cầu trong địa cầu”

“Địa cầu 67: ý thức & địa điểm”

“Chung & Riêng”.

BÀI 14.

4/- LỜI TẠM KẾT.

Địa Cầu 67 Qua Thể Pháp là một đề tài mới. Nó chắc chắn là khác với nhiều người đã nghĩ, đã hiểu về địa cầu 67. Chúng tôi vẫn mạnh dạn trình bày những điều đã học được trình ra trước diễn đàn để được thảo luận cùng quí hiền. Ngày nào Hội Thánh ĐĐTKPĐ cầm quyền hành chánh thì chúng tôi sẽ đệ trình để xin được xem xét.

Dù sao đây cũng chỉ là một hướng để tìm hiểu không chắc gì là đúng... nếu sai thì nó cũng có cái lợi là người sau khỏi mất thời giờ với cái sai đó nữa. Cái ý nghĩa câu: Thất bại là mẹ đẻ của thành công là vậy.

Được làm cục đá, làm hòn sỏi nhỏ để lót đường cho khách tầm chơn êm bước trên đường đạo cũng là mãn nguyện lắm rồi.

* * *

Chúng tôi viết lời tạm kết theo qui trình: Khai Cửu, Đại Tường và Tiểu Tường. Đó là ba cụm vận hành như những kim tự tháp vô hình trong đạo học.

4.1/- KHAI CỬU.

Là khai mở những điều vĩnh cửu, trường tồn.

Mà vĩnh cửu trường tồn ấy là Đạo. Đạo pháp vô biên mà vẫn hiện hữu để vạch ra con đường cho khách trần về ngôi xưa vị củ, hay là được hưởng cảnh thanh nhàn tại thế. Đạo pháp trường lưu để chỉ dẫn qui luật giải quyết KHỔ ĐỀ cho vạn linh sanh chúng tùy vào tài nguyên và môi trường hiện sinh.

Đạo là của chung, trong cái chung ấy mổi người tùy vào khả năng của mình mà lập vị. Thầy lập ra địa cầu 67 là lập chung cho nền đạo và nhân loại. Còn phần riêng của mổi người khi trãi bước trên đường công quả thì tự mình tạo lấy.

Qua các phần trình bày trên đây thiết tưởng đã đủ để chứng minh Thầy lập ĐĐTKPĐ là lập ra địa cầu 67.

Còn cái chung và riêng là phần đi sau đó.

4.2/- ĐẠI TƯỜNG. (chung).

Đại tường là biết cái lớn, cái chung.

Địa cầu 67 bắt nguồn từ địa cầu 68 và ở trong địa cầu 68. Đó là địa cầu trong địa cầu. Nó nâng địa cầu 67 lên dần (Tùng theo chơn pháp độ lần chúng sanh. Kinh Xuất Hội; câu 08). Đó là quá trình tiệm tiến do môn đệ Thầy thực hiện để lập vị. Phần địa cầu 67 tăng dần và phần địa cầu 68 giảm dần theo luật công bằng.

Cái ý nghĩa cây cân công bằng bố trí trước Đền Thánh chính là một thể pháp để môn đệ Đức Chí Tôn tự cân phần địa cầu 67 & 68 trong mổi con người mình. Còn trong nền đạo đó là cán cân của ĐĐTKPĐ (địa cầu 67) và phần còn lại của nhân loại (địa cầu 68).

Thầy khai ĐĐTKPĐ là đưa môn đệ đang sống trong địa cầu 68 bước vào sống trong cảnh giới của địa cầu 67 từ năm 1925. Đó là phần ý thức. (vô hình).

Từ ý thức đó tạo lập nên: Một trời, một đất một nhà riêng....

Nhà riêng đó là từ ĐĐTKPĐ lập ra Tiểu Thiên Địa là địa cầu 67 khởi đầu tại Tòa Thánh Tây Ninh rồi lan tỏa ra cho toàn thế giới. Đó là từ ý thức tạo ra địa điểm tại thế gian nầy chớ chẳng phải ngoài thế gian. (hữu hình).

Nếu hiểu rằng ĐĐTKPĐ là một phát minh gốc thì từ phát minh gốc đó sẽ tạo ra nhiều phát minh mới nữa để thành lập nền văn minh Cao Đài Giáo (Văn Minh Nhơn Đạo).

Nhơn Đạo đây là ĐẠO LÀM NGƯỜI. Từ việc thực hiện Đạo Làm Người như thế nào thì Thầy lấy phẩm vị Thần, Thánh, Tiên, Phật trả công, theo lẽ công bằng.

Địa cầu 67 là ý thức mà cũng là địa điểm.

Đó là địa cầu trong địa cầu.

Là Tiểu Thiên Địa trong địa cầu 68.

4.2/- TIỂU TƯỜNG (riêng).

Tiểu tường là biết cái tế vi (nhỏ). Là khởi từ cái nhỏ.

Đạo Đức Kinh dạy:

Thiên lý chi hành khởi ư túc hạ,

Bào mộc chi ôm khởi ư hào mạt,

Cửu tằng chi đài khởi ư lũy thổ....

(Đường xa vạn dậm khởi từ bước chân. Cây to một ôm khởi từ mầm nhỏ. Nhà cao chín từng bắt đầu từ nhúm đất.).

Kinh Thiên Đạo & Thế Đạo dạy:....Phép tu vi là kế tu hành...(Kinh Nhập Hội; câu 10) có nghĩa là phép tu phải bắt đầu từ chổ nhỏ nhặc tế vi làm căn bản. Thấp nhất, ẩn khuất trong mổi con người là phần con (tiểu hồi). Tu được phần con (thú tánh) thì phần người (nhơn tánh) lớn lên. Là bước qua được phần tiểu hồi; rồi từ đó mới bước qua đại hồi.

Theo đạo học thì mổi người là một Tiểu Thiên Địa. Người có nhập môn là tín đồ ĐĐTKPĐ ấy là Tiểu Thiên Địa trong Tiểu Thiên Địa.

Bước vào đường tu theo ĐĐTKPĐ thì phải trị cái thú tánh trong mổi con người chúng ta trước. Nếu phần nầy mà không chắc chắn thì lũ hổ lang trong chính con người mình sẽ xông ra cắn xé chúng ta liền.

Trị được cái thú tánh thì mới trừ bỏ những thú vui vật chất tầm thường (Thất tình lục dục như dường tiêu tan. Kinh Đệ Tam Cửu- câu 04). Thoát được thất tình lục dục thì tìm kinh sách Hội Thánh ĐĐTKPĐ ban hành mà học hỏi (Tiêu thiều lấp tiếng dục tình. Kinh Đệ Tam Cửu- câu 07). Có học kinh sách mới khai mở dần dần ý nghĩa kinh luân.

Có khai mở được kinh luân mới hiểu và thực thi được tam lập: lập công, lập đức và lập ngôn. Muốn đi đường nào cũng phải bỏ phàm tâm.

Gần thiện lương xa lánh phàm tâm....

Án văn đạo học của Đức Lý Giáo Tông dạy:

Có công phải biết gắng nên công,

Tu tánh đã xong tới luyện lòng.

Kinh sách đầy đầu chưa thoát tục,

Đơn tâm chữa định lấy chi mong.

Thiết tưởng là một mẫu mực cho người tu thân hành đạo.

Nói nhiều càng thấy thiếu nhiều.... Kính xin quí hiền tìm đọc Thánh Ngôn cùng lời dạy các bậc tiền khai và cầu khẩn với Đại Từ Phụ, Đại Từ Mẫu, các Đấng Thiêng Liêng khai khiếu để: ...Đủ thông minh học Lễ học Văn...(Kinh Vào Học; câu 14)

Chung và riêng là hai mặt của một bàn tay.

Bàn tay của Thượng Đế, của Đấng Cao Đài nắm một đầu lưới.

Còn đầu kia do môn đệ của Ngài hiệp nhau nắm giử. (6).

Thiên Thượng và Thiên Hạ hiệp nhau để xây dựng một thế giới Đại Đồng trên nền tảng Bác Ái- Công Bằng.

Nay kính.

* * *

CHÚ THÍCH.

(6) Ngày Samedi 01 Janvier 1927 (28-11-Bính Dần). Thầy dạy:

....Cười.... Hiếu, con cũng ngã lòng nữa sao con. Con nhớ ngày trước Thầy cực nhọc với các con thì thế nào, mà ngày nay các con cực nhọc với Thầy lại than phiền.... Cười..... Các con một đầu, Thầy một đầu nắm chặt tay lưới vớt cả chúng sanh. Ngày vui các con chẳng phải nơi thế này, mà là ngày các con hội hiệp cùng Thầy nơi Bạch Ngọc Kinh, hiểu con há?...(Đạo Sử Q2).

Bà Nữ Đầu Sư Hương Hiếu là một trong 04 vị môn đệ đầu tiên của ĐĐTKPĐ (i). Lời dạy nầy làm chúng ta liên tưởng đến Kinh Thánh đoạn Ðức Chúa Giêsu thâu nhận bốn môn đệ đầu tiên.

Đức Chúa đang đi dọc theo bờ biển Galilê, thì thấy hai anh em nhà Simon, cũng gọi là Phêrô, và người anh là ông Anrê, đang quăng chài xuống biển, vì các ông làm nghề đánh cá.

Chúa bảo "Các anh hãy bỏ nghề đánh lưới bắt cá, tôi sẽ chỉ cho anh em nghề đánh lưới bắt người...lập tức hai ông bỏ chài lưới lại tại đó mà đi theo Chúa.

Ði một quảng nữa, Người thấy hai anh em khác con ông Dêbêđê, là ông Giacôbê và người em là ông Gioan. Hai ông này đang cùng với cha là ông Dêbêđê vá lưới ở trong thuyền. Người gọi các ông đi theo, lập tức các ông bỏ thuyền, bỏ cha lại mà theo Chúa.

* * *

CHÚ THÍCH TRONG CHÚ THÍCH:

(i)/- Ba vị kia là Đức Cao Thượng Phẩm, Đức Phạm Hộ Pháp và Đức Cao Thượng Sanh. Chúng tôi viết 04 vị là đệ tử đầu tiên của ĐĐTKPĐ chớ không viết 04 vị là đệ tử đầu tiên của Đức Cao Đài.

Người đệ tử đầu tiên của Đức Cao Đài là Ngài Ngô Văn Chiêu. Nhưng Ngài Ngô Văn Chiêu không có trong ĐĐTKPĐ. Bằng cớ là:

. TỜ KHAI ĐẠO (ĐĐTKPĐ) không có tên Ngài.

. LỄ KHAI ĐẠO (ĐĐTKPĐ) Ngài không đến dự.

. Ngài không hề nhập môn vào ĐĐTKPĐ.

. Tổ Đình của Ngài có tên rõ ràng:

CAO ĐÀI ĐẠI ĐẠO

CHIẾU MINH TAM THANH VÔ VI

THÁNH ĐỨC TỔ ĐÌNH

Trụ sở chính của Pháp môn đặt tại Thánh Đức Tổ Đình - Cần Thơ.

Ngài Ngô Văn Chiêu thọ giáo với Đức Cao Đài học Pháp môn có tên là: Cao Đài Chiếu Minh Tam Thanh Vô Vi.

Qua hơn 80 năm hoạt động, sáng ngày 26/4, Pháp môn Cao Đài Chiếu Minh Tam Thanh Vô Vi chính thức được Ban Tôn giáo Chính phủ trao Quyết định công nhận pháp nhân hoạt động với 8 cơ sở và khoảng 6.000 Đạo hữu (trụ sở chính tại Thánh Đức Tổ đình, phường Hưng Lợi, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ).

* * *

Ngày 20-2-1926. Thầy dạy các vị trong ĐĐTKPĐ:

Cái nhánh các con là nhánh chính mình Thầy làm chủ, sau các con sẽ hiểu. (TNHT Q 1, tr 08, dòng 01-02, bản in 1973).

* * *

Ngày 13 tháng 10 năm Giáp Ngọ (DL. 1954). Đức Hộ Pháp dạy:).

… Khi Đức Chí Tôn đến với chúng tôi, Đức Chí Tôn mở Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, chớ không phải mở Đạo Cao Đài, tới chừng Ngài biểu chúng tôi cầm một cây Cơ và một ngọn Bút đi các nơi thâu Môn đệ....

Đức Chí Tôn đến với Người và thâu Người làm Môn Đệ đầu tiên hết, là người được Đức Chí Tôn xưng là Cao Đài Tiên Ông Đại Bồ Tát Ma Ha Tát. Trong khi đó Đức Chí Tôn đến với chúng tôi mở Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ.

* * *

Qua 02 trích đoạn trên chúng ta hiểu rằng Đức Cao Đài là GỐC. Từ cái GỐC tạo ra Pháp Môn và ...Cái nhánh các con là nhánh chính mình Thầy làm chủ, sau các con sẽ hiểu. Chúng tôi sẽ làm rõ trong đề tài khác.

BỔ SUNG.

(Lần một). 09-07-2013.

Sau khi post số bài về địa cầu 67 qua thể pháp xong sáng ngày 15-5-Quí Tỵ (2013) chúng tôi nhận được lời dạy rằng phải kết hợp với trường hợp Hội Thánh qui định cách thức xây dựng Nghinh Phong Đài để làm sáng tỏ bài viết thêm lên.

Hội Thánh ĐĐTKPĐ qui định các Thánh Thất ở địa phương được xây đủ 03 phần: Hiệp Thiên Đài, Cửu Trùng Đài và Bát Quái Đài.

Nhưng nơi Thánh Thất thì cả ba phần trên đều có sự giới hạn chớ không thể đầy đủ như Tòa Thánh được. Cụ thể như sau:

1/- Phần Cửu Trùng Đài ở các Thánh Thất:

. Không được phép xây Nghinh Phong Đài.

. Phần nền không có bậc thang (Ngoại trừ Thánh Thất Trại Mát ở Đà Lạt phần nền Cửu Trùng Đài có cấp. Đó là do Đức Hộ Pháp cầm quyền Chí Tôn tại thế ban đặc ân riêng cho nơi đó là Phước Địa nên chính Ngài ký khóa 03 phần Hiệp Thiên Đài, Cửu Trùng Đài và Bát Quái Đài). Ngày nay đến Thánh Thất Trại Mát thấy nền liền nhau thì do nơi các vị hữu trách của Hội Thánh ĐĐTKPĐ (CĐTTTN) xây dựng sai với bản vẽ của Đức Hộ Pháp chớ không phải chúng tôi thêu dệt ra.

* * *

2/- Phần Bát Quái Đài ở các Thánh Thất cũng không được phép tạo lập Quả Càn Khôn. Tại sao như thế?

Bởi vì địa cầu 67 được phát xuất từ Tòa Thánh Tây Ninh mà lan rộng ra phần còn lại của thế giới (là địa cầu 68). Địa cầu 67 chỉ có một mô hình duy nhất, TẠI CÁI GỐC LÀ TRUNG ƯƠNG, không cho phép có phiên bản thứ hai. Do vậy các Thánh Thất không thể tạo lập Quả Càn Khôn nơi BQĐ để thờ được.

Như vậy thì những người hiểu rằng Quả Càn Khôn nơi Tòa Thánh tượng trưng cho Trời và Đất sẽ bị hụt chân nên họ sẽ phản bác. Chính sự phản bác của họ càng làm cho quan điểm: Quả Càn Khôn nơi Đền Thánh là biểu tượng cho địa cầu 67 thêm phần vững chắc và rõ ràng hơn.

* * *

3/- Nhân đây cũng nên nói thêm chút rằng phần Hiệp Thiên Đài ở các Thánh Thất cũng sẽ không có Phi Tưởng Đài là nơi Giáo Tông đến Hiệp Thiên Đài để thông công cùng Tam Thập Lục Thiên, Tam Thiên Thế Giái, Lục Thập Thất Địa Cầu và Thập Điện Diêm Cung, đặng cầu rỗi cho các con. Bởi vì từ phẩm Phối Sư trở lên phải hành đạo ở Tòa Thánh thì các Thánh Thất xây Phi Tưởng Đài là không phù hợp.

Như chúng tôi đã nhiều lần nói rõ rằng bài nầy chỉ tìm hiểu về thể pháp và chỉ là sự học hỏi của một nhóm người theo ĐĐTKPĐ. Đúng hướng hay sai lệch còn phải khi Hội Thánh ĐĐTKPĐ cầm quyền hành chánh trở lại mới rõ.

Còn phần bí pháp là vấn đề khác nữa. Kính.

______________________________________________________________________

VÔ CỰC & THÁI CỰC TRONG ĐỊA CẦU 67.

“Thái cực tạo vô cực, và vô cực tạo Thái cực”.

“Càn Khôn của địa cầu 67”

19-07-2013.

Chúng tôi xin trình bày phần nầy thành 02 phần: Nguyên lý tạo lập càn khôn thế giới và nguyên lý tạo lập địa cầu 67 hay Càn Khôn của địa cầu 67.

PHẦN MỘT.

NGUYÊN LÝ TẠO LẬP CÀN KHÔN THẾ GIỚI.

Đây là phần rất phức tạp chỉ có thể mặc khải hay lý hội để hiểu, cho nên chúng tôi cũng không thể chứng minh được. Do vậy xin trích lục Thánh Ngôn và Lời Thuyết Đạo của Đức Hộ Pháp để làm bằng.

1/- Thánh Ngôn Hiệp Tuyển.

1.1/- Ngày 13-6- Bính Dần 1926):

... khí hư vô sanh có một Thầy. còn mấy Đấng Thầy kể đó ai sanh? Ấy là Đạo các con nên biết.

Nếu không Thầy thì không có chi trong càn khôn thế giới mà nếu không có hư vô chi khí thì không có Thầy.

1.2/- Thầy dạy ngày: 15-9-Bính Dần (1926):

Khai Thiên-Địa vốn Thầy, sanh Tiên, Phật cũng Thầy; Thầy đã nói một chơn-thần mà biến Càn-Khôn Thế-Giái và cả nhơn-loại. Thầy là chư Phật, Chư-Phật là Thầy.

Các con là Chư-Phật, Chư-Phật là các con.

Có Thầy mới có các con, có các con rồi mới có các chư Thần, Thánh, Tiên, Phật.

Thầy khai Bát-Quái mà tác thành Càn-Khôn Thế-Giái nên mới gọi Pháp; Pháp có mới sanh ra Càn-Khôn vạn vật rồi mới có người, nên gọi là Tăng.

Thầy là Phật chủ cả Pháp và Tăng, lập thành các Đạo mà phục-hồi các con hiệp một cùng Thầy.

Thầy lập Phật-Giáo vừa khi khai Thiên, lập Địa, nên Phật-Giáo là trước, kế Tiên-Giáo, rồi mới tới Nho-Giáo. Nay là hạ ngươn hầu mãn, phải phục lại như buổi đầu, nên phải phản tiền vi hậu.

1.3/- Năm Mậu-Thìn (1928)

Thầy, các con

Bất sát-sanh

Thầy đã nói với các con rằng: Khi chưa có chi trong càn-khôn Thế-Giới thì khí Hư-Vô sanh ra có một Thầy và ngôi của Thầy là Thái-Cực.

Thầy phân Thái-Cực ra Lưỡng-Nghi, Lưỡng-Nghi phân ra Tứ-Tượng, Tứ-Tuợng biến Bát-Quái, Bát-quái biến-hóa vô cùng, mới lập ra Càn-Khôn Thế-Giới. Thầy lại phân tánh Thầy mà sanh ra vạn-vật là: vật-chất, thảo-mộc, côn-trùng, thú-cầm, gọi là chúng-sanh.

Các con đủ hiểu rằng:

Chi-chi hữu-sanh cũng do bởi chơn-linh Thầy mà ra, hể có sống, ắt có Thầy. Thầy là cha của sự-sống, vì vậy mà lòng háo-sanh của Thầy không cùng tận.

Cái sống của cả chúng-sanh, Thầy phân-phát khắp Càn-Khôn Thế-Giới, chẳng khác nào như một nhành hoa trong cội, nó phải đủ ngày giờ Thầy nhứt định mới trổ bông và sanh trái đặng trồng nữa, biến hóa ra thêm; nếu như ai bẻ hoa ấy nửa chừng thì là sát một kiếp sanh không cho biến-hóa. Mỗi mạng sống đều hữu căn hữu kiếp, dầu nguyên-sanh hay hóa-sanh cũng vậy, đến thế nầy lâu nau đều định trước, nếu ai giết mạng sống, đều chịu quả-báo không sai; biết đâu là cái kiếp sanh ấy chẳng phải là Tiên, Phật bị đọa luân-hồi mà ra đến đỗi ấy.

Cái mạng sống là Thầy, mà giết Thầy thì không phải dễ, các con gắng dạy nhơn-sanh điều ấy.

Thăng.

2/- Lời Thuyết Đạo của Đức Hộ Pháp.

Ngày 14. 02. Mậu Thìn (05-03-1928).

...Qui Tam Giáo là gì?...

Về Thiêng Liêng.

Trước không có chi trong càn khôn thế giới là vô vi. Thoạt nhiên, hai lằn không khí chẳng biết gốc nơi đâu, kêu là Hư Vô Chi Khí đụng nhau mới có chơn linh của Thầy và ngôi của Thầy là Thái Cực.

Trái lửa Thái Cực là cơ của hữu hình, vâng lịnh Thầy mà phân ra Lưỡng Nghi, Tứ Tượng, và biến Bát Quái, nhứt nhứt có trật tự : Ấy là cơ Nhơn đạo. Rồi sanh ra vàn vàn muôn muôn Địa cầu cùng khắp trong càn khôn thế giới và 72 trái Địa cầu có nhơn loại ở: Ấy là phép biến hóa của Tiên đạo.

Khi chia mình ra mà lập càn khôn thế giới rồi thì khối lửa Thái Cực của Thầy đã tiêu mất trở lại vô vi, tức là cơ mầu nhiệm của Phật đạo đó vậy.

Bát Quái biến hóa vô cùng mà lập ra các Địa cầu trong càn khôn thế giới và vạn vật mà chúng ta thấy đặng dưới mắt rõ ràng đây.

Ấy là một cuộc hữu hình, mà trọn cuộc hữu hình nầy dường như vâng mạng lịnh của một quyền hành Thầy rất lớn, không xâm phạm lẫn nhau mà phải hại. Cơ mầu nhiệm Nhơn đạo rõ ràng đó vậy.

Mỗi trái Địa cầu có nhơn loại, tức là có chơn linh ở, hằng ngày tô điểm sửa sang làm cho nó đặng đẹp. Hễ Địa cầu đẹp thì tinh thần của các chơn linh phải tấn hóa thêm cao đến ngày cực điểm văn minh. Ấy là cơ mầu nhiệm của Tiên đạo.

Chừng Địa cầu đặng toàn hảo, các chơn linh đặng cực điểm văn minh rồi, dầu hưởng đặng lâu hay mau thì rồi phải bị tiêu diệt. Ấy là cơ mầu nhiệm của Phật đạo.

Người lúc chưa vào thai bào thì là hư vô, khí Âm Dương tương hiệp biến thai ra nhơn hình, tới lúc sanh ra cho đến khi trưởng thành là cơ mầu nhiệm của Nhơn đạo.

Khi đã trưởng thành lại học tập tu luyện tinh thần cho trí hóa trở nên khôn ngoan, là cơ mầu nhiệm của Tiên đạo.

Khi già rồi chết, thi hài bị tiêu diệt là cơ mầu nhiệm của Phật đạo.

3/- Quan sát thể pháp tại Tòa Thánh Tây Ninh phần Bát Quái Đài và Hiệp Thiên Đài chúng ta sẽ hiểu thêm được phần nào nguyên lý tạo lập càn khôn thế giới.

Lôi Âm Cổ Đài (Lầu Trống) tượng cho tiếng nổ đầu tiên để tạo Ngôi Thái Cực.

Bạch Ngọc Chung Đài (Lầu Chuông) tượng cho tiếng ngân vang sau đó.

Phía dưới Giỏ Hoa Lam tầng thứ nhất có hoa văn 05 cánh thể hiện khi có khí Lưỡng nghi thì đã có ngũ hành ẩn chuyển trong đó.

Xuống đến tầng kế đó thì hoa văn quay ngang có hình bầu dục giống như giọt nước kéo dài ra trước khi phân hai. Hoa Văn nầy chỉ còn có 04 cánh (cõi tứ tượng).

Xuống tầng kế đó thì hoa văn không đứng một mình mà đứng thành từng cập nên mổi bên đều có 08 hoa văn. Tượng cho Bát Quái.

Tóm lại:

Từ hư vô chi khí tạo ra Ngôi Thái Cực (là Thầy, Đức Chí Tôn).

Thầy phân Thái-Cực ra Lưỡng-Nghi, Lưỡng-Nghi phân ra Tứ-Tượng, Tứ-Tuợng biến Bát-Quái, Bát-quái biến-hóa vô cùng, mới lập ra Càn-Khôn Thế-Giới. Thầy lại phân tánh Thầy mà sanh ra vạn-vật là: vật-chất, thảo-mộc, côn-trùng, thú-cầm, gọi là chúng-sanh.

(Càn khôn thế giới là tài nguyên và môi trường sống; có môi trường sống rồi mới có vạn vật “chúng sanh” sống trong đó)

Còn như hiểu về Phật, Pháp, Tăng thì Thầy cũng giải rõ:

Thầy khai Bát-Quái mà tác thành Càn-Khôn Thế-Giái nên mới gọi Pháp; Pháp có mới sanh ra Càn-Khôn vạn vật rồi mới có người, nên gọi là Tăng.

Phật: Thầy; Pháp: tác thành Càn Khôn Thế Giới; Tăng: càn khôn vạn vật sống trên đó (là từ vật chất cho đến nhơn phẩm).

* * *

PHẦN HAI.

VÔ CỰC VÀ THÁI CỰC CỦA ĐỊA CẦU 67.

19-07-2013.

Dịch lý có câu: Các các hữu Thái cực. Nghĩa là mổi vật đều có Thái cực của nó. Mà có Thái cực ắt phải do Vô cực sinh ra.

Đức Hộ Pháp giảng: ... Người lúc chưa vào thai bào thì là hư vô, khí Âm Dương tương hiệp biến thai ra nhơn hình, tới lúc sanh ra cho đến khi trưởng thành là cơ mầu nhiệm của Nhơn đạo.

* * *

Âm dương tương hiệp thiễn nghĩ có 02 phần hữu hình và vô hình.

Hữu hình là tinh trùng của Cha và cái noãn (trứng) của Mẹ gặp nhau để tạo nên tế bào đầu tiên (tế bào gốc). Ấy là Thái cực của mổi kiếp sinh. Tế bào đầu tiên ấy mới phân đôi thành 02, mổi tế bào tự phân đôi lên mãi để tạo hình hài cho thai nhi. Đến ngày tháng thì ra khỏi thai bào ấy là ra khỏi Trí Huệ Cung (ra khỏi Tịnh Thất) để nhập vào trần thế. Ấy là Thánh Lâm Phàm.

Vô hình chính là cái năng lực đã làm cho tế bào đầu tiên biến hóa không ngừng. Năng lực ấy là âm dương chi khí.

Cho nên mới có câu là con người thọ tinh cha huyết mẹ và hưởng âm dương chi khí để nên hình.

Các sự việc sau khi ra đời thì nó theo qui luật sinh lão bệnh tử... để đến khi bỏ xác ấy là Phàm Nhập Thánh.

Thường thì thai nhi ở trong bụng mẹ 9 tháng 10 ngày (280 ngày).

Người bỏ xác phàm qua chín tầng cửu là 81 ngày. Rồi 200 ngày sau đến Tiểu Tường. Cộng lại là 280 ngày.

Hai thời gian nầy tương đương nhau.

Đếm tới 300 ngày nữa thì làm lễ Đại Tường.

Đại Tường của Thánh Lâm Phàm khác với Đại Tường của Phàm Nhập Thánh. Xin xem bài Kinh Khai Cửu Đại Tường & Tiểu Tường cùng với 09 bài kinh Cửu, Kinh Tiểu Tường, Kinh Đại Tường để minh lý.

Thiễn nghĩ Thầy tạo lập địa cầu 67 cho môn sinh nơi địa cầu 68 thầy cũng theo nguyên lý tạo Vô Cực và Thái Cực.

1/- Thái Cực tạo vô cực:

Thái Cực đây là Đức Chí Tôn.

Vô cực đây là vô cực của địa cầu 67.

Nghĩa là Vô cực của thứ cấp chớ không phải vô cực đầu tiên tạo ra Ngôi Thái cực đầu tiên là tự hữu và hằng hữu.

Ngôn từ không đủ để diễn tả thực trạng của đạo học nhưng ngôn từ rất cần thiết để minh lý đạo học. Từ ngôn từ mới tạo ra văn tự, không có văn tự thì nhân loại hãy còn sống trong cảnh u ám tối tăm vì kiến thức và kinh nghiệm của đời trước, của người trước không truyền được cho người sau và người đang sống cũng không có phương tiện để thông tin đến bạn đồng sanh. Ấy là từ vô tự đến hữu tự.

Tiếng nói là Kinh Vô Tự; chữ viết là Kinh Hữu Tự. Về nguồn gốc thì Hữu sinh ư Vô. Khi hữu đã hiện sinh thì Hữu Vô tương sinh ấy là nói về lẽ trọng khinh.

Kinh Thiên Đạo và Thế Đạo có dạy cách lập thiên bàn tại tư gia để thờ Đức Chí Tôn. Bàn thờ có 12 lễ phẩm. Thiên Nhãn đánh số 01. Đèn Thái Cực đánh số 02.

Bàn Thờ Hộ Pháp duy thờ nơi Thánh Thất mà thôi. Bàn thờ Hộ Pháp có 11 lễ phẩm. Vị trí đèn Thái cực ở Thiên bàn thì bàn thờ Hộ Pháp để trống, không có đèn (vô cực). Nên Bàn thờ Hộ Pháp tượng cho Vô Cực. Vô cực đây là vô cực của địa cầu 67.

Bàn Thờ Hộ Pháp do Đức Chí Tôn dạy lập ra. Đó là Thái cực tạo ra Vô cực.

Đức Hộ Pháp thường giảng rằng Hộ Pháp và Diêu Trì Trì Cung có cùng một căn cội khí.

. Lễ Hội Yến Diêu Trì Cung lần đầu tiên trong ĐĐTKPĐ: 15-8 -Ất Sửu (dl. 01-09-1925) đánh dấu ngày tạo lập địa cầu 67 cũng là Vô Cực Từ Tôn đến với Hộ Pháp, Thượng Phẩm, Thượng Sanh và Bà Hương Hiếu tại tư gia Đức Cao Thượng Phẩm.

2/- Vô cực tạo ra Thái cực.

Vô cực đây là Bàn Thờ Hộ Pháp.

Thái cực đây là ngọn đèn bên trong Quả Càn Khôn.

Ngày 12-8-Bính Dần (1926). Thầy dạy Ngài Bính lo làm một trái Càn-Khôn; có đoạn: .... Đáng lẽ trái ấy phải bằng chai, đúc trong một ngọn đèn cho nó thường sáng; ấy là lời cầu nguyện rất qúy báu cho cả nhơn-loại Càn-Khôn Thế-Giái đó; nhưng mà làm chẳng kịp, thì tùy con tiện làm thế nào cho kịp đại-hội - Nghe à!

(TNHT Q1 trang 45 bản in 1973).

Xét về thể pháp ta thấy bây giờ (2013) chưa tạo được Quả Càn Khôn bằng thủy tinh như Thầy dạy nên đèn Thái Cực của địa cầu 67 còn ẩn khuất với tầm mắt nhơn sanh. Nhưng chúng tôi tin rằng khi môn đệ Đấng Cao Đài xúm xít nhau công cử nhân sự cầm giềng mối đạo (là công cử người thi hành trách nhiệm chớ không phải công cử vào hàng phẩm chức sắc) từ đó gầy dựng Hội Thánh do Thiên Hạ lập nên để trình dâng lên Đại Từ Phụ thì Quả Càn Khôn bằng Thủy Tinh sẽ được nên hình.

Nhơn sanh sẽ thấy đèn Thái cực của địa cầu 67 phô bày rạng rỡ và ngọn cờ cứu thế của ĐĐTKPĐ sẽ tung bay nơi biển trần khổ để độ rỗi chúng sanh.

Thầy CẦM CHÁNH GIÁO.

Hội Thánh do Thiên Thượng lập ra đã LẬP THÀNH CHÁNH GIÁO.

Hội Thánh của Thiên Hạ lập ra sẽ THỰC THI CHÁNH GIÁO.

Đó là 03 giai đoạn rất rõ ràng, rất minh bạch của ĐĐTKPĐ.

Thầy không giao chánh giáo cho tay phàm nên dù ở giai đoạn lập thành chánh giáo hay thực thi chánh giáo đều phải do sự điều khiển của Bát Quái Đài. Bát Quái Đài là hồn Đạo, Hiệp Thiên Đài là chơn thần của Đạo, Cửu Trùng Đài là xác của Đạo. Hồn đủ quyền điều khiển chơn thần và xác.

Đó là ý nghĩa của bài Thánh Ngôn ngày 12-2-1933 (29-2- Quí Dậu). Bà Bát Nương dạy:

Em an dạ, từ đây đã quan-kiến sự kết-cuộc của Chí-Tôn đã định trước. Em nhớ lại, khi Ngọc-Hư định cho Hiệp-Thiên-Đài cầm số-mạng nhơn-sanh, lập thành chánh-giáo, thì Đại-Từ-Phụ lại trở pháp, giao quyền ấy cho Cửu-Trùng-Đài. Cả Ngọc-Hư chư Thần, Thánh, Tiên, Phật đều ngạc-nhiên sự lạ. Đại-Từ-Phụ phổ-giáo rằng: Hay, hay không lẽ để phận hèn, ngày sau sẽ rõ thánh-ý Người quyết liệu.

(TNHT Q2 trang 86)

* * *

Minh họa cụ thể thì Đại Từ Phụ ví như ông chủ lên chương trình lập ra một nhà máy để sản xuất hàng hóa.

Ông chủ giao cho một êkip chịu trách nhiệm lập ra nhà máy và vận hành cho suông sẽ rồi thì bàn giao (là Hội Thánh do Thiên Thượng lập ra mà cụ thể là Hiệp Thiên Đài thủ vai chánh; Cửu Trùng Đài thủ vai phụ).

Ông chủ nhận công trình xong thì giao cho một êkip khác vận hành nhà máy để cung ứng sản phẩm ra xã hội (là Hội Thánh do Thiên Hạ lập ra mà cụ thể là Cửu Trùng Đài thủ vai chính; Hiệp Thiên Đài thủ vai phụ)./.

* * *

MỘT VÀI NGÔN LUẬN.

19-07-2013.

Trần Văn Chí trả lời.

Từ trang web caodaivn.com

Ngày 11-07-2013. Dongtam

thành viên trang web caodaivn.com viết:

Này quý huynh,

Theo Thánh giáo Cao Đài, trong vũ trụ có 72 địa cầu mà địa cầu chúng ta đang sống là địa cầu thứ 68.

Tựa đề của chủ đề này là: "Địa cầu67qua thể pháp"

Không biết, nội dung đã và sẽ trình bày nơi đây có ẩn ý gì?

TRẢ LỜI.

Cảm ơn hiền dongtam đã đọc bài và gởi câu hỏi.

Văn Chí xin trả lời như sau:

1/- Theo Thánh giáo Cao Đài, trong vũ trụ có 72 địa cầu mà địa cầu chúng ta đang sống là địa cầu thứ 68.

+ Phần nầy Văn Chí cũng trình bày y như vậy trong bài viết.

2/- Tựa đề của chủ đề này là: "Địa cầu67qua thể pháp"

Không biết, nội dung đã và sẽ trình bày nơi đây có ẩn ý gì ?

+ Thể pháp là cái nhìn thấy được bằng văn bút hay kiến trúc hay cách thức bố trí. Văn Chí thấy Thầy dạy về địa cầu 67 nhiều lần thì tập hợp lại rồi biên soạn thành bài viết gởi tới bạn đồng sanh xem điều mình suy nghĩ có đúng hay không. Qua đó cũng cố chổ yếu, sửa chổ sai, làm sáng tỏ thêm nếu có thể được để một ngày kia Hội Thánh ĐĐTKPĐ cầm quyền hành chánh tôn giáo thì sẽ dâng lên Hội Thánh xem xét.

ĐĐTKPĐ là một tôn giáo chủ trương xây dựng một thế giới đại đồng trên nền tảng Bác Ái – Công Bằng thì phần triết lý của Đại Từ Phụ dạy môn sinh phải đem ra thảo luận, trao đổi và cầu chứng với triết lý tinh thần của chánh giáo ấy là làm rõ ra trước nhân loại.

Tân Luật dạy môn sinh phải học kinh sách và pháp luật cho thông thạo, phải tìm hiểu giáo lý và pháp luật đạo... ấy là theo đường hướng nhân văn tín ngưỡng. Nên Văn Chí muốn rằng khi có người hỏi rằng Quả Càn Khôn đang thờ trong Đền Thánh là biểu tượng cho cái gì thì người đạo phải có câu trả lời rõ ràng.

Nhà nghiên cứu Trần Thu Dung viết trong quyển ĐẠO CAO ĐÀI & VICTOR HUGO cho rằng Quả Càn Khôn trong Đền Thánh là Quả Đất... đó cũng do nơi giáo lý chưa khai sáng nên để cho một nhà nghiên cứu hiểu như thế cũng có trách nhiệm người đạo trong đó.

Tóm lại Văn Chí đã viết rất rõ rằng đang cố gắng chứng minh Quả Càn Khôn đang thờ trong Đền Thánh là biểu tượng cho địa cầu 67. Còn có đúng hay không là do Hội Thánh ĐĐTKPĐ quyết định.

Cái vui hứng đến với người tìm hiểu học hỏi nó có ngay khi chúng ta bước đi trên đó nên Văn Chí cũng chẳng ngại gì những nghi vấn mà từ bỏ niềm vui chánh đáng của mình.

Đó là sự thật còn tin hay không là tùy mổi người.

Những người không tin có đầy đủ quyền để hỏi rằng Văn Chí có ẩn ý gì và tự tìm câu trả lời rồi post lên trang web Văn Chí cảm ơn trước.

Kính.

TẠM HẾT.

KÍNH DÂNG.

Quí đồng đạo gần xa.

08-9- QUÍ TỴ.

(12-10-2013).

Trần Văn Chí.

* * *

XIN VUI LÒNG GÓP Ý QUA

EMAIL: hoabinhchungsong220513@yahoo.com

THÀNH THẬT TRI ÂN.

Top of Page

HOME

Từ khóa » địa Cầu 68