Địa Chỉ Bán Các Loại Rắn Ngâm Rượu - Trung Tâm Dược Liệu Búpxanh

Các Loại Rắn Các Loại Rắn thường dùng làm thuốc:

  • Rắn hổ mang (Naja naja L. ), họ Rắn hổ (Elapidae).
  • Rắn cạp nong (Rắn mai gầm) (Bungarus fasciatus Schneider ), họ Rắn hổ (Elapidae).
  • Rắn cạp nia (Rắn mai gầm bạc) (Bungarus candidus L. ), họ Rắn hổ (Elapidae).
  • Rắn ráo (Ptyas mucosus), họ Rắn nước (Colubridae).
  • Các loài Rắn biển (đẻn đai xanh, đẻn đốm, đẻn khoang,…) thuộc chi Hydrophis, họ Rắn biển (Hyđrophiae).

Bộ phận dùng, công dụng, cách dùng, liều lượng:

  • Thịt rắn (bỏ nội tạng): chứa protein, acid amin. Thường dùng dưới dạng rượu thuốc gồm 1 bộ 3 con gọi là tam xà (1 hổ mang, 1 cạp nong, 1 rắn ráo), hoặc bộ 5 con gọi là ngũ xà (1 hổ mang, 1 cạp nong, 1 cạp nia, 2 rắn ráo). Cũng làm thành dạng viên chữa đau nhức khớp xương, tê bại, nhọt độc.
  • Nọc rắn: rất độc do có các enzym và protein độc. Thường dùng dưới dạng thuốc tiêm, thuốc mỡ chữa tê thấp, hạn chế phát triển khối u.
  • Mật rắn: chứa các loại acid mật. Chữa thấp khớp, đau lưng, sốt kinh giản ở trẻ em, ho, hen suyễn, sát khuẩn vết thương. Dùng dưới dạng siro, rượu thuốc.
  • Xác rắn (xà thoái): chữa động kinh, co giật ở trẻ em, đau cổ họng, ghẻ lở. Dùng 6-12g một ngày, dạng thuốc sắc hay sao vàng tán bột uống, ngâm cồn bôi ngoài.
  • bím rắn ngâm rượu

Mật Rắn (xà đởm): Không có vị đắng, phối hợp với nhiều vị thuốc khác để chữa ho, vết đau bầm tím, đau lưng nhức mỏi…

Xác Rắn (xà thoái): Tính bình không độc, vị ngọt mặn vào can kinh khu phong, tan mộng chữa chứng kinh phong của trẻ em, sát trùng đau cổ họng, ghẻ lở…

Nọc Rắn độc (nazatox): Lưu ý nọc rắn rất độc gây chết người vì vậy cần cẩn trọng.

Cách ngâm rượu rắn như sau:

Để ngâm rượu thường chia thành bộ 3 con hoặc bộ 5 con; bộ 3 gồm hổ mang, cạp nong, rắn ráo; bộ 5 gồm hổ mang, cạp nong, rắn ráo, hổ trâu, rắn ba chỉ.

Chế rượu rắn có nhiều cách: ngâm tươi hoặc ngâm khô, nhưng theo kinh nghiệm của cổ nhân thì ngâm tươi vẫn là tốt nhất. hướng dẫn cả 2 cách.

Cách ngâm rượu rắn 1: Ngâm khô:

Lột da mổ bỏ ruột, có người chặt bỏ đầu đuôi (hoặc để cả con cũng được), rửa bằng rượu gừng hoặc rượu quế rồi lấy giấy bản thấm sạch, chặt từng khúc sấy khô hoặc nướng cho vàng tán nhỏ ngâm với rượu 40o theo tỷ lệ 1 phần rắn 3 phần rượu, thời gian từ mười năm ngày trở lên là được. Uống hằng ngày sau ăn bữa tối 20ml, phụ nữ có thai không dùng.

Chế rượu rắn với các vị thuốc: Rắn 1 bộ, thiên niên kiện 100g, cẩu tích 100g, huyết giác 100g, ngũ gia bì 100g, hà thủ ô đỏ 100g, kê huyết đằng 180g, trần bì 30g, tiểu hồi 20g, quế chi 10g, rượu 40o vừa đủ 10 lít.vvv

Cách ngâm rượu 2: Ngâm tươi

Rắn còn sống cho vào bình đã đổ đầy cồn hoặc rượu trắng 40 độ, ngâm trong 24 giờ cho rắn chết và tiết hết chất độc. Tiếp đó, đổ bỏ rượu, lấy rắn ra chặt bỏ đầu đuôi, mổ bỏ ruột (trừ mật), để nguyên da rồi lại cho vào bình đã đổ ngập rượu trắng 40 độ, bịt kín miệng bình, để nơi thoáng mát, ngâm đủ ít nhất là một trăm ngày. Cũng có người cho rằng đem cả bình rượu chôn sâu xuống đất chừng 30 cm thì hay hơn. Khi ngâm đúng cách và đủ thời gian thì rượu thường có màu vàng hơi xanh và có mùi thơm.

Các loại rắn

Rượu rắn được bán tại búpxanh

Từ khóa » Giá Bán Rắn Cạp Nia