Địa Chỉ Cư Trú Là Gì? - Luật Hoàng Phi

Mục lục bài viết

Toggle
  • Địa chỉ cư trú là gì?
  • Quyền công dân nhận được khi có địa chỉ cư trú
  • Trách nhiệm của công dân về địa chỉ cư trú
  • Các trường hợp bị hạn chế quyền tự do cư trú
  • Địa chỉ thường trú ghi theo CMND hay sổ hộ khẩu?
  • So sánh thường trú – tạm trú – lưu trú

Trong cuộc sống ngày nay việc cá nhân thường xuyên thay đổi địa chỉ để sinh sống và làm việc hết sức phổ biến. Mỗi cá nhân không nhất thiết sinh ra ở đâu thì đều lớn lên và sinh sống tại đó. Địa chỉ cư trú là gì? là câu hỏi được nhiều khán giả quan tâm. Luật Hoàng Phi hiểu được thắc mắc của quý khán giả và xin đưa ra nội dung về vấn đề Địa chỉ cư trú là gì? dưới bài viết để Quý vị nắm được.

Địa chỉ cư trú là gì?

Mỗi người đều có quê quán riêng không ai giống ai. Nhưng có thể do nhiều nguyên nhân khách quan hoặc chủ quan thay đổi nơi sống của mình và có địa chỉ cư trú mới. Vậy Địa chỉ cư trú là gì?

Căn cứ theo điều 5 Nghị định 31/2014/NĐ-CP hướng dẫn Luật Cư trú thì

“ Điều 5. Nơi cư trú của công dân

1. Nơi cư trú của công dân là nơi thường trú hoặc nơi tạm trú. Mỗi công dân chỉ được đăng ký thường trú tại một chỗ ở hợp pháp và là nơi thường xuyên sinh sống.

2. Chỗ ở hợp pháp có thể thuộc quyền sở hữu, sử dụng của công dân hoặc được cơ quan, tổ chức, cá nhân cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ theo quy định của pháp luật. Đối với chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn hoặc ở nhờ của cá nhân, tổ chức tại thành phố trực thuộc trung ương phải bảo đảm điều kiện về diện tích bình quân theo quy định của Hội đồng nhân dân thành phố.

3. Trường hợp không xác định được nơi cư trú của công dân theo quy định tại Khoản 1 Điều này, thì nơi cư trú của công dân là nơi người đó đang sinh sống và có xác nhận của Công an xã, phường, thị trấn.”

Có thể thấy Luật quy định rõ về nơi cư trú của công dân nhưng lại chưa đưa ra định nghĩa chính xác về địa chỉ cư trú là gì. Khi đi làm việc, liên lạc hay tìm hiểu những thông tin cá nhân cần thiết thì địa chỉ cư trú được đặt ra. Có thể hiểu một cách đơn giản thì Địa chỉ cư trú là nơi bạn thường xuyên sinh sống, là nơi hiện đang ở. Nếu bạn chỉ sinh ra và lớn lên ở một địa điểm thì đó là quê quán của bạn. Còn nếu bạn sinh ra ở một nơi nhưng thường xuyên sinh sống và làm việc ở nơi khác thì nơi sinh sống và làm việc hiện tại sẽ là địa chỉ cư trú của bạn. Địa chỉ cư trú chi tiết từ thôn (số nhà), xã(phường), huyện (quận), tỉnh(thành phố) nơi bạn đang ở và làm việc. Địa chỉ cư trú thuộc quyền sở hữu, sử dụng được pháp luật công nhận, bảo vệ hoàn toàn hợp pháp cho bạn.

Quyền công dân nhận được khi có địa chỉ cư trú

Bên cạnh việc tìm hiểu Địa chỉ cư trú là gì? thì quyền lợi và trách nhiệm của công dân đối với nơi cư trú cũng được pháp luật quy định hết sức rõ ràng và cụ thể. Căn cứ theo Điều 9 Quyền của công dân về cư trú của  Nghị định 31/2014/NĐ-CP hướng dẫn Luật Cư trú thì công dân có quyền:

“1. Lựa chọn, quyết định nơi thường trú, tạm trú của mình phù hợp với quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

2. Được cấp, cấp lại, đổi sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, giấy tờ khác liên quan đến cư trú.

3. Được cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến việc thực hiện quyền cư trú.

4. Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện biện pháp bảo vệ quyền cư trú của mình.

5. Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện đối với hành vi vi phạm pháp luật về cư trú theo quy định của pháp luật”.

Có thể thấy pháp luật quy định rõ ràng công dân có quyền được lựa chọn, đăng ký, quyết định nơi mà mình muốn cư trú, tạm trú của cá nhân hay gia đình mình và nơi cư trú phải phù hợp với quy định của pháp luật. Công dân có quyền được tìm hiểu và cung cấp các thông tin, kiến thức liên quan đến quyền và nghĩa vụ khi đăng ký địa chỉ cư trú. Bên cạnh đó được yêu cầu các cơ quan, đơn vị Nhà nước có thẩm quyền bảo vệ tài sản, tính mạng tại địa chỉ cư trú đã được đăng ký. Ngoài ra, công dân hoàn toàn có quyền khiếu nại, tố cáo theo quy định pháp luật khi xảy ra những tình huống gây ảnh hưởng trực tiếp đến tài sản, tính mạng tại địa chỉ cư trú đang sinh sống.

Trách nhiệm của công dân về địa chỉ cư trú

Bên cạnh quyền lợi thì công dân cũng có trách nhiệm nhất định đối với địa chỉ đã đăng ký cư trú. Dù bạn đăng ký thường trú hay tạm trú cũng đều nên thực hiện những trách nhiệm theo quy định. Khi sinh sống tại địa chỉ cư trú thì công dân cần chấp hành đúng theo những nội quy được ban hành đúng theo pháp luật. Cung cấp những thông tin cá nhân chính xác, đầy đủ, theo những hướng dẫn của cơ quan khai báo có thẩm quyền. Công dân cần tuân thủ việc nộp đầy đủ lệ phí khi đăng ký cư trú theo sự hướng dẫn của các nhân viên cơ quan có thẩm quyền. Xuất trình đầy đủ giấy tờ tùy thân trong quá trình tham gia đăng ký cư trú theo yêu cầu. (Trường hợp bị mất một số giấy tờ tùy thân quan trọng cần phải có trách nhiệm làm đơn báo lên những cơ quan có thẩm quyền để giải quyết). Khai báo đến cơ quan có thẩm quyền khi đi cư trú

Các trường hợp bị hạn chế quyền tự do cư trú

Pháp luật cho phép công dân có quyền tự do cư trú. Tuy nhiên căn cứ theo  Điều 10 Nghị định 31/2014/NĐ-CP hướng dẫn Luật Cư trú thì các trường hợp bị hạn chế quyền tự do cư trú của công dân bao gồm:

“ 1. Người bị cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú.

2. Người bị Toà án áp dụng hình phạt cấm cư trú; người bị kết án phạt tù nhưng chưa có quyết định thi hành án, được hưởng án treo hoặc đang được hoãn, tạm đình chỉ thi hành án phạt tù; người đang bị quản chế.

3. Người bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục nhưng đang được hoãn chấp hành hoặc tạm đình chỉ thi hành”.

Như vậy, pháp luận hiện hành đang quy định 03 trường hợp bị hạn chế quyền tự do cư trú:

Thứ nhất: Những cá nhân đang bị sử dụng các biện pháp cưỡng chế, sử dụng quyền tố tụng hoặc bị cấm di chuyển khỏi nơi cư trú

Thứ hai: Cá nhân đã có kết án phạt tù nhưng chứ có quyết định thi hành án, đang trong thời gian hưởng án treo hoặc trong thời gian được xem xét tạm dừng, trì hoãn, chưa thi hành án và áp dụng các hình thức phạt tù; Người đang bị quản chế cấm di chuyển khỏi địa phương.

Thứ ba: Những cá nhân có tinh thần không ổn định, đang trong thời gian bị áp dụng các biện pháp để đưa vào trường giáo dưỡng để đào tạo, người đưa vào cơ sở chữa bệnh, giáo dục nhưng đang tạm đình chỉ hoặc hoãn chấp hành.

Địa chỉ thường trú ghi theo CMND hay sổ hộ khẩu?

Theo Điều 24 Luật Cư trú 2006: Sổ hộ khẩu được cấp cho hộ gia đình hoặc cá nhân đã đăng ký thường trú và có giá trị xác định nơi thường trú của công dân.

Như vậy, địa chỉ thường trú của công dân được xác định theo sổ hộ khẩu của công dân chứ không phải xác định theo CMND hay CCCD.

Lưu ý: Từ ngày 01/7/2021, Bộ Công an sẽ không còn cấp mới sổ hộ khẩu giấy. Vì vậy, thay vì xác định địa chỉ thường trú trú theo sổ này, người dân xác định địa chỉ thường trú theo Cơ sở dữ liệu cư trú quốc gia.

So sánh thường trú – tạm trú – lưu trú

Thường trú

Tạm trú

Lưu trú

Khái niệm

Là nơi công dân sinh sống thường xuyên, ổn định, không có thời hạn tại một chỗ ở nhất định và đã đăng ký thường trú.

Là nơi công dân sinh sống ngoài nơi đăng ký thường trú và đã đăng ký tạm trú.

Lưu trú là việc công dân ở lại trong một thời gian nhất định tại địa điểm thuộc xã, phường, thị trấn ngoài nơi cư trú của mình và không thuộc trường hợp phải đăng ký tạm trú.

Bản chất

Là nơi sinh sống thường xuyên, lâu dài tại nơi ở thuộc sở hữu của bản thân, gia đình hoặc nơi thuê, mượn.

Là nơi sinh sống thường xuyên nhưng có thời hạn nhất định và chủ yếu là nhà thuê, mượn.

Là nơi nghỉ lại tạm thời vì lý do công tác, du lịch, thăm hỏi… trong một thời gian ngắn.

Thời hạn cư trú

Không có thời hạn.

Có thời hạn.

Thời hạn ngắn, mang tính tạm thời.

Nơi đăng ký thời hạn cư trú

Công an quận, huyện, thị xã đối với thành phố trực thuộc Trung ương; Công an xã, thị trấn thuộc huyện, công an thị xã đối với thành phố thuộc tỉnh và được cấp sổ hộ khẩu.

Công an xã, phường, thị trấn và được cấp sổ tạm trú.

Công an xã, phường, thị trấn.

Điều kiện đăng ký

+ Đăng ký thường trú tại tỉnh: Có chỗ ở hợp pháp ở tỉnh nào thì được đăng ký thường trú tại tỉnh đó.

(Điều 19 Luật Cư trú 2006)

+ Đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc Trung ương: Thuộc một trong các trường hợp sau: Có chỗ ở hợp pháp; Được người có sổ hộ khẩu đồng ý cho nhập vào sổ hộ khẩu của mình; Được điều động, tuyển dụng vào cơ quan Nhà nước hoặc theo chế độ hợp đồng không xác định thời hạn và có chỗ ở hợp pháp; Trước đây đã đăng ký thường trú và từ nay trở đi sinh sống tại chỗ ở hợp pháp của mình.

(Điều 20 Luật Cư trú)

+ Sinh sống, làm việc, lao động, học tập tại một địa điểm thuộc xã, phường, thị trấn.

+ Không thuộc trường hợp được đăng ký thường trú tại địa phương đó.

(Khoản 2 điều 30 Luật Cư trú 2006)

+ Việc thông báo lưu trú được thực hiện trước 23 giờ, nếu người đến lưu trú sau 23 giờ thì thực hiện vào sáng ngày hôm sau.

+ Trường hợp ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng, con, cháu, anh, chị, em ruột đến lưu trú nhiều lần thì chỉ cần thông báo lưu trú một lần; Nghỉ lại tại một địa điểm nhất định điểm nhất định của xã, phường, thị trấn; Không thuộc trường hợp phải đăng ký tạm trú.

(Điều 31 Luật Cư trú 2006)

Kết quả đăng ký

Được cấp Sổ hộ khẩu hoặc nhập tên vào Sổ hộ khẩu.

Được cấp Sổ tạm trú hoặc nhập tên vào Sổ tạm trú.

Được ghi vào sổ tiếp nhận lưu trú.

Mức phạt nếu vi phạm

100.000 – 300.000 đồng (điểm a khoản 1 Điều 8 Nghị định 167/2013/NĐ-CP).

Từ khóa » địa Chỉ Cư Trú Là Thường Trú Hay Tạm Trú