Địa Chỉ Chợ Bến Thành ở Quận Mấy? Khám ...

Chợ Bến Thành là ngôi chợ lâu đời nhất nằm ở quận 1, Sài Gòn. Đây không chỉ đơn thuần là nơi mua bán sầm uất của các tiểu thương mà còn là một biểu tượng nổi tiếng của thành phố và là nơi tham quan của nhiều bạn trẻ để checkin, ăn uống.

Trải qua hàng trăm năm lịch sử thăng trầm. Bến Thành market được xem như một biểu tượng đặc trưng của Sài Gòn. Mỗi người dân sinh sống tại thành phố Hồ Chí Minh. Hay bất kỳ một du khách nào đặt chân đến đây. Đều sẽ không thể trải nghiệm trọn vẹn hương vị Sài Thành nếu chưa thử đến thăm ngôi chợ cổ kính mà độc đáo này.

Hinh anh cho Ben Thanh - Bieu tuong cua thanh pho Ho Chi Minh

Hình ảnh cổng chợ Bến Thành – Biểu tượng thành phố Hồ Chí Minh

  1. Địa chỉ chợ Bến Thành ở đâu?
  2. Câu chuyện đằng sau tên gọi
  3. Lịch sử phát triển chợ Bến Thành Sài Gòn
    1. Chợ Bến Thành xưa
    2. Giai đoạn chợ mới
  4. Kiến trúc cổ và độc đáo
  5. Chợ Bến Thành về đêm
  6. Chợ Bến Thành có gì chơi?
  7. Ăn gì chợ Bến Thành?
  8. Kinh nghiệm tham quan chợ Bến Thành quận 1
    1. Cách di chuyển đến chợ
    2. Chợ Bến Thành có mấy cửa? Hướng vào ở đâu?
    3. Tham quan chợ vào khung giờ nào? Chợ bến thành mở cửa lúc mấy giờ?
    4. Tham quan chợ trong bao lâu?
    5. Khách sạn quận 1 gần chợ bến thành
    6. Kết hợp với địa điểm tham quan khác
  9. Lưu ý khi đi chợ Bến Thành thành phố Hồ Chí Minh

Địa chỉ chợ Bến Thành ở đâu?

Vị trí chợ Bến Thành nằm ngay trung tâm quận 1. Điểm giao nhau giữa 4 tuyến đường: Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Lê Thánh Tôn và công trường Quách Thị Trang thuộc phường Bến Nghé, thành phố Hồ Chí Minh.

Xung quanh chợ còn nhiều công trình văn hóa lịch sử khác nổi tiếng như Bưu điện thành phố, Dinh Độc Lập,… Và các tòa nhà chọc trời cũng như căn hộ chung cư cao cấp như tháp Bitexco, chung cư Vinhomes Golden River, chung cư The Marq,…

Xem thêm: Bảng giá cho thuê chung cư Vinhomes Golden River quận 1

Xem thêm: Bảng giá cho thuê chung cư The Marq quận 1

Vi tri cho Ban Thanh

Chợ bến thành nằm ở đâu? Vị trí cửa chính Nam chợ Bến Thành – Ben Thanh Market

Câu chuyện đằng sau tên gọi

Chợ Bến Thành đã không còn quá xa lạ đối với người dân Sài Gòn. Tuy nhiên, không phải ai, đặc biệt là các bạn trẻ, cũng biết rằng nơi đây đã trải qua hàng trăm năm lịch sử với nhiều thăng trầm, cháy, sập và di dời. 

Nguồn gốc của cái tên “chợ Bến Thành” là do ngày xưa khu chợ này nằm cạnh bên một bến sông. Nơi dành cho khách vãng lai và quân nhân vào thành. Do vậy được gọi là Bến Thành. Từ đó tên chợ cũng lấy theo tên của bến này.

Lịch sử phát triển chợ Bến Thành Sài Gòn

Bến Thành trải qua 2 giai đoạn lịch sử:

  • Chợ Bến Thành xưa

Bến Thành market đã xuất hiện trước thời kỳ đất nước ta bị Pháp xâm chiếm (Đông dương thuộc Pháp). Với mục đích giao thương, trao đổi các mặt hàng thiết yếu. Vị trí chợ nằm bên cạnh con sông Bến Nghé. Do vậy hàng ngày lượt người và ghe xuồng chở hàng hóa luôn tấp nập trên sông.

Tháng 2/1859, do Pháp chiếm đóng thành Gia Định. Quân ta đã tiến hành thiêu đốt cả thành phố. Dĩ nhiên khu chợ này cũng lụi tàn theo.

Đến năm 1860, người Pháp đóng quân trên đất Nam Kỳ và cho xây dựng lại chợ trên chính vị trí cũ.

Tháng 7/1870, một gian hàng trong chợ bị cháy. Do vật liệu dùng để xây dựng bao gồm gỗ và lá. Do đó, chợ được xây cất lại bằng gạch, sắt, ngói, tôn, đá để kiên cố hơn.

Năm 1887, lính Pháp lấp con kênh bên cạnh chợ với 2 bờ của nó. Tạo thành một đại lô mang tên Charner. Mà sau này là đại lộ Nguyễn Huệ.

Năm 1911, trải qua thời gian dài sử dụng. Nên ngôi chợ trở cũ kỹ, có nguy cơ sụp đổ cao bất kỳ lúc nào. Do vậy, chợ được đập phá bớt một phần và lên kế hoạch tìm kiếm vị trí mới để xây dựng lại chợ.

  • Giai đoạn chợ mới

Người Pháp cho lấy một cái ao sình mang tên Bồ Rệt. Sau đó cho xây dựng chợ trên khu đất mới này, được bao xung quanh bởi 4 con đường vuông vức.

Được khởi công xây dựng vào năm 1912. Và hoàn thành vào khoảng cuối quý I/ 1914 bởi nhà thầu thi công Brossard et Maupin (Pháp)

Đến năm 1985, chợ được cải tạo và sửa chữa tuy nhiên kiến trúc cũ vẫn được bảo toàn cho đến ngày nay.

Cho Ben Thanh ngay xua

Kiến trúc Chợ Bến Thành cũ

Kiến trúc cổ và độc đáo

Từ lúc là ngôi chợ cũ, chợ chỉ được xây cực kỳ thơ sơ với gạch, sườn gỗ, lợp mái bằng tranh, lá. Tuy nhiên, sau đợt cháy, chợ được bổ sung, nâng cấp vật liệu thành lợp bằng ngói và tôn. Vào thời điểm chợ được đổi địa điểm tọa lạc. Chợ được xây dựng lại bằng gạch, lợp mái gỗ. 

Cổng chính của chợ được xây như một tòa tháp. Có thiết kế một chiếc đồng hồ ngay vị trí chính diện. Ngoài ra, cổng còn được điêu khắc thành nhiều bức tranh đầy nghệ thuật thể hiện những đặc sản của khu vực phía Nam Việt Nam.

Chợ Bến Thành về đêm

Lúc thành phố lên đèn cũng là lúc các sạp hàng bên trong chợ dọn dẹp đóng cửa. Nhường chỗ cho các sạp hàng ở cửa Đông và Tây Bắc phía bên ngoài chợ tụ họp nhộn nhịp. Với đến gần 200 quầy hàng, xe đẩy trên khắp tuyến đường Phan Chu Trinh và Phan Bội Châu. Về các sản phẩm mỹ nghệ, lưu niệm, quần áo. Đặc biệt thơm nức kéo chân người đi đường là đủ loại bồ ăn thức uống được nấu trực tiếp như lẩu, đồ nướng, hải sản, bia,…Chợ đêm Bến Thành được xem là một trong những khu chợ đêm Sài Gòn hấp dẫn nhất, thu hút hàng trăm bạn trẻ đến vui chơi, ăn uống mỗi đêm.

Chợ Bến Thành có gì chơi?

Khi đến chợ, cái đập vào mắt đầu tiên chính là biểu tượng chợ Bến Thành quận 1 nổi bật nhất – hình ảnh một chiếc đồng hồ ở ngay phía trên cổng chính chợ Bến Thành. Tựa như đồng hộ Big Ben nổi tiếng thế giới tại London.

Bên trong khu chợ có quy mô lên đến 13.056m2. Trung bình mỗi ngày có khoảng 10.000 lượt khách tới tham quan và mua sắm tại gần 1.500 sạp hàng. Với 6.000 tiểu thương buôn bán sỉ và lẻ đủ thứ các mặt hàng, từ bình dân đến cao cấp, từ hàng sản xuất trong nước đến hàng ngoại nhập. Một số mặt hàng trọng yếu tại đây là quần áo, giày dép, túi xách, vải vóc, hàng thủ công mỹ nghệ, đá điêu khắc, đồ lưu niệm, thực phẩm tươi sống, thủy hải sản, hoa tươi, trái cây, bánh mứt và đặc biệt náo nhiệt là khu đồ ăn thức uống với toàn những món đặc sản mùi thơm ngon ngất và màu sắc hấp dẫn.

Ben trong cho la hang ngan gian hang chen chuc nhau

Hình ảnh chợ Bến Thành, bên trong là hàng trăm gian hàng chen chúc nhau

Một điểm khác biệt mà ắt hẳn chỉ những tiểu thương tại khu chợ này mới có. Đó là khả năng ngoại ngữ cực đỉnh. Nơi đây thường xuyên đón các du khách nước ngoài từ nhiều quốc gia. Do đó, những người chủ bán hàng cũng dần dà quen với việc chào hàng và trao đổi mua bán bằng nhiều thứ tiếng như tiếng Anh, tiếng Nhật, tiếng Thái Lan, tiếng Trung Quốc và tiếng Pháp,..

Đây quả thực không chỉ đơn thuần là một khu chợ mà còn là nơi truyền tải nhiều nét văn hóa của người Việt đến với quốc tế. Với quy mô khá rộng lớn và nhiều gian hàng khác nhau. Do vậy. bạn nên xem sơ qua các điểm đặc biệt trên sơ đồ dán ở các cửa ra vào trước khi vào chợ nhé.

Ăn gì chợ Bến Thành?

Đừng băn khoăn rằng ăn gì ở chợ Bến Thành quận 1? Bởi bên trong chợ có rất nhiều gian hàng với các món ăn cực kỳ phong phú. Từ ăn chính, ăn vặt, ăn tráng miệng đến nước giải khát. Từ đặc sản tại các vùng miền của Việt Nam, đến các nước lân cận như Thái Lan, Lào, Campuchia, Trung Quốc, lan ra xa hơn như Hàn Quốc, Nhật Bản và cả món ăn từ Châu Âu. Bạn có thể đảo mắt một vòng qua khu thiên đường ẩm thực từ Đông Nam Á, đến Châu Á sang phương Tây này để lựa chọn được những món ăn vừa mãn nhãn vừa ngon miệng. Dưới đây là một số gợi ý các món bạn nên thử khi đến khu chợ cổ kính này nhé!

Món chính: cơm tấm, cơm sườn, cháo lòng, bún mắm, bún bò huế, bún suông, bún thịt nướng, bún riêu chợ bến thành, gỏi cuốn, xôi bảy màu, phở Hà Nội, bánh bèo Huế, hủ tiếu Mỹ Tho, chả giò, bánh xèo, chả giò,…

Món bánh bèo phải thửu khi đến chợ Bến Thành

Chợ Bến Thành bán gì? Những Món bánh bèo chợ Bến Thành nhất định phải thử

Món ăn vặt chợ Bến Thành: bánh tráng trộn, các món ốc, nghêu, bánh bột lọc, thịt xiên, kem Thái Lan, cốm, chè, sương sa hạt lựu,…

Tráng miệng với trái cây và nước ngọt, trà sữa, …

Với số lượng món ăn đa dạng, tươi ngon hấp dẫn chắc chắn sẽ làm hài lòng cả những thực khách khó tính nhất.

Kinh nghiệm tham quan chợ Bến Thành quận 1

Cách di chuyển đến chợ

Di chuyển bằng xe buýt: Với các tuyến xe số 01, 02, 03, 04, 18, 19, 28, 36, 45, 52, 53, 56, 65, 93, 109, 152…

Di chuyển bằng xe máy, ô tô: Bạn chỉ cần tìm kiếm địa chỉ của chợ trên google map. Sau đó, tìm một chỗ đậu xe gần mất để vào chợ. Gợi ý một số địa điểm giữ xe sau đây:

  • Đối với xe máy:

Bãi giữ xe công viên 23/9: hoạt đông 7h – 22h tại đường Lê Lai

Bãi giữ xe đường Hàm Nghi: hoạt động từ 7h  – 21h

Bãi giữ xe tòa tháp Bitexco: hoạt động từ 7h – 22h tại số 02 Hải Triều

  • Đối với xe ô tô:

Bãi giữ xe đường Lê Lai hoạt động 7h – 22h

Bãi giữ xe đường Nam kỳ Khởi Nghĩa hoạt động cả ngày.

XEM THÊM: Dự án Metro Suối Tiên Bến Thành-Tiềm năng vượt trội cho các nhà đầu tư

Chợ Bến Thành có mấy cửa? Hướng vào ở đâu?

Như đã biết, chợ được bao quanh bởi 4 cung đường và không giáp với bất kỳ địa điểm nào khác. Do vậy, ở mỗi con đường sẽ thiết kế một cổng vào. Tổng cộng là 4 cửa với cửa chính nằm ở phía Nam của chợ.

  • Cửa phía Nam là cửa chính của chợ. Nằm đối diện với quảng trường Quách Thị Trang. Đặc điểm dễ nhận diện là chiếc đồng hồ 3 mặt cực lớn. Ở cổng này tập trung các mặt hàng thô như vải vói và thực phẩm khô.
  • Cửa phía Đông nằm ở mặt tiền đường Phan Bội Châu. Nơi tập trung chủ yếu của các mặt hàng mỹ phẩm và bánh, kẹo sặc sỡ sắc màu. Phù hợp cho các cô nàng có sở thích làm đẹp và đam mê đồ ngọt.
  • Cửa phía Tây thuộc tuyến đường Phan Chu Trinh. Nơi buôn bán các sản phẩm mang tính thẩm mỹ như giày dép, đồ lưu niệm và thủ công mỹ nghệ.
  • Cửa phía Bắc có mặt tiền đường Lê Thánh Tôn. Là thiên đường với các loại thực phẩm tươi như hoa và trái cây.

Ngoài 4 hướng vào này. Khách tham quan và mua sắm có thể vào từ 12 lối nhỏ khác từ 4 phía.

Hinh anh cua phia Tay khu cho co nhat Sai Thanh

Hinh anh cua phia Tay khu cho co nhat Sai Gon.

Tham quan chợ vào khung giờ nào? Chợ bến thành mở cửa lúc mấy giờ?

Chợ Bến Thành mở cửa cho các tiểu thương từ lúc 4h sáng và mở bán một số mặc hàng thực phẩm. Tuy nhiên khoảng thời gian chào đón khách tham quan là từ 7h sáng. Bởi lúc này khu chợ mới được lấp đầy bởi các gian hàng.

Chợ Bến Thành đóng cửa vào lúc 7h tối. Sau khung giờ này là thời điểm hàng loạt các gian hàng tụ hội buôn bán sôi động về đem ngay phía trước chợ.

Vì thế, nếu muốn tham quan bên trong chợ bạn nên đi trong khung giờ từ 7h30 – 18h các ngày. Còn nếu muốn hòa vào không khí nhộn nhịp tấp nập của những gian hàng rực rỡ sắc màu thì hãy chọn đi sau 19h nhé.

Cho Ben Thanh phuong Ben Nghe ve dem

Hinh anh Cho Ben Thanh phuong Ben Nghe ve dem

Tham quan chợ trong bao lâu?

Để khám phá hết khu chợ, ghé xem các gian hàng thời trang và thưởng thức những món ngon ở gian hàng ẩm thực. Bạn có thể sẽ mất từ 1 – 2 giờ đồng hồ. Vì vậy, hãy lựa chọn thời điểm bạn có dữ dả thời gian để chuyến tham quan được trọn vẹn nhất.

Khách sạn quận 1 gần chợ bến thành

Nếu bạn là khách du lịch, để việc tham quan, vui chơi tại quận 1 nói chung hay Bến Thành nói riêng. Bạn nên lựa chọn một số khách sạn được chúng tôi gợi ý dưới đây vì khoảng cách địa lý gần và đầy đủ tiện nghi.

  • Khách sạn Grand Silverland 0,26km
  • Khách sạn Na Nue 0,6km
  • Khách sạn Silverland Yen 0,39km
  • Khách sạn Caravelle Saigon 0,69km

Kết hợp với địa điểm tham quan khác

Bên cạnh tham quan chợ, một mẹo để giúp bạn tiết kiệm thời gian và chuyển đi chơi càng thêm hấp dẫn. Bạn nên ghé thăm một số địa điểm tham quan nổi tiếng khác gần đó như Bưu điện trung tâm thành phố, nhà hát lớn, bào tàng chứng tích chiến tranh, phố đi bộ Bùi Viện, Saigon Square, nhà thờ Đức Bà, tòa tháp Bitexco,  phố Tây balo Phạm Ngũ Lão, trung tâm mua sắm Diamond Plaza, Vincom,…

Lưu ý khi đi chợ Bến Thành thành phố Hồ Chí Minh

  • Sài Gòn nổi tiếng với sự tấp nập và nhịp sống nhanh. Lưu lượng giao thông lớn và tần suất dày đặc. Do vậy, khi di chuyển hãy chú ý an toàn, nên lựa chọn xe buýt hoặc taxi để vừa có thể ngăm snhifn cảnh vật xung quanh vừa không lo sợ khói bụi và đảm bảo sự an toàn.
  • Bên trong khu chợ luôn đông đúc, nhiều kẻ gian lợi dụng điều này để trộm cắp, móc túi. Hãy cẩn thận với túi xách, ví tiền và các đồ trang sức quý giá bên người bạn nhé.
  • Đặc thù tại chợ là rất nhiều khách nước ngoài, chủ yếu để tìm hiểu văn hóa và mua quà lưu niệm. Do vậy, người bán cũng thường bán với giá khá cao, nếu bạn có ý định mua hàng tại đây, hãy nhớ “trả giá” 1 xíu để không bị chặt chém.

Hi vọng với những thông tin được chúng tôi cung cấp trên đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về công trình văn hóa lâu đời của Việt Nam cũng như bỏ túi được cho mình những kiến thức, kinh nghiệm để chuyến du lịch, tham quan tại chợ Bến Thành Sài Gòn được trọn vẹn và ý nghĩa.

Từ khóa » Hình ảnh Chợ Bến Thành Xưa Và Nay